Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Tom Dispatch: Hoa Kỳ lúng túng trong việc xác định kẻ thù - Nga hoặc Trung Quốc

Tom Dispatch: США запутались в выборе врага — Россия или Китай

Tom Dispatch: США запутались в выборе врага — Россия или Китай


Kichbu theo politobzor.net

Một chiến lược lớn, một kế hoạch dài hạn để thúc đẩy lợi ích quốc gia của  Mỹ và chống lại các đối thủ chính - nằm trong tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, giáo sư, nhà nghiên cứu các vấn đề hòa bình và an ninh tại Đại học New-Hampshire Michael Klare viết trong bài báo đăng trên ấn phẩm phân tích  Tom Dispatch.

"Các chính khách hàng đầu của đất nước  bối rối từ hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, ngẫu tác các chiến lược bức thiết, nhưng chúng  hiếm khi được  thực hiện nhất quán. Có người đổ lỗi cho sự thiếu quyết đoán của Nhà Trắng, nhưng lý do thực sự nằm sâu hơn. - trong những bất đồng của giới tinh hoa chính sách đối ngoại về việc ai - Nga hoặc Trung Quốc -  là đối thủ chính của Mỹ ", - tác giả khẳng định.

Bản chất của việc lập kế hoạch chiến lược được xây dựng dựa trên sự lựa chọn địch thủ, ông tiếp tục. Trong thời gian chiến tranh lạnh, kẻ thù số một, dĩ nhiên, là Liên Xô, và tất cả những nỗ lực của Washington đều nhằm vào việc làm suy yều sức mạnh của Moscow. Khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ tập trung đối kháng vào một số “ quốc gia-bất trị”. Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001, tổng thống George W. Bush tuyên bố một "cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố", dự kiến cho một chiến dịch nhiều năm chống những kẻ cực đoan Hồi giáo và những người ủng hộ  chúng trên toàn thế giới.

Kể từ đó, mỗi quốc gia được đánh giá  bởi Mỹ theo nguyên tắc "ai không cùng với chúng ta, là chống lại chúng ta", và sự hỗn loạn ngự trị. Các chiến dịch quân sự, chiếm đóng, các cuộc đột kích, chiến tranh máy bay - tất cả điều này tiếp nối theo nhau, khi Nhà Trắng nhận thấy thảm họa ở chỗ rằng Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế đang phát triển của mình để gia tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới, và Nga "bắt đầu đe dọa các nước láng giềng",  Claire viết. Sự lộn xộn trong tư duy chiến lược của chính quyền của đương kim tổng thống Barack Obama làm ông ngạc nhiên.

Phân tích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong những năm gần đây, tác giả khẳng định: "tập hợp các phương án cho năm 2016 có thể được mô tả như là một  sự mờ mịt và hỗn loạn, hoặc thậm chí tồi tệ hơn".  Chắc gì ai đó được lợi từ một chính sách như thế - ngoại trừ, nhiên,  ngành công nghiệp quân sự Mỹ.

"Một đất nước mà không có một kế hoạch thống nhất để thúc đẩy các lợi ích quốc gia của mình - đó là, xin lỗi, chẳng là cái gì. Tệ hơn nữa, chúng ta (Hoa Kỳ) sẽ là một nước  mãi mãi nằm trên bờ vực của cuộc khủng hoảng trong mối đe dọa thường xuyên của chiến tranh hạt nhân", - giáo sư Claire kết thúc bài viết của mình.

Bản gốc tiếng Nga xem tại đây.

-----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter