Китайский взяточник — преступник поневоле
Kichbu theo politobzor.net
Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã báo cáo về công tác thực hiện chống
lại tội phạm trong giới quan chức. Các kết quả rất ấn
tượng, nhưng, như con gái của một quan chức, cô gái Trung Quốc bản địa, đã có thể
nói: "Hãy
tin, ở chúng tôi tất cả không đơn giản
như vậy".
Từ tháng Mười một năm 2012, chính phủ tịch thu
từ những
kẻ tham nhũng $ 9,6 tỷ. Chỉ trong
năm 2014 đã bị trừng phạt vì tội tham nhũng 72 nghìn quan chức, trong số đó có 68 bộ trưởng,
thứ trưởng, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ
Chính trị (Ủy ban Trung ương Đảng, để dễ hiểu hơn) và danh
pháp khác của hàng ngũ cấp cao.
Đó là nhiều hoặc
ít?
Theo
chỉ số tuyệt đối, số lượng các quan chức ở Trung Quốc là ấn tượng - khoảng 10 triệu,
nhưng trong so
sách tương đối không
phải là quá nhiều: 72 quan chức trên 10 nghìn người, theo dữ liệu của OECD và IMF.
Ở Nga -
102 trên
10 nghìn. (tổng số 1 triệu
455 nghìn).
Nói cách khác, 0,7% của bộ máy nhà
nước Trung Quốc đang phải chịu
thanh tảo hàng năm, còn ở nước
Nga hiện nay, theo
tính toán sơ bộ của tôi, chỉ số này là 0,5%.
Đó là nỗ lực
hoàn toàn có thể so sánh với
kết quả tương tự.
Có lẽ vấn đề tham nhũng ở Trung Quốc ngay từ đầu là ít cấp bách hơn chăng? Vâng, ít hơn, và nói chung vấn đề không tồn tại. Có
những tập quán hàng nghìn năm nuôi các
quan chức tại địa phương. Đưa hối lộ - hành vi phạm tội hình sự (cho đến mức cao nhất - rất hiếm khi được sử dụng), nhưng không cám ơn quan chức mà nhờ người đó đã giải quyết vấn đề
của bạn, mặc dù có thể
cũng không giải quyết được, mà thực hiện nghiêm túc theo pháp luật - có nghĩa nổi danh là người xấu, kẻ vô ơn. Trong
vỡ hài kịch xưa của Trung Quốc “Thẩm phán trung thực" có đoạn đối thoại đặc sắc: “
- Cha ơi, con muốn là một thẩm phán
trung thực. - Con không còn con trai đối
với ta nữa. Con đã phản bội tổ tiên, những người nhận hối lộ tôn trọng”.
Ở Nga, có thể quan
sát một cái gì đó tương tự như thế, nhưng ở Trung Quốc hiện tượng này được thể hiện rõ ràng hơn nhiều do
tâm lý Châu Á. Công nghệ "Navalnyi ala" ở CHND Trung Hoa đã lỗi thời. Chiến sĩ đấu tranh chống tham nhũng người Trung Quốc Zhu Ruifeng
trả
lời phỏng vấn các nhà báo phương Tây thường ta thán: tố
cáo của ông không
có hiệu lực - chính quyền bỏ qua, con những người bình thường xem đó là kẻ mới nổi ghê tởm, kẻ can thiệp vào không
phải công việc của mình.
Ý nghĩa thực sự của sự chống hối lộ của
Trung Quốc là gì? Thứ nhất,
tôn trọng sự lịch thiệp: cho dù dưới chủ nghĩa cộng sản hoặc dưới chủ nghĩa tư bản đều không có chỗ cho kẻ
tham nhũng trong một xã hội tử tế - phải
tuân theo. Thứ hai, việc loại bỏ
các đối thủ chính trị. Thống kê
cho thấy: quan chức càng ít trung thành với chính quyền hiện hành bao
nhiêu, người đó càng có nhiều cơ hội trở thành kẻ trục lợi
được thừa nhận chính thức.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét