Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Venezuela: chủ nghĩa xã hội ở đây hoàn toàn không như ở LB Xô Viết


Новость на Newsland: Венесуэла: социализм здесь совсем не такой, как в СССР

Венесуэла: социализм здесь совсем не такой, как в СССР




Victoria Kupchinetskay


Kichbu posted on 08.03.2013



"Đài Tiếng nói Hoa Kỳ" ​​đã có cuộc trao đổi với một  cư dân của đảo Margarita, Venezuela, về cuộc sống sau khi Chavez qua đời. Doanh Mikhail Kranchev đã  sống Venezuela  8 năm nay. Đến từ Nga đ nghỉ ngơi và đồng thời sinh sống làm ăn, và đã định cư trên hòn đảo du lịch Margarita. Mikhail mở một công ty du lịch và công ty buôn bán bất động sản «Caribbean Dream Group». Có giấy phép cư trú, và theo Hiến pháp Venezuela, có quyền bỏ phiếu chỉ dành đối với chính quyền địa phương, chứ không được phép bầu tổng thống. Ông đã có thể bỏ phiếu bầu cho ai  trong cuộc bầu cử tổng thống mới đây? Ông  không biết,  nhiều vấn đ Chavez và trong  chính sách của ông, Mikhail đồng cảm, nhưng cũng có những việc ông không tán thành.


Phân ban Nga ngữ của  "Đài Tiếng nói Hoa Kỳ” đã trao đổi Mikhail Kranchev ngày sau khi Hugo Chavez qua đời.

 http://rg.ru/i/gallery/f4df5484/411e308a.jpg


Victoria Kupchinetskaya (V.K): Việc tổng thống Chavez qua đời có là tin bất ngờ đối với mọi người dân trong nước? Nhân dân tiếp nhận cái chết của ông như thế nào?

Mikhail Kranchev (M.K): Về điều này cả phe đối lập cũng nói đến, chứ không chỉ những người ủng hộ ông ấy, - Chavez là một chính khách lớn, ông đã làm được cho đất nước rất nhiều. Tôi cũng nghĩ như vậy. Ông bị bệnh một thời gian dài, bởi vậy mọi người đã sẵn sàng cho sự ra đi của ông. Ngay cả trong thời gian chiến dịch tranh cử của mình, họ đã  nói cho ông rằng ông cần phải quay trở lại Cuba để thực hiện thêm một phẫu thuật khác nữa, nhưng ông đã tiến hành chiến dịch đến kết thúc, ông là một chiến sĩ tranh đấu cho những nguyên tắc của mình, có lẽ,  bởi vậy sao ông không đủ thời gian để chữa khỏi bệnh.

V.K.: Nhưng Chavez dù sao là chính khách mâu thuẫn, nhiều người coi ông là một nhà lãnh đạo độc tài. Ở Venezuela có những người cảm thấy ... nhẹ nhõm, vui mừng sau khi ông ấy qua đời?

M.K: Hôm nay người phụ nữ làm vệ sinh đến văn phòng của chúng tôi và nói rằng hôm bà nhìn thấy một công ty đang ăn mừng cái chết của ông như thế nào. "Làm sao mà có thể nhảy nhót trên đau khổ của người khác” – người phụ nữ làm vệ sinh của chúng tôi nói. Nhưng sau đó Thượng đế trừng phạt họ, bà nói, một người trong số họ, say rượu, ngồi lên chiếc xe máy và đâm vào một chiếc xe hơi. Và tôi cũng nghĩ như thế - một người qua đời, không phải là người bình thường. Làm sao mà ở đây hân hoan được cơ chứ? Tôi không phải là ngày hôm nay, cũng không phải ngày hôm qua thấy có người vui mừng.

V.K.: Và bây giờ trong cư dân của Venezuela cảm thấy nỗi lo lắng về tương lai của đất nước khi nhà lãnh đạo của đất nước qua đời?

M.K.: Dĩ nhiên, một nhà lãnh đạo tầm cỡ như thế không còn nữa ở cả trong phe đối lập, cả trong đội hình của Chavez. Nhưng mọi người hiểu thế nào đó rằng sau ba mươi ngày sẽ có một người chiến thắng trong các cuộc bầu cử mà người đó Chavez đã gọi là người kế nhiệm của mình - Nicolas Maduro (phó tổng thống đất nước. – V.K). Mặc dù Henrique Capriles có thể là người cạnh tranh xứng đáng với ông: trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây, sự khác biệt về số lượng phiếu bầu cho họ là 11%. Maduro – còn lâu mới được như Chavez, kể cả về sức ảnh hưởng, kể cả về sức hấp dẫn của tính cách, cả về nghệ thuật hùng biện. Nhưng nếu ông ấy lên cầm quyền, chính sách sẽ không thay đổi. Các chương trình xã hội vẫn sẽ tiếp tục, chúng tôi cũng sẽ chu cấp cho 10 nghìn bác sĩ hiện đang giúp đỡ người nghèo trên khắp toàn thế giới. Vâng, sau 6 năm - tôi không biết, tôi không phải là Wanda, không được học để bói toán trên bả cafe. Tôi là một người thực dụng.

V.K.: Ông - doanh nhân. Cá nhân ông như một doanh nhân dưới thời Chavez kinh doanh may mắn như thế nào?

M.K.: Về Venezuela có nhiều thông tin sai lệch, và điều này làm tôi lo lắng. Như chị biết đấy, chủ nghĩa xã hội mà nó tồn tại ở Venezuela, không có gì chung với chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Ở đây không có vấn đề tư hữu. Và ở đây có những chương trình của chính phủ trợ giúp các doanh nghiệp. Để thành lập doanh nghiệp họ được chỉnh phủ chi cho khoản tín dụng cho 5 năm, bắt đầu trả nợ sau 2 năm sau khi vay. Lãi suất của khoản vay - 2%, điều này còn thấp hơn tỷ lệ lạm phát, tức là, người ta sẽ trả nợ khoản tiền ít hơn đã vay. Ở phố của tôi có một cậu xin vay tiền mua một chiếc xe buýt, họ cho vay, đã bắt đầu trả, nhưng cậu ấy có những vấn đề, lại xin vay tiếp, nhà nước lại cho vay. Bây giờ cậu ta có sáu chiếc ô tô, sở hữu hẳn một tuyến xe buýt riêng. Và chàng trai này trước đây không có lấy một đồng xu của mình, khi cậu ấy khởi sự công việc kinh doanh. Đây là chủ nghĩa xã hội theo kiểu Venezuela.

V.K.: Mikhail, nhưng chúng tôi cũng biết rất nhiều chuyện về cách nhà nước đã quốc hữu hóa các công ty lớn ở Venezuela và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và lấy đi tài sản của doanh nghiệp lớn ...

M.K.: Vâng, một công ty Hà Lan đã mua công ty chế biến sữa, lúc bấy giờ những người nước ngoài có thể làm điều đó. Sau đó, nó đã được đóng cửa để tái cấu trúc, và trong nước thiếu hụt sữa. Nhiều người pha sữa khô vào đồ ăn, bởi vậy đó là sản phẩm có ý nghĩa xã hội. Sữa bắt đầu phải mua ở nước ngoài, đó là một vấn đề. Và sau chuyện này Chavez bắt đầu áp dụng các biện pháp, người ta bắt đầu nói rằng ông “tước”các doanh nghiệp lớn. Tôi dẫn ra đây một ví dụ khác, với ngành công nghiệp xi măng. Một tập đoàn đấu thầu và nhận được một danh nghiệp. Điều kiện như thế này: công ty đáp ứng các nhu cầu của đất nước và không tăng giá, còn chính phủ không tăng giá năng lượng đối với công ty này. Tuy nhiên, giá xi măng đã bắt đầu tăng lên, và không có bất kỳ cảnh báo nào giúp được. Sau đó, nhà nước trả cho họ lại số tiền mà họ đã đầu tư. Chavez đã hành động theo hợp đồng, không có kẻ độc đoán nào ở đây cả. Bởi vì chính phủ đã quốc hữu hóa các doanh nghiệp, các nguồn tài nguyên có ý nghĩa xã hội của đất nước. Bây giờ tại những  doanh nghiệp như thế hệ thống kiểm soát thuộc về nhà nước. Đối với nhà nước, điều này rất tốt. Bởi vì không có vấn đề xã hội - đó cũng là chức năng của nhà nước.

V.K.: Vâng, và những khía cạnh nào chính sách của Chavez không làm ông vừa lòng?

M.K.: Tôi thấy rằng đôi khi họ hỗ trợ người nghèo, không phải tất cả mọi người đều nghèo, bởi vì - lười biếng. Nhưng khi họ hỗ trợ người lười nhác, những người không muốn làm việc - tôi phản đối cách kinh doanh như vậy. Chavez không chia người nghèo thành những người yêu lao động và những kẻ lười nhác. Ông giúp đỡ tất cả những người nghèo. Và tôi hoàn toàn không đồng ý đối với việc đó.

V.K.: Vậy Venezuela - đất nước giàu hay nghèo?

M.K.: Ở đây người ta có thái độ với đồng tiền hoàn toàn theo cách khác, không giống như ở châu Âu. Ở đây giới thân cận bên ngoài không quan trọng, ở đây tất cả đơn giản hơn.

V.K.: Chúng tôi biết rằng Chavez  thường chỉ trích Hoa Kỳ. Ở Venezuela có thái độ với người Mỹ như thế nào?

M.K.: Chị biết  Chavez đã cãi nhau với Hoa Kỳ như thế nào? Khi Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan, Chavez nói rằng không thể đấu tranh chống nạn khủng bố bằng các biện pháp khủng bố. Ông nói rằng Hoa Kỳ trước đây đã lên án Liên Xô cũng chính vì điều như thế, tẩy chay Olympic, khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan. Và khi Chavez nói điều đó, thế là họ cãi nhau. Và ông bắt đầu trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ. Còn nói chung, ở đây mọi người có thái độ tốt đối với người Mỹ. Chị biết có những chương trình nào theo đó Hoa Kỳ cung cấp xăng dầu miễn phí không? Và hầu như tất cả mọi người ở đây có thân nhân ở Hoa Kỳ. Ở đây nói chung mọi người rất tốt bụng, không độc ác và không hiếu chiến.

V.K.: Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Nga và Venezuela đã phát triển mạnh mẽ theo hướng tích cực. Ông cảm thất thế nào, bây giờ sự nguội lạnh sẽ xảy ra?

M.K.: Tôi không nghĩ rằng điều gì đó sẽ thay đổi. Tất cả các mối quan hệ này – đó là lĩnh vực hoạt động chính trị. Sẽ có lợi ích – sẽ kết bạn với Nga, sẽ không có lợi ích – tình hữu nghị  chệch hướng hoặc thay đổi theo hướng nào đó.

V.K.: Ở Hoa Kỳ cho rằng ở Venezuela không có phương tiện truyền thông dân chủ và các cuộc bầu cử dân chủ. Ông nghĩ thế nào, Hoa Kỳ trong tương lai có nhiều ảnh hưởng lớn hơn đối với Venezuela? Hay sự nổi tiếng của Maduro có vững chắc?

M.K.: Tôi rất không muốn điều đó. Bởi vì trong những năm gần đây, ở Hoa Kỳ bắt đầu nói về dân chủ - ở đó có rất nhiều máu bắt đầu đổ. Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể có tác động lớn hơn ở đây, nếu họ có thể - họ sẽ thực hiện ở đây từ lâu rồi. Chính mới đây họ đã cố gắng nói chuyện với giới quân đội Venezuela, rằng là, bây giờ là thời điểm tốt ... Sau đó các nhà ngoại giao Mỹ đã bị trục xuất. Không nên chui vào tu viện của người khác với điều lệ của mình.

V.K.: Vậy ông không muốn sống trong một đất nước dân chủ?

M.K.: Dân chủ hay không dân chủ - chúng tôi, nguyên là người Nga, sẽ sống tốt đẹp khắp mọi nơi, chúng tôi đã quen từ nơi khốn khổ đến nơi tận cùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter