Kichbu
theo phamhongphuoc.net
Thoạt
nhìn riêng từng ảnh do phóng viên ảnh của hai hãng tin gạo cội AP (Mỹ) và
Reuters (Anh) chụp, người ta dễ ngờ ngợ có một cái gì đó không ổn, phi lễ tân
ngoại giao. Đó là ảnh cả hai nhà lãnh đạo Việt – Mỹ cùng xem đồng hồ.
Người thì nghĩ: Phải chăng hai người cùng tiếc nuối vì thời gian trôi qua quá nhanh? 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ cựu thù trở thành bạn của nhau mà chỉ có thể gặp nhau trong vài mươi phút. Kẻ khác bình: Hai ông nôn nóng cho mau xong cuộc gặp thủ tục.
Nhưng hãy bình tâm
xem lại video về cuộc họp báo chung do Nhà Trắng công bố trên mạng
YouTube và những hình ảnh của các hãng tin, báo chí nước ngoài công bố,
option đầu tiên là đúng nhất. Là một người viết báo về mảng quốc tế, tôi chưa
bao giờ nhìn thấy một cuộc họp cấp cao, thậm chí thượng đỉnh, giữa hai nước
từng có những trang đau buồn trong thế kỷ 20 dính líu tới nhau lại vui và ấm áp
như lần này – nhất là ngay giữa Phủ Tổng thống Mỹ. Anh bạn Phan Xuân Trung nhận
xét: “Thật đáng giá những phát biểu của bác Trọng trong buổi họp báo này. Tôi
không quan tâm đến các phát biểu của Obama mà chỉ quan tâm đến bác Trọng, xem
ông nói gì và nói như thế nào. Rất điềm đạm, chuyên nghiệp và chính xác từng
ý.” Ông Trọng cười rất tươi, rất thật và hành xử đĩnh đạc, quả là đúng tầm của
mình. Còn trước đây, các nhà lãnh đạo khác khi tiếp quan chức Mỹ có vẻ gồng
cương cứng, tới mức cười cũng không dám cười cho trọn. Nói xin đừng ai buồn,
tôi có cảm giác đây là cuộc gặp giữa ông và cháu lâu ngày gặp lại – chân tình
và trọng thị, ít ra là từ những gì lồ lộ ra mà tôi nhìn thấy.
Khoảng 11g ngày
7-7-2015 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp kiến Tổng bí thư
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày tại phòng Bầu Dục (Oval Office) – nơi làm việc
chính thức của Tổng thống Mỹ nằm ở West Wing của White House Complex. Đây là
nơi Tổng thống Mỹ tiếp và hội đàm với các vị khách quốc tế.
Ông Trọng là người
đứng đầu Đảng CSVN đầu tiên trong lịch sử đến thăm chính thức Hoa Kỳ. Sự kiện
này diễn ra trong dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với
nhau (1995-2015).
Thái độ và cách
hành xử trân trọng mà thân mật của ông Trọng với Tổng thống Obama không phải là
đột biến. Nó có hệ thống và tôi hy vọng đó là một nền tảng mới. Trong dịp tiếp
kiến cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam nhân lễ Độc lập Hoa Kỳ (4-7 năm
2015) tại Hà Nội, ông Trọng cũng có thái độ ấm áp và trọng thị như vậy. Thực tế
đủ sức xua ra khỏi đầu óc cái ý nghĩ ai kia diễn tuồng.
Vietnam’s Communist
Party General Secretary Nguyen Phu Trong (3rd L) shakes hands with former U.S.
President Bill Clinton at the Party headquarters in Hanoi July 2, 2015. Picture taken July 2,
2015. Mandatory Credit. REUTERS/Tri Dung/VNA
ATTENTION EDITORS – THIS PICTURE WAS PROVIDED BY A THIRD PARTY. REUTERS IS UNABLE TO INDEPENDENTLY VERIFY THE AUTHENTICITY, CONTENT, LOCATION OR DATE OF THIS IMAGE. THIS PICTURE IS DISTRIBUTED EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS. FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS. NO ARCHIVES. NO SALES. MANDATORY CREDIT.
ATTENTION EDITORS – THIS PICTURE WAS PROVIDED BY A THIRD PARTY. REUTERS IS UNABLE TO INDEPENDENTLY VERIFY THE AUTHENTICITY, CONTENT, LOCATION OR DATE OF THIS IMAGE. THIS PICTURE IS DISTRIBUTED EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS. FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS. NO ARCHIVES. NO SALES. MANDATORY CREDIT.
Trong buổi họp báo
sau cuộc hội đàm với Tổng thống Obama, ông Trọng chia sẻ: Cách đây 20 năm,
không ai có thể hình dung tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng diễn ra cuộc gặp thú
vị giữa Tổng Bí thư Đảng CSVN và Tổng thống Mỹ. Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn
mạnh: Quá khứ không thể thay đổi nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng
ta. Tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi sâu rộng, hướng tới quan hệ tốt đẹp
hơn trong tương lai, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, cả phương diện
song phương và đa phương, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật
pháp quốc tế.
Việc ông Trọng đến
thăm nhà tưởng niệm Tổng thống Thomas Jefferson (1743-1826) vào sáng 6-7-2015
cũng mang nhiều ý nghĩa. Đây chính là tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập (the
Declaration of Independence) bất hủ của Hoa Kỳ cách đây 239 năm và đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh trích dẫn để đưa vào lời mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, đó là: “Tất cả mọi người đều sinh ra
có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,
trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”.
Trong cuộc trả lời
phỏng vấn báo chí Mỹ ngay tại trụ sở Trung ương Đảng trước thềm chuyến thăm vào
ngày 3-7, ông Trọng nhấn mạnh: “Đây là thời điểm tốt để chúng ta đánh giá lại
chặng đường đã qua và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai”, cùng chung tay
xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác ổn định lâu dài, trên cơ sở tôn trọng lẫn
nhau, tôn trọng thể chế chính trị của nhau, vì lợi ích nhân dân mỗi nước và góp
phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phồn vinh ở khu vực và trên
thế giới.” Ông Trọng nói: “40 năm sau chiến tranh, 20 năm bình thường hóa quan
hệ, từ chỗ là “cựu thù,” Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành “bạn” và từ năm 2013 đến
nay là “đối tác toàn diện.” Đây thực sự là một bước tiến dài mà 20 năm trước,
ít ai hình dung được.” Hãng tin Mỹ Bloomberg cho biết trong e-mail trả lời
phỏng vấn của mình, ông Trọng nói rõ: Mỹ là “một trong những đối tác quan trọng
nhất trong chính sách đối ngoại” của Việt Nam.
Phải nói cho có
đầu có đuôi rằng chuyện ông Trọng sang thăm chính thức Mỹ gặp khó ngay từ nghi
thức. Mỹ và nhiều nước phương Tây chỉ coi những chính khách như ông là lãnh tụ
của đảng cầm quyền chứ không phải nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì hợp chuẩn rồi. Còn ông Trọng thì người
đồng cấp ở Mỹ hiện nay là Chủ tịch đảng Dân chủ mà Tổng thống Obama là thành
viên. Nhưng Mỹ xưa nay nổi tiếng là thực tế và thực dụng. Một khi đã chấp nhận
và tôn trọng thể chế chính trị của nước nào, họ cũng tìm cách để hòa hợp, chấp nhận
những thực tế của nền chính trị nước đó. Ông Trọng được Mỹ coi là “Top leader”
của Việt Nam.
Ban đầu còn có lời bàn ra tán vào, nhưng cuối cùng Tổng thống Obama vẫn tiếp
kiến ông Trọng ở ngay tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng.
Theo tập quán của
Mỹ, hồi xưa thiệt là xưa có khác chút, hiếm khi có chuyện tổ chức đón tiếp rình
rang hoành tráng ở sân bay. Việc cho chuyên cơ khách nước ngoài hạ cánh xuống
sân bay quân sự Andrews Fields (bang Maryland)
cũng đã không phải dạng vừa rồi. Sân bay ở gần thị trấn Morningside chỉ cách
thủ đô Washington DC vài dặm đường là nơi thường trú của hai em Boeing VC-25A
mang tên Air Force One – chuyên cơ của Tổng thống Mỹ. Nó cũng là nơi đón các
nhà lãnh đạo nước ngoài tới thăm Mỹ theo lời mời của Chính phủ Mỹ.
Thường thì khi có
các nhà lãnh đạo tới, kể cả của các bạn đồng minh cánh hẫu như Anh, Pháp, Đức,
Nhật,… Nhà Trắng chỉ cử một số quan chức cao cấp ra đón. Ông Trọng còn ngon
lành khi có đại sứ và đại biện ngoại giao của các nước ASEAN ra tận chân cầu
thang máy bay đón. Chuyện trải thảm đỏ thì Mỹ không quan tâm đâu. Trong chuyến
thăm của ông Trọng, nhiều người Việt săm soi rồi bàn tán chuyện chiếc thảm đỏ.
Người ta cứ quan trọng hóa nó cứ như là tấm thảm bay của Aladin trong chuyện
thần thoại xứ Ba Tư. Thực tế cũng có một tấm thảm đỏ có chiều dài vừa phải được
trải dưới chân cầu thang máy bay. Ban đầu, người ta nói là do bà con Việt mình
tự xử để ông Trọng đỡ lạnh chân. Nhưng có một tấm ảnh cho thấy chính người Mỹ
trải tấm thảm này ra sau đó cuốn lại. Thật ra, khi các nhà lãnh đạo nước ngoài
đến thăm Mỹ, quan trọng nhất là vẫn cuộc tiếp kiến của Tổng thống Mỹ ở Nhà
Trắng, mà là ngay phòng làm việc của Tổng thống Mỹ chớ không có chuyện trải thảm,
rắc hoa đón từ cổng vào. Có người hậm hực đe rằng vào cuối năm ngay, khi Tổng
thống Mỹ Obama sang thăm, Việt Nam
cũng đón chàng y như vậy. Sao lại nhỏ mọn vậy. Nhập gia tùy tục mà. Mỗi nước
đều có những tập tục và nghi thức ngoại giao khác nhau. Cả thế giới đều như
vậy. Cái quan trọng nhất là thực chất của những cuộc viếng thăm kia.
Mà nghĩ cũng tâm tư dữ thần ôn. Nhiều người mình cứ chăm chăm vào những tiêu tiết mà không ngó tới đại cục (không thèm hay không thể thì hên xui). Nhiều khi tự sướng với nhau quanh mấy cái tiểu tiết, vậy là thấy hạnh phúc rồi. Khi thương thì phẩy tay bỏ qua hết mọi tiểu tiết, còn lúc ghét nhau rồi thì tướng đi kiểu nào cũng thấy ghét.
Ông Trọng đã kết
bài phát biểu của mình trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng,
ông Trọng nói rằng: “Một lần nữa tôi xin cảm ơn ngài Tổng thống và chính quyền
Hoa Kỳ mời tôi sang Hoa Kỳ, đất nước rất là tươi đẹp và chúng ta đã có cuộc
trao đổi sâu sắc và thú vị. Cũng cho tôi gửi lời hỏi thăm đến cộng đồng bà con
Việt Nam ta đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hoa Kỳ và chúc cho quan hệ
hai nước chúng ta ngày càng phát triển tốt hơn nữa. Hẹn sớm được gặp ngài!”
Trở lại chuyện hai
nhà lãnh đạo Việt – Mỹ khoe đồng hồ ngay tại Nhà Trắng trong cuộc tiếp kiến
trưa 7-7-2015, đài VOA Việt Ngữ đã đưa lên trang Facebook của mình status như
sau:
KHI LÃNH ĐẠO NHÌN ĐỒNG HỒ
Một số ý kiến trên
mạng xã hội bình luận về bức hình ông Nguyễn Phú Trọng xem đồng hồ khi nói
chuyện với Tổng thống Obama và cho rằng hành động này là bất nhã. Thật ra không
chỉ riêng ông Trọng mà cả ông Obama cũng nhìn vào đồng hồ vào lúc kết thúc phần
phát biểu chung trong Phòng Bầu dục. Hai hình ảnh dưới đây do hãng tin AP và
Reuters cung cấp cho thấy điều này. VOA xem lại video và nhận thấy Tổng thống
Obama dường như đã nói điều gì đó rồi giơ tay nhìn đồng hồ trước, ông Trọng sau
đó nhìn thấy cử chỉ này, hoặc nghe lời phiên dịch, mới nhìn đồng hồ của mình.
(Facebook VOA Việt
Ngữ)
Tôi thì nhớ trong
dân gian có câu “đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận anh em”. Nhưng tôi khoái hơn là
câu bị mình tự chế: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức, hoạn nạn thử bạn bè”.
Vâng, chỉ có lúc ta lâm vào hoạn nạn thì mới biết ai mới chính là bạn bè thật
sự của mình. Hy vọng mọi sự sẽ diễn biến theo chiều hướng tốt cho tất cả. Chỉ
cần hai bên thật lòng với nhau, thật tâm muốn cùng tay trong tay tiến vào tương
lai, cùng biết tìm cách hiểu nhau và tôn trọng lẫn nhau. Vậy là thiên hạ thái
bình, nhà nhà hạnh phúc. Tôi đang ngồi mơ mình đang ngồi trên chuyến tàu siêu
cao tốc trong đường hầm xuyên Thái Bình Dương nối những bờ vui.
PHẠM HỒNG
PHƯỚC
(Saigon 8-7-2015)
Xem tiếp tại
đây.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét