Южно-Китайское море и геополитика островов
Leonid Savin
Kichbu theo: fondsk.ru
Ngày 22 tháng Bảy báo chí Trung Quốc nói
rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận 10 ngày
tại vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam phía đông ở Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu). Cục An toàn hàng hải của Trung
Quốc tuyên bố rằng, trong thời gian diễn tập, "không tàu thuyền nào có
quyền vào khu vực biển đã được chỉ định".
Xu Liping, chuyên gia về Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc,
khi bình luận sự kiện này, đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc thực hiện các cuộc diễn
tập một cách hợp pháp tại lãnh thổ của mình và chúng không có "điều gì
chung với tình hình căng thẳng ở biển Hoa Nam... Đây là việc thực hiện bình
thường chủ quyền. Trung Quốc muốn hiện đại hóa hải quân của mình để đảm bảo
rằng nó có khả năng bảo vệ các quần đảo và vùng biển của mình".
Trong khi đó, tư lệnh mới của Hạm đội
Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đô đốc Scott Swift, đã tiến hành chuyến bay quan sát bảy giờ trên
vùng biển Hoa Nam. Bộ Quốc phòng
Trung Quốc vào Thứ
2 , ngày 20 tháng Bảy đã bày tỏ sự không đồng ý liên quan đến những hành động do thám thường
xuyên và sát biên giới của Trung Quốc, và điều này đã làm suy yếu nghiêm trọng
sự tin cậy Trung-Mỹ. Các cuộc tranh chấp
cũ về quyền sở hữu của các đảo trong khu vực một
lần nữa trở thành một chủ đề nóng
của nhiều ấn phẩm chính trị, đặc biệt là
tại Hoa Kỳ.
Tại sao là chủ đề "nan giải" đối với nhiều quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á một lần nữa họ tích cực làm nóng và leo thang tình hình trược hết
thông quan hiện diện quân sự của một đất nước, mà mà nó nằm cách xa hàng nghìn
kilomet? Bởi chính Hoa Kỳ vào năm 2015
đã tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân trong khu vực, và sắp tới có ý
định thực hiện một số cuộc diễn tập trận nữa. "Trục Thái Bình Dương của
Obama", dẫn đến việc điều động đến khu vực một phần lớn lực lượng hải
quân, cũng như thủy quân lục chiến và không quân đồn trú tại các căn cứ ở các
nước có quan hệ liên minh với Washington, và có liên quan trực tiếp đến chiến
lược hàng hải của Trung Quốc và việc tạo ra các điểm logistic trên bải đá cằn
cỗi trước đây.
Vấn đề là ở chỗ rằng vào tháng Tư năm nay, Peking đã kết thúc thành công
việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên một hòn đảo nhân tạo, thuộc quần đảo Spartly,
thực sự đánh dấu vùng chủ quyền của mình trong vùng lãnh thổ khắc nghiệt trước
đây. Và Trung Quốc tuyên bố quyền của họ đối với quần đảo này trong tuyên bố
chính thức cho tổng thư ký LHQ từ hồi tháng
Năm năm 2009
Những ý đồ của Trung Quốc là rất rõ ràng. Với một nền kinh tế đang phát
triển, tăng cường xuất khẩu các nguồn năng lượng và nguyên liệu, được cung cấp
thông qua eo biển Malacca, Peking cần cần phải tạo ra các cứ điểm trên biển để
phòng vệ trước những rủi ro có thể. Chiến lược "vòng ngọc trai", còn
được gọi là sao lưu nước của Con đường tơ lụa vĩ đại, nhằm giải quyết vấn đề
này bằng cách lặp lại những kinh nghiệm lịch sử của nhiều quốc gia khác, từ Anh
quốc đến Hoa Kỳ.
Trong vấn đề quyền sở hữu các đảo, Peking, giống như các đối thủ còn lại trong khu vực, đã áp dụng quyền cố xưa TerraIncognita thông qua sự đồng hóa của các vùng lãnh thổ nêu trên.
Ví dụ, tại bải đá ngầm Gaven một hòn
đảo đúng là mọc lên từ dưới nước năm rưỡi trước nào đó.
