Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Cây súng và trống đồng


Photo: Reuters


Винтовка и бронзовый барабан


На чем основан вьетнамский национальный миф


Kichbu theo Lenta.ru



Huyền thoại dân tộc Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nào



Lịch sử Việt Nam - những cuộc chiến tranh giải phóng và nổi dậy, cũng như sự cạnh tranh với nước láng khổng lồ giềng phía bắc - Trung Quốc. Chính  trong những điều kiện này đã hình thành huyền thoại dân tộc, ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại và đối nội. Tự nhận thức của người Việt Nam về một dân tộc dũng cảm và có tinh thần chiến đấu được duy trì và  phát triển bở ĐCS cầm quyền trong nước cộng hòa. Tuy nhiên, hôm nay một vấn đề đặt ra: huyền thoại này phù hợp với các nhiệm vụ tiến hành cải cách kinh tế và xây dựng quan hệ bình thường với các nước láng giềng như thế nào?


Mặc cho những nỗ lực của toàn cầu hóa và công nghệ cao hòa tan các dân tộc  của Trái đất  thành loài người trừu tượng, thế giới vẫn như trước đây thuộc về các quốc gia dân tộc. Để huy động nhân dân trong giai đoạn tích cực xây dựng nhà nước cần những ý tưởng thống nhất, các yếu tố  văn hóa, tạo ra một bối cảnh lịch sử, mang lại một ý tưởng cho toàn bộ sự tồn tại của quốc gia. Một Việt Nam phát triển nhanh chóng chỉ mới ở giai đoạn này.


Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có 40 năm - kể từ khi thống nhất đất nước dưới chính quyền của Đảng Cộng sản vào năm 1975. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đại cảm thấy mình là người kế thừa của nhà nước cổ đại.

Trong một thời gian dài người ta nghĩ rằng nền văn minh đồ đồng đã đến khu vực Đông Nam Á từ Trung Quốc, nhưng những phát hiện khảo cổ của những năm 1970 cho thấy rằng họ đã học được chế tác với đồng, nếu không sớm hơn so với Trung Quốc, thì ít nhất cũng đồng thời. Nề văn hóa đồ đồng của mình - đó là niềm tự hào đặc biệt của người Việt Nam. Trong thời đại của cái gọi là nền văn minh Đông Sơn ( theo tên gọi của ngôi làng tại vùng châu thổ Sông Hồng, nơi đứng chân hiện nay thủ đô của đất nước) vương quốc bán huyền thoại Văn Lang đã được xây dựng bởi dân tộc Lạc Việt vào năm 2879 trước công nguyên. Biểu tượng của nền văn hóa Dong Sơn là những chiếc trống đồng với họa tiết  hình học đặc trưng, những cảnh đời sống nhân dân và hình ảnh của những thú tổ. Hiện nay khách du lịch thích thú mua quà lưu niệm với những họa tiết Đông Sơn và những phiên mẫu nhỏ của chính những chiếc trống đồng này.

Khoảng năm 258 trước công nguyên, Van Lang bị chinh phục bởi một quốc gia nguyên sinh Âu Việt của Việt Nam khác, nằm trên địa phận các tỉnh của Trung Quốc ngày hôm nay Quảng Đông và Quảng Tây. Một Vương liên  quốc Âu Lạc dưới sự cai trị của lãnh chúa Trung Quốc Zhao Tuo đã được sáp nhập vào thành phần của quốc gia Nam Việt mới, mà nó vào năm 111 trước công nguyên thuộc đế quốc Hán. Từ thời điểm đó bắt đầu "sự lệ thuộc nghìn năm" của đất nước vào Trung Quốc. Sự xâm nhập của các thực tiễn chính trị, xã hội, văn hóa và tôn giáo Trung Quốc đã lan rộng. Do đó, đối với người Châu Âu, những hiện thực lịch sử của Việt Nam gần như không thể phân biệt được với Trung Quốc.

Đồng thời chính cuộc đấu tranh với Trung Quốc đã trở thành một lực lượng thống nhất cho các phong trào chính trị nội bộ của Việt Nam. Nghìn năm lệ thuộc vào Trung Quốc đã kết thúc bằng trận chiến trên sông Bạch Đằng khi người Việt Nam sử dụng kiến ​​thức về thủy triều và đã là cho tàu thuyền Trung Quốc va vào các cộc gỗ cắm ở đáy sông. Trung Quốc đã, đang và vẫn là một ứng cử viên hàng đầu cho vai trò của  kẻ thù bên ngoài số một, và bản thân các nhà cầm quyền Trung Quốc thường xuyên dung dưỡng  hình ảnh này bằng mưu toan lấy lại hoặc "bình  định" phía nam. Phần lớn lịch sử thời trung cổ của Việt Nam - đó là lịch sử của những cuộc chiến tranh, nổi dậy và  thống nhất với đỉnh cao của những chiến thắng vang dội.

Бронзовый барабан культуры Донгшон

Trống đồng văn hóa Đông Sơn

Photo: Werner Forman Archive / Global Look

Chính phủ hiện nay, chính thức đấu tranh với những định kiến và mê tín dị đoan thời trung cổ, đồng thời khuyến khích tôn thờ những anh hùng dân tộc đã chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc. Một trong những tôn kính nhất - tướng Trần Hưng Đạo, ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ-Trung Quốc vào thế kỷ XIII. Hôm nay, thần linh của ông không chỉ bảo vệ lối vào hầu hết các ngôi chùa của đất nước, mà còn góp phần vào việc phát triển nòi giống, xua đuổi ma tà đôi khi quấy rối những phụ nữ mang thai.

Sau khi kết thúc một thời gian dài (nhưng không phải cuối cùng) đô hộ của Trung Hoa, chính phủ Việt di chuyển về phía nam ("nam thiên") và từ đó đến thế kỷ XIX, mở rộng bờ cỏi nhờ sự sụp đổ của Vương quốc Chămpa, và những vùng đất ở hạ lưu sông Mê Kông, dành được bởi người Việt Nam do các cuộc chiến tranh với đế chế Khmer Campudzadesh đang suy yếu. Vì thế  người Campuchia cho đến nay không thể thya thứ mất mát những vùng lãnh thổ này với thành phố hiện hiện đại - Pol Pot mơ ước đòi lại, và ngay cả hôm nay một số nhà đối lập cấp tiến cũng đang nung nấu những kế hoạch như thế.

Trong nửa sau của thế kỷ XIX, người Pháp đã thực dân hóa Việt Nam, mà việc đánh đuổi họ đã đòi hỏi  tiến hành các cuôc cách mạng và chiến tranh giải phóng. Sau đó - chiến tranh với Hoa Kỳ vì thống nhất nhất đất nước dưới chính quyền của những người cộng sản, là hàng thập kỷ nặng nề phục hồi kinh tế. Chỉ vào 2000, Việt Nam mới có được các tính năng của một nền kinh tế châu Á phát triển năng động và hòa bình.

Một huyền thoại chính trị Việt Nam hiện đại với sự kết hợp đặc trưng các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau đã hình thành như vậy. Người Việt Nam tin rằng quốc gia của họ nảy sinh hoàn toàn độc lập, và những thành tựu công nghệ quan trọng của thời cổ đại không được áp đặt từ bên ngoài. Nền văn minh Trung Quốc đã du nhập  không phải vào một chỗ trống, mà chỉ được tiếp thụ bởi văn hóa Việt Nam, trở thành một phần của nó. Điều này mang lại cho Việt Nam cảm giác chủ quan, tạo dựng quyền độc lập.

Солдат вьетнамского подразделения войск Франции, поднимающий пулемет убитого противника. 1 января 1954

Một người lính của một đơn vị Việt Nam thuộc quân đội Pháp với khẩu súng của đối phương đã bị giết. Ngày 1 tháng Một năm 1954

Photo: Keystone Pictures USA / Zuma / Global Look

Nhưng bởi nền độc lập này trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước thường phải chịu mối đe dọa từ bên ngoài, người Việt Nam đã hình thành tâm lý của cuộc đấu tranh đời đời, không có thay thế nào khác. Quyền của người Việt Nam được sinh sống trên lãnh thổ của mình dưới sự cai trị của  những người "của mình" được bảo vệ với một tinh thần cao độ. Tướng Trần Hưng Đạo nhắc đến ở trên, trong cuộc chiến tranh chống quân Mông đã sử dụng chiến thuật tiêu thổ đất đất đai ("vườn không, nhà trống"), đã xử tử những người nông dân từ chối tiêu hủy hoa màu ruộng vườn và gia súc.

Mối đe dọa từ phía bắc buộc Việt Nam mở rộng về phía nam. Trên bán đảo Đông Dương, người Việt Nam muốn cảm thấy niềm tin tưởng mà chỉ có bá quyền khu vực mới có thể cho phép. Vì vậy, sự vững chắc các vị trí ở phía nam đối với ý tưởng dân tộc Việt Nam cũng không kém quan trọng hơn sự vững chắc đường biên giới ở phía bắc. Người dân của đất nước muốn nhìn thấy lãnh đạo của họ là những người có khả năng đáp lại mạnh mẽ bất kỳ tham vọng nào từ phía các láng giềng. Ví dụ nổi bật cho điều đó - việc đập tan chế độ "Khmer Đỏ" và xác lập tại Campuchia quốc gia thân thiện bởi quân đội Việt Nam vào những năm 1978-1979.

Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh đã và vẫn còn những nội dung chính của lịch sử Việt Nam. Trong bối cảnh này, những hùng biện xã hội chủ nghĩa chiến đấu có vẻ khá hài hòa. Tôn kính cá nhân nhà lãnh tụ của cuộc chiến tranh cách mạng Hồ Chí Minh được bổ sung bởi súng bái tôn giáo ông như một thần linh vĩ đại (chính thờ kính tổ tiên, bao gồm cả những người cai trị của một quá khứ hào hùng, ở Việt Nam là tín ngưỡng chính). Tại lối vào Đại sứ quán Việt Nam ở Moscow có một án thờ "Bác Hồ",  nơi đặt một bức tượng mạ vàng của ông, thường xuyên hương khói và nhiều đồ cúng.



Хо Ши Мин выступает в Париже. 4 июля 1946

Hồ Chí Minh phát biểu tại Pari. 4 tháng Bảy năm 1946

Photo: AP

Còn có thêm một sự tương tự thú vị. Nhiều triều đại cai trị Việt Nam trong lịch sử lâu dài của nó được dựng lên bởi các thủ lĩnh của các phong trào giải phóng dân tộc hoặc thống nhất. Tương tự như vậy ngày hôm nay là tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam phần lớn là dựa trên thực tế rằng đảng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập và sau đó là vì sự thống nhất đất nước.

Một dân tộc đã quen với liên tục chiến tranh, liệu có thể sống trong hòa bình? Hôm nay, trước Việt Nam đặt ra nhiệm vụ chuyển từ tâm lý đấu tranh tâm lý sang tâm lý phát triển. Sự bao vây thù địch không còn nữa. Những kẻ thù cũ đã trở thành đối tác có giá trị. Vâng, có lẽ, Trung Quốc muốn thấy ở Việt Nam một láng giềng nhỏ bé, và chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng sự thống trị của mình ở biển Hoa Nam (Biển -Việt Nam - Kichbu) để chơi bài chủ nghĩa dân tộc. Nhưng mối nguy hiểm của chiến tranh, may mắn thay, không tồn tại, và mối đe dọa mất độc lập của Việt Nam một cách nghiêm túc không cần phải nói.

Tự nhận thức của người Việt Nam là một quốc gia có chiến tranh đang dịch chuyển ra cả bên ngoài. Việt Nam chủ yếu gắn với bom napalm những người du kích, chứ không phải với thị trường viễn thông đã phát triển và lực lượng lao động trẻ và được đào tạo tốt. Quá khứ hào hùng, dĩ nhiên, không nên bị lãng quên, nhưng đối với Việt Nam hiện nay trở nên hấp dẫn từ quan điểm kinh tế quan trọng hơn gây nỗi sợ hãi trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại kẻ thù.

Trong thập kỷ tới, Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục tìm kiếm chỗ đứng của mình trong một xã hội Việt đang thay đổi nhanh chóng. Những cuộc cách thị trường tiếp theo, chắc chăn, là tất yếu. Nhà nước sẽ phải làm giảm sự tham gia của mình trong việc quản lý nền kinh tế, và có nghĩa, tiếp theo là cả những thay đổi về chính trị. Lòng tin vào hệ thống độc đảng có thể được bổ sung hoặc bằng chiến tranh, hay một phép lạ kinh tế. Pép lạ mà người ta nói đến trong những năm 2000, đã không xảy ra. Đã rõ ràng rằng sẽ phải tự mình tạo nên, thông qua các cuộc cải cách phức tạp và không phải luôn luôn phổ biến. Liệu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ theo kịp nhịp độ của những biến đổi, giữ được sự toàn vẹn của ý thức hệ hay chỉ đơn giản là không thể đối phó, và xiết chặt gai ốc?


Trong những năm đầu tiên sau khi dành được độc lập, khi số phận của Nhà nước Việt Nam đã được giải quyết, sự lựa chọn cực tả từ đấy là lựa chọn không rõ ràng lắm. Chủ tịch Việt Nam cộng sản Hồ Chí Minh đã viết một bức thư cho tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman và yêu cầu hỗ trợ, hứa hữu nghị và hợp tác phát triển: "Chúng tôi yêu cầu những gì đã ân cấp cho người Philippines. Như ở Philippines, mục tiêu của chúng tôi -. độc lập hoàn toàn và hợp tác đầy đủ với Hợp chúng quốc". Truman đã không phúc đáp, vì sự sự trớ trêu sâu sắc, đúng là lo sợ các mối liên hệ của lãnh đạo Việt Nam với phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Trong thực tế, so với  nền độc lập, chủ nghĩa cộng sản chỉ là thứ yếu.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trước hết cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ trước hết là một cuộc chiến tranh vì sự sinh sống cho tất cả người Việt Nam trong một quốc gia thống nhất trên toàn vùng lãnh thổ dành cho họ và được lãnh đạo chỉ bởi bằng người Việt Nam.

Thực chất, đây chính là một quốc gia dân tộc.

* Anton Tsvetov - chuyên gia của Hội đồng Nga về  các vấn đề quốc tế

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter