Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Hội đàm với người đứng đầu của đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

С Генеральным секретарём Центрального комитета Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Фу Чонгом.

Встреча с главой компартии Вьетнама Нгуен Фу Чонгом


Kichbu theo kremlin.ru

Vladimir Putin tiếp tại Sochi Tổng bí thư Ban Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

 В ходе встречи с Генеральным секретарём Центрального комитета Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Фу Чонгом.

V. PUTIN: Kính thưa đồng chí Tổng Bí thư! Thưa các bạn thân mến! Cho phép tôi được nhiệt liệt chào mừng các bạn tại Nga. Rất vui  với cuộc gặp gỡ mới của chúng ta.

Trước hết tôi muốn nói rằng quan hệ giữa Nga Việt Nam phát triển và phát triển thành công. Chúng ta duy trì quan hệ ở cấp chính trị cao: các bộ ngoại giao của chúng ta phối hợp tích cực, quan hệ liên quốc hội phát triển, và Ủy ban liên chính phủ cũng hoạt động tích cực.

Năm ngoái lưu chuyển hàng hóa tăng gần 9 phần trăm. Đầu tư của Nga cũng tăng, đạt 2 tỷ USD.

Chúng ta có những triển vọng tốt, và tôi chắc chắn rằng, chuyến thăm của Đồng chí sẽ đóng góp thêm vào sự phát triển của mối quan hệ của chúng ta.

Chào mừng các bạn!

 С Генеральным секретарём Центрального комитета Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Фу Чонгом.

N. TRỌNG (ghi lại nguyên văn lời dịch của phiên dịch người Việt): Cảm ơn rất nhiều, kính thưa đồng chí Tổng thống.

Theo lời mời của Tổng thống, tôi rất vui mừng có cơ hội cùng với các nhà lãnh đạo Việt Nam đến thăm Nga, thăm đất nước xinh đẹp và hiếu khách của các bạn. Tôi cũng rất vui mừng khi thấy thời tiết hôm nay thật đẹp.

, như Tổng thống đã nhận xét, mối quan hệ giữa hai nước của chúng ta đang phát triển rất thành công. Đã đạt được một mức độ tin cậy chính trị cao giữa hai nước chúng ta. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh năm tiếp theo hai nước của chúng ta sẽ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Hiện nay mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã mang tính chất đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam luôn xem Nga là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam. Đây là cơ sở rất quan trọng để làm sâu sắc thêm và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước của chúng ta.

Một trong những mục tiêu của chuyến thăm hiện nay của tôi đến Nga - đó là thảo luận và cùng với Ngài có những biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước của chúng ta để đưa quan hệ lên tầm mới, cao hơn.

Tôi cũng xin thông báo với Tổng thống rằng trong hai ngày vừa qua tôi đã gặp gỡ với ban lãnh đạo của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang, cũng như với đồng chí Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, cũng như với một số bạn bè, đối tác Nga khác. Tất cả các cuộc gặp gỡ rất có nội dung, và diễn ra trong bầu không khí thân thiện và chân thành. Và hôm nay, tôi rất vui có cơ hội được gặp Tổng thống.

V. PUTIN: Cám ơn.

------
--> Read more..

Hoa Kỳ: bạo loạn tại thành phố Ferguson







Sau khi đoàn bồi thẩm tại tòa án thành phố Ferguson quyết định không truy tố cảnh sát da trắng Darren Wilson,  ngày 9 tháng Tám đã bắn một thiếu niên da đen Michael Brown, trên đường phố của thành phố các cuộc bạo loạn lại bắt đầu. Hooligans đã đập phá và đốt xe cảnh sát, cướp bóc các cửa hàng. Trong thành phố xuất hiện những đám cháy. Cảnh sát đã dùng, các đơn vị của Vệ binh quốc gia được điều động đến thành phố.




















------
--> Read more..

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Hồi ức về chủ nghĩa cộng sản

Танки и бронетранспортеры на площади Тяньаньмэнь, 13 июня 1989 года

Воспоминания о коммунизме


Antonio Elorza

Kichbu theo: inosmi.ru

Tưởng như thời đại của chủ nghĩa cộng sản đến hồi kết thúc cách đây 25 năm  khi Bức tường Berlin sụp đổ. Sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991 đã xác nhấn điều này. Tuy nhiên, sau đó các chế độ cộng sản ngoài châu Âu đã đứng vững. Trong một số trường hợp các đảng cộng sản cầm quyền đã đưa đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước (Trung Quốc, Việt Nam), trong những trường hợp khác tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị (Bắc Triều Tiên), trường hợp thứ ba - nhờ tài trợ từ bên ngoài (Cuba). Trong tất cả trường hợp này, các công dân đã nhận thức rằng các sự kiện đẫm máu, chẳng hạn như những sự kiện diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn, sẽ lặp lại. Nhờ sự can thiệp của Gorbachev, các phong trào nhân dân ở các quốc gia Đông Âu đã vất bỏ chế độ độc tài cộng sản.

Các sự kiện tại Hungary năm 1956 và "Mùa xuân Praha" năm 1968 đã cho thấy rằng sự sống còn của chế độ cộng sản phụ thuộc vào việc Liên Xô sẽ đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân hay không. Brezhnev đã giải thích điều này cho chủ tịch Tiệp Khắc Dubcek vào năm 1968. Liên Xô đã không sẵn sàng để rút lui khỏi các đường biên giới, nơi họ áp sát vào năm 1945, từ chối bảo trợ đảng cộng sản của các nước  phe xã hội chủ nghĩa không cho phép các nước đó phát triển theo con đường dân chủ.

Nhiệt tình cách mạng của ý thức hệ cộng sản suy yếu, chỉ có thể trông mong vào bạo lực. Tình đồng chí nhường chỗ cho hành động kẻ cướp, như nhà khởi xướng tư tưởng của "Mùa xuân Praha" Zdenek Mlynár đã nói. Khi Gorbachev bắt đầu cải cách, hy vọng lặp lại thí nghiệm của Lenin với NEP, thì ông đã không có bất kỳ cơ hội nào để thực hiện điều này.

Nếu trở lại thế giới của "chủ nghĩa xã hội hiện thực" của những năm 80s, thì sự xơ cứng ý thức hệ và sự mong muốn của bộ máy quan liêu đàn áp bất kỳ thế giới quan thay thế nào sẽ trở nên rõ ràng. Lên án các nhà dân chủ-xã hội và những người cộng sản châu Âu, những người tán dương của "chủ nghĩa xã hội hiện thực" đã tìm cách để duy trì chủ nghĩa Maxism-Leninism. Và đã không thể làm được điều gì. Khởi xướng perestroika, Gorbachev đã vô tình tạo điều kiện cho sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống. Điều này giải thích sự thù hận đối với ông, đặc biệt từ phía những người, như giới chức cao cấp, được hưởng đặc quyền đặc lợi.
Theo mô hình do Stalin vạch ra, Đảng CSLX đã lãnh đạo đời sống chính trị tại các nước dân chủ nhân dân, bất chấp sự bất bình từ phía họ. Cần nhấn mạnh rằng uy tín to lớn của "quê hương của chủ nghĩa xã hội" trong những năm 30s, đã ăn sâu vào trái tim của giới trí thức, chứ không phải của người lao động. Ở Italia, Pháp và Tây Ban Nha sự tham gia của những người cộng sản trong phong trào kháng chiến chống phát xít đã mang lại một hào quang dân chủ cho đảng cộng sản của những nước này. Chính lúc đó đã sinh ra chủ nghĩa công sản dân chủ, hay là chủ nghĩa cộng sản châu Âu mà sau này Liên Xô đã bác bỏ, trước hết,  vì sau chiến tranh nền kinh tế Tây Âu đã bắt đầu phát triển nhanh chóng. Không chỉ đảng cộng sản Pháp, trung thành vô hạn với Kremlin, mà thậm ngay cả Santiago Carrillo đã gắn chủ nghĩa cộng sản châu Âu của mình với "đảng của mọi thời đại", với đảng của Stalin. Đảng Cộng sản còn lại một mình ở ngã ba đường, như lúc bấy giờ Giorgio Napolitano nhận xét.

Những tài liệu lưu trữ được giải mật sau sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi những quan điểm truyền thống từng tồn tại về chính quyền Xô Viết tốt đẹp của Lenin. Người ta cố gắng biện minh cho sự tàn bạo bởi cuộc nội chiến, và sau đó là bởi sự bạo hành của Stalin và ông đã bị chỉ trích không thương tiếc tại đại hội XX của Cộng sản Liên Xô (1956). Bây giờ chúng ta biết rằng sự khủng bố tàn khốc của Stalin như sự chối bỏ hoàn toàn dân chủ đã bắt đầu ngay dưới  thời Lenin công cụ của chính sách nhà nước. Đây đó Stalin thể  hiện linh hoạt hơn: cho phép khả năng thành lập các mặt trận nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít để cứu nguy cho nền dân chủ.

Sau đó, thật vậy, ông đã phá hủy tất cả điều này bằng cách sử dụng "các nền dân chủ nhân dân". Bắt đầu từ những năm 60s của thế kỷ trước, phong trào cộng sản ở châu Âu co lại, như da vân mềm và cuối cùng chỉ còn lại ở những nơi nó sinh ra. Vào giao thời của những năm 60s-70s, sự sùng bái Mao đã đạt đến đỉnh điểm của nó, và sau đó, vào năm 1975, những người cộng sản chiến thắng tại Việt Nam và Campuchia. Nhưng  khi họ bắt đầu hiểu tất cả nỗi kinh hoàng của "bước đại nhảy vọt" và "cách mạng văn hóa", sự ngưỡng mộ trước Người cầm lái vĩ đại đã chấm dứt. Dòng máu đã đóng băng trong tĩnh mạch, khi những tội ác của  Khmer Đỏ trở nên nổi tiếng. Về hình thức và nguồn gốc, tội ác diệt chủng đã được gây ra bởi  họ là sự tiếp nối của những hành động dã man của những người cộng sản châu Âu.

Bất chấp những nỗi kinh hoàng của các trại tù Xô Viết, của hàng triệu người chết trong ại nhảy vọt" và bàn tay của Khmer Đỏ, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài toàn trị, đã tránh được sự lên án toàn thể, như chủ nghĩa quốc xã chủ nghĩa phát xít. điều này khá nguy hiểm bởi vì những nhân tố đàn áp của nó xuất hiện trong các phong trào cấp tiến đang nổi lên. Người ta thường nói rằng "chủ nghĩa tư bản tội ác", còn "chế độ Xô Việt" thật ngây ngô.

Bây giờ tầng lớp người dân sung túc về kinh tế (giàu có) đang tác yêu tác quái khắc nơi, và họ tuyên bố "người nghèo" (trước đây là giai cấp vô sản) gần như những người phải chịu đau khổ, còn "người giàu có" - nguyên nhân của tất cả các tội lỗi. Và không chỉ vì họ là những kẻ bóc lột, mà còn bởi vì rằng họ không hiểu sứ mệnh lịch sử quan trọng của đội quân tiên phong cách mạng. Chính Cheka các tổ chức tiếp theo hủy diệt con người đã xuất hiện như thế. Chỉ khi các đảng cộng sản chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít dân chủ, đóng vai trò là lực lượng tiên tiến, họ có thể thay đổi quan điểm lịch sử này về bản thân mình.


* Аntonio Elorsa - chủ nhiệm khoa chính trị của Đại học Komplutense (Madrid)
-----
--> Read more..

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Trung Quốc sẽ xây dựng tại Namibia căn cứ hải quân

Китай надеется создать в Намибии морскую базу

Китай надеется создать в Намибии морскую базу


Kichbu theo topwar.ru


Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tại cảng Walvis Bay của Namibia căn cứ hải quân, Voennyi Paritet dẫn theo báo chí châu Phi và Trung Quốc đưa tin.

Bình luận về thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông gần đây, người phát ngôn của Lực lượng quốc phòng Namibia, bà Monica Sheya giải thích rõ rằng vấn đề này "đang được thảo luận cấp cao hơn".
Với các
phương tiện truyền thông Trung Quốc, thì họ đưa tin về ý định của Peking "xây dựng Ấn Độ Dương từ 18 đến 19 căn cứ hỗ trợ chiến lược ở nước ngoài (phương án khác - "các cơ sở hậu cần "). Theo các nguồn tin Trung Quốc, "các cuộc tham khảo ý kiến cùng có lợi và thân thiện với các nước liên quan hiện đang được tiến hành". Họ cũng nhấn mạnh rằng các căn cứ của Trung Quốc sẽ không xây dựng theo mô hình của Mỹ.



Xem thêm:

-----
--> Read more..

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Đối với CHDCND Triều Tiên, Nga - "cửa sổ vào châu Âu"

Открытие летнего сезона в детском лагере в КНДР

Для КНДР Россия — "окно в Европу"


Lǚ Chao

Kichbu theo: inosmi.ru

Bắt đầu từ nửa cuối năm 2014 trong chính sách đối ngoại của Bắc Triều Tiên, một chính sách được gọi là tự cô lập, bỗng nhận thấy những biến đổi. CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu thiết lập liên lạc với một số quốc gia có ảnh hưởng. Dường như rằng Bắc Triều Tiên hy vọng với sự giúp đỡ của ngoại giao đa phương để thoát khỏi hình ảnh của "nhà nước  bị lạc lõng". Mặc dù Bắc Triều Tiên cũng đang cố gắng để thể hiện mình thân thiện, những thay đổi đột ngột như vậy rõ ràng đang làm cộng đồng quốc tế dè chừng.

Trong quan hệ với Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên thực hiện chính sách đàm phán bí mật trao đổi các phái viên đặc biệt. Nhìn chung, các nước đang thảo luận về vấn đề các công dân Nhật bị bắt cóc bởi Bắc Triều Tiên kể từ khi ông Shinzo Abe muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Thái độ thân thiện của Bình Nhưỡng đối với Hoa Kỳ cũng làm ngạc nhiên. CHDCND Triều Tiên không những trả tự do cho hai công dân Mỹ bị kết án, mà còn thể hiện sự hào phóng chưa từng thấy bằng cách cho phép giám đốc tình báo quốc gia đến Bình Nhưỡng bằng máy bay quân sự và tự thân đón nhận họ. Nhưng một phái đoàn với ba quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên Hwang Pyong So, Choe Ryong Hae, Kim Yang Gon đã bất ngờ thăm Hàn Quốc làm các phương tiện truyền thông quan tâm hơn cả. Ngoài ra, sắp tới CHDCND Triều Tiên dự định phái các đại biểu cấp cao  của họ đến châu Âu, Mỹ, châu Phi và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tất cả những động thái này xác nhận mong muốn của Bắc Triều Tiên càng sớm càng tốt thoát khỏi "bế tắc ngoại giao". Tuy nhiên vẫn cần phải xác định rõ "cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận" như vậy dẽ đạt hiệu quả đến mức độ nào.

Cần chú ý rằng trong thời gian gần đây các cuộc tiếp xúc giữa Bắc Triều Tiên và Nga diễn ra thường xuyên trong thấy. Nga 8 tháng Mười một, bộ trưởng quốc phòng CHDCND Triều Tiên Hyon Yong-chol đã đến Nga, nơi ông hội đàm với Vladimir Putin, trao  cho ông bức thư của Kim Jong Un. Vào tháng Mười, bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Lee Soo Young đến Nga với chuyến thăm dài mười ngày. Ngày 17 Tháng Mười Một đặc phái viên của Kim Jong Un là Choe Ryong Hae đã đến Nga để hội đàm với  tổng thống LB Nga. Tại sao chỉ có Nga vui vẻ tiếp nhận "nhánh ô liu" của Bình Nhưỡng? Tôi cho rằng lý do  nằm ở chỗ quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Vì cuộc khủng hoảng Ucraina, áp lực của phương Tây đối với Liên bang Nga đang ngày càng gia tăng. Và các tiếp xúc thường xuyên với Bắc Triều Tiên sẽ cho thấy rằng Nga đang sử dụng uy tín ở Đông Bắc Á và đang giữ vị trí quan trọng trong khu vực này. Dưới hình thức này, Nga có ý định đối đầu với Hoa Kỳ. Về hợp tác kinh tế, Nga sẽ là nhà đầu tư chính trong dự án tái thiết xây dựng đường sắt ở Bắc Triều Tiên. Liên bang Nga, về phía mình, sẽ tham gia theo phần trong việc khai thác vàng kim loại quý hiếm ở CHDCND Triều Tiên. Moscow cũng có kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt đến sẽ trải dài trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được như thế nào đó là hợp tác của Nga và Bắc Triều Tiên sẽ dẫn đến những kết quả như thế nào. CHDCND Triều Tiên xử sự khá e dè với các quyền đối với tài nguyên, vì vậy không rõ là họ sẵn sàng cung cấp cho Nga một phần như thế nào.

Bởi Hyon Yong-chol và Choe Ryong Hae trong chuyến thăm LB Nga mang lá thư từ Kim Jong Un, có tin đồn rằng đối với chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể chọn Nga. Nhưng lời đồn ra tán vào rằng cuộc gặp gỡ có thể có giữa Putin Kim Jong Un sẽ mang lại điều gì đó khó xác định cho tình hình ở Đông Bắc Á cũng gây ầm ỉ, tuy nhiên, tôi cho rằng những giả định như thế chắc gì sẽ trở thành hiện thực. Thứ nhất, đối với chính sách đối ngoại của nhiệm vụ của Bắc Triều Tiên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu - đó là mối quan hệ với Mỹ, cũng như việc họ cần thiết lập quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Nga cũng cần phải dành toàn bộ sự quan tâm của mình cho châu Âu, nơi Ucraina là vấn đề then chốt. Các quan hệ giữa Nga CHDCND Triều Tiên - đó là biện pháp bắt buộc, chúng không có tính chất chiến lược, không phải là toàn diện.  
Thứ hai, Nga và Trung Quốc khá hiểu biết trong các vấn đề chiến lược của bán đảo Triều Tiên trong vấn đề này họ muốn cùng nhau hành động. Ví dụ, cả hai nước đều chống lại chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cho rằng cần thiết khôi phục lại cơ chế đàm phán sáu bên.

Thứ ba, các cuộc tiếp xúc giữa Nga và Bắc Triều Tiên không thể thay đổi cấu trúc địa chính trị hiện hành ở Đông Bắc Á. Trung Quốc hy vọng rằng CHDCND Triều Tiên đi theo bước chân của họ và bắt đầu thực hiện "chính sách cải cách và mở cửa", và đánh giá tích cực việc cải thiện quan hệ giữa Nga và Bắc Triều Tiên. CHND Trung Hoa và Bắc Triều Tiên - một là những láng giềng gắn bó bởi tình hữu nghị truyền thống. Đối với Bình Nhưỡng, Trung Quốc - đó là hậu phương vững chắc, bởi vậy, Bắc Triều Tiên chắc gì sẽ thay đổi chính sách liên quan của mình đối với Trung Quốc. Vì vậy, Peking có thể không phải lo lắng quá nhiều là Kim Jong Un sẽ chọn nước nào đầu tiên cho bài phát biểu chính trị của mình.
*
Tác giả của bài viết - nhà khoa học của Đại học Đông Liêu Ninh, tỉnh Liêu Ninh, chuyên về các vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Xem thêm:


-----
--> Read more..

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Nhà báo Mỹ: chính sách của Hoa Kỳ không khác chính sách của các quốc gia phát xít

Американский журналист: Политика США не отличается от политики фашистских государств

Американский журналист: Политика США не отличается от политики фашистских государств


Kichbu theo topwar.ru

Nhà báo Eric Suess của ấn phẩm Mỹ OpEdNews nói rằng chính sách của Mỹ hiện nay, trên thực tế, không khác chính sách của các quốc gia phát xít trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai là mấy, họ đã từng muốn tiêu diệt nước Nga hoàn toàn.

"Đối với người Mỹ, chiến tranh Lạnh chưa kết thúc ngay cả với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, thậm chí ngay cả sau khi nền kinh tế theo kiểu Maxist đã bị bác bỏ trên toàn thế giới, ngoại trừ Bắc Triều Tiên và Cuba. Trong thực tế toàn bộ chính sách này nhằm chống lại Nga, sự thù hận xưa cũ, như than nóng, cháy trong tim của Barack Obama, toàn bộ chính sách quân sự của ông nhằm mục đích phục vụ cho thị trường sản phẩm quân sự Mỹ ", - RIA «Novosti» trích lời nhà báo.

 В системе AIS первый «Мистраль» переведён под флаг России

Để làm ví dụ xúc tiến nhũng lợi ích Mỹ tại châu Âu, Suess đã dẫn tình hình với hợp đồng cung cấp tàu sân bay trực thăng của Pháp "Mistral" cho Nga. Các phương tiện truyền thông Mỹ gọi hợp đồng này là "bán dây để treo cổ người Pháp". Tuy nhiên, theo lời nhà báo, Nga không phải là kẻ thù của Pháp, Hoa Kỳ đã trở thành kẻ thù khi cố gắng thuyết phục Paris từ chối chuyển giao những hạm tàu đã được xây dựng xong. Việc không thực hiện hợp đồng sẽ gây nên những thiệt hại tài chính nghiêm trọng, tuy nhiên, "một nước Pháp thiếu cương quyết không dám từ chối chú Sam".

-----
--> Read more..

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Các chuyên gia Hà Lan bắt đầu thu thập các mảnh vỡ lớn của Boing MN17

Анализ осколков поможет ускорить следствие и выяснить причины падения Боинга

Phân tích các mảnh vỡ sẽ giúp thúc đẩy nhanh hoạt động điều tra và làm sáng tỏ nguyên nhân rơi máy bay Boing


Нидерландские эксперты начали сбор крупных обломков рейса МН17


Kichbu theo: nvua.net

Vào Chủ nhật, ngày 16  tháng Mười một, tại địa điểm rơi của Boeing 777 hãng hàng không Malaysia Airlines tỉnh Donetsk ngày 17 tháng Bảy đã bắt đầu thu thập những mảnh vỡ lớn của máy bay.

Các chuyên gia đến từ Hà Lan, cùng với đại diện của OSCE, đã đến Donetsk để thu thập và phân tích tiếp các mảnh vỡ lớn máy bay MN17.

Bởi những mảnh vỡ của máy bay nằm tại khu vực của ba điểm dân cư, đ hoàn thành công việc sẽ mất vài ngày. Vào Chủ nhật, các chuyên gia bắt đầu làm việc tại khu vực làng Grabovo , -  Interfax-Ucraina đưa tin.

Фото: HromadskeTV via Twitter
Photo: HromadskeTV via Twitter

Trước đó, công tố viên Hà Lan, điều phối viên về điều tra vụ thảm họa MN17, Vesterbeke Fred cho rằng hiện tại không thể đưa ra nguyên nhân của vụ rơi máy bay Malaysia vì thiếu các bằng chứng.

Boing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines theo hành trình Amsterdam (Hà Lan) - Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi ở miền đông Ucraina ngày 17 tháng Bảy. Trên máy bay298 người, tất cả đều thiệt mạng.
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Фото: Агентство Рейтер via Twitter
 Фото: Агентство Рейтер via Twitter
 Фото: Агентство Рейтер via Twitter
 Фото: zyalt.livejournal.com
 Фото: zyalt.livejournal.com
 Фото: zyalt.livejournal.com
 Фото: Надежда Чернецкая
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Фото: Reuters Top News via Twitter
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Рейс #MH17. Боинг 777 малазийских авиалиний покидает амстердамский аэропорт Схипол в 12:31 по местному времени
 Рейс #MH17. Боинг 777 малазийских авиалиний покидает амстердамский аэропорт Схипол в 12:31 по местному времени
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км
 Лайнер Boeing 777 упал вблизи города Торез. По информации очевидцев, самолет был сбит на высоте 10 км

-----
--> Read more..

Steps


Flag Counter