Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Bắc Hàn - Đất nước kỳ dị nhất thế giới

Bắc Hàn - Đất nước kỳ dị nhất thế giới

Sue Lioyd-Robert

BBC News, Bắc Hàn

 
Lính Bắc Hàn diễu binh trên Quảng trường Kim Nhật Thành nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Công nhân

Bắc Hàn có quân đội vào hàng lớn nhất thế giới

Hãy tưởng tượng một đất nước mà khi tới đó điện thoại di động của quý vị bị tịch thu ở sân bay mà không có một lời giải thích hay xin lỗi, internet không hề tồn tại và người giám sát quý vị dõi theo từng động thái. Họ sẽ báo cho chính quyền nếu quý vị rời khách sạn một mình.

Đây là quốc gia chưa từng có chiến tranh trong nửa thế kỷ qua nhưng vẫn có một trong những lực lượng quân đội lớn nhất trên thế giới và nơi mà người dân phải thờ phụng vị chủ tịch đã qua đời cách đây 16 năm.

Đó không phải là một đất nước trong chương trình truyền hình hay trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell - đó là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong năm 2010.

Tôi đã tới Liên Xô thời Brezhnev và đã quay phim ở Miến Điện và Tây Tạng nhưng chưa có nơi nào tôi tới mà mọi thứ bị kiểm soát, theo dõi và mọi thứ được sắp đặt tới mức như vậy.

Những mô hình kiểu mẫu có mặt ở khắp nơi. Tôi đã tới thăm các trang trại kiểu mẫu, những làng kiểu mẫu, nhà máy kiểu mẫu, trường học kiểu mẫu, nơi mà chính những người giám sát cũng trông khá bẽ bàng khi tôi hỏi một học sinh kiểu mẫu trong lớp học tiếng Anh về người mà em ngưỡng mộ nhất trong các nhà lãnh đạo thế giới hiện đại và em trả lời: "Joseph Stalin và Mao Trạch Đông".

Với sự sùng bái cá nhân, những nhà độc tài và Thiếu niên Tiền phong đi diễu hành, Bắc Hàn hoàn toàn chìm trong Thế kỷ 20.

Một cụ bà ngơ ngẩn đẩy xe mua hàng dọc đường, một công nhân nhà máy mặc áo kiểu cổ tại công xưởng, và những người bán hàng rong bị đẩy nhanh khỏi ống kính camera vì sợ rằng họ sẽ làm hỏng hình ảnh gột rửa mà các quan chức muốn chúng tôi quay phim.

Người quay camera của tôi suýt khóc khi một đám trẻ em đang chơi bời rất tự nhiên bên vệ đường bị đẩy sang một bên.

"Chúng tôi muốn thấy những người dân bình thường," ngày nào chúng tôi cũng đề nghị với những người giám sát.

Nhưng sự bình thường và tự nhiên không có chỗ ở Bắc Hàn.

Chủ tịch bất tử

Qua những gì mà tôi được quay phim, Bắc Hàn đã chứng tỏ họ là nước kỳ dị nhất trên thế giới.

Chiều hôm đó chúng tôi được đưa tới nhà hát để xem vở ballet viết mừng thắng lợi của việc xây dựng đập nước phục vụ nhà máy thủy điện.

Sáng hôm sau chúng tôi được đưa tới vườn trẻ kiểu mẫu ở Bình Nhưỡng.

Mỗi khi tôi tới lớp học trong ngôi trường rộng rãi và nguy nga, các em nhỏ ùa ra nắm tay tôi và đưa tôi tới xem lại một buổi diễn được chuẩn bị cẩn thận.

Những bé gái cười ngoác miệng và nhảy rất đều trong khi các bé trai mặc đồ vét đỏ và vẽ mặt, hát những bài ngợi ca Lãnh tụ Vĩ đại của đất nước.

Mọi thứ bắt đầu khá đáng mến nhưng những khuôn mặt như đeo mặt nạ và những nụ cười cứng nhắc làm cho cả trẻ em cũng trông có vẻ dối trá.

Phụ nữ quét dọn các bậc thềm ở chân tượng Kim Nhật Thành

Ở Bắc Hàn có tới 500 tượng lãnh tụ Kim Nhật Thành

Nhiều em nhỏ cũng được điều tới để quét các bậc thềm dẫn tới tượng đồng cao gần 20 mét của Lãnh tụ Vĩ đại.

Ông Kim Nhật Thành qua đời cách đây 16 năm nhưng ông vẫn là chủ tịch của đất nước.

"Ông là người bất tử," hướng dẫn viên 24 tuổi giải thích. "Chúng tôi không tin rằng ông đã qua đời."

Khi tôi kéo câu chuyện về với thực tại và nói về thế giới hiện đại, cô tiết lộ cô chưa bao giờ từng nghe đến Nelson Mandela.

Sự thiếu liên hệ với thế giới hiện đại này thật nản lòng.

Bí mật quốc gia

Tôi đã gửi một "danh sách đề nghị" tới Bình Nhưỡng qua đại sứ quán Bắc Hàn ở London về những gì tôi muốn thấy và muốn làm khi tới nơi.

Tôi nghĩ có thể họ sẽ nghĩ là tôi lịch sự khi đề nghị quay phim đội tuyển bóng đá Bắc Hàn, đội đã lọt vào vòng chung kết World Cup lần đầu tiên kể từ năm 1966.

Người ta cho tôi cảm tưởng trước khi tôi rời London rằng đề nghị này cùng các đề nghị khác đã được chấp nhận.

Trong cuộc gặp đầu tiên với những người giám sát tôi ở Bình Nhưỡng, họ mới cho tôi biết sự thật. Không những tôi không được quay đội tuyển quốc gia mà, theo họ, trong suốt chín ngày tôi ở đó không có trận bóng đá nào diễn ra.

Đội tuyển bóng đá Bắc Hàn

Đây là lần thứ hai Bắc Hàn lọt vào vòng chung kết World Cup

Bóng đã rõ ràng là bí mật quốc gia.

Một buổi sáng tôi thấy một cặp ngồi ăn sáng, tay cũng đeo băng nhà báo. Họ trông hoàn toàn như những kẻ bại trận.

Hóa ra họ là phóng viên bóng đá Brazil. Chính họ cũng đã đề nghị được tới Bắc Hàn để xem bóng đá và đã bay từ Rio tới London và tới Bình Nhưỡng qua ngả Bắc Kinh.

"Đi xem bóng đá à," sáng nào chúng tôi cũng tàn nhẫn hỏi họ.

"Không, chúng tôi tới nhà trẻ," họ trả lời. "Không, chúng tôi đi xem ballet" là câu trả lời cho một hôm khác.

Nhưng bất chấp sự điên cuồng, ít nhất tôi cũng đạt được một điều gì đó qua chuyến đi được dàn dựng công phu tới Bắc Hàn - qua những gì mà tôi được quay phim, Bắc Hàn đã chứng tỏ họ là nước kỳ dị nhất trên thế giới.

Người ta chỉ còn biết khóc khi nghĩ tới chuyện các phóng viên bóng đá Brazil đi xem ballet.

Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/05/100530_north_korea_visitr.shtml

--> Read more..

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

"Hút thuốc lá thơm mồm bổ phổi diệt trùng lao?!"

31/5: NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG HÚT THUỐC LÁ

Изображение с сайта neumensch.de

Hình minh họa từ site: neumensch.de

Người không hút thuốc lá nói: "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe".

Người hút thuốc lá nói: "Hút thuốc lá thơm mồm bổ phổi diệt trùng lao".

Kichbu

Đọc thêm:

> Chính khách và thuốc lá

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2010/05/100528_leaders_smoke.shtml

> Phụ nữ hút thuốc lá

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/05/100528_tobacco_women.shtml

--> Read more..

Đông Nam Á: Cạnh tranh vũ khí hay chạy đua vũ trang?

Đông Nam Á: Cạnh tranh vũ khí hay chạy đua vũ trang?

Richard A. Bitzinger

>> Phần 1

Rõ ràng Đông Nam Á đang trải qua một giai đoạn nở rộ mạnh mẽ các đơn đặt hàng mua vũ khí thông thường tân tiến. Điều này có nghĩa là gì? Một trong các cách giải thích dễ dãi nhất cho rằng hiện tượng này là mầm mống của một cuộc chạy đua vũ trang (CĐVT). Một cách giải thích khác: đây đơn giản là một phần của một quá trình tái vũ trang bình thường. Cách giải thích thứ ba và đúng hơn, là khu vực này đang trong thời điểm "năng động vũ khí", tức là một cuộc cạnh tranh về vũ khí, chưa phải là CĐVT, song nhiều hơn việc hiện đại hóa quân đội thông thường.

Mầm mống của chạy đua vũ trang?

Sẽ là quá đơn giản khi kết luận rằng quá trình mua vũ khí hiện nay ở Đông Nam Á là một "cuộc chạy đua vũ trang". Khái niệm CĐVT có những nét nghĩa của riêng nó: đó là một phần của chu kỳ "hành động - hành động đáp trả" của việc mua vũ khí. Nước A mua một phần mềm quân sự đặc biệt, nước B cũng mua nó, và cứ thế. Bên cạnh đó, các cuộc CĐVT tạo cho những nước tham gia một cái cớ khéo léo để biện hộ hành động của mình. Đơn giản là họ chạy theo một cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát nào không làm tổn hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, nếu gọi tiến trình mua sắm vũ khí hiện nay ở Đông Nam Á là một cuộc CĐVT mà không định nghĩa thế nào là CĐVT thì sẽ là một sự lừa gạt. Trên thực tế, nếu mô tả đơn giản chu kỳ hành động - hành động đáp lại trong mua sắm vũ khí là CĐVT thì quá ngây thơ, chẳng khác nào nói hai hoặc nhiều nước đang CĐVT vì họ đều mua vũ khí. Rõ ràng, để quá trình mua sắm này tạo thành một cuộc CĐVT, cần có nhiều yếu tố khác.

Theo Colin Grey, một cuộc CĐVT cần có bốn đặc điểm: một là sự tồn tại của từ hai bên trở lên, ý thức về sự đối đầu nhau; hai là các bên chủ ý cấu trúc lực lượng quân đội với một sự "ý thức đầy đủ" về các hành động chính trị và quân sự của bên kia; ba là, cuộc cạnh tranh giữa họ phải liên quan đến cả số lượng và chất lượng mua sắm vũ trang; và cuối cùng là mỗi bên phải tăng cường hoặc nâng cấp kho vũ khí của mình với một tốc độ "nhanh chóng". Gray nhấn mạnh cả bốn yếu tố này phải được thể hiện đầy đủ mới có thể khẳng định một quan hệ nào đó là cuộc CĐVT.

Đông Nam Á đang trải qua một giai đoạn nở rộ mạnh mẽ các đơn đặt hàng mua vũ khí thông thường tân tiến.Ảnh minh họa: vietinfo
Grant Hammond còn chính xác hơn Gray. Đối với Hammond, một cuộc CĐVT xảy ra khi (1) có một quan hệ song phương (2) trong đó mỗi bên xác định rõ rằng bên kia là địch thủ, (3) giữa hai bên có sự thù hận công khai và ở mức cao, (4) việc hoạch định về chính trị/quân sự của mỗi bên trực tiếp dựa trên khả năng và ý định của bên kia, (5) dẫn đến việc "gia tăng một cách bất thường và liên tục" trong chi tiêu quốc phòng và mua sắm vũ khí, (6) nhằm tìm cách chế ngự đối thủ của mình bằng sự hăm dọa. Một cuộc CĐVT như vậy sẽ làm rối loạn nghiêm trọng hoặc gây hại cho sự cân bằng về quân sự song phương cũng như trong khu vực, dẫn tới sự bất ổn và mất an ninh trong khu vực. Xét theo góc độ này, việc mua sắm các loại vũ khí thông thường tối tân có thể có một tác động không thuận đối với môi trường an ninh khu vực, nơi căng thẳng vốn đã cao. Nếu nhìn việc mua sắm vũ khí hiện nay ở Đông Nam Á theo cách hiểu này, thì chắc chắn đây không phải là một cuộc CĐVT. Trong khi các quốc gia trong khu vực đương nhiên có những mối thù lịch sử hoặc nghi ngại lẫn nhau, chúng lại không được thể hiện ra trong một tuyên bố về "sự đối đầu công khai ở mức cao", mà chỉ là sự đối đầu như giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear. Nói cách khác, Đông Nam Á chưa bao giờ ổn định hơn hiện nay. Không hề có các cuộc xung đột lãnh thổ lớn, mà chỉ là các cuộc tranh chấp về các vùng chồng lấn EEZ và quần đảo Trường Sa.

Trên thực tế, cách giải thích hợp lý hơn, đó là các quốc gia Đông Nam Á đang tái vũ trang chống lại các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Hơn nữa, các nước này luôn tuyên bố quan hệ láng giềng thân thiện và mong muốn ứng xử quan hệ khu vực trên cơ sở không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Tuyên ngôn này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng cũng không có bằng chứng nào để khẳng định rằng các nước trong khu vực đang "công khai và trực tiếp" quyết định mua sắm vũ khí dựa trên hành động hay ý định nào đó của các nước láng giềng, và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy một nước Đông Nam Á nào đó đang có ý định tìm cách "chế ngự" nước khác thông qua "sự hăm dọa". Cuối cùng, quá trình mua sắm vũ khí hiện nay trong khu vực chỉ nên được mô tả là đang diễn ra "nhanh chóng" hoặc "rộng rãi": một số nước, như Malaysia, đã phải mất nhiều năm để kết thúc các thỏa thuận vũ khí, trong khi các nước khác, như Thái Lan và Indonesia, thường xuyên phải hoãn hoặc hủy các đơn đặt hàng vũ khí của mình vì eo hẹp tài chính hoặc tranh cãi hợp đồng.

Về số lượng cũng vậy, hầu hết các nước Đông Nam Á ít khi mua vũ khí để tích trữ. Ngoài Singapore, hầu hết các nước khác trong khu vực đang mua các vũ khí tân tiến hơn để thay thế cái đã lỗi thời; Thái Lan chẳng hạn, chỉ mua 12 chiến đấu cơ Gripen mới, Malaysia chỉ mua 18 chiếc Su-30MKM Flankers và Indonesia chỉ có 10 chiếc Sukhoi - hoàn toàn không phải là kiểu mua sắm ồ ạt. Hơn nữa, nhiều nước trong khu vực thậm chí không tham gia cái gọi là CĐVT này.

Brunei, Campuchia, Lào, Philippines và Đông Timor gần đây hầu như không mua một loại vũ khí mới nào. Các nước này chi tiêu cho quốc phòng rất hạn chế. Xét tổng thể, dù gần đây có sự gia tăng ngân sách quốc phòng của một số nước đơn lẻ, nhưng Đông Nam Á vẫn là khu vực chi rất ít cho lĩnh vực này. Năm 2008, ngân sách quốc phòng của toàn Đông Nam Á (600 triệu dân) còn ít hơn của riêng Hàn Quốc (49 triệu dân), với mức tương ứng là 18 tỷ USD và 24 tỷ.

Quá trình tái vũ trang thông thường?

Có thể lập luận rằng, khác với một cuộc CĐVT, các quốc gia Đông Nam Á đơn giản đang tham gia vào một quá trình bình thường và mang tính chu kỳ của việc thay mới thải cũ các trang thiết bị trong kho vũ khí của mình. Các hệ thống vũ khí lâu năm cần được thay thế khi chúng trở nên lỗi thời hoặc khi việc sử dụng chúng gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Hơn nữa, nếu việc tái vũ trang "mạnh" đến mức có vẻ như một cuộc CĐVT, thì đó chỉ là vì các nước này đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí mà họ đã phải hoãn lại từ nhiều năm qua.

Hơn nữa, khu vực này cũng là một trong những thị trường thực sự mở và cạnh tranh đối với các nhà buôn bán vũ khí (không giống như Trung Quốc hoặc Ấn Độ hầu như chỉ mua vũ khí của Nga, hay Nhật Bản và Hàn Quốc hầu như trở thành thị trường "ruột" của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ). Kết quả là các nhà cung cấp đã sẵn sàng bán mọi loại hệ thống vũ khí thông thường mà khu vực này cần, cộng với việc sẵn sàng chuyển giao công nghệ để thực hiện các hợp đồng bán vũ khí. Các hợp đồng "ngọt ngào" như vậy có thể tác động tới loại vũ khí mà quân đội các nước Đông Nam Á chọn mua, chứ không tùy thuộc vào các mối đe dọa hay đòi hỏi quân sự nào.

Sự năng động vũ khí?

Trở ngại lớn nhất đối với việc khái niệm hóa CĐVT là rất khó đưa ra định nghĩa chính xác: ít tình huống hội tụ đủ các tiêu chí để gọi là CĐVT. Tuy nhiên, gọi cuộc "đại hội mua sắm" vũ khí hiện nay ở Đông Nam Á là quá trình tái vũ trang thông thường cũng chưa làm hài lòng tất cả mọi người. Nó đã bỏ qua thực tế là các quốc gia này đang tham gia cái gì đó vượt xa hơn quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Thực vậy, trong thập kỷ vừa qua, họ đã mở rộng khả năng của quân đội nước mình hơn nhiều trước đây, bao gồm các cuộc tấn công chính xác từ xa, tấn công dưới biển và trên không tầm xa, và trên tất cả là các khả năng mới liên quan đến các mạng lưới điều hành, kiểm soát, thông tin, vi tính, tình báo, giám sát và trinh thám. Ít nhất, các loại vũ trang mới hứa hẹn nâng cấp và hiện đại hóa đáng kể phạm vi chiến tranh trong khu vực. Chắc chắn, các lực lượng vũ trang Đông Nam Á đang mua các loại vũ khí chính xác và gây sát thương cao hơn, nâng cao hiểu biết chiến trường và điều hành cũng như kiểm soát, và tăng cường sự mau lẹ cũng như khả năng tác chiến của quân đội. Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư (4G), những xe tăng chiến đấu hiện đại, hệ thống phóng rocket đa năng và vũ khí điều khiển từ xa (PGM), hay hệ thống tên lửa không đối không điều khiển từ xa... đã làm gia tăng đáng kể hỏa lực và hiệu quả chiến đấu. Việc mua mới các tàu ngầm (trang bị AIP) và các tàu chiến hiện đại, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu tiếp nhiên liệu trên không và máy bay vận tải... cũng đã mở rộng quy mô về lý thuyết của các hoạt động quân sự.

Như vậy, cuộc xung đột trong khu vực, nếu xảy ra, sẽ mang tính công nghệ cao hơn, nhanh hơn và với khoảng cách xa hơn, chính xác hơn và có thể mang tính hủy diệt hơn. Hơn nữa, một số lực lượng quân đội trong khu vực - nhất là Singapore và có thể Malaysia hay Indonesia -  đang mua các loại vũ vũ khí mà nếu được sử dụng đồng thời có thể làm thay đổi cơ bản khái niệm và cách thức tiến hành chiến Xem ra, các nước trong khu vực đang sở hữu ngày càng nhiều những cái đòi hỏi phải "biến đổi" lực lượng vũ trang của mình. Trong khi các lý thuyết về CĐVT có xu hướng thổi phồng bản chất vốn đã bất ổn của việc mua sắm vũ khí kiểu anh có tôi cũng có, thì lập luận cho rằng đây là cuộc hiện đại hóa vũ trang lại không nói được tác động của việc đưa các khả năng mới vào bầu không khí địa chính trị. Việc mua sắm vũ khí như vậy không hoàn toàn trung tính, và nó cũng có thể ảnh hưởng tới an ninh khu vực. Nó có vẻ gần hơn với cách hiểu của Buzan và Herring về "sự năng động vũ khí".

Dù không phải là một cuộc CĐVT, nhưng cuộc cạnh tranh vũ khí này vẫn có thể dẫn tới một môi trường an ninh không đảm bảo trong khu vực. Ảnh minh họa: Vietinfo
Theo hai tác giả này, năng động vũ khí là trường hợp việc mua sắm vũ khí của hai nước không phải nhằm vượt trội hơn đối thủ mà chủ yếu để "duy trì nguyên trạng". Như vậy, việc mua sắm vũ khí hiểu trong năng động vũ khí, dù giống với một cuộc CĐVT, nhưng thực tế là một quá trình "không hề thay đổi" mà duy trì sự cân bằng về quân sự trong khu vực. Để phân biệt hiện tượng này với một cuộc CĐVT, có thể gọi đây là một "cuộc cạnh tranh vũ khí".

Việc mua sắm vũ khí hiện nay của Đông Nam Á dường như phù hợp nhất với khái niệm một cuộc cạnh tranh vũ khí hay năng động vũ khí. Trong khi nhiều nước mua các vũ khí rất tinh vi, số vũ khí mua được lại không đủ lớn để ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự cân bằng quân sự trong khu vực (dù trường hợp Singapore có thể là ngoại lệ). Nhiều nước mua vũ khí chỉ để bảo vệ, như mua tàu để tuần tra vùng nước và đảm bảo quyền ở EEZ. Cuối cùng, phải ghi nhận rằng nhiều nước trong khu vực sở hữu ít vũ khí có thể có nguy cơ gây chiến tranh (ví dụ họ mua máy bay chiến đấu mới nhưng lại không trang bị cho nó vũ khí mới hoặc không trang bị các hệ thống điều hành/giám sát hiện đại).

Tuy nhiên, việc đưa các loại vũ khí mới vào quân đội và nâng cao khả năng của quân đội chưa từng thấy như hiện nay trong khu vực có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Dù không phải là một cuộc CĐVT, nhưng cuộc cạnh tranh vũ khí này vẫn có thể dẫn tới một môi trường an ninh không đảm bảo trong khu vực. Đặc biệt, việc mua sắm liên tục các loại vũ khí tân tiến có thể tạo ra một "thế tiến thoái lưỡng nan trong an ninh" truyền thống - tình huống trong đó các hành động mà một quốc gia làm có thể ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của chính họ. Trong trường hợp này, việc mua sắm vũ khí của một nước, dù không có ý định đe dọa láng giềng của mình, cũng có thể khiến các nước gần đó lo ngại và cảm thấy bất an. Hành động đáp lại của các nước láng giềng nhằm "lấy lại" an ninh bằng cách cũng mua vũ khí tân tiến, chỉ làm gia tăng căng thẳng khu vực.

Hơn nữa, dù việc mua vũ khí chỉ nhằm bảo vệ nhưng cũng có thể bị coi là một mối đe dọa bởi chúng có thể được sử dụng trong các chiến dịch khi có xung đột. Cuối cùng, ngay cả khi việc đua nhau mua vũ khí không dẫn tới xung đột, chúng cũng có thể làm gia tăng sự bất an và nghi ngại giữa các quốc gia, và rốt cục gây tác động xấu tới an ninh toàn khu vực.

Tuy nhiên, dù không nhất thiết dẫn tới CĐVT, cuộc cạnh tranh vũ khí mới này có thể vẫn rất đắt đỏ và thậm chí bất cẩn. Tất nhiên, việc mua sắm vũ khí như vậy cần được xem là sự chuyển hướng ngân sách nhà nước vốn eo hẹp ra khỏi các nhu cầu xã hội khẩn cấp hơn như giáo dục, y tế và phát triển kinh tế. Song, cũng có lý khi đặt câu hỏi liệu một số trong những nước này có "cần" đến những vũ khí ngày càng tinh vi hơn như vậy không, nhất là khi ngân sách quốc phòng của họ rất hạn chế và lại cần rất nhiều tiền mới thực hiện được việc này.

