Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Câu chuyện trí thức hay là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết

Câu chuyện trí thức hay là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết

Nguồn: baomoi.com

Kichbu post on thứ hai, 30.01.2012

 

 

Bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.

 

“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.


Trong phạm vi bài viết này, từ một góc nhìn, tôi cho rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp.

Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”.


 

Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”; và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1 hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người “có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T).


Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.


Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn.

Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai.

 

Và tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai…


Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi.


Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai trò, trách nhiệm, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi lẽ, trí thức cũng là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có lúc sai mà mình không hề biết; Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn.


Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội.

 

Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này).


Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay lặng lẽ…

Sài Gòn, 25/01/2012

---

 

Sau khi GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ ý kiến của mình trên Báo Tuổi trẻ đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau luận bàn về vấn đề thế nào là "trí thức". Tạm gác lại những khía cạnh khác, chỉ xét riêng về khía cạnh trao đổi thuật ngữ thì thấy có hai luồng ý kiến: Người thì đồng tình cho rằng trí thức là lao động trí óc, việc đánh giá là dựa trên kết quả, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội. Người thì phản đối cho rằng trí thức không chỉ là người chú trọng đến chuyên môn hẹp của mình, mà cần phải là một nhà khoa học có lương tri, nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, dấn thân vì cộng đồng, phản biện, lên tiếng vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.


 

Tôi nghĩ mỗi người vốn dĩ không ai giống ai, từng người tùy theo sức lực, khả năng, sự đam mê mà lựa chọn cách thức, con đường đi riêng cho mình. Những trí thức có cách cống hiến bằng chính kết quả lao động hoặc bằng những hành động cụ thể của mình góp ích cho xã hội thì đã là đáng quí.

Những trí thức mà không những giỏi chuyên môn, ngoài ra còn thể hiện sự cảm thông trước nỗi đau của người dân, dám lên tiếng phản biện, dùng trí của mình để dẫn dắt, thức tỉnh xã hội thì lẽ dĩ nhiên sẽ còn đáng quí hơn. Như vậy, có thể thấy về bản chất giữa các khái niệm "trí thức" hay "trí thức của công chúng" theo tôi không hề có sự mâu thuẫn.


Phản biện xã hội thời nào cũng cần, vì đó chính là tác nhân quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên khi liên hệ với trường hợp Việt Nam cũng nên đặt ngược lại vấn đề liệu dư luận xã hội, thể chế ở Việt Nam đã đủ rộng lượng, đủ khoan dung, luật pháp Việt nam đã đủ thông thoáng để mở đường cho phản biện và tiếp thu phản biện chưa? Cần phải làm gì để cải thiện tình hình hiện nay và cần bắt đầu từ đâu?



Nguyễn Minh Tuấn
NCS Đại học Saarland, CHLB Đức

 

 

Bài liên quan:

 Giáo sư Ngô Bảo Châu, dư luận và tâm lý nhà cầm quyền

--> Read more..

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Tính lương thiện của người lãnh đạo

Tính lương thiện của người lãnh đạo

 

Nguồn: baomoi.com

Kichbu posst on Chủ Nhật, 29.01.2012

 

 

Trong khi các nhà lãnh đạo của TP Hải Phòng đang tỏ ra rất bất nhất và lúng túng trong vụ việc cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì GS Ngô Bảo Châu lại có một góc nhìn mang tính triết lý của mình về đạo đức của người lãnh đạo.

 

Ông Châu nói: “Phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viển vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình”.

 

“Lương thiện” là một tính từ rất quen thuộc trên… sách vở. Nó có trong các cuốn sách giáo khoa đạo đức, giáo dục công dân của rất nhiều thế hệ học sinh, nó văng vẳng bên tai những người từng một lần đọc Chí Phèo và là nỗi ám ảnh của những ai từng đọc các cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt. Trong tác phẩm Đối thoại với tương lai, ông Bạt đã cho rằng “để thành công trên bất kỳ cương vị nào thì con người cần một số phẩm chất rất phổ biến. Thứ nhất là phải rất lương thiện. Con người không bắt đầu từ sự lương thiện thì không thể có động lực làm cái gì tử tế được”.

 

Trên thực tế, người Việt Nam đang ngày càng khó giải thích cho con cái của mình thế nào là sự lương thiện. Tìm đâu ra sự lương thiện trong tiếng máy ủi san phẳng ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn? Tìm đâu ra sự lương thiện trong những ván bài tiền tỉ ở Sóc Trăng của một quan chức Thành ủy? Và còn nhiều ví dụ nữa...

