Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Lời chúc mừng Năm mới của Medvedev

31.12.2010, 17:48:40

Кадр с сайта YouTube

Hình trên YouTube -Кадр с сайта YouTube

Lời chúc mừng Năm mới của Medvedev trên mạng Internet

Новогоднее обращение Медведева появилось в интернете

Nguồn: lenta.ru

Kichbu post on thứ bảy 01.01.2011

.

Trên mạng internet xuất hiện bài chúc mừng của tổng thống Nga  Dmitry Medvedev. Đoạn băng kéo dài bảy phút rưỡi, ghi lại từ kênh truyền hình “Rossia 1”. Các bạn có thể nghe và xem tại đây  (bằng tiếng Nga-Kichbu) trên YouTube.

.

Hướng đến người Nga, người đứng đầu quốc gia bày tỏ tin tưởng rằng năm mới sẽ “ tốt đẹp và thành công đối với mọi người”. Ông đồng thời hứa xây dựng Nga hiện đại, “ mạnh mẽ, cởi mở, thân thiện”.

.

Ngoài ra, Medvedev nói rằng, Nga – đất nước trẻ. “Thế hệ đã sinh ra ở nước Nga mới đã trở thành những người lớn. Bây giờ thập niên thứ hai của thế kỷ này phụ thuộc vào họ sẽ như thế nào”, - tổng thống nhấn mạnh.-Kichbu-

---

Новогоднее обращение Медведева появилось в интернете

В интернете появилось новогоднее обращение президента России Дмитрия Медведева. Ролик продолжительностью семь с половиной минут, записанный с телеканала "Россия 1", доступен на сайте YouTube.

Обращаясь к россиянам, глава государства выразил надежду, что следующий год будет "хорошим и удачным для каждого". Он также пообещал строить современную Россию, "сильную, открытую, дружелюбную".

Кроме того, Медведев отметил, что Россия - молодая страна. "Дети, родившиеся в новой России, уже стали взрослыми. Теперь и от них зависит, каким будет второе десятилетие этого века", - подчеркнул президент.

Ссылки по теме
-
"Перзидент Роисси" опубликовал новогоднее обращение – Lenta.ru, 29.12.2010
-
Медведев поблагодарил россиян за умение держать удар – Lenta.ru, 31.12.2009

--> Read more..

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Chào các bạn ngày cuối năm. Kichbu chân thành chúc cả nhà ta đón Tết Dương lịch 2011 ấm cúng, vui vẻ và hạnh phúc!

--> Read more..

Apocalypse Tuyết

Apocalypse Tuyết

Снежный Апокалипсис

Nguồn: tikandelaki

Kichbu post thứ sáu 31.12.2010

Tại Moscow tuyết lại rơi, trên các bản tin thông báo rằng tuyết rơi dày đến 21cm! Trong khi thành phố đang phải khổ sở vì ẩm ướt của băng tuyết, thì những nơi khác đang vật lộn theo mức có thể với thảm họa thiên nhiên.

Thành phố New York nom thế này đây. Lớp tuyết không dày đến thế, những cũng tạo ra lắm vấn đề.





Và đây là Nhật Bản, đảo Honsyu. Điều đang diễn ra ở đó bây giờ, người ta gọi là Apocalypse Tuyết.



Xe cộ đi lại khó khăn trong những canon tuyết như thế này, các xe ô tô xếp thành những hàng dài chờ đợi.

 

Trong khi đó không thể không nhận thấy rằng những người Nhật đã thu dọn các đóng tuyết khong tồi như thế nào. Và còn đây Peterburg, từ dưới những đóng tuyết chỉ còn thấy đỉnh cao nhất của Alexander.

Kichbu Copy and Paste

--> Read more..

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Chỉ số dân chủ của các nước trên thế giới năm 2010

Chỉ số dân chủ của các nước trên thế giới năm 2010

Индекс демократии стран мира 2010 года



Photo drugoi

.
Nguồn: http://drugoi.livejournal.com/

Kichbu post on thứ năm 30.12.2010

.
The Economist Intelligence Unit – bộ phận phân tích của tạp chí The Economist Vương quốc Anh đã đưa ra “Chỉ số dân chủ của các nước trên thế giới năm 2010” (Democracy Index 2010).

.

“Chỉ số dân chủ của các nước trên thế giới” xác định mức độ dân chủ bên trong của quốc gia và được xây dựng trên phương pháp luận các đánh giá của chuyên gia và những kết quả của các cuộc thăm dò dư luận xã hội từ các nước tương ứng, mô tả trạng thái theo năm tiêu chí của  “tính dân chủ”: cách thức bầu cử và chủ nghĩa đa nguyên, hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, văn hóa chính trị, các quyền tự do công dân.

.

Khi xây dựng bảng xếp loại này các nhà nguyên cứu đã phân tích 167 quốc gia. Tất cả các nước được xếp vào một trong bốn kiểu chế độ chính quyền: dân chủ hoàn toàn, dân chủ không đầy đủ, chế độ lai tạp, chế độ độc quyền. Theo bảng xếp loại, chỉ có 12,3% dân số trên thế giới sống ở các nước dân chủ - và chỉ có 26 nước như vậy. Ở các nước với chế độ độc quyền có 36,5% dân số đang sống trên thế giới – chế độ độc quền thống trị tại 55 quốc gia.

Nhóm 20 nước đầu tiên gồm:

 

 

Điều kỳ lạ là trong năm nay Pháp, Italia, Hilapj và Slovenia chuyển từ các nước với “nền dân chủ hoàn toàn” sang nhóm “dân chủ không đầy đủ”.

Nga nằm ở cuối bảng các nước “dân chủ lai tạp”:

 



Kết thúc bảng xếp hạng là các nước:



Toàn văn “Chỉ số dân chủ của các nước trên thế giới năm 2010” xem theo link:
http://graphics.eiu.com/PDF/Democracy_Index_2010_web.pdf

Ảnh trên: Hoạt động ủng hộ phe đối lập bên ngoài đại sứ quán của Belorus tại Moscow. Trong bảng xếp hạng, Belorus đứng thứ 130 và thuộc vào nhóm các chế độ độc quyền.

 

--> Read more..

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Đợi anh về

Đợi anh về

Nguồn: chungta.com

Kichbu post thứ tư,22.12.2010

Đợi Anh Về là bài thơ rất hay của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp , đã được nhà thơ Tố Hữu dịch ra tiếngViệt (năm 1947) thông qua một bản dịch bằng tiếng Pháp . Bản dịch của Tố Hữu khá hay, và đã đi vào tâm hồn của biết bao người Việt Nam ...

Em ơi, đợi anh về
Đợi Anh hoài Em nhé,
Mưa cứ rơi dầm dề
Ngày cứ dài lê thê
Thì Em ơi cứ đợi.

Dù tuyết rơi gió nổi
Dù nắng cháy Em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi Anh hoài Em nhé.

Tin Anh dù vắng vẻ,
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì Em ơi, cứ đợi.

Em ơi, Em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong Anh trở lại


Dù bạn viếng hồn Anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn

Thì Em ơi mặc bạn
Đợi Anh hoài nghe Em
Tin rằng Anh sắp về.

Đợi Anh, Anh lại về
Trông chết cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ

Nào có biết bao giờ
Bởi vì Em ước vọng,
Bởi vì Em trông ngóng
Tan giặc, bước đường quê
Anh của Em lại về.

Vì sao Anh chẳng chết
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu Em ơi
Chỉ vì không ai người
Biết như Em chờ đợi.

Жди меня
В.С. , 1941

Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.

Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души...
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.

Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: - Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.

 

--> Read more..

Một phát hiện khi lãnh đạo xem bóng đá

Một phát hiện khi lãnh đạo xem bóng đá

 

Quả thực, tôi rất thích xem hình ảnh này trên tivi. Nhưng không phải là tôi thích ngắm nhìn lãnh đạo mà tôi muốn xem khi một lãnh đạo cấp cao xem bóng đá thì vị lãnh đạo đó thể hiện những gì. Cái thú này của tôi có lẽ xuất phát bởi tâm lý. Vì cá nhân tôi thấy hầu hết các lãnh đạo nước mình có thể yêu dân đấy, hy sinh vì dân đấy...nhưng trong cuộc sống thường nhật lại rất...xa cách dân.

Bởi thế mà có một lần những người khách ăn sáng trong một quán phở trố mắt nhìn một vị Bộ trưởng cũng đến ăn phở. Người ta cho đó là sự lạ. Một người khách trong quán phở sau đó bình luận: "Có lẽ ông Bộ trưởng này sắp nghỉ hưu nên mới ra phố ăn phở với dân". Trong khi đó, ở các nước Châu Âu như Na-uy thì nguyên thủ nước này vẫn nhiều lúc đạp xe đạp đi làm như một công chức bình thường.

Có lẽ vì người dân ít có dịp gặp gỡ, chứng kiến các lãnh đạo trong đời sống thường nhật ngoài giờ làm việc nên chuyện một vị lãnh đạo xuất hiện trên khán đài sân vận động Mỹ Đình làm tôi nhìn cứ như "dán mắt" vào ấy để xem vị lãnh đạo đó có xem bóng giống người bình thường không. Và qua nhiều lần quan sát một cách hào hứng, tôi phát hiện ra một điều như phát hiện ra một châu lục mới: vị lãnh đạo đó cũng xem bóng đá như mọi người hâm mộ khác trên sân.

Như mọi người hâm mộ khác là cũng hò hét, cũng căng thẳng, cũng nhảy lên khi đội tuyển nước nhà đá thủng lưới đối thủ và cũng kêu lên tiếc nuối hay thất vọng khi đội tuyển nước nhà bỏ lỡ một cơ hội. Và khi đội tuyển nước nhà thất bại trong trận đấu đó thì vị lãnh đạo kia cũng ra về với gương mặt chẳng vui chút nào. Điều đó thật sự tuyệt vời, thật sự ấn tượng, thật sự xúc động và thật sự gần gũi với người dân.

Sau khi phát hiện ra "châu lục mới" ấy, ngồi đâu tôi cũng nói với bạn bè về điều đó. Ai cũng ngớ ra và buột kêu lên: "Ừ, đúng thế". Tất cả đều có một trạng thái tình cảm giống tôi là thấy vị lãnh đạo kia vô cùng gần gũi và hòa nhập với mình đến thế hay nói theo một khía cạnh khác là vị lãnh đạo đó thấy khán giả (nhân dân) trên sân sao cũng có cùng cung bậc tình cảm với mình đến thế chứ lị. Đúng là "Tướng sỹ một lòng phụ tử/ Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào" và chẳng có gì khác biệt, chẳng có gì đối lập, chẳng có gì cá nhân... Tất cả hòa làm một.

Nhưng rồi đến một lần, một người bạn lên tiếng hỏi: Đố các ông biết vì sao trong lúc xem bóng đá vị lãnh đạo kia lại hòa đồng với dân (người xem) thành một khối bền vững đến như thế? Một câu hỏi không tệ phải không các bạn? Và tôi đã trả lời câu hỏi ấy như sau:

Một: Vì lúc đó vị lãnh đạo kia và người dân (khán giả) có cùng một tình yêu: yêu đội tuyển nước nhà.

Hai: Vì lúc đó vị lãnh đạo kia có cùng một khát vọng với người dân (khán giả): khát vọng chiến thắng.

Ba: Vì lúc đó vị lãnh đạo kia có cùng lợi ích với người dân (khán giả): niềm vui chiến thắng.

Bốn: Vì lúc đó vị lãnh đạo kia có cùng sự "mất mát" với người dân (khán giả): đội tuyển thua.

Chính vì bốn lý do cơ bản này mà trong những trận đấu của đội tuyển vì màu cờ sắc áo, những người lãnh đạo trên khán đài và hàng chục vạn người hâm mộ khác (nhân dân) đã hòa thành một khối không thể tách rời. Nỗi buồn của người này cũng là nỗi buồn của người khác. Niềm vui của người này cũng là niềm vui của người kia. Lợi ích của một người cũng là lợi ích của muôn người. Hình ảnh đó luôn luôn làm tôi xúc động.

Sân bóng lúc đó giống như đất nước thu nhỏ mà thôi. Và đất nước chúng ta đã có những năm tháng như vậy. Chính vì thế mà dân tộc chúng ta đã vượt qua được những mất mát vô cùng lớn lao và những thách thức  vô cùng khó khăn để làm nên những trang sử hào hùng.

Còn đất nước chúng ta bây giờ....làm tôi cứ mơ đất nước mình lúc nào cũng là một sân bóng và lúc nào cũng có những trận đấu vì màu cờ sắc áo như thế. Tôi chỉ nói vậy thôi vì chưa nói hết câu thì mọi người đã hiểu hết rồi. Nếu tôi nói thêm lại chẳng hóa là người lắm lời hay sao.

--> Read more..

22/12-Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao...?!

--> Read more..

Trung Quốc cấm báo chí truyền thông sử dụng tiếng Anh

Фото ©AFP

Photo ©AFP

Trung Quốc cấm báo chí truyền thông sử dụng tiếng Anh

Китайским СМИ запретили использовать английский

Nguồn: Lenta

Kichbu post on thứ tư, 22.12.2010

.

Các quan chức Trung Quốc cấm báo chí truyền thông, các nhà xuất bản và chủ nhân của các websites sử dụng các từ nước ngoài, và, đặc biệt, các từ tiếng Anh, BBC News đưa tin. Theo ý kiến của các quan chức Trung Quốc, việc sử dụng các từ nước ngoài gây ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của tiếng Trung Quốc.

.

Các quan chức Trung Quốc yêu cầu báo giới tránh sử dụng các từ nước ngoài viết tắt cũng như các từ tiếng Anh đã bị Hoa hóa ("Chinglish"). Nếu một từ nào đó buộc phải sử dụng bằng từ nước ngoài, thì bên cạnh đó phải có chú giải bằng tiếng Trung Quốc.

.

Ở Trung Quốc tồn tại nhiều quy tắc thành văn và bất thành văn về điều gì có thể và điều gì không thể công bố trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên chính các quan chức của Ban tuyên truyền trung ương nội bộ của Ủy ban trung ương đảng CS Trung Quốc ra những quyết định cuối cùng.

.

Đầu năm 2010 Liên đoàn các nhà báo quốc tế (IEJ) đã đưa ra báo cáo về Trung Quốc và nhận xét rằng từ mùa hè 2008 ở Trung Quốc đã áp dụng hàng trăm biện pháp hạn chế, trong đó báo chí điện từ bị kiểm duyệt chặt chẽ hơn các lại hình báo chí khác.-Kichbu-

---

Китайским СМИ запретили использовать английский

Власти Китая запретили СМИ, издательствам и владельцам сайтов использовать иностранные слова, и, в особенности, английские, сообщает BBC News. По мнению китайских чиновников, использование иностранных слов в языке негативно отражается на чистоте китайского языка.

Китайские чиновники рекомендовали прессе избегать как употребления иностранных аббревиатур и сокращений, так и китаизированного английского ("Chinglish"), который является смесью китайского и английского. Если слово все же должно быть написано на иностранном языке, то рядом должно быть указано пояснение на китайском.

В Китае существует множество писаных и неписаных правил о том, что можно, а что нельзя публиковать в СМИ, однако окончательные решения принимают функционеры закрытого Центрального отдела пропаганды ЦК КПК.

В начале 2010 года Международная федерация журналистов (IFJ) выпустила доклад по Китаю, отметив, что с лета 2008 года в Китае были введены сотни ограничений, причем сильнее других цензуре подвергались интернет-СМИ и желтая пресса.

Ссылки по теме
-
China bans English words in media - BBC News, 21.12.2010
-
Власти Китая усилили цензуру СМИ – Lenta.ru, 31.01.2010

--> Read more..

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Thảm họa môi trường khủng khiếp năm 2010

Thảm họa môi trường khủng khiếp năm 2010

Nguồn: tamnhin.net

Kichbu post on thứ ba 21.12.2010

 

Tạp chí National Geographic (Mỹ) nhận định trong năm 2010, thế giới đã trải qua những biến đổi lớn về thủy văn, từ lũ lụt ở Pakistan cho tới hạn hán ở Trung Quốc và cả hố sụt khổng lồ xuất hiện tại Guatemala khi cơn bão nhiệt đới Agatha đi qua.

Dưới đây là top 10 sự kiện môi trường đáng chú ý mà tạp chí này bình chọn:
 
1. Hố tử thần ở Guatemala



Hố sụt khủng lồ ở Guatemala City

Một hố sụt khổng lồ có bề rộng khoảng 18m, sâu 100m xuất hiện vào cuối tháng 5-2010 tại thủ đô Guatemala City, Cộng hòa Guatemala, Trung Mỹ sau khi cơn bão nhiệt đới Agatha quét qua nước này. Hố sụt đã nuốt chửng một tòa nhà 3 tầng.

Các nhà khoa học cho biết do hệ thống cống ngầm ở Guatemala xuống cấp, đất ở khu vực này bị khô cứng do hạn hán kéo dài, đột nhiên xảy ra mưa như trút nước khi bão Agatha kéo đến làm khoang cống ngập nước, đất bị bão hoà nước (thay vì không khí) làm đất lở, xảy ra hố sụt trên.

 2. Lũ lụt ở Pakistan



Bức ảnh về trận lụt tại Pakistan đã gây sốc toàn thế giới

Đây được xem là trận lụt tồi tệ nhất xảy ra tại Pakistan trong thập kỷ qua làm ít nhất 1.500 người chết, hàng chục triệu người mất nhà cửa và hàng triệu ha đất nông nghiệp bị phát hủy.

Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, nếu tính toán của chính phủ Pakistan là chính xác, qui mô của đợt lũ lần này có thể tồi tệ hơn cả ba thiên tai lớn gần đây cộng lại: trận động đất hồi tháng 1 ở Haiti, sóng thần năm 2004 và động đất năm 2005 ở Pakistan.

3. Hạn hán ở các nhánh sông Amazon



Mực nước sông Negro xuống thấp kỷ lục do hạn hán

Do ảnh hưởng nặng bởi hạn hán kéo dài nhiều tháng, mực nước sông Negro - một nhánh sông lớn đổ vào sông Amazon tại thành phố Manaus, Brazil đã xuống thấp kỷ lục, còn khoảng 14m, mức thấp nhất kể từ năm 1902 đến nay.

Hậu quả - theo hãng tin Reuters (Anh) là có khoảng 60.000 người sống phụ thuộc vào sông Amazon rơi vào tình trạng thiếu lương thực (do lòng sông các chi lưu khô cạn nên không thể vận chuyển hàng hóa vào khu vực). Ngoài ra, hàng triệu con cá chết đã làm ô nhiễm nước sông, gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu nước sạch cho người dân tại lưu vực sông Amazon.

4. Lũ bùn đỏ kinh hoàng ở Hungary



Lũ bùn đỏ nhấn chìm nhà dân ở Hungary

 Đầu tháng 10-2010, sự cố bể chứa chất thải của Nhà máy sản xuất nhôm Ajka Timfoldgyar ở thị trấn Ajka - cách thủ đô Budapest (Hungary) 160km về phía tây nam - đã gây nên một tai nạn tràn hóa chất thảm khốc - bùn đỏ trong lịch sử nước này.

Lũ bùn bỏ độc hại - chất thải của quá trình tinh luyện bôxit thành nhôm, chứa nhiều kim loại nặng - đã tàn phá 7 thị trấn của Hungary, làm nguồn nước bị ô nhiễm, phá hoại hệ sinh thái khu vực và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, lũ bùn đỏ này cũng đã chảy đến sông Danube, đe dọa hệ sinh thái của 1 trong 2 con sông quan trọng nhất châu Âu.
 
Chính quyền Hungary cho biết có ít nhất 4 người thiệt mạng trong tai nạn tràn khoảng 1 triệu m3 bùn đỏ nêu trên, ngoài ra còn có hàng trăm người bị thương hoặc buộc phải sơ tán.
 
5. Ô nhiễm phân rã thủy lực ở Mỹ


Quy trình công nghệ phân rã thủy lực - bơm một lượng lớn chất lỏng với áp suất cao vào trong đá phiến sét làm giãn rộng các vết nứt - để thu khí đốt tự nhiên thoát ra đang được quan tâm tại một số tiểu bang, từ Wyoming tới Pennsylvania (Mỹ) nhưng công nghệ này cũng gây ra những lo ngại về môi trường, làm ô nhiễm nước ngầm và nước bề mặt.
 
National Geographic cho biết vào cuối tháng 11-2010, công ty sản xuất khí đốt tự nhiên XTO Energy thuộc Exxon Mobil (tập đoàn dầu khí đa quốc gia lớn nhất của Mỹ) trong quá trình bơm chất lỏng để phân rã đá tại các tầng đá phiến ở Pennsylvania đã làm 49.200 lít dung dịch khoan - có khả năng bị ô nhiễm kim loại nặng chưa qua xử lý - trào lên và tràn vào một con suối gần đó và gây ô nhiễm nguồn nước khu vực.
 
6. Hồ chứa nước Lake Mead, Mỹ xuống thấp ở mức nguy hiểm



Nằm trên sông Colorado, phía đông thành phố Las Vegas (bang Nevada) và phía tây của Hẻm núi lớn (bang Arizona), Lake Mead - hồ chứa nước lớn nhất của Mỹ, sản xuất một lượng lớn điện thông qua đập Hoover, cung cấp nguồn nước tưới cho đất nông nghiệp và nguồn nước uống cho hàng triệu người ở các bang thuộc miền tây nam nước này.
 
Theo Đài Quan sát Trái đất (EO) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), trong tháng 8-2010, sau nhiều thập kỷ tăng trưởng dân số ở khu vực tây nam nước Mỹ cùng với việc hạn hán kéo dài dai dẳng trong 12 năm qua đã làm mực nước hồ Lake Mead giảm xuống ở mức thấp nhất - còn 331m (trong tháng 8-1985 đo được là 370m), ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều phối nước cho khu vực.
 
Theo National Geographic, nếu mực nước hồ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 320m thì đập thủy điện Hoover - có khả năng cung cấp đủ điện cho 1,3 triệu người ở bang Nevada, Arizona và California - trở nên vô dụng.
 
7. Lũ lụt ở Trung Quốc



Mưa nặng hạt trong mùa hè vừa qua kèm theo đó là lở đất ở miền tây Trung Quốc làm cho nhiều con đường bị hư hỏng, ách tắc, và nhiều làng mạc bị cô lập. Mực nước của các con sông lớn đã dâng cao lên mức báo động. Tám hồ chứa nước nhỏ đã bị vỡ và hơn 1.000 hồ chứa khác có nguy cơ vỡ. Thống kê cho biết mưa lớn trên diện rộng ở 28 tỉnh của nước này đã làm hơn 1.000 người chết.
 
8. Hạn hán ở Trung Quốc



Một dân làng Trung Quốc đang lấy nước từ một giếng nước cuối cùng ở thành phố Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam hôm 28-3-2010
 
Trước khi lũ lụt và lũ bùn nhấn chìm phần phía tây nam Trung Quốc, khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận hạn hán được cho là tồi tệ nhất trong 50 năm qua. Kể từ mùa thu năm ngoái vùng tây nam Trung Quốc - trong đó có tỉnh Vân Nam, tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Quý Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và thành phố Trùng Khánh - chỉ nhận được một nửa lượng mưa hàng năm. Các nguồn chứa nước rơi vào tình trạng cạn kiệt.
 
Theo Los Angeles Times (Mỹ), có khoảng 16.000 ha đất nông nghiệp của hơn 4 tỉnh ở Trung Quốc bị khô hạn, nứt nẻ và khoảng 20 triệu người không có nước uống.
 
9. Hạn hán và cháy rừng ở Nga



Cách thủ đô Moscow (Nga) khoảng 180km về phía đông nam, người dân địa phương đang cố dập tắt một đám cháy rừng gần làng Dolginino trong mùa hè vừa qua tại Nga. Các báo cáo cho biết nhân viên cứu hỏa tập trung lực lượng chiến đấu, dập tắt khoảng 500 đám cháy rừng với diện tích khoảng 1.740km2.


 
Ngọn lửa đã bùng lên mạnh tàn phá rừng do hạn hán và thời tiết nóng kỷ lục. Xung quanh thủ đô Moscow, người dân thành phố nghẹt thở với khói mịt mù, nhiệt độ của khu vực này ở mức khoảng 380C diễn ra trong nhiều tuần.

Tháng 7/2010, nước Nga hứng chịu một trận nóng lịch sử dẫn đến nhiều vụ hỏa hoạn kéo dài. Tưởng như đến giữa tháng 8 sức nóng đã tạm lắng xuống nhưng thực tế tại Nga, hỏa hoạn tiếp tục xảy ra và mở rộng gây ảnh hưởng đến nhiều phần của nước này. 

10. Băng tan trên đỉnh Himalaya



“Tháp nước” của châu Á (sông băng và tuyết trên dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng) rất quan trọng trong việc duy trì nguồn cung cấp nước theo mùa cho các con sông lớn nhất thế giới quanh khu vực này như sông Ấn, Hằng, Brahmaputra, Dương Tử và sông Hoàng Hà, khu vực sinh sống của gần 1,5 tỉ người (chiếm 1/5 dân số thế giới).
 
Các chuyên gia về khí hậu cho biết hầu hết các sông băng này bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu, chúng tan chảy nhanh, dòng chảy ngày càng thu hẹp dần ảnh hưởng đến việc thiếu nguồn nước và an ninh lương thực cho khu vực.
 
Các dữ liệu mới nhất của Viện tài nguyên và năng lượng tại New Delhi, Ấn Độ cho biết trong 4 thập kỷ qua, sông băng Kolahoi thuộc vùng Kashmir (Ấn Độ) cung cấp nước cho hàng triệu người dân ở Ấn Độ và Pakistan, mất khoảng 15-18% tổng khối lượng nước của nó, sông băng này ước tính bị thu hẹp 3m/năm.

Thu Nguyên (tổng hợp)

--> Read more..

Như là cổ tích

Như là cổ tích

Nguồn: icouple.sg/blog

Kichbu post on

Đã 20 ntram04ăm có lẻ kể từ khi đất nước chuyển mình, đánh dấu giai đoạn Đổi mới và phát triển, dần dà thoát thai khỏi những thiếu thốn khó khăn thời hậu chiến. Cuộc sống đã có phần dư dật khấm khá hơn xưa, nỗi lo cơm áo gạo tiền tuy chưa phải biến mất, nhưng cũng không còn quá thường trực đe dọa hàng ngày như trước – thời mà người ta còn nhắc đến như một giấc mơ, như là cổ tích của thế kỷ XX này – những năm tháng trì trệ, khổ sở, thiếu thốn và đầy rẫy cam go mà chắc không người Việt Nam nào có thể quên được. Chúng ta vẫn hay gọi thời kỳ đó là “thời bao cấp“, quãng thời gian sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng cho đến năm 1986 trước thềm đại hội Đảng VI thiết lập tiền đề cho thời kỳ đổi mới và cơ chế thông thoáng trong đời sống xã hội và sản xuất. Những năm tháng đó không chỉ đánh dấu sự khan hiếm vật chất, người người vật lộn với miếng cơm manh áo, mà còn ghi lại sự kìm kẹp về cuộc sống tinh thần, tù túng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, chính trong sự khó khăn ấy, người ta lại nhận ra rằng chưa bao giờ cuộc sống lại ăm ắp tình thương, tình nghĩa láng giềng, tinh thần đoàn kết như thế, để cùng nhau vượt qua tình cảnh gian khó chung của đất nước, của mỗi người.

Khi viết tập bài này, người viết gặp phải khó khăn vì chưa biết dự liệu bao nhiêu là đủ, phân đoạn bao nhiêu là vừa, thôi thì cứ tùy nghi mà viết, mong bạn đọc lấy cái tình ngòi bút mà lượng thứ cho, nhất là bậc cao niên nếu có ghé thăm.

Bài viết gồm ba phần:

  • Chuyện thời bao cấp
  • Điểm nhấn văn hóa văn nghệ thời bao cấp
  • Bao cấp và Tôi – Vì sao tôi viết bài này

Phần 1. Chuyện thời bao cấp

Thập kỷ Bao cấp nói cho chính xác thì bắt đầu từ trước năm 1975 ở miền Bắc, và sau đó là toàn miền Nam từ ngày thống nhất đất nước, kéo dài cho đến năm 1986. Thời kỳ đó mọi nhu yếu phẩm của cuộc sống đều được phân phối theo dạng tem phiếu, bao tiêu dạng đầu người, hoạch định và cấp phát bởi nhà nước, buôn bán cá nhân hay kinh doanh cá thể bị hạn chế. Vì thế phát sinh những thiếu thốn vật chất, nảy sinh tiêu cực, kèm theo đó là muôn vàn khó khăn thời hậu chiến mà không thể một sớm một chiều giải quyết được, lại càng không thể giải quyết bằng cơ chế bao cấp kìm kẹp và đường lối thiếu đúng đắn.

6-mua-hangViệt Nam sau năm 75 hừng hực khí thế dời non lấp biển, hào quang của chiến thắng đế quốc cộng với cảm xúc lâng lâng của ngày độc lập như tiếp thêm sức mạnh cho giấc mơ tái thiết đất nước, xây dựng viễn cảnh dân giàu nước mạnh, cuộc sống ấm no trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên thực tế chồng chất khó khăn! Viện trợ nước ngoài giảm mạnh, vết thương chiến tranh hằn dấu trong lao động sản xuất, nợ nước ngoài đến kỳ không có khả năng thanh toán, nguy cơ kẻ thù và chiến tranh biên giới vẫn rập rình, bao vây cấm vận xiết chặt, nhưng cấp bách nhất là những nhu cầu thường nhật về lương thực thực phẩm, điện nước và nhu yếu phẩm cho đồng bào khắp ba miền. Trong điều kiện đó, chúng ta lại có những chủ quan nôn nóng, chưa đánh giá đúng tình hình thực tế, thực hiện bao cấp với một loạt những bước đi sai lầm về giá, lương, tiền; lại thêm những ấu trĩ quan liêu trong cải cách hành chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội thêm trầm trọng. Đứng trước nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, đất nước đã có những điều chỉnh thích hợp, “phá rào” kinh tế để tự cứu lấy mình, đổi mới toàn diện từ đại hội Đảng VI (1986) để xóa bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao cấp, cộng với nỗ lực của toàn dân tộc đưa đất nước phát triển vượt bậc. Giờ đây, khi những thành tựu kinh tế đã khẳng định sự đúng đắn của chính sách mới, chúng ta mới có dịp nhìn lại và tự đánh giá mình, cũng là ôn cố tri tân về thời kỳ không thể lãng quên mà với nhiều người chỉ như thể ngày hôm qua thôi.

picture070fg3

picture9Kể chuyện về thời bao cấp có lẽ chẳng bao giờ là đủ. Người ta thậm chí ồ à thích thú, đôi khi chiêm nghiệm những gì đã qua. Hồi đó mọi thứ gạo củi mắm muối đều được phân phối theo công tác, chức danh; trên mỗi cuốn sổ gạo hay tem phiếu đều có ghi loại và tiêu chuẩn khác nhau: bìa đặc biệt A1 là của cán bộ cao cấp từ Ủy viên Bộ chính trị và phó Thủ tướng trở lên, bìa A là cho cấp Bộ trưởng và Ủy viên trung ương, rồi bìa B của cán bộ cao cấp, C cho cán bộ trung cấp …; cuối cùng mới là bìa N dành cho nhân dân. Nhưng khổ nỗi hàng hóa khan hiếm, có sổ đấy mà cũng phải xếp hàng đợi mậu dịch viên phân phát cho. Cán bộ cao cấp thì có cửa hàng phục vụ riêng ở phố Tôn Đản, trung cấp thì tại phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên, còn cán bộ công nhân viên chức và nhân dân thì mua ở các cửa hàng nhỏ trong thành phố. Vì thế mà dân gian mới làm không biết bao nhiêu ca dao chung quanh những nơi này, cái này thì của “vua quan”, cái này thì của “trung gian nịnh thần”, thứ rồi mới đến “thương nhân”, cuối cùng là của “nhân dân anh hùng”

Vì cuộc sống thiếu thốn nên ước mơ thời đó cũng giản dị và thiết thực hơn bao giờ hết, những người lớn tuổi mường tượng lại ký ức bao cấp khi đó, chỉ mong sao xếp được hàng mua gạo mà không phải gạo mốc, được ăn bữa cơm ngon không độn, đi xe đạp Trung Quốc, tắm xà phòng thơm, trong nhà có cái quạt tai voi để chống lại mùa hè oi ả hay có Tivi đen trắng để xem cùng cả khu tập thể. Có lúc cả Hà Nội phải ăn độn bo bo, người ta truyền nhau hát Một yêu anh có may-ô, Hai yêu anh có cá khô ăn dần, Ba yêu rửa mặt bằng khăn, Bốn yêu anh có chiếc quần đùi hoa. Nhiều năm sau khi đời sống bớt chật vật hơn thì Một yêu anh có Sen-kô, Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng, Ba yêu nhà cửa đàng hoàng, Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng Thủ đô. Chắc là khó khăn lắm để giờ đây người ta hiểu được câu chuyện như “đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ” (xe Lơ là xe Pơ-giô), rồi thì “mặt rỗ đi Lơ không bằng lưng gù đi Cúp“, “Lưng gù đi Cúp không bằng cóc ngồi sập gụ“. Đó là những tiêu chuẩn sang giàu, những đỉnh cao mơ ước của người Hà Nội một thời bao cấp!

muagao2imNhìn lại cuộc sống bao cấp mà hiện thực hơn là qua triển lãm “Hà Nội thời bao cấp“, nhiều người đã nhớ lại cuộc sống gian khó tìm mọi kế sinh nhai của gia đình mình. Người nông dân thì làm ra thóc gạo phải đem nộp hoặc đem bán cho Hợp tác với giá chỉ bằng 1/10 giá chợ đen rồi lại khổ sở đi mua gạo mậu dịch theo chế độ tem phiếu, tạo nên cảnh Mua như cướp – Bán như cho dở khóc dở cười. Có chuyện người dân giấu gạo cất đi, đến khi mở ra thì chuột đã ăn mất quá nửa, hay người nhà nước đến đo bồ thóc để bắt bán ngay thóc thừa hay phạt vì không chịu nộp đủ. Người ta uể oải tham gia vào Hợp tác xã vì có làm ra nhiều thóc lúa cũng không được hường, vì thế năng suất lao động sụt giảm, ruộng đồng hoang phế. Trong lúc đó lại có cải cách đưa trí thức về nông thôn lao động, vứt bút nghiên thay tay cày cuốc, nông dân thừa đất sẵn sàng cho mượn, nhưng do thiếu kinh nghiệm và nông cụ nên sản xuất đình trệ, mùa màng càng thêm thất bát. Hướng đi sai lầm này sau đó được cải chính, mô hình tập trung hóa và quốc hữu hoá sản xuất cũng bị đánh sập, mở đường cho mô hình kinh tế mới đưa sản xuất đi lên.

PhngHngtanhnygivncngickhnguynvn

Vật lộn với cuộc sống khó khăn, con người càng thêm sáng tạo như lộn cổ áo, đổi ống quần trước ra sau, cuốn xăm cao su vào lốp xe, lộn xích xe đạp … Mỗi gia đình đều tăng gia sản xuất bằng cách nuôi lợn, nuôi gà, nuôi chim cút, làm bia nấu rượu, may vá hay bơm mực bút bi. Thời đó nhà nhà nuôi lợn, người người nuôi lợn, công nhân cũng nuôi lợn mà giáo sư cũng nuôi lợn, tầng trệt nuôi lợn mà tầng cao cũng nuôi lợn. Trong những khu tập thể vỏn vẹn 28m2 như Kim Liên hay Trung Tự, đã có những gia đình 2-3 thế hệ chung sống và chia sẻ không gian chật hẹp để có thể cộng sinh với vật nuôi; đời sống cam go đến mức chồng con có ốm thì uống thuốc còn khỏi chứ “thủ trưởng” lợn mà ốm thì thiệt hại kinh tế không biết đằng nào mà lần! Có vị giáo sư nuôi lợn trên nhà tập thể cao tầng thì nói “Chính lợn nuôi tôi!” – phản ánh thực trạng xã hội khi đó. Ngày ngày người dân xếp hàng mua gạo và thực phẩm thành hàng dài, phải dùng nón lá hay lấy viên gạch viết số sổ lên rồi đặt để xếp hàng thay, sợ nhất đến phiên mình thì hết gạo hay mua được rồi mà gạo lại có mùi ẩm mốc. Nhưng hãi hùng hơn cả chắc là việc mất sổ gạo – mặt buồn như mất sổ gạo là thế, mất rồi chỉ có nước đi vay gạo hàng xóm để đợi hết tháng cấp sổ mới. Lúc đó nhà nào có xe đạp Thống Nhất hay đi xuất khẩu lao động về sắm được xe máy thì thôi rồi là oai! người ta phải chờ đợi để có giấy phép xe đạp, đi lại cẩn trọng kẻo xước sơn thì xót ruột vô cùng! Những cái tên như tivi Nevtuyn, tủ lạnh Saratop, thuốc bổ Philatop … chắc sẽ là chứng nhân hùng hồn cho một thời bao cấp cần kiệm và khan hiếm.

CanHoBaoCap

vietnam_1991_00988Những nghề sáng giá thời đó phải kể đến nghề con phe (phe tem phiếu). Vì mọi thứ đều phân phối qua kênh mậu dịch thông qua tem phiếu khẩu phần, nên tất yếu xuất hiện việc mua bán tem phiếu, người ta phải mua của con phe để có tem phiếu cho vải vóc, dầu mỡ, lương thực, thậm chỉ nhỏ như cây kim sợi chỉ cũng buộc phải ra cửa hàng nhà nước để mua. Nghề mậu dịch viên nghiễm nhiên lên ngôi vua khi đó, nhà có cô mậu dịch viên thì cả họ được nhờ, hàng xóm thân tình cũng được lộc lây. Có chuyện kể vui tay viết tem phiếu tặng nhau để có thể mua được lạng thịt ngon hay mấy cục xà phòng. Hay nhà nào có người làm thợ điện cũng được trọng vọng bởi chỉ có bác thợ điện giúp thì mới có đường điện tốt mà sinh hoạt. Thời đó nghề giáo viên khốn khó vô cùng, đứng lớp không đủ nên phải làm việc kiếm thêm mà đời sống vẫn bí bách, nhiều người đã phải bỏ nghề, nên mới có câu Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm. Người ta còn truyền miệng câu chuyện cười ra nước mắt, có bà mẹ vợ than với hàng xóm rằng: “Cứ tưởng nó lấy anh lái xe, ai ngờ nó lấy ông tiến sĩ. Thế có khổ không cơ chứ!”.

Đời sống trong nước là thế, còn những người đi du học hay xuất khẩu lao động trong thời kỳ này cũng phải đối mặt với những khó khăn không kể hết thành lời. Sinh viên đi học hay người đi lao động hợp tác, nhất nhất đều có chung một mối quan tâm là làm sao để lùng kiếm mua được những mặt hàng thiết yếu gửi về cho người nhà: nồi hàm, bàn là, dây maixo, dao cạo râu, phích lưỡng dụng, chậu nhôm, đồ da dụng … hay lớn hơn là tivi, tủ lạnh, máy thu thanh, xe đạp, xe máy … bởi khi đó sở hữu xe đạp Eska của Tiệp Khắc, xe máy Babeta hay Mukich của Đức, tủ lạnh Saratop của Nga là cả một niềm tự hào hãnh diện. Tuy có gian truân vất vả nhưng phần lớn cộng đồng Việt Nam khi đó nhận được sự giúp đỡ của bạn bè XHCN ở Đông Âu, với họ cuộc chiến tranh Vệ Quốc chống phát xít chỉ kéo dài vài năm mà vết thương chiến tranh phải chục năm sau mới khép miệng nên thế hệ người lớn tuổi của họ hiểu và cảm thông hơn với một Việt Nam non trẻ mới giành được độc lập và còn đang thiếu thốn trầm trọng. Viết về cuộc sống những người Việt ở trời Tây giai đoạn này có lẽ xuất sắc nhất là tiểu thuyết Người đưa đường thọt chân của nhà văn Bùi Việt Sỹ (NXB Lao động 2009). Câu chuyện là lời tự sự của anh Thắng, du học sinh Liên Xô thời kỳ đó, về cuộc mưu sinh vật lộn trên xứ người. Truyện lấy ý từ tích dân gian của người bản xứ: có một bộ tộc kia lạc trong sa mạc không tìm được đường ra, mọi người đều nhất trí là ai đưa được bộ tộc thoát khỏi sa mạc sẽ được tôn làm tộc trưởng và có một kẻ láu cá đã tình nguyện dẫn đường. Người ta đi theo hắn nhưng ròng rã nhiều ngày cuối cùng lại quay về chỗ cũ. Khi đó họ mới nhận ra rằng hắn ta là kẻ thọt chân, và như một chiếc compa, hắn đã đưa cả bộ tộc đi 1 vòng sa mạc, nhưng lúc đó thì đã muộn bởi tất cả đều kiệt sức. Còn Thắng sau nhiều lần hụt chuyến đi xuất ngoại vì những lý do không đâu cuối cùng cũng được lựa chọn: một là đi du học 5 năm, hai là ở lại và được phân một căn hộ; Thắng đã lựa chọn được đi với ước mong đổi đời. Ở Liên Xô, thay vì chuyên tâm học hành, hàng ngày anh lăn xả đi lùng kiếm hàng hóa, mua bán đồ cũ kiếm lời – người ta gọi đùa là đi hoạt động cách mạng. Bằng bản lĩnh và tính lỳ lợm can trường, sau nhiều năm Thắng đã tích góp được vốn liếng và hàng hóa để đợi ngày về nước. Trớ trêu thay khi đó Hải quan nước bạn lại thay đổi luật và mỗi người không được mang quá cơ số hàng nhất định. Anh lại bươn chải để quy đổi những thùng hàng của mình thành các đơn hàng với số lượng ít hơn nhưng giá trị cao hơn, nhưng phút chót vẫn không qua được sự xét duyệt của bà đại tái Hải quan mới được bổ nhiệm nên những dương cầm, xe máy, tủ lạnh cỡ lớn buộc phải nộp cho nhà nước Nga. Vậy là sau nhiều năm đi du học, Thắng trở về với vốn liếng dành dụm được đủ mua đúng một căn hộ – quay lại đúng lựa chọn ban đầu, như giai thoại của một kẻ đưa đường thọt chân. Câu chuyện mở ra những cái nhìn gai góc hơn về cơ chế sai lầm thời bao cấp, thay vì cải tiến thì lại cải lùi, đánh tụt sự phát triển của xã hội, lặp lại những khó khăn thiếu thốn của thời trước giải phóng, những tưởng độc lập rồi thì mọi thứ sẽ tươi sáng hơn nhưng một mặt nào đó thì đời sống lại xuống cấp hơn so với trước thời chiến. Tiểu thuyết “Người đưa đường thọt chân” là một tác phẩm độc đáo như thế mà bạn đọc không nên bỏ qua.

vietnam_91

t10-copyCó thể nói, nhắc đến thời bao cấp tuy chỉ cách đây có vài thập niên thôi nhưng chắc người ta không thể mường tượng ra những khó khăn nhường ấy và chắc không ai mong muốn quay lại thời kỳ đó. Nhưng hơn hết, chắc không ai ruồng rẫy quay lưng với quá khứ, thay vào đó là những tiếng nói cảm thông, những tiếng lòng rưng rưng nước mắt. Thời bao cấp là một tất yếu lịch sử – một giai đoạn mà cả dân tộc phải trải qua thời hậu chiến, tuy cam go vất vả nhưng vẫn chứa chan niềm vui làm công dân của một nước độc lập, thiếu thốn trăm bề đấy nhưng là thiếu thốn chung của xã hội, phân hóa giàu nghèo không tồn tại, tình cảm xóm giềng cũng khăng khít bền chặt hơn. Nhắc lại hình ảnh cuộc sống bao cấp như được xem lại những thước phim ký ức thời gian, những người lớn tuổi thời nay thường bùi ngùi, thương cảm nhưng tựu chung lại là cảm giác hạnh phúc nhớ lại một thời họ đã sống hồn nhiên và gắn bó chung tay vượt qua gian khó, vượt qua một cung trầm trong vòng xoay của bánh xe thời gian một cách thần kỳ, như là cổ tích!

---

Trong dòng chảy không ngừng của thời gian, bên cạnh những biến đổi vật chất có thể nhận diện từng ngày từng giờ còn có những giá trị tinh thần, những dấu ấn văn hóa nghệ thuật độc đáo, có tính xuyên suốt, và quan trọng hơn mang trong mình hơi thở thời đại nó sinh ra. Bài viết này không có ý định thâu tóm và chắc cũng chưa đủ khả năng tạo ra cái nhìn vĩ mô về đời sống tinh thần của thời đại bao cấp mà chỉ muốn xin điểm qua một vài tác giả tác phẩm, những người đã sống thời kỳ đó, đã tạo ra những điểm nhấn bởi tính nghệ thuật và chân thực trong sáng tạo nghệ thuật của họ, hay ít ra đã từng thỏa mãn cơn ‘đói’ tinh thần cho một thế hệ độc giả Việt Nam hơn hai thập kỷ trước.

hotay

Phần 2. Điểm nhấn văn hóa văn nghệ thời bao cấp

Trong hồi ức về văn nghệ thời bao cấp, có lẽ đầu tiên người ta phải nhắc đến tiếng vang và kể cả những câu chuyện “kỳ lạ” xoay quanh số phận của 1 tác phẩm tuyệt vời – bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” của đạo diễn Trần Văn Thủy, nhưng trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung của bộ phim này. Người viết có thể tự tin khẳng định đây là một bộ phim tài liệu hay nói đúng hơn là một cuốn truyện ghi chép về Hà Nội hay nhất, chân thực nhất, và sống động nhất. Bộ phim là cái nhìn am hiểu về lịch sử, danh thắng, và con người Hà Nội; là sự kết hợp tinh tế giữa những thước phim Hà Nội cũ đậm dấu thời gian với giọng đọc truyền cảm có thể nói là có một không hai; tin rằng bất cứ ai đam mê lịch sử và muốn tìm hiểu về thủ đô sẽ không thể bỏ qua bộ phim này.

thapbutcuabac

“Hà Nội trong mắt ai” mở đầu bằng tiếng đàn sâu lắng của một người nghệ sĩ mù bên khung cửa sổ; “Hà Nội nhiều người quen biết Văn Vượng ở phố Hàng Giấy, hình như tiếng đàn của anh thường thiên về tả cảnh vật, nhưng có điều bất hạnh: anh chưa một lần được thấy cảnh trí quanh mình!“. Nhưng điều đó không ngăn trở người nghệ sĩ cảm nhận cái đẹp của cuộc sống quanh mình, lắng nghe những âm thanh của tiếng còi tàu vào ga, của tiếng chim gù bên cửa sổ, của tiếng võng đưa bên nhà hàng xóm … Bộ phim đưa người xem đến với điều hay xưa, vẻ đẹp cũ của cha ông qua cảnh trí nơi kinh sư muôn đời. Này là Tháp Bút – biểu tượng triết học xa xưa của kẻ sĩ Bắc Hà; kia là Hồ Gươm – chiếc lẵng hoa giữa lòng thành phố; là phố cũ hòa quyện trong tâm hồn nghệ sĩ Bùi Xuân Phái; hay Tây Hồ mù sương trong thơ bà Đoàn Thị Điểm – Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt, Khói cam tuyền mờ mịt thước mây; xa hơn là Cổ Nguyệt Đường của bà Hồ Xuân Hương xưa gọi là xóm Kháng Xuân; rồi chùa Trấn Võ với tượng đồng kỳ vĩ của phường đúc đồng Ngũ Xã; kế là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội: chùa Trấn Quốc qua bao hưng phế của thời gian – Trấn Quốc hành cung bỏ dãi dầu, Khách đi qua đó chạnh lòng đau (bà huyện Thanh Quan); thêm nữa là hình ảnh làng Nghi Tàm với chùa Kim Liên dựng trên nền cũ của cung Từ Hoa thời Lý Thần Tông, vì công chúa Từ Hoa ra đây trồng dâu nuôi tằm nên gọi là trại Tầm Tang, sau đổi thành làng Nghi Tàm …

hoguom

Không chỉ dừng lại ở những cái đẹp nơi cảnh quan, bộ phim còn đi xa hơn thế, đưa người xem đến với những giá trị tinh thần, những biểu trưng cần thiết cho đời nay, cho việc trị nước yên dân vốn là đích đến của muôn đời. Đạo diễn Trần Văn Thủy đưa vào phim những câu chuyện hay trong sử sách nước nhà: truyện cha ông ta dựng tượng ông Trùm Trọng – người đã đúc tượng đồng Trấn Võ – bên trong chùa, thờ nghệ nhân ngay bên cạnh tác phẩm! nghĩa cử đẹp đã khích lệ bao người tài thưở trước; truyện tấm gương Chu Văn An xưa hành xử theo chữ tâm, phú quý không gian tà, nghèo đói không đổi dạ, uy vũ không khuất phục, với ngòi bút “Tả thanh thiên” đã viết sớ thất trảm dâng lên Trần Dụ Tông mong trừ hại cho dân; hay tích Tổng đốc Hoàng Diệu đặt văn bia ở Ô Quan Chưởng cấm các chức quan sách nhiễu dân lành; câu chuyện vua hiền Lê Thánh Tông dựng đình Quản Văn (vườn hoa cửa Nam bây giờ) trong đình có đặt trống Đăng Văn cho dân chúng ai có điều gì oan khuất hết nơi bày tỏ thì đến đánh lên 3 hồi sẽ có quan ra nhận đơn – bộ phim liên tưởng “Giá vào thời Hậu Trần hoặc Lê mạt mà đặt trống Đăng Văn ở đây thì dân chúng quanh vùng chắc sẽ phải đinh tai nhức óc“. Rồi câu chuyện về tấm gương kiên trung bất khuất của Ngô Thì Nhậm – người con của làng Tả Thanh Oai – lúc nào cũng tâm niệm “Ta về nói cùng các bạn, may mắn thay chúng ta được sinh ra ở nước Nam“. Chuyện kể lúc ông Nhậm bị Đặng Trần Thường bắt giữ, Thường thử lòng ông đã ra vế đối “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”, ông thanh thản mà rằng “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”; biết không khuất phục được tiết tháo của ông, Thường cho người đánh ông đến chết trên sân Văn Miếu – hy vọng lịch sử sẽ không lặp lại những sai lầm như thế! vuaquangtrungNgười xem tiếp tục bị cuốn hút vào câu chuyện về Bắc Bình Vương sau khi diệt Trịnh đã đến thăm vua Lê Cảnh Hưng – ông vua già mất quyền đã lâu, khi vào điện vị tướng Tây Sơn vẫn đeo kiếm khiến quần thần nhà Lê xanh mặt sợ, chỉ riêng Phương Đình Pháp lễ phép nhưng dõng dạc bước ra nói “Phép nước lên điện không được đeo vũ khí, xin tướng quân cởi kiếm!“. Nguyễn Huệ trừng mắt nhìn Phương Đình Pháp nhưng viên quan vẫn điềm nhiên, cuối cùng người anh hùng áo vải đã tháo kiếm rồi mới bước lên điện, bởi “trong mắt Quang Trung lúc bấy giờ, quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ dưới dám nói với bề trên điều ngay thẳng, và người có quyền uy phải biết nghe kẻ dưới mình điều phải trái“. Nhớ ơn Quang Trung, tự hào về người con rể của thành Thăng Long, con cháu nước Nam đã dựng tượng thờ trên chiến trường cũ – tức Chùa Bộc – tôn thờ người anh hùng áo vải mà tấm lòng bao dung quảng đại. “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”, tức là đúng vào cái năm Gia Long thù hận truy diệt nhà Tây Sơn thì dân chúng Thăng Long vẫn dựng tượng Quang Trung, trên đầu bức tượng thờ chữ Tâm chứ không phải chữ Dũng hay chữ Vũ!. Không dừng lại ở đó, bộ phim nhắc đến cuộc đời và cống hiến của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. nguyentraiÔng gốc người làng Nhị Khê (Hà Tây) nhưng sinh thành ở Hà Nội, suốt đời mang nặng tâm huyết cho sự tồn vinh của đất nước và với thân phận của người dân: “Chăn lạnh vắt vai đêm chẳng ngủ, Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân”. Ông cùng Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Sào “nếm mật năm gai” suốt 10 năm trời phò Lê Lợi, nhưng khi lên ngôi vị vua này đã nghi kỵ công thần, phế truất tôi trung. Khi đã tống giam Nguyễn Trãi vào ngục, Lê Lợi còn hỏi ông nên viết quốc nhạc như thế nào? Nguyễn Trãi bình thản mà rằng: “Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng khiến cho trong xóm ngoài làng không có tiếng oán hận sầu than. Đó là cái gốc của quốc nhạc vậy! Thương yêu lấy dân chúng, đừng vì ơn riêng mà thưởng bậy, đừng vì giận ai mà phạt bừa, có thể quốc gia mới trường tồn hưng thịnh được” bởi ông hiểu hơn ai hết người chở thuyền cũng là dân, mà người lật thuyền cũng là dân, cái lẽ thành bại hưng vong của quốc gia liên quan mật thiết đến nỗi vui buồn của người dân. Cứ như thế, bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” đưa người đọc từ khám phá này đến khám phá khác về điều hay chuyện lạ của danh nhân văn hóa lịch sử Thăng Long xưa, thấy thêm nhiều điều đáng tự hào trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Trong thời đại của chúng ta, Hà Nội lại đến với người xem qua những hình ảnh về chiến thắng đế quốc, hình ảnh thủ đô hân hoan ngày giải phóng, hình ảnh của Lễ quốc khánh và lời tuyên ngôn Độc Lập của Hồ Chủ Tịch giữa quảng trường Ba Đình năm nào. Lịch sử hiện đại đã ghi lại những tấm gương kiệt xuất như đồng chí Trần Phú – tổng bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi, giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng – người đã có những ca mổ chấn động thế giới lúc bấy giờ, hay nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn – người châu Á đầu tiên đoạt giải nhất trong cuộc thi Sô-panh vào năm 80 của thế kỷ XX này …, người xem như thấy một điều đáng quý là hậu thế đã hiểu được và đang làm nhiều hơn nữa để xứng đáng với cha ông thưở trước.

TranVanThuyNói về nội dung và giá trị nghệ thuật của phim thì như thế, nhưng số phận của bộ phim sẽ còn làm người ta suy ngẫm nhiều hơn. Hồi đó khi bộ phim mới được chiếu, dư luận cảm phục và ngưỡng mộ, xôn xao về tính khám phá lịch sử và yêu mến tính chân thực của bộ phim. Thế nhưng sau khi công chiếu được vài tháng, bộ phim bị “cấm” lưu hành vì nó “có vấn đề”! Bộ phim được đưa ra toạ đàm nhiều chiều, có cả Uỷ ban Khoa học xã hội với các đại biểu của Viện Sử học, Viện Triết học, Viện Hán Nôm cùng tham gia nhưng không ai tìm ra được sai sót lịch sử hay có gì hư cấu trong phim. Vậy mà nó vẫn bị cấm chiếu, bởi lúc đó có người cho rằng bộ phim này đã mượn xưa để nói nay, ám chỉ người nọ người kia, không giải quyết những khó khăn hiện tại mà nuối tiếc quá khứ phong kiến và gieo rắc vào quần chúng những bi quan, hoài nghi và tiêu cực! Trong phim có những lời bình và liên tưởng hoàn toàn lịch sử, nhưng ngẫu nhiên sao lại giống đời nay đến vậy. Và như thế, “Hà Nội trong mắt ai” được đưa vào danh sách cấm chiếu với lý do là chờ sửa chữa. Đến giai đoạn năm 1983, bộ phim được “cứu”! Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng sau khi xem phim đã nhận định đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, cần phải “tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt. Chiếu ngay lập tức! Nếu phát hiện ra cái gì sai thì chỉnh sửa!“. Thế là từ đó bộ phim được công chiếu rộng rãi hơn, nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo khán giả trong cả nước, trở thành bộ phim tài liệu ăn khách nhất của Xưởng phim Tài liệu khoa học Trung ương lúc đó, đồng thời là phim duy nhất nhận giải Bông sen vàng năm 1988 cho thể loại phim tài liệu, ngoài ra còn được giải biên kịch hay nhất, đạo diễn hay nhất, quay phim hay nhất. Đạo diễn Trần Văn Thủy sau được Nhà nước phong tặng danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân”, đó là phần thưởng xứng đáng cho ông với tác phẩm có tính giá trị nghệ thuật cao như “Hà Nội trong mắt ai”.

VuPhamTuNhưng không phải tác phẩm nào cũng có được kết thúc có hậu như thế! Cùng với “Hà Nội trong mắt ai”, khi nói về thời bao cấp, người ta còn nhắc đến bộ phim “Khoảng khắc yên lặng của chiến tranh” của cố đạo diễn Vũ Phạm Từ, người đã ghi tên mình vào lịch sử điện ảnh Việt Nam với những bộ phim trước đó như “Kim Đồng”, “Hải Phòng sống mãi”, “Người cộng sản trẻ tuổi” … Bộ phim này là đứa con tinh thần của ông, nói lên bằng hình ảnh những đau thương mất mát của chiến tranh với tấm lòng trân trọng và cao hơn cả là ước mơ hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn không tiếng súng. Chỉ tiếc rằng chỉ vì những lý do rất mơ hồ nhiều nhạy cảm của một thời mà bộ phim sau khi hoàn thành đã bị cắt xén, thay đổi kết cục và không được chiếu rộng rãi. Không khí ngột ngạt trong sáng tác, sự suy diễn máy móc áp đặt trong công tác quản lý thời quan liêu bao cấp đã hạn chế sức sáng tạo của văn nghệ sĩ cũng như điều kiện thưởng thức văn hóa nghệ thuật của quần chúng nhân dân.

NguyenTrongTaoCòn về những câu chuyện thơ văn, người ta chắc hẳn vẫn nhớ việc nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo bị buộc thôi học ở đại học Nguyễn Du rồi cũng bị “rầy rà” một thời gian mà căn nguyên cũng từ bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” đăng trên báo Văn Nghệ khi đó. Bài thơ kể lại một “thời xa vắng” đầy gian khó khi đó “Gió thầm thào như chẳng thể nguôi yên, Gạo thịt cửa hàng nhiều khi không đủ bán, Con phe sục khắp ga tàu bến cảng, Giá chợ đen ngoảnh mặt với đồng lương“. Điều đó làm cho bao người khắc khoải “Có bao người ước cuộc sống bình thường, Như một thuở xa xôi mình đã có, Thuở miếng ăn không phải bàn đến nữa, Thuở chiến tranh chưa chạm ngõ nhà mình“. Vào những năm 80, ít ai có sáng tác mạnh mẽ và công khai như thế về bức tranh hiện thực của đất nước cần nhiều nghĩ suy. Cũng vì thế bài thơ được đưa vào danh sách “đen” và bị thu hồi sau khi in “Tản mạn thời tôi sống” kết thúc chân thành với những dự cảm tốt đẹp hơn về tương lai đổi mới:

    Rồi thời gian qua đi rồi tuổi trẻ qua đi
    Ai sau tôi ở vào thời sắp đến
    Thời không còn khổ đau thời không còn nghèo túng
    Đọc thơ tôi xin bạn chớ chau mày.

    Bạn hãy quên đi vất vả những hàng ngày
    Bao lo lắng đời thường từng làm tuổi xanh ta bạc tóc
    Chỉ Hy vọng và Niềm tin giúp ta thêm sức lực
    Câu thơ này xin bạn nhớ giùm cho:

    Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa!

Trong triển lãm Hà Nội thời bao cấp, người xem còn tìm thấy trong gian trưng bày bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của nhà thơ Phạm Thị Xuân Khải đăng trên báo Tiền Phong năm 1986 – một dấu ấn nghệ thuật nữa thời kỳ bao cấp, một câu chuyện xúc động khác về những người cầm bút đã phải trả giá cả cuộc đời mình cho những tác phẩm dám nói lên sự thật. Bài thơ này có gì đặc biệt, và đã có những kỳ tích gì xoay quanh nó, xin cùng bạn đọc tìm hiểu.

XuanKhaiNhà thơ Xuân Khải, lúc đó là nữ sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, kể lại hoàn cảnh ra đời của bài “Mùa xuân nhớ Bác” xuân Bính Dần năm 1986, thời điểm ngay trước đại hội Đảng khóa VI. Cái “thời xa vắng” gian khó đã qua hơn 20 năm, lúc mà ta ca hát quá nhiều về tiềm lực mà tiềm lực đang còn ngủ yên, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn đến mức nâng con lợn lên tầm thời đại, trong muôn vàn thiếu thốn vật chất và tình cảnh ngặt nghèo chung của đất nước lại có một bộ phận cán bộ tha hóa biến chất … Đau đáu với thế sự nước nhà, Xuân Khải đã thức đến sáng viết bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” gửi đồng chí Lê Đức Thọ – ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng lúc đó. Bài thơ được in trang trọng trên số báo đặc biệt ngày 25/3/1986 kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Ngay sau đó, số báo ấy được bạn đọc cả nước “săn lùng” để mua cho bằng được, để đọc cho bằng được, người ta còn lùng kiếm, sao chép, gửi cho bạn bè ở nước ngoài, kể cả những lãnh đạo cao cấp như đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Nguyễn Văn Linh – Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt – Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội họp cũng tìm đọc. Bài thơ tạo được tiếng vang lớn bởi những sự thật mà nó nhắc đến, dám đánh mạnh vào bức tường bảo thủ trì trệ đang kìm hãm đất nước đi lên, cũng là một tiếng lòng sáng tác gửi đến những người đứng đầu đất nước trong đêm trước đổi mới khi đại hội Đảng 1986 sắp diễn ra.

xedap

Toàn văn bài “Mùa Xuân nhớ Bác”:

    Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ “Lẽ sống” và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ “Đọc thơ anh”.

    Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
    Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết

    Vần thơ thân thiết
    Ấm áp lòng người
    Bác đã đi xa rồi
    Để lại chúng con bao nỗi nhớ
    Người cha đã đi xa.

    Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
    Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
    Làm sao có thể quên
    Mỗi lần gặp Bác
    Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
    Người thường nhắc nhở:
    Yêu nước, thương dân
    Dẫu thân mình có phải hy sinh
    Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.

    Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
    Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
    Day dứt vì mình chưa làm được
    Những điều hằng ước mơ
    Những điều chúng tôi thề
    Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
    Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
    Được Đảng chăm lo
    Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất

    Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
    Không ít người đang lỡ thì, mai một.

    Theo năm tháng cuộc đời
    Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
    Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ
    Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
    Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng

    Mỗi vụ gieo trồng
    Có phải đâu là lép cả?

    Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
    Những trang sử vẻ vang dân tộc
    Chúng tôi được học
    Được thử thách nhiều trong chiến tranh

    Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ – Quang Trung
    Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
    Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
    Có học hành, lại phải sống cầu an
    Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
    Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được?

    Đồng chí không bằng đồng tiền
    Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
    Có ai thấu chăng
    Và ai phải sửa?
    Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác

    Lòng vẫn thầm mơ ước
    Bác Hồ được sống đến hôm nay
    Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
    Trừ những thói đời làm dân oán trách

    Có mắt giả mù, có tai giả điếc
    Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
    Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ

    Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
    Tham quyền cố vị
    Sợ trẻ hơn già

    Quên mất lời người xưa:
    “Con hơn cha là nhà có phúc”
    Thời buổi này,
    Không thiếu người xông pha thuở trước
    Nay say sưa trong cảnh giàu sang
    Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?

    Mùa xuân đất nước
    Nhớ mãi Bác Hồ
    Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người

    Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.

baochiKhi bài thơ ra đời, Xuân Khải nhận được sự ái mộ của dư luận khắp cả nước mọi lứa tuổi hay ngành nghề, người ta gửi đến cho cô nghìn lá thứ với hàng triệu tấm lòng, có người còn lặn lội từ xa đến chỉ mong được gặp cô để bày tỏ sự cảm ơn bởi cô đã thay họ viết lên những điều trăn trở suy nghĩ trước bối cảnh đất nước lúc khó khăn. Nếu cho rằng bài thơ “Mùa Xuân nhớ Bác” đã thay đổi cục diện đất nước thì hoàn toàn không phải, nói cho đúng hơn rằng nó là một chấn động trong sáng tác thời kỳ đó, châm ngòi cho những sáng tác mang tính thời sự đột phá khác để góp phần phá vỡ cái bảo thủ trì trệ, thêm một tiền đề cho công cuộc Đổi mới do nhân dân và Đảng khởi xướng. Tuy nhiên không phải ai cũng chia sẻ quan điểm tiến bộ đó, vẫn có những người công tác trong ngành văn hóa hay cơ quan lãnh đạo tỉnh Nghĩa Bình (quê của nhà thơ) khi đó phê phán bài thơ, phê phán ban lãnh đạo Báo Tiền Phong vĩ đã cho đăng; họ cho rằng nội dung bài thơ là phản động, thiếu tính xây dựng, ám chỉ và gây mất đoàn kết! Có những giai đoạn căng thẳng khi tác giả bài thơ có thể bị bắt, sau khi tốt nghiệp Xuân Khải không thể về quê Bình Định mà ở lại thành phố sống “du mục”, chịu đựng khó khăn và tìm con đường phù hợp cho mình. Ra trường bị cắt học bổng, không việc, không nhà, chị nhọc nhằn với nỗi mưu sinh ở Hà Nội hơn 10 năm trời, chưa kể đến việc phải cưu mang gia đình và các cháu làm cuộc đời chị thêm phần lận đận …

LKPNăm 2006, NXB Thông tấn ấn hành cuốn “Mùa xuân nhớ Bác – tự sự của tác giả”, cung cấp thêm thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về bối cảnh ra đời bài thơ và tâm tư, suy nghĩ của một thế hệ thanh niên trong giai đoạn đầy khó khăn của đất nước, với nhiều tư liệu liên quan đến bài thơ lần đầu tiên được công khai đến bạn đọc. Song song với sự kiện đó, báo Tiền Phong đã cho đăng một loạt bài xung quanh tác giả tác phẩm “Mùa Xuân nhớ Bác”, đồng thời gặp gỡ lại nhà thơ Xuân Khải, giờ đã đến tuổi ngũ tuần, con cái bà đã trưởng thành và thành đạt trong sự nghiệp, để được bà trực tiếp chia sẻ những kỷ niệm về “trái bom” thơ đó. Được biết trong dịp này, nhà thơ Xuân Khải đã có cuộc gặp mặt với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, hiểu được những điều còn bất cập của cơ chế cũ, nguyên Tổng Bí thư chia sẻ với nhà thơ: “Nhìn lại mười năm trước đổi mới, cả một dân tộc đang khí thế hừng hực lại lâm vào khủng hoảng. Lỗi này không thể nói là của dân được mà phần quan trọng là ở sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước. Sau đó, nhờ tổng kết thực tiễn đúng đắn đã thấy không đổi mới là nguy hiểm và công cuộc đổi mới đã đem lại sự vươn mình lớn lao cho dân tộc …“.
daituongBà còn được gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp đón tiếp thân tình tại nhà riêng; nhớ lại thời kỳ đó, đại tướng nói: “…
đó là thời kỳ của tư tưởng bảo thủ, tả khuynh, thời kỳ ngăn sông cấm chợ. Tư tưởng đổi mới ra đời thực sự khó khăn. Đấu tranh khi gay gắt …

Đổi mới của ta thành công rất lớn, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của nhà thơ, nhà văn. Nhưng tôi mong có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Cả thế giới công nhận Việt Nam là đất nước anh hùng và người ta tôn trọng điều đó

.”

xedap1

Có thể nói, giá trị của một tác phẩm ngoài tính nghệ thuật còn luôn cần có tính thời sự, phải đại diện cho một cách nhìn một lối nghĩ xuyên suốt, không chỉ đơn giản là ca tụng hay chê bai mà còn cần phải gợi mở cho những gì hiện thực hơn, hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Trong thời bao cấp, bất chấp những khó khăn về đời sống vật chất và bất cập cơ chế đã kìm hãm sáng tác, vẫn và đã có những tác phẩm như thế ra đời. Hoàn toàn khách quan và tôn trọng lịch sử, người đọc thông qua những tác phẩm đó sẽ có điều kiện gần gũi hơn với cuộc sống tinh thần của lớp người đi trước, hiểu hơn về những năm tháng trì trệ trong công tác quản lý văn hóa văn nghệ, hiểu hơn về những cuộc đấu tranh âm thầm của ngòi bút và sáng tạo nghệ thuật, càng thấm thía hơn câu nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Đại hội Điện ảnh toàn quốc lần thứ II về cách thức quản lý lãnh đạo văn nghệ: “Đừng bắt anh em văn nghệ sĩ phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn!”. Hơn 20 đã qua, thời kỳ mà “tiền lẻ hơn thẻ thương binh“, thời kỳ của một cơn mê sảng tập thể (Nguyễn Khải) đã lùi xa vào dĩ vãng, những tác phẩm giá trị của một thời và kể cả những kỳ tích xoay quanh chúng sẽ giúp thế hệ hôm nay ý thức được thông điệp cuộc sống mà cha anh đã để lại, để thấy tự hào, trân trọng và giữ gìn những thành quả Đổi mới được đánh đổi bằng công lao của hàng triệu con tim khối óc, càng không ngừng nỗ lực phấn đấu học tập, lao động, và xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, xứng đáng với thế hệ đi trước.

————

(Bài viết sử dụng tư liệu phim ‘Hà Nội trong mắt ai’, thơ ‘Tản mạn thời tôi sống’, thơ ‘Mùa xuân nhớ Bác’, báo Tiền Phong online, báo Tuổi trẻ, và sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau)

Phần 3: Bao cấp và Tôi. Vì sao tôi viết bài này.

Nguồn: http://www.icouple.sg/blog/reading-stuff/2924

--> Read more..

Tuyết vĩnh cửu

Tuyết vĩnh cửu

Вечный снег

.

Nguồn: Lenta

Kichbu post on thứ ba, ngày 21.12.2010

TP. Peterburg đang cảm nhận tất cả những vẻ đẹp của mùa đông Nga.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Kichbu

--> Read more..

Steps


Flag Counter