Cuối cùng, một vấn đề tất yếu là liệu các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài có bán các loại vũ khí nào đó - như tàu ngầm hiện đại hay tên lửa AMRAAM - cho các nước trong khu vực hay không khi việc bán các hệ thống vũ khí đó có thể được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực an ninh khu vực. Tất nhiên, các nhà cung cấp khó kiềm chế khi nghĩ đến sự phụ thuộc cao độ của các nước sản xuất vũ khí vào việc xuất khẩu vũ khí - nhất là với bán vũ khí cho châu Á- Thái Bình Dương. Hơn nữa, buôn bán vũ khí là ví dụ điển hình cho tình thế "tiến thoái lưỡng nan của người bị phụ thuộc": liệu Mỹ có quyết định không bán vũ khí cho Đông Nam Á hay không khi các nước khác như Pháp, Nga hay Trung Quốc sẵn lòng lấp vào chỗ trống này. Khách quan mà nói, hoàn toàn có thể lập luận rằng việc mua bán vũ khí như vậy giúp tăng cường an ninh và ổn định bằng cách củng cố liên minh quân sự và giúp đỡ lẫn nhau (như trường hợp phối hợp với các lực lượng của Mỹ trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình hay trong các chiến dịch chống hải tặc).

Kết luận

Nếu Đông Nam Á đang ở trong một sự năng động vũ khí, hiện tượng này có thể vẫn tác động xấu đến an ninh khu vực. Những khoản tiền khá lớn được chi cho mua sắm vũ khí, có thể vô hại trong tình hình quân sự hiện nay trong khu vực. Song việc huy động các vũ khí như vậy không phải không có nguy cơ gây lo ngại đối với an ninh khu vực, nhất là khi có sự kiện nào đó đẩy khu vực vào một cuộc xung đột. Mặt khác, cho rằng khu vực đang ở trong sự năng động vũ khí chứ không phải là một cuộc CĐVT đồng nghĩa với việc cho rằng tình hình không thể thay đổi và vấn đề phổ biến vũ khí trong khu vực là có thể giải quyết được. Nhưng ngược lại, một cuộc CĐVT có thể xuất hiện và trở thành một cái vòng luẩn quẩn không thể thoát ra, một sự năng động vũ khí không còn là cách duy trì nguyên trạng sự cân bằng quân sự, và như vậy nó có thể dễ dàng vượt quá giới hạn. Cái vòng luẩn quẩn này có thể bị phá vỡ hoặc giảm nhẹ, và chắc chắn chỉ các cường quốc trong khu vực mới có thể làm như vậy nếu họ muốn thế.

Quốc Thái (theo FP)

Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-05-25-dong-nam-a-dang-chay-dua-vu-trang-phan-ii-

--> Read more..

"Quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài

"Quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài"

Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào những quốc gia sa đà vào đào bới của cải dưới lòng đất hòng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Nó đã trở thành đề tài được giới học giả thảo luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ gần đây.

Tại sao Sudan và một số nước Tây Phi giàu dầu mỏ, kim cương mà các chỉ tiêu về mức sống, giáo dục, tuổi thọ… lại thuộc loại thấp nhất thế giới? Tại sao Arập Saudi xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới lại có đến 17% người dân thất học? Tại sao nội chiến triền miên luôn gieo lên đầu những người dân châu Phi khốn khó, trong khi chính họ mới là chủ nhân đích thực các kho báu ẩn giấu dưới lòng đất? Ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên chẳng những sẽ thất bại mà càng lún sâu vào tụt hậu.

Lời nguyền tài nguyên – bức tranh hiện hữu trên thế giới

Nhìn ra thế giới trong vài thập kỷ gần đây, có mấy nước nhờ đào bới tài nguyên thiên nhiên mà nhanh chóng bứt phá lên phía trước. Ngược lại, có khi chính vì thiếu than đá, dầu mỏ, quặng sắt..., mà một số nước Đông Á lại hoá rồng. J. Sachs, A. Garner và một số học giả khác qua phân tích ngót 100 nền kinh tế trên thế giới trong hai thập kỷ 1970 – 1980 đã chứng minh rằng những nước có tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên trong GDP cao thường có xu hướng tăng trưởng chậm, không đầu tư đúng mức cho giáo dục khiến có ít trẻ em được cắp sách đến trường.

Công trường khai thác mỏ than ở Quảng Ninh. Ảnh: VNN

Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học – công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường, sự tụt hậu về giáo dục – khoa học – công nghệ, cả nội chiến và bất ổn chính trị...

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, bản đồ quyền lực thế giới đã được vẽ lại. Một số nước cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại nắm được tri thức khai thác, chế biến chúng, có lực lượng khoa học – công nghệ hùng hậu trong nhiều lãnh vực. Trong khi đó, nhiều nước khác có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước.

Các nước phát triển cũng không khỏi lao đao nếu không chú ý đến mặt trái do những nguồn tài nguyên mới khám phá mang lại. Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease) phản ánh tình trạng khủng hoảng ở Hà Lan và Anh vào những năm 1970, khi những mỏ khí và dầu trữ lượng lớn được phát hiện ở Biển Bắc. Nguồn thu từ dầu khí đã làm lệch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị thực đồng nội tệ. Cuối những năm 1970, từ chỗ nhập khẩu dầu mỏ, cỗ xe kinh tế đồ sộ Anh quốc bỗng thừa dầu để xuất khẩu. Đồng bảng tăng giá trị thực, xuất khẩu hàng chế biến đình đốn, công nhân đình công đòi tăng lương, kinh tế rơi vào suy thoái.

 

Làm chủ bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên.

Song cũng có nhiều nước thành công nhờ phát triển theo con đường khác. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Chile, Malaysia... rất giàu tài nguyên, dẫn đầu thế giới về sản lượng than, đồng, chì, thiếc, vàng, đất hiếm... nhưng những nguồn lợi ấy chỉ góp phần nhỏ trong GDP vì họ tăng trưởng nhờ phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Ở Iran, tuy dầu mỏ đóng góp đến 38% GDP, nhưng họ biết sử dụng nguồn lợi ấy để ra sức phát triển khoa học – công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mũi nhọn, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trông chờ vào các kho báu còn ẩn giấu đâu đó dưới lòng đất. Brazil, nước đông dân thứ năm trên thế giới, mới đây đã phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống Lula da Silva đã lôi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác. Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và xoá đói giảm nghèo... Chúng ta không nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành công nghiệp hoá dầu hùng mạnh...”

Làm chủ KHCN - tiêu chí đích thực để tránh được lời nguyền tài nguyên

Làm chủ công nghệ hoá dầu, hay bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào khác cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến lời nguyền tài nguyên thường chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (căn bệnh Hà Lan), sự yếu kém về thể chế (dân chủ, minh bạch, phân bố lợi tức), quản lý nhà nước và luật pháp... Nhưng hầu như ít ai nhắc đến yếu tố làm chủ công nghệ.

Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố khoa học – công nghệ, chúng tôi đã xem xét mối tương quan giữa nguồn lợi thu được từ dầu mỏ với năng lực khoa học – công nghệ dựa trên số công trình khoa học công bố trên quốc tế từ 30 nước đang phát triển có sản lượng dầu thô cao hơn Việt Nam, 300.000 thùng/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nước “đối lập” nhau, những nước còn lại nằm xen vào giữa hai nhóm này. Ở một cực, điển hình là Kuwait, Arập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Angola, thu lợi từ dầu mỏ rất lớn, chiếm 65 – 80% GDP, nhưng sản sinh ra rất ít công trình khoa học tính trên GDP.

Phía bên kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina với nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 2 – 4% GDP nhưng số công trình tính trên GDP cao hơn gấp bội. Các nước này không ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên mà phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhờ làm chủ được KHCN. Trong số các nước xen vào giữa hai nhóm trên, đáng chú ý nhất là Iran, thu nhập từ dầu mỏ chiếm đến 38% GDP, nhưng nền khoa học – công nghệ của họ mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo vùng Vịnh thuộc cực thứ nhất.

Việt Nam liệu có tránh được?

Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.

Chả thế mà Nga, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil... luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu hết các loại khoáng sản. Nước ta đất chật người đông, cho dù thượng đế có ưu ái cũng không thể hoá phép để biến một nước có diện tích thứ 65 trên thế giới (dân số thứ 13) trở thành cường quốc về tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, bauxite Tây Nguyên và cát đen chứa titan dọc theo ven biển miền Trung được xem như một lợi thế tài nguyên lớn của đất nước. Song nhiều chuyên gia địa chất lâu năm lại tỏ ra dè dặt về những con số trữ lượng dường như được thổi phồng, thậm chí họ còn nhắc nhở thêm: cái mà thế giới cần, ta không có, còn cái ta có, thế giới lại không cần, hoặc họ có nhiều hơn.

Trên thực tế, hai mặt hàng khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là dầu và than đá, dầu mỏ đứng thứ 36 trên thế giới (hơn 300 ngàn thùng/ngày), than đá thứ 17 (41 triệu tấn). Xem ra, chúng ta không nằm ngoài quy luật thống kê vừa nói trên. Năm 2008, xuất khẩu khoáng sản của ta chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 80% là dầu thô, 10% than đá, và các khoáng sản khác chỉ chiếm 10%.

Khai thác than thổ phỉ. Ảnh VNN

Có tài nguyên dồi dào mới chỉ là tiền đề, xử lý chúng thế nào mới là chuyện quyết định. Liệu việc đào bới cát đen trong mấy chục năm qua đã sinh lợi cho ai, và nguồn lợi mà Chính phủ thu được có thấm thía gì nếu muốn khôi phục lại vùng ven biển miền Trung đã bị tàn phá hay không?

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 - 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025. Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau. Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hoá và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ 19.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học thất bại về làm chủ công nghệ. Sau hàng chục năm xây dựng công nghiệp ôtô, mức độ nội địa hoá chỉ quanh quẩn 4 - 5%. Với 100 đôla xuất được từ hàng may mặc ta phải nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu đến 80 đôla ngay từ các nước láng giềng. Năm nay Việt Nam mới bắt đầu có sản phẩm lọc dầu nội địa, chậm hơn Thái Lan và Malaysia đến vài chục năm. Song có nhà máy lọc dầu không đồng nghĩa với làm chủ công nghệ hoá dầu. Tình trạng chậm tiến độ do trục trặc kỹ thuật tại nhà máy Dung Quất gần đây cho thấy làm chủ công nghệ, ngay chỉ ở mức độ vận hành suôn sẻ những công nghệ nhập từ nước ngoài, vẫn còn lắm gian nan.

Tại sao người Việt Nam không bước lên được quỹ đạo mà người Hàn Quốc đã ung dung trên đó từ cách đây bốn thập kỷ?

Hàng trăm đề tài được nghiệm thu xuất sắc về chế biến quặng ilmenit để tạo ra bột TiO2, zircon... , vẫn nằm trong ngăn kéo. Trong khi đó, qua chuyến khảo sát gần đây tại Bình Thuận, nơi dự kiến có lượng ilmenit và zircon đến hơn 6 triệu tấn, chúng tôi được xác nhận rằng cách có lời nhất là bán ilmenit sơ chế thô (qua khâu tuyển trọng lực) cho Trung Quốc, rồi mua lại của họ các thành phẩm chế biến tiếp theo.

Cần phải nhận dạng cho đúng tại sao chúng ta thất bại, không làm chủ được công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng ta đi dúng quỹ đạo công nghiệp hoá - hiện đại hoá, để không sa lầy vào cái "bẫy thu nhập trung bình". Nhưng cho dù có những thất bại vừa qua, chúng ta không được phép hạ cái khẩu hiệu "khoa học - công nghệ là then chốt" xuống trong khi rất cần trưng nó lên để hoạch định một ngành công nghiệp hướng đến thương hiệu quốc gia dựa trên lợi thế tài nguyên thiên nhiên của mình.

***

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài. Cát đen không những chỉ chứa TiO2, monaxit, đất hiếm mà trong đó còn có zircon, từ đó làm ra hợp kim zircaloy cho vỏ thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân, còn có thorium, nguồn nhiên liệu tương lai có thể thay thế cho uranium đang cạn dần. Vậy tại sao phải ra sức đào bới các đụn cát xinh xắn mà thượng đế đã dày công vun đắp để chắn sóng, che gió, để từ nước mưa chắt lọc ra những mạch nước mội ngay sát bờ biển... rồi đem cát đen ấy bán vội cho nước ngoài? Như thế đâu phải là công nghiệp hoá - hiện đại hoá!

Có người phản biện: "Các nước ngày nay giàu có chính là nhờ vơ vét tài nguyên để công nghiệp hoá trong hàng trăm năm qua, có còn gì dành lại cho con cháu họ đâu?" Xin thưa, ít ra họ cũng còn truyền lại khối tri thức khoa học - công nghệ khổng lồ làm của hồi môn cho con cháu.

---

Tiêu đề do Tuần Việt Nam tự đặt

Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-05-28-quyet-khong-ban-re-tai-nguyen-cho-nuoc-ngoai-

--> Read more..

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

16 chữ vàng là thật hay giả

16 chữ vàng là thật hay giả

 

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Cũng từ xưa Việt Nam luôn muốn sống hoà bình hữu nghị với Trung Quốc, không hề xâm phạm lợi ích chính đáng của Trung Quốc, chỉ có yêu cầu là giữ vững độc lập chủ quyền của mình và sống yên ổn, từ khi đề ra 16 chữ, Việt Nam thực hiện rất nghiêm chỉnh, đôi khi còn nhân nhượng quá mức.

Còn phía Trung Quốc thì sao? 16 chữ do Trung Quốc chủ động nêu ra có nội dung thật không, trong tư tưởng có thật như thế không?

  • Nếu thật thì Trung Quốc hãy trả cao điểm 1.500m nằm trong huyện Vị Xuyên cho tỉnh Hà Giang.

  • Nếu thật thì hãy trả 1/2 thác Bản Giốc lại cho tỉnh Cao Bằng. Hãy trả biên giới Việt Nam về sát Hữu Nghị Quan (mà xưa gọi là Ải Nam quan, Nguyễn Trãi đã tiễn cha là Phi Khanh đến tận đấy).

  • Nếu hữu nghị thật thì hãy trả lại cho Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và một bãi đá ngầm chiếm năm 1988 sau khi đánh đắm tàu tiếp tế và giết hơn 70 binh sĩ Việt Nam.

  • Nếu hữu nghị thật thì hãy xóa bỏ cái “lưỡi bò” vẽ một cách vô lý và phi pháp bao trùm hầu hết biển đảo của Việt Nam và từ bỏ âm mưu chiếm Trường Sa của Việt Nam, hãy thôi bắt, bắn ngư dân Việt Nam và tước đoạt tài sản và ngư cụ của họ; hãy rút chiến hạm gọi là tàu “Ngư chính” khỏi vùng biển Đông xua đuổi ngư dân Việt Nam.

  • Nếu là thật thì hãy hủy mọi hợp đồng thuê rừng dài hạn của Việt Nam. Hãy rút khỏi vị trí chiến lược Tây Nguyên của Việt Nam, không tham gia khai thác bauxit nữa. Hãy dừng việc xây dựng đập ở thượng nguồn sông Mê Kông gây cạn mực nước, đẩy nhân dân Nam Bộ Việt Nam ở đoạn cuối cùng của dòng sông vào cảnh mất đường sinh sống.

  • Và nếu thật lòng hữu nghị thì hãy ra lệnh cho hàng ngàn tờ báo chính thống Trung Quốc lục địa thôi không được dùng giọng lưỡi hằn học điêu toa chửi bới người Việt Nam là tiểu nhân lang sói, động một tí là dọa dùng vũ lực ăn thua với Việt Nam.

Nếu không làm như trên thì “16 chữ vàng” mà nhà cầm quyền Trung Quốc vẽ ra chỉ là trò giả hiệu.

Nó chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, “để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng”, “xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được”. Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn “Hữu nghị một chiều”.

Hữu nghị đích thực là phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không xâm phạm lợi ích chân chính của nhau, đối xử với nhau bình đẳng, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác công bằng, hai bên cùng có lợi. Hữu nghị như thế thì ai cũng đồng tình, người viết bài này cũng không có lý do gì để phản đối./.

Nguyễn Trọng Vĩnh

Lão thành CM, 94 tuổi đời, 71 tuổi Đảng

S 23, ngõ Hoàng Tích Trí, P. Kim Liên
Từ  Bauxite Việt Nam

--> Read more..

Medvedev đã tìm thấy lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng

26.05.2010, 18:11:11

Дмитрий Медведев. Фото ©AFP

Дмитрий Медведев. Фото ©AFP

Medvedev đã tìm thấy lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng “ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa thực dụng kinh tế”

Медведев нашел выход из кризиса "за рамками экономического прагматизма"

Kichbu theo: http://lenta.ru/news/2010/05/26/nopragmatism/

Kichbu

Những vấn đề kinh tế của nước Nga cần phải giải quyết không những trên cơ sở của chủ nghĩa thực dụng, mà còn trên cơ sở sự xác lập có sự hỗ trợ của các mối quan hệ giữa văn hóa, đạo đức và phát triển kinh tế. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói về điều này, hãng РИА Новости đưa tin.

.

“Sau khi chúng ta đã chịu đựng tất cả những khó khăn và thách thức trong năm 2008 và 2009, thì mối liên quan qua lại lẫn nhau toàn cầu đã trở nên hoàn toàn rõ ràng giữa tất cả các hiện tượng này trong thế giới hiện đại và sự cần thiết của một cách tiếp cận rộng rãi đối với các vấn đề kinh tế được xây dựng không những chỉ trên cơ sở chủ nghĩa thực dụng kinh tế toàn cầu trần trụi”, - tổng thống nói.

.

Medvedev bổ sung thêm rằng sự tác động qua lại giữa văn hóa, đạo đức và sự phát triển xẫ hội đang được cảm nhận ngày càng trực quan hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Theo lời ông, trước năm 2008 chỉ có các nhà khoa học và những người nghiên cứu hệ đề tài này quan tâm mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa các lĩnh vực này. Bây giờ, tổng thống nhận xét, những vấn đề này trở nên cấp bách ngay cả đối với các chính khách.

.

Vào tháng tháng mười hai 2009,  Nhà thờ chính thống Nga đã đề xuất thành lập một cơ quan chuyên theo dõi các doanh nhân tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và đạo lý như thế nào. Như protoierei Bsevolov Chaplin tuyên bối lúc bấy giờ,  “hội đồng về đạo đức” cần đưa những đánh giá công khai cách hành xử các các doanh nhân.

.

Vào năm 2009 ngay cả tổng thống  Belorus Alexander Lukashenko cũng đã đề cập đến những vấn đề về sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau của đạo đức và  kinh tế. Ông cho rằng  “không phải những vấn đề tài chính, mà vấn đề đạo đức của người dân hiện nay” nằm ở cội nguồn của cuộc khủng hoảng kinh tế.-Kichbu-

---

Медведев нашел выход из кризиса "за рамками экономического прагматизма"

Экономические проблемы России необходимо решать не только на основе прагматизма, но и при помощи установления связей между культурой, нравственностью и экономическим развитием. Об этом заявил президент России Дмитрий Медведев, сообщает РИА Новости.

"После того, что мы все претерпели в 2008 и в 2009 году, становится совершенно очевидна глобальная взаимосвязь между всеми этими явлениями в современном мире и необходимость более широкого подхода к экономическим проблемам, не основанного только на голом экономическом прагматизме", - заявил президент.

Медведев добавил, что взаимодействие между культурой, нравственностью и экономическим развитием наиболее зримо ощущается во время кризиса. По его словам, до 2008 года на взаимосвязь между этими сферами обращали внимание только ученые и те, кто занимался данной проблематикой. Теперь, отмечает президент, вопросы стали актуальны и для политиков.

В декабре 2009 года Русская православная церковь предложила создать орган, который будет следить за тем, как предприниматели соблюдают нормы морали и нравственности. Как заявил тогда протоиерей Всеволод Чаплин, "совет по морали" должен давать публичные оценки поведения бизнесменов.

В 2009 году вопросы взаимозависимости экономики и нравственности затрагивал и президент Белоруссии Александр Лукашенко. Он заявлял, что в основе кризисной ситуации лежат "не финансы, а нравственность нынешнего населения".

Ссылки по теме
-
РПЦ предложила следить за нравственностью бизнесменов – Lenta.ru, 21.12.2009
-
В Белоруссии придумали кодекс нравственности экономики – Lenta.ru, 23.11.2009

--> Read more..

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Vienna - thành phố tốt nhất để sống và làm việc

26.05.2010, 22:23:00

Вена. Фото пользователя Vmenkov с сайта wikipedia.org

Vienna - Вена. Фото пользователя Vmenkov с сайта wikipedia.org

Thủ đô nước Áo đã giữ được danh hiệu thành phố tốt nhất để sống

Столица Австрии сохранила звание лучшего города для жизни

Kichbu theo: http://lenta.ru/news/2010/05/26/cities/

và

http://www.mercer.com/summary.htm?idContent=1173105

Kichbu

Danh sách các thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất được lập do Mercer căn cứ 39 yếu tố khác nhau, chia thành 10 hạng nhóm. Trước hết, đó là tình hình kinh tế và chính trị, mức độ kiểm duyệt các phương tiện truyền thông, mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh, chất lượng giáo dục và hệ thống chăm sóc sức khỏe được xem là những tiêu chí quyết định vị trí các thành phố trong bảng xếp này.-Kichbu-

PS: Kichbu rất lấy làm phật ý với các bác ở Mercer vì thủ đô Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội không có trong danh sách dưới đây.Rõ chán..:)

Quality of Living worldwide city rankings 2010 – Mercer survey

United Kingdom
London, 26 May 2010

Vienna retains the top spot as the city with the world’s best quality of living, according to the Mercer 2010 Quality of Living Survey. Zurich and Geneva follow in second and third position, respectively, while Vancouver and Auckland remain joint fourth in the rankings.

Mercer conducts the ranking to help governments and multi-national companies compensate employees fairly when placing them on international assignments. The rankings are based on a point-scoring index, which sees Vienna score 108.6 and Baghdad 14.7. Cities are ranked against New York as the base city, with an index score of 100.

Mercer’s Quality of Living index list was revised and now covers 221 cities compared to 215 last year, which means direct trend comparison will not be possible until 2011. The new selection includes prominent capital and other major cities from across the world currently available in Mercer’s database and better reflects where companies are sending their expatriate employees in the current business environment.

Slagin Parakatil, Senior Researcher at Mercer, commented: “As the world economy becomes more globalised, cities beyond the traditional financial centres are emerging as attractive places in which to expand or establish a business. Cities in many emerging markets, such as in the Middle East or Asia, have seen a significant influx of foreign companies and their expatriate employees in recent years.”

“To ensure their expatriates are compensated appropriately and an adequate hardship allowance is included in their benefits package, companies seek a clear picture of the quality of living in these cities. We have reviewed our index to reflect these developments and it now better represents the cities that most interest our clients,” Mr Parakatil said.

European cities continue to dominate amongst the top 25 cities in the index. In the UK, London ranks at 39, while Birmingham is at 55 and Glasgow at 57. In the US, the highest ranking entry is Honolulu at position 31, followed by San Francisco at position 32. Singapore (28) is the top-scoring Asian city followed by Tokyo at 40. Baghdad, ranking 221, remains at the bottom of the list.

“Quality of living standards remained relatively stable on a global level throughout 2009 and the first half of 2010, but in certain regions and countries the economic recession had a noticeable impact on the business climate,” according to Mr Parakatil.

“Despite the economic downturn and companies’ efforts to contain costs, quality of living and hardship premiums remain important means of compensating expatriates for differences in living conditions. However, companies are more inclined to review the measurement of such allowances to ensure they are cost-effective."

This year’s ranking also identifies the cities with the best eco-ranking based on water availability and drinkability, waste removal, quality of sewage systems, air pollution and traffic congestion. Calgary is at the top of this index (score 145.7), followed by Honolulu in second place (score 145.1) and Ottawa and Helsinki in joint third (score 139.9). Wellington in New Zealand (5), Minneapolis (6), Adelaide (7) and Copenhagen fill the next four slots, while Kobe, Oslo and Stockholm share ninth place. Port-au-Prince in Haiti ranks at the bottom of this table with a score of only 27.8 (see attached table).

Mr Parakatil commented: “A high-ranking eco-city optimises its use of renewable energy sources and generates the lowest possible quantity of pollution (air, water, noise, etc). A city’s eco-status or attitude toward sustainability can have significant impact on the quality of living of its inhabitants. As a consequence these are also pertinent issues for companies that send employees and their families on long-term assignments abroad, especially considering the vast majority of expatriates are relocated to urban areas.”

“A certain standard of sustainability is essential for city living and forms a very important part of its inhabitants’ quality of living. Though a high standard of living may be taken for granted in certain cities, a lack thereof is much more noticeable and can even lead to severe hardship,” said Mr Parakatil.

Americas

Canadian cities still dominate the top of the index for this region with Vancouver (4) retaining the top spot, followed by Ottawa (14), Toronto (16) and Montreal (21). Calgary ranks 28 on the overall quality of living ranking.

Honolulu (31) is the city in the US with the highest quality of living, followed by San Francisco (32) and Boston (37). Chicago and Washington share position 45 and New York - the base city - is in position 49. Newly added cities Philadelphia and Dallas are ranked 55 and 61, respectively.

In Central and South America, Point-à-Pitre, the largest city and economic area of Guadeloupe and new to the index this year, ranks the highest for quality of living at 62. San Juan in Puerto Rico follows at 72 and Buenos Aires at 78. Havana (192) and Port-au-Prince (213) are the lowest-ranking cities in the region.

Mr Parakatil commented: “Quality of living remained stable in North American cities. However, in South and Central America a general decline is witnessed mostly due to political instability, economic woes and energy shortages in certain countries. High levels of crime also remain a major problem in many of the region’s cities.”

Canadian and US cities are strongly represented at the top of the eco-city ranking, both for this region and globally. Calgary grabs the top spot globally with a score of 145.7, closely followed by Honolulu (score 145.1) in second. Ottawa is in third position with a score of 139.9 and Minneapolis follows in sixth place (score 137.8). Mr Parakatil commented: “Calgary’s top ranking is down to its excellent level of service on waste removal, sewage systems, and water drinkability and availability, coupled with relatively low air pollution.”

The highest-ranking Central and South American city is again Pointe-à-Pitre (49), followed by San Juan (69) and Montevideo (70).

Europe

Europe has 16 cities amongst the world’s top 25 cities for quality of living. Vienna retains the highest ranking both for the region and globally and is again followed by Zurich (2), Geneva (3) and Düsseldorf (6). The lowest-ranking Western European cities are Leipzig (64) and Athens (75). In the UK, London is the highest-ranking city at 39, followed by newcomer to the list Aberdeen (53), Birmingham (55), Glasgow (57) and Belfast (63).

Levels of quality of living continue to improve in Eastern Europe, with most index scores increasing slightly. Prague is the highest-ranking city at 70 and its index score increased from 93.9 to 94.8 in 2010. Budapest follows in position 73 and Ljubljana in 77.

In the eco-city index, Nordic cities fare particularly well with Helsinki (3) the highest-ranked in the region, followed by Copenhagen (8) and Oslo in joint ninth place with Stockholm. “Nordic cities do particularly well because the modern parts of most of them have been designed with potential environmental impacts in mind,” said Mr Parakatil. Aberdeen (19) is the highest-ranking UK eco-city, followed by Belfast (30), Glasgow (47), London (63) and Birmingham (64).

Middle East and Africa

Dubai (75) in the United Arab Emirates and Port Louis in Mauritius (82) are the region’s cities with the best quality of living. Abu Dhabi (83), Cape Town (86) and Tunis (94) follow and are, along with Victoria in the Seychelles (95), Johannesburg (96) and Muscat in Oman (100), the region’s only other cities in the top 100. Following the revision of the index a selection of cities from this region has been added, including Doha in Qatar (110), Rabat in Morocco (112), Banjul in Gambia (164) and Abuja in Nigeria (205).

Baghdad (221) remains at the bottom of the table, though its index score has increased slightly (from 14.4 to 14.7 in 2010). A lack of security and stability continue to have a negative impact on Baghdad’s quality of living and its score remains far behind that of Bangui (27.4) in the Central African Republic which is second to last.

In the eco-city index, most of the region’s cities rank below 100. The highest-ranking cities are Cape Town (30), Victoria (38), Muscat (48), Johannesburg (54) and Abu Dhabi and Dubai (in joint 65). Antananarivo in Madagascar (217) is at the bottom of the list with an eco-city score of 39.7, while Baghdad is at 214, scoring 40.5.

Mr Parakatil commented: “The lack of adequate modern infrastructure in some of the African cities combined with relatively high air pollution explains why many of them are ranked below 100.”

Asia Pacific

Auckland (4) retains its position as the highest-ranking city for quality of living in the region. Sydney follows at 10, Wellington at 12, Melbourne at 18 and Perth at 21. At 26, Canberra is new to the index. Singapore remains the highest-ranking Asian city at 28, followed by Japanese cities Tokyo (40), Kobe and Yokohama (both at 41), Osaka (51) and Nagoya (57). The region’s lowest-ranking cities are Dhaka in Bangladesh (206) and two cities new to the list – Bishkek in Kyrgyzstan (209) and Dushanbe in Tajikistan (210).

Mr Parakatil commented: “Quality of living declined in a few countries in Asia between the start of 2009 and 2010. Increasing threats of violence and terrorism, coupled with natural disasters such as earthquakes, typhoons and cyclones have had a negative impact on the quality of living in Asian cities. This may result in higher hardship allowances for expatriates sent to these countries.”

With a score of 138.9, Wellington (5) is the highest-ranking eco-city in the region followed by Adelaide (7), Kobe (9), Perth (12) and Auckland (13). Dhaka in Bangladesh (220) ranks lowest with a score of 30.9.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Notes for Editors

The worldwide rankings are produced annually from the most recent Worldwide Quality of Living Survey, conducted by Mercer. Individual reports are produced for each city surveyed. Comparative quality of living indexes between a base city and a host city are available, as are multiple-city comparisons. Further information is available from Mercer Client Services in Warsaw, on +48 22 434 5383. Alternatively, please visit Mercer Quality of Living Survey page.

The list of rankings is provided to journalists for reference, and should not be published in full. The top 10 and bottom 10 cities in either list may be reproduced in a table. Data was largely collected between September and November 2009 and is regularly updated to take account of changing circumstances. In particular, the assessments are revised in the case of significant political, economic and environmental developments.

Updated index
Mercer’s database of cities contains more than 420 cities. For 2010, the number of cites appearing in the yearly published rankings was increased from 215 to 221. This new roster provides a more well-rounded global perspective. In particular, better coverage is now offered for African, Middle Eastern and Central Asian cities. Many of the additions are gaining popularity as expatriate destinations.

Expatriates in difficult locations: Determining appropriate allowances and incentives
Companies need to be able to determine their compensation packages rationally, consistently and systematically. Providing incentives to reward and recognise the efforts that employees and their families make when taking on international assignments remains a typical practice, particularly for difficult locations. Two common incentives include a quality of living allowance and a mobility premium.

§                       Quality of living or “hardship” allowances compensate expatriates for decreases in the quality of living between their home and host locations.

§                       By contrast, a mobility premium simply compensates for the inconvenience of being uprooted and having to work in another country.


A quality of living allowance is typically location-related whilst a mobility premium is usually independent of the host location. Some multi-national companies combine these premiums but the vast majority of international companies provide them separately. The latter approach is deemed to be clearer and more transparent.

Mercer hardship allowance recommendations
Mercer evaluates local living conditions in all the 420 cities it surveys worldwide. Living conditions are analysed according to 39 factors, grouped in 10 categories:

1.                Political and social environment (political stability, crime, law enforcement, etc)

2.                Economic environment (currency exchange regulations, banking services, etc)

3.                Socio-cultural environment (censorship, limitations on personal freedom, etc)

4.                Health and sanitation (medical supplies and services, infectious diseases, sewage, waste disposal, air pollution, etc)

5.                Schools and education (standard and availability of international schools, etc)

6.                Public services and transportation (electricity, water, public transport, traffic congestion, etc)

7.                Recreation (restaurants, theatres, cinemas, sports and leisure, etc)

8.                Consumer goods (availability of food/daily consumption items, cars, etc)

9.                Housing (housing, household appliances, furniture, maintenance services, etc)

10.            Natural environment (climate, record of natural disasters)

The scores attributed to each factor allow for city-to-city comparisons to be made. The result is a quality of living index that compares the relative differences between any two locations. For the indices to be used in a practical manner, Mercer has created a grid that allows companies to link the resulting index to a quality of living allowance amount by recommending a percentage value in relation to the index.

Disclaimer

The information and data obtained through the Quality of Living Reports (the “Reports”) are for information purposes only and are intended for use by multi-national organizations and government agencies that transfer employees from one country to another. They are not designed or intended to use as the basis for foreign investment or tourism. In no event will Mercer be liable to for any decision made or action taken in reliance of the results obtained through the use of, or the information and/or data contained in or provided by, the Reports. While the Reports have been prepared based upon sources, information and systems believed to be reliable and accurate, they are provided on an “as-is” basis, and Mercer accepts no responsibility/liability for the validity/accuracy (or otherwise) of the resources/data used to compile the Reports. Mercer and its affiliates make no representations or warranties with respect to the Reports, and disclaim all express, implied and statutory warranties of any kind, including, but not limited to, representations and implied warranties of quality, accuracy, timeliness, completeness, merchantability, and fitness for a particular purpose.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

City rankings

Top 50 cities: Quality of living ranking

Base City: New York, US (=100)

Rank 2010

City

Country

Qol index 2010

1

VIENNA

AUSTRIA

108.6

2

ZURICH

SWITZERLAND

108

3

GENEVA

SWITZERLAND

107.9

4

VANCOUVER

CANADA

107.4

4

AUCKLAND

NEW ZEALAND

107.4

6

DUSSELDORF

GERMANY

107.2

7

FRANKFURT

GERMANY

107

7

MUNICH

GERMANY

107

9

BERN

SWITZERLAND

106.5

10

SYDNEY

AUSTRALIA

106.3

11

COPENHAGEN

DENMARK

106.2

12

WELLINGTON

NEW ZEALAND

105.9

13

AMSTERDAM

NETHERLANDS

105.7

14

OTTAWA

CANADA

105.5

15

BRUSSELS

BELGIUM

105.4

16

TORONTO

CANADA

105.3

17

BERLIN

GERMANY

105

18

MELBOURNE

AUSTRALIA

104.8

19

LUXEMBOURG

LUXEMBOURG

104.6

20

STOCKHOLM

SWEDEN

104.5

21

PERTH

AUSTRALIA

104.2

21

MONTREAL

CANADA

104.2

23

HAMBURG

GERMANY

104.1

24

NURNBURG

GERMANY

103.9

24

OSLO

NORWAY

103.9

26

CANBERRA

AUSTRALIA

103.6

26

DUBLIN

IRELAND

103.6

28

CALGARY

CANADA

103.5

28

SINGAPORE

SINGAPORE

103.5

30

STUTTGART

GERMANY

103.3

31

HONOLULU

UNITED STATES

103.1

32

ADELAIDE

AUSTRALIA

103

32

SAN FRANCISCO

UNITED STATES

103

34

PARIS

FRANCE

102.9

35

HELSINKI

FINLAND

102.6

36

BRISBANE

AUSTRALIA

102.4

37

BOSTON

UNITED STATES

102.2

38

LYON

FRANCE

101.9

39

LONDON

UNITED KINGDOM

101.6

40

TOKYO

JAPAN

101.4

41

MILAN

ITALY

100.8

41

KOBE

JAPAN

100.8

41

YOKOHAMA

JAPAN

100.8

44

BARCELONA

SPAIN

100.6

45

LISBON

PORTUGAL

100.3

45

CHICAGO

UNITED STATES

100.3

45

WASHINGTON

UNITED STATES

100.3

48

MADRID

SPAIN

100.2

49

NEW YORK CITY

UNITED STATES

100

50

SEATTLE

UNITED STATES

99.8

Top 50 cities: Eco-City ranking

Base City: New York, US (=100)

*Eco-City Ranking 2010 includes the following criteria: Water availability, water potability, waste removal, sewage, air pollution and traffic congestion.

Rank 2010

City

Country

Eco-city index* 2010

1

CALGARY

CANADA

145.7

2

HONOLULU

UNITED STATES

145.1

3

OTTAWA

CANADA

139.9

3

HELSINKI

FINLAND

139.9

5

WELLINGTON

NEW ZEALAND

138.9

6

MINNEAPOLIS

UNITED STATES

137.8

7

ADELAIDE

AUSTRALIA

137.5

8

COPENHAGEN

DENMARK

137.4

9

KOBE

JAPAN

135.6

9

OSLO

NORWAY

135.6

9

STOCKHOLM

SWEDEN

135.6

12

PERTH

AUSTRALIA

135.3

13

MONTREAL

CANADA

133.6

13

VANCOUVER

CANADA

133.6

13

NURNBERG

GERMANY

133.6

13

AUCKLAND

NEW ZEALAND

133.6

13

BERN

SWITZERLAND

133.6

13

PITTSBURGH

UNITED STATES

133.6

19

ZURICH

SWITZERLAND

133.5

19

ABERDEEN

UNITED KINGDOM

133.5

21

CANBERRA

AUSTRALIA

133.3

22

SINGAPORE

SINGAPORE

132.4

23

BRISBANE

AUSTRALIA

131.6

23

WASHINGTON

UNITED STATES

131.6

25

MELBOURNE

AUSTRALIA

131.5

25

GENEVA

SWITZERLAND

131.5

25

BOSTON

UNITED STATES

131.5

28

DUSSELDORF

GERMANY

130.7

28

MUNICH

GERMANY

130.7

30

CAPE TOWN

SOUTH AFRICA

129.4

30

BELFAST

UNITED KINGDOM

129.4

32

LYON

FRANCE

129.3

33

DUBLIN

IRELAND

128.9

34

HAMBURG

GERMANY

128.8

34

STUTTGART

GERMANY

128.8

34

PHILADELPHIA

UNITED STATES

128.8

37

YOKOHAMA

JAPAN

128.7

38

VICTORIA

SEYCHELLES

128.5

39

TORONTO

CANADA

127.1

39

AMSTERDAM

NETHERLANDS

127.1

41

BRUSSELS

BELGIUM

126.8

41

LEIPZIG

GERMANY

126.8

43

ST. LOUIS

UNITED STATES

126.6

44

VIENNA

AUSTRIA

126.2

44

LUXEMBOURG

LUXEMBOURG

126.2

46

SYDNEY

AUSTRALIA

125

47

GLASGOW

UNITED KINGDOM

124.7

48

MUSCAT

OMAN

124.2

49

POINT-A-PITRE

GUADELOUPE

123.8

50

NAGOYA

JAPAN

123.1

50

OSAKA

JAPAN

123.1

50

FRANKFURT

GERMANY

123.1

Mercer is a leading global provider of consulting, outsourcing and investment services. Mercer works with clients to solve their most complex benefit and human capital issues, designing and helping manage health, retirement and other benefits. It is a leader in benefit outsourcing. Mercer’s investment services include investment consulting and investment management. Mercer’s 18,000 employees are based in more than 40 countries. The company is a wholly owned subsidiary of Marsh & McLennan Companies, Inc., which lists its stock (ticker symbol: MMC) on the New York, Chicago and London stock exchanges. For more information, visit www.mercer.com

--> Read more..

Steps


Flag Counter