 

Ra Giêng, hay là đi tìm sự lương thiện đang lẩn khuất trong tiếng khấn vái xì xụp của những quan chức đi lễ chùa?

 

Đôi lúc, có những thứ cũng khó tìm như lời giải của một bài toán khó vậy.

 

Giá trị của sự thật thà

 

Trong sự lo lắng chung của xã hội về một cái tết sau một năm quá vất vả về kinh tế, vẫn có những con người may mắn có được niềm hân hoan đón tết, với một sự no đủ và sung túc tưởng như chẳng bao giờ đến với họ. Đó là chị Phạm Thị Lành, một người bán vé số 29 tuổi, ở Đồng Tháp, người đã vì giữ sự trung thực mà từ chối cơ hội lãnh 6,6 tỉ đồng tiền trúng giải xổ số. Chị đã giao tất cả sáu tờ vé số trúng giải này cho người mà chị đã hứa bán qua… điện thoại. Dĩ nhiên anh Đỗ Ngọc Tuấn, người may mắn đó, không thể biết những dãy số trên các tấm vé mình mua là gì.

 

Tâm sự với báo Người Lao Động trong những ngày tết, anh Tuấn cho biết: “Ở Lành có một tính cách thật đáng quý mà nhiều người cần noi theo, đó là sự thật thà. Chính vì thế, tôi đã tặng cô ấy một tờ đặc biệt như một sự cảm ơn”. Nhờ vậy, cùng với một tấm vé giữ lại cho mình (cũng trúng giải độc đắc), chị Lành đã có tiền tỉ để lo cho cuộc sống khốn khó trước đây của mình.

 

Dư luận mừng cho chị thì tấm tắc khen “ở hiền, gặp lành” nhưng những người mang nhiều suy tư về thế sự thì niềm vui chỉ thoảng qua như làn gió nhẹ, bởi quá khó để họ tìm thấy sự thật thà như vậy trong xã hội ngày nay. Cùng với những biến động của kinh tế-xã hội, hệ thống các giá trị đạo đức của con người đã không còn giữ được trật tự vốn có của nó. Dường như trong não trạng của cả xã hội, thật thà chỉ là cách nhanh nhất để nhận phần thua thiệt về mình và không ai tồn tại được mà không cần ít nhiều mánh khóe của sự gian dối. Nhiều bậc phụ huynh cũng đã không còn coi thật thà là một giá trị cần phải có để giáo dục con cái nữa. 

 

Giá trị của sự thật thà vẫn thường xuyên được rao giảng bởi những người đức cao, vọng trọng như một trách nhiệm họ phải thực thi nhưng biểu hiện của sự thật thà lại thường chỉ le lói đâu đó trong đời thường đầy bụi bặm. Dĩ nhiên đối với chị Lành, giá trị của sự thật thà không nằm ở tấm vé số trúng giải độc đắc.

 

 

Đọc thêm

- Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: “MQTT Việt Nam sẽ kiến nghị với Chính phủ (VOV).  – Trang Phụ nữ TP  HCM cũng đã đăng lại ngay.

- Tính lương thiện của người lãnh đạo (PLTP). “Trong khi các nhà lãnh đạo của TP Hải Phòng đang tỏ ra rất bất nhất và lúng túng trong vụ việc cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì GS Ngô Bảo Châu lại có một góc nhìn mang tính triết lý của mình về đạo đức của người lãnh đạo.”

- Vụ cưỡng chế đầm thủy sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Hố ngăn cách giữa người dân với chính quyền quá lớn (TN).

Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu (GDVN).

- Luật sư Nguyễn Duy Minh bào chữa miễn phí cho ông Vươn (NLĐ/ANTĐ).  – Luật sư Nguyễn Duy Minh nhận bào chữa cho ông Vươn (TT).

Xin lưu ý: Ba Sàm sẽ cố tìm đưa hết các bài trên báo nhà nước về vụ việc này để độc giả tiện so sánh, đánh giá thái độ trách nhiệm của họ trước một vấn đề nóng bỏng của đất nước trong khi chưa bị một cản trở chính thức nào từ phía cơ quan quản lý báo chí.

- LUẬT SƯ CỦA GIA ĐÌNH ANH VƯƠN GẶP GIÁO SƯ ĐẶNG HÙNG VÕ – (Nguyễn Xuân Diện).

<- NGỬA TAY XIN MỌI TẤM LÒNG CHO GIA ĐÌNH ANH VƯƠN (Nguyễn Quang Vinh).

- Vụ Tiên Lãng: Quan xã phải đền tiền tôm cá cho gia đình anh Vươn – (Cu làng cát).

- Thái Sinh: MUỐN NÓI GIAN… LÀM QUAN…HẢI PHÒNG (Trần Nhương).

- Đừng “đẩy dân vào thế đối lập” (BBC).

Nguồn: anhbasam

--> Read more..

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Tiên Lãng: Chính quyền huyện bất tuân luật pháp

Vụ cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng):

Chính quyền huyện bất tuân luật pháp

 

 

Thứ Bảy, 28/01/2012, 05:17 (GMT+7)

Nguồn: anhbasam.wordpress.com

Kichbu post on thứ bảy, 28.01.2012

 

.

TT – Đó là ý kiến của luật sư Lê Đức Tiết – phó chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ VN – trao đổi với Tuổi Trẻ sau khi thực hiện giám sát về vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng).

 

 

Ông Lê Đức Tiết nói:

- Qua những tài liệu mà chúng tôi có được và về tận nơi tìm hiểu sự việc, chúng tôi cho rằng chính quyền cơ sở ở đây làm việc không căn cứ vào pháp luật. Pháp luật cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước đều nhất quán là khuyến khích người dân khai hoang phục hóa, sử dụng đất đai có hiệu quả, làm ích nước lợi nhà. Còn pháp luật về đất đai quy định rõ đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm. Sau thời hạn này, nếu người dân có nhu cầu sử dụng thì được ưu tiên giao lại.

Luật pháp cũng quy định rất rõ các trường hợp thu hồi đất: người sử dụng không còn nhu cầu nữa, người sử dụng đất vi phạm pháp luật (không đóng thuế, lấn chiếm, làm ô nhiễm đất đai…), trong trường hợp thật cần thiết như phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh thì Nhà nước mới thu hồi. Luật là vậy, nhưng trong các quyết định giao đất, UBND huyện Tiên Lãng chỉ giao với thời hạn sử dụng dưới 20 năm. Điều này nói lên cái gì? Chính quyền không hiểu luật hay cố tình không hiểu?

Chính quyền huyện Tiên Lãng còn nói ông Vươn lấn chiếm đất. Vậy xin hỏi ông Vươn lấn của ai? Đấy là đất chưa sử dụng, ông ấy khai hoang phục hóa, quai đê lấn biển hàng chục năm trời mà bảo là lấn chiếm thì không đúng.

 

 

* Sau khi vụ việc bắn lại đoàn cưỡng chế xảy ra ngày 5-1, đại diện các cấp lãnh đạo ở Hải Phòng đưa ra nhiều thông tin rất mâu thuẫn nhau…

 

 

“Chính quyền huyện Tiên Lãng thiếu minh bạch và có những hành vi bất tuân pháp luật. Vụ việc nghiêm trọng này cũng là lời cảnh báo về xu hướng chính quyền dùng cưỡng chế để giải quyết công việc”.Ông Lê Đức Tiết

- Đại diện cao nhất của TP Hải Phòng là ông Đỗ Trung Thoại – phó chủ tịch UBND TP – nói dân bức xúc vào phá nhà ông Vươn. Nhưng thực tế không phải. Tôi cho rằng chính quyền Hải Phòng thiếu nhạy cảm trước vụ việc rất nghiêm trọng này. Ông chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng nói cứ thu hồi đã rồi giao cho ai thì tính sau. Một người đại diện cho chính quyền mà trả lời như vậy là không thể hiện đúng vai trò của nhà chức trách, không phải là cách trả lời của người cầm cân nảy mực.

 

 

* Thưa ông, đoàn giám sát của MTTQ VN về xã Quang Vinh đã nghe được nhân dân nơi đó nói thế nào về vụ việc này?

 

 

- Trong thời gian về tận địa phương tìm hiểu sự việc, đoàn chúng tôi tiếp xúc với 11 người không hẹn trước, trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì… Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây. Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý, trái luật pháp. Có nhiều người nói đây là vụ việc bất bình thường. Cá nhân tôi thấy rằng công tác Đảng, công tác dân vận ở đây không phát huy được tác dụng.

 

 

* Theo ông, từ vụ việc ở Tiên Lãng cần rút ra những bài học gì?

 

 

- Giữa Đảng, chính quyền và nhân dân cần tăng cường đối thoại để có sự hiểu biết và chia sẻ với nhau. Những người cầm cân nảy mực, công bộc của dân phải được lựa chọn kỹ càng, phải được giám sát chặt chẽ trong quá trình thực thi công vụ, thực thi pháp luật.

Về Đảng cũng vậy, tôi tiếp xúc với ông bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang thấy ông ấy đến nay còn phân biệt giữa dân ngụ cư (ông Vươn) và dân chính cư thì quả là không ổn. Đảng lãnh đạo chính quyền, hơn ai hết phải sâu sát từng vấn đề bức xúc ở địa phương. Các cấp Mặt trận cũng cần phải gần dân hơn nữa, kịp thời có tiếng nói trong những vụ việc bức xúc như vậy.

Cũng qua vụ việc này, tôi thấy chính quyền trong quan hệ với dân vẫn thiên về cưỡng chế, ít thuyết phục. Đây là điều rất đáng lo. Chỉ có hai hộ dân mà sử dụng hàng trăm người với công an, bộ đội, biên phòng đến cưỡng chế rồi coi đó như thắng lợi của một trận đánh thì không đúng. Trung ương cần sớm chấn chỉnh xu hướng này, phải rút kinh nghiệm, không nên để xảy ra tình trạng chính quyền đẩy người dân vào thế đối lập.

 

 

* Theo ông, pháp luật về đất đai có nên thay đổi?

 

 

- Đây quả là câu chuyện lớn và hệ trọng. Những vấn đề như quyền sở hữu đất đai, thời hạn sử dụng đất… hi vọng sắp tới Quốc hội bàn khi sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, vụ việc ở Tiên Lãng là vụ việc bất tuân luật pháp.

 

 

* Qua việc kiến nghị về vụ án bà Trần Ngọc Sương ở nông trường sông Hậu và sự vào cuộc trong vụ Tiên Lãng, ông nghĩ gì về vai trò của MTTQ VN?

 

 

- Việc giám sát sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan, các viên chức nhà nước là một trong những chức năng chính của Mặt trận. Thấy sai phải lên tiếng, thấy dân bức xúc hay bị thiệt thòi quyền lợi thì phải bảo vệ dân. Công lý là điều nhân dân khát khao. Thiếu ăn, rách mặc có thể chịu đựng được, nhưng mỗi khi công lý bị chà đạp, bị vi phạm thì lòng dân không yên. Mặt trận giám sát chính quyền không phải là để chống đối chính quyền, mà để phát hiện những đối tượng thoái hóa, sâu mọt trong bộ máy.

 

 

LÊ KIÊN – THÂN HOÀNG thực hiện

 

 

Không được bỏ rơi những hoàn cảnh đáng thương

 

 

“Ngoài các cụ ở MTTQ VN trên trung ương về thăm hỏi trước tết, không có bất kỳ vị nào đại diện chính quyền hay Mặt trận các cấp ở Hải Phòng đến nhà em trong dịp tết cả, chính quyền ở đây họ lạnh giá lắm anh ạ” – chị Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn (đối tượng bị khởi tố tội giết người trong vụ chống cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng), cho biết như vậy trưa 27-1.

Bình luận về việc này, ông Lê Đức Tiết nói: “Thời điểm chúng tôi đến Tiên Lãng giám sát đã cận tết (26 tết), trong sáu điểm mà tôi có đề nghị trong cuộc làm việc với MTTQ TP Hải Phòng là cần phải xóa bỏ sự nghi kỵ giữa chính quyền và người dân, trước mắt cần quan tâm chăm lo cái tết cho gia đình ông Vươn, nhất là với các cháu nhỏ. Đề nghị như vậy là xuất phát từ đạo lý của dân tộc ta, tết đến đừng bỏ rơi những hoàn cảnh đáng thương. Còn vụ việc chống cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đúng sai thế nào đã có pháp luật xử lý. Chúng tôi đề nghị như vậy mà họ không thực hiện, không quan tâm gì cả thì thật đáng chê trách”.

Sau khi cưỡng chế thu hồi khu đầm của ông Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng đã giao UBND xã Vinh Quang tiếp quản luôn cả phần đất 21ha không thuộc diện phải cưỡng chế thu hồi (trong đó có khu vực ngôi nhà 2 tầng của gia đình ông Vươn bị đánh sập). Nhưng cho tới sát tết, chính quyền xã Vinh Quang không còn phong tỏa khu vực này nữa. Đến mồng 1 tết (23-1), chị Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và chị Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) cùng các cháu nhỏ đã ra khu vực này để căng bạt, dựng lều ở tạm. “Tuy ở trong lều giữa trời rất giá rét, nhưng gia đình chúng em cảm thấy rất ấm lòng trước tình cảm của bà con cô bác ở xã Vinh Quang. Nhiều người đã ra thăm hỏi, cho quà chúng em và các cháu. Rất nhiều người ở tận Hà Nội, miền Nam, miền Trung mà chúng em không biết mặt, không biết tên đã gửi quà và tiền giúp gia đình đón tết” – chị Hiền cho hay.

LÊ KIÊN

 

 

Cùng trên Tuổi trẻ:

>> Chính quyền nói dân phá nhà ông Vươn
>> Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng
>> Chính quyền vẫn nói ngược chiều dân về ông Vươn
>> “Chính quyền phải đối thoại với dân”

Trên Ba Sàm:

627. Đoàn Văn Vươn – Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển

628. Giang hồ đất Cảng hay “giang hồ” Báo mạng?

629. Lời khẩn nài của người thân ông Vươn

633. Quả Bom Đoàn Văn Vươn

634. Bắn vào Sheriff

635. Góc nhìn đối lập về (vụ) chủ đầm tôm bị cưỡng chế

636. BOM NỔ, LỖI HỆ THỐNG VÀ CHỈNH ĐẢNG

640. Không nhỏ chút nào!

641. ÂM VANG TIẾNG SÚNG ĐOÀN VĂN VƯƠN

642. Thư của LS Trần Vũ Hải gửi Thủ tướng: Cần khởi tố hình sự hành vi hủy hoại tài sản vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng

646. BẠO LỰC ĐỎ

648. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn”

649. Vài câu hỏi về vụ Đoàn Văn Vươn

656. SỰ KIỆN NÔNG DÂN THÁI BÌNH NỔI DẬY NĂM 1997

659. Báo An ninh Hải Phòng: Hành động của Đoàn Văn Vươn là có toan tính

 

--> Read more..

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Bắc Triều Tiên: cấm sử dụng điện thoại di động trong thời gian tang lễ Kim Jong Il

 

26.01.2012, 17:46:10

Мобильный телефон из КНДР. Фото пользователя Eric Lafforgue с сайта Flickr

 

Điện thoại di động ở CHDCND Triều Tiên.

Những người sử dụng điện thoại di động phải chấp hành nội quy tang lễ Kim Jong Il

Северокорейские мобильники обязали соблюдать траур по Ким Чен Иру

 

 

Nguồn: Lenta.ru

Kichbu post on thứ sáu, 27.01.2012

.

Những người dân CHDCND Triều Tiên bị cấm sử dụng điện thoại di động trong suốt thời gian 100 ngày để tang được thông báo sau cái chết của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Кim Jong Il, báo Anh quốc The Daily Telegraph đưa tin.

.

Không chỉ ra chính xác cụ thể chính những hành động nào bị cấm- chỉ các cuộc gọi hay SMS hoặc là bát kỳ thao tác nào đối với điện thoại di động nói chung. Những người vi phạm lệnh cấm sẽ được xem tương tự như những tội phạm chiến tranh và sẽ chịu "những hình phạt tương ứng", tờ báo viết.

.

Ở Bắc Triều Tiên, việc có ý đồ đào tẩu vào Trung Quốc hoặc Hàn Quốc là những nước có chung đường biên giới trên bộ với CHDCND Triều Tiên được xem như tội ác chiến tranh. Theo các thông tin của The Daily Telegraph, những người bị bắt khi vượt qua biên giới sẽ bị đưa vào các trại cải tạo lao động, còn với những người định vượt biên lần thứ hai sẽ bị tử hình. Nhà Triều Tiên học người Nga Andrei Lankov, tuy nhiên,  nhận xét  rằng hiện đang áp dụng các biệt pháp trừng phạt ít khắc nghiệt hơn.

.

Thị trường điện thoại di động ở Bắc Triều Tiên được biết như chế độ đóng cửa hiện tồn tại, mặc dù nó kém phát triển so với các nước khác. Hãng "Renhap" dẫn theo Radio Free Asia đưa tin rằng vào năm 2010 Bắc Triều Tiên đã nhập khẩu từ Trung Quốc 430 nghìn điện thoại di động. Trong  báo cáo của tổ chức The Nautilus Institute nói rằng trong nước hiện mạng 3 G "cấp độ thế giới" đang hoạt động vào nó có 700 nghìn thuê bao.

.

Theo các đánh giá khác nhau, hiện ở Bắc Triều Tiên có khoảng từ 24 đến 24, 5 triệu người sinh sống.

.

Nhà điều hành duy nhất ở Bắc Triều Tiên hiện nay là Koryolink, doanh nghiệp liên doanh của tập đoàn thông tin liên lạc nhà nước và hãng Orascom Telecom của Ai Cập.

.

Kim Jong Il đã lãnh đạo đất nước từ 1994, qua đời ngày 17 tháng mười hai 2011; nguyên nhân cái chết là nhồi máu cơ tim. Cái chết của Kim Jong Il được chính thức thông báo ngày 19 tháng mười hai, sau đó trong nước diễn ra các hoạt động để tang quy mô lớn. Nhà lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên là con trai của Kim Jong Il - Кim Jong Un.-Kichbu-

Сác đường dẫn theo đề tài
-
North Korea threatens to punish mobile-phone users as 'war criminals' – The Daily Telegraph, 26.01.2012

 

--> Read more..

Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Philippines

Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Philippines

США усилят военное присутствие на Филиппинах

 

 

Nguồnlenta.ru

Kichbu post on thứ sau, 27.01.2012

 

Американские военные на Филиппинах. Фото с сайта army.mil

 

Washington và Manila sẵn sàng ký thỏa thuận tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines. The Washington Post dẫn theo các các quan chức dấu tên của hai quốc gia đưa tin. Theo tin của bổn báo, hiện các cuộc đàm phán đang ở gia đoạn đầu, tuy nhiên, các cuộc gặp gỡ cấp cao sẽ được bắt đầu vào ngay tháng ba tới.

 

Theo các thông tin của báo, Manila sẵn sàng tiếp nhận các tàu chiến và máy bay trinh sát của Mỹ. Các phương án bố trí các đơn vị binh lính bổ sung trên lãnh thổ đất nước cũng đang được nghiên cứu. Ngoài ra, các cuộc tập trận chung, có thể, sẽ được tiến hành thường xuyên hơn. Đồng thời Manila, đúng hơn, sẽ đòi để việc bố trí quân của Mỹ được xem là tạm thời hoặc tiến hành trên cơ sở rotation. Tờ báo viết rõ rằng Pentagon không có ý định xây dựng những căn cứ to lớn ở Philippines.

 

Như trong bài báo nhấn mạnh, Manila muốn tiếp nhận binh lính Mỹ để tạo cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Philippines đặc biệt quan tâm tăng cường quốc phòng trong khu vực biển Nam-Trung Quốc giàu tài nguyên năng lương, nơi hiện đang xảy ra các cuộc tranh cãi lãnh thổ.

 

Vào năm 1992 chính quyền Philippines buộc Hoa Kỳ rời bỏ căn cứ hải quân ở vịnh Subik-Bei mà những người Mỹ đã sử dụng từ cuối thế kỷ XIX. Hiện nay tại Philippines có khoảng 600 sỹ quan và binh lính Hoa Kỳ. Từ năm 2002 họ ở đảo Mindanao với tư cách là cố vấn và giúp đỡ quân đội Philippines chống những người Hồi giáo hoạt động ở phía Nam đất nước.

 

Theo chiến lược quaan sự mới của Hoa Kỳ được công bố ngày 5 tháng một 2012, Mỹ có ý đồ tập trung các nguồn lực tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời cắt giảm số lượng binh sỹ Mỹ. Trong chiến lược mới nhấn mạnh rằng sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh của của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ bố trí binh lính tại phía bắc Austrailia và  bổ sung các tàu chiến đến Singapore. Washington, ngoài ra, có ý định phát triển hợp tác quân sự với Việt Nam và Thái Lan. Trung Quốc đã xem các kế hoạch của Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực là vô căn cứ.-Kichbu-

 

--> Read more..

Steps


Flag Counter