Tại vị trí của các bải đã ngầm khác cũng xuất hiện cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ hậu cần cho một nhà nước lớn như Trung Quốc.
Tuy nhiên rõ ràng rằng Hoa Kỳ không có ý định tạo
cho Trung Quốc một cơ hội để tăng cường các cứ điểm của họ và chuẩn bị chống
lại nó bằng vũ lực quân sự. Để thực hiện điều này, dự kiến huy động không chỉ
Hải quân và Không quân (phù hợp với chiến lược đã được phê duyệt về một cuộc
chiến tranh có thể với tên gọi "Cuộc chiến không-đối-biển", mà còn cả
lục quân Hoa Kỳ. Trong các khuyến nghị về chiến lược của quân đội Mỹ ở châu Á giai
đoạn 2030-2040, xuất bản trong năm 2014, bởi tập đoàn RAND, nói rằng chiến lược
quân sự Mỹ nhằm ngăn chặn toàn diện đối vớiTrung Quốc, kể cả huy động các đối
tác khu vực của Hoa Kỳ.
Pentagon đã ra một sáng kiến đặc biệt về an ninh hàng hải ở Đông Nam Á, và
dự kiến phân bổ 425 triệu dollars cho nó. Đồng thời, Washington khuyến khích sự
phát triển quan hệ song phương giữa các vệ tinh của mình để đối đầu với Trung
Quốc. Ví dụ cho điều này là các tuyên bố chung và các văn bản khác ký kết giữa
Philippines và Nhật Bản ngày 4 tháng Sáu năm 2015, phản ánh không chỉ ý định của hai nước cùng nỗ lực trước những
thách thức mới, mà còn trong mọi cách có thể để giúp Hoa Kỳ, bao gồm cung cấp
các căn cứ của họ và đảm bảo hầu cần thích đáng.
Một số chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ không mạnh và đã hành động nhanh, trong khi Trung Quốc sử dụng một
"cửa sổ cơ hội" và hành xử dường như quyết liệt và tiến hành chính sách bành trướng. Để chống lại Trung Quốc, họ kêu gọi Hoa Kỳ lôi
kéo Nhật Bản, Indonesia, Australia và Ấn Độ. Mặc dù, không có liên quan đến các
tranh chấp ở biển Hoa Nam, họ bao vây khu vực này từ bên ngoài và tự thân là
những đối thủ lớn. Đồng thời, Pentagon đang gia tăng sự hiện diện trên lãnh thổ
của tất cả các đối tác trong khu vực - Singapore, Australia, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Philippines, Indonesia, Đài Loan, Guam (có thêm một căn cứ của Anh tại
Brunei).
Tuy nhiên, các sự kiện khách quan chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần là "vật tế thần", mà vai trò của nó đã
được đã được gán cho nó một cách dễ dàng bởi phương Tây và "các phương tiện truyền thông trên thế
giới". Theo tờ The Diplomat, chuyên lĩnh vực quan hệ quốc tế của, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc không phải
là nước duy nhất đơn
phương đánh dấu lãnh thổ của mình tại các đảo Spartly.
Việt Nam đã chiếm 21 hòn đảo, năm trong số đó là đảo tự nhiên, và phần còn
lại là những tảng đá hoặc rặng núi cát. Trong số này, 17 đảo có vị thế lãnh
thổ. Cái gọi là cặp Tây-Nam đã chiếm của Philippines năm 1975. Philippines sở
hữu 9 đảo- một trong số đó là rạn ngầm san hô. Đồng thời đã dự kiến nâng cấp
sân bay trên đảo Titus. Trong năm 2014, nhìn thấy Trung Quốc nhanh chóng xây
dựng một loạt các căn cứ, Philippines kêu gọi tạm ngưng xây dựng trong vùng
biển Hoa Nam. Malaysia vào năm 1983 đã chiếm năm hòn đảo. Còn Đài Loan một -
Itu Aba, và đã đầu tư vào đây 100 triệu dollars để khôi phục lại cơ sở hạ tầng
của cảng và đường băng, cũng như bố trí các lực lượng vũ trang ở đó. