Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Biển Hoa Nam - một chướng ngại

Южно-Китайское море - камень преткновения?

Южно-Китайское море - камень преткновения?


Skomorokhov Roman (Banshee)

Kichbu theo topwar.ru

Chúng ta đã trở nên quen thuộc với  những vụ việc om sòm xưa nay về biên giới của chúng ta và với những gì đang xảy ra ở Ucraina. Nhưng trên thế giới có những nơisự căng thẳng không hề kém. Sự khác biệt chỉ là ở chỗ họ không bắn nhau. Hiện tại là thế, tôi nghĩ.

Tại đó có điều gì giống TMR. Khi thì tất cả yên tĩnh, khi thì bỗng nhiên mọi chuyển động bắt đầu theo những hướng mới. Và, bạn nghĩ sao, ai là người khuấy nước tại vùng biển này? Nói là, thành trì của nền dân chủ trên thế giới.

Thực ra, những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về các vấn đề biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu) - đó không phải là tin tức gì mới. Câu chuyện với các quần đảo mà Trung Quốc "đã ép" sau Chiến tranh thế giới II - đó chỉ là sự khởi đầu. câu chuyện này vẫn còn tiếp diễn dài lâu, và sẽ còn kéo dài bao lâu nữa, không thể nói được. Nhưng gần đây trở nên rõ ràng (đặc biệt là nếu độc "Nhân dân nhật báo" (Zdenmin Zdibao), rằng người bạn láng giềng Trung Quốc của chúng ta, nói nhẹ đi, không hài lòng với chính sách của Mỹ trong khu vực.

Và nói chung, Hoa Kỳ ở đâu, biển Hoa Nam ở đâu. Nhưng các đồng nghiệp-đối tác Mỹ của chúng ta có chuyện với tất cả, và kết quả là thế này.

Trước đây, khi bàn luận về biển Hoa Nam, các quan chức Hoa Kỳ trước hết thường tuyên bố về vai trò "trung lập" của họ về những tranh chấp chủ quyền. Thậm chí nếu chỉ trích Trung Quốc, họ đã cố gắng kín đáo để tránh những gì liên quan trực tiếp đến chủ quyền. Đó là đang nói, tôi nhắc lại, về quần đảo Parasel/Hoàng Sa quần đảo Spratly/Trường Sa.

Các đảo Spratly và Parasel - đó là những  mảnh đất nhỏ xíu ở biển Hoa Nam. Tuy nhiên chúng có ý nghĩa chiến lược. Không phải ngẫu nhiên mà các nước trong khu vực tranh cãi vì nó - Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia Brunei.

Thứ nhất, các quần đảo nằm trên những tuyến đường biển quan trọng nhất từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, chúng rất quan trọng, nối liền đất nước với Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Ngoài ra, không được quên đi ngay cả tầm quan trọng quân sự chiến lược của các tuyền đường thủy này, bởi trong trường hợp xung đột, các đối thủ của Trung Quốc có thể cắt đứt các kênh cung cấp nguyên liệu.
Thứ hai, khu vực của các đảo phong phú tài nguyên sinh học và hydrocarbon, và điều này với việc xét đến các yếu tố tăng trưởng nhanh chóng của dân số và nền kinh tế của các nước trong khu vực có  ý nghĩa to lớn.
Và vậy là xuất hiện  một cái chổi mới và bắt đầu quét theo cách của mình. Đó là nói về bộ trưởng quốc phòng mới của Hoa Kỳ, về ngài Carter.

Carter tuyên bố rằng CHND Trung Hoa không thể "gán" chủ quyền đối với sân bay hiện đang được xây dựng trên các đảo ở biển Hoa Nam. Và một thị trấn Tam Sa đã được xây dựng - cũng thế. Trung Quốc coi điều này như cuộc tấn công vào các quyền hợp pháp của Trung Quốc biển Hoa Nam và mưu toan làm xấu đi quan hệ Trung-Mỹ. Họ đã đánh giá có lý. Nhưng đó mới chỉ xấu vừa thôi.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc không sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề "một cách cưỡng ép", và đề xuất mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ để giải quyết vấn đề biển Hoa Nam. Theo Carter, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ công bố "Sáng kiến ​​an ninh hàng hải ở Đông Nam Á", Quốc hội của nước này đang chuẩn bị chi 425 triệu dollars tăng cường tiềm lực biển. Carter cũng nhấn mạnh rằng Hợp chúng quốc sẽ "luôn luôn cùng với các đồng minh và đối tác" tăng cường vai trò của quan hệ đồng minh trong khu vực. Điều này đặt ra câu hỏi: "Các vị sẽ hợp tác chống ai?" Bởi vì việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ  đã nói đến sẽ kết thúc như thế nào, chẳng cần phải giải thích đặc biệt cho ai.

Từ gốc độ của quan hệ Trung-Mỹ, mặc dù trong các vấn đề ở biển Hoa Nam cũng có những khó khăn, những không có những trở ngại nào lại không thể vượt qua. Các vấn đề về biển Hoa Nam - đó chỉ là một yếu tố có ảnh hưởng đến quan hệ song phương.

Yếu tố thứ hai - đó là chuyến thăm đầu tiên trong nhiều năm của Carter trong tư cách là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đến Ấn Độ. đó cũng có những bài ca về tình hữu nghị. Những người Indus không phản đối chơi thân, đặc biệt là trong việc xây dựng các hàng không mẫu hạm.

Trong tháng Sáu, Ấn Độ đã công bố hạ thủy tàu sân bay "Vikrant" đầu tiên được sản xuất trong nước. Theo những nguồn tin nóng, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt xây dựng tàu sân bay thứ hai cùng loại. Và với khả năng nhận được các công nghệ của Mỹ, trình độ xây dựng và bảo trì của các hàng không mẫu hạm của Ấn Độ sẽ được cải thiện nhanh chóng, và điều này sẽ dẫn đến việc thay đội cán cân lực lượng tại các vùng ở biển châu Á.

Mặc dù, nếu chúng ta nói về sự thống trị, Ấn Độ thực sự cũng có tham vọng cho điều đó. Bây giờ Ấn Độ có hai tàu sân bay đang được tích cực sử dụng -  "Viraat" và "Vikramaditya", mặc dù thực tế rằng chúng đã được mua trong tình trạng sử dụng từ các nước khác. Và đó là một hạm đội khá tốt.

Hoa Kỳ, Việt Nam và Ấn Độ, dĩ nhiên, có những mục đích để kiềm chế Trung Quốc, đó là điều tự thân. Đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ nói rằng chuyến đi của Carter là một phần của chiến lược "tái cân bằng" trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang được thực hiện bởi Hợp chúng Quốc.

"Sự tái cân bằng" này có thể dẫn đến điều gì, rất dễ để đoán. Cũng như dễ đoán , ai sẽ giành chiến thắng.

Rõ ràng không phải Trung Quốc.

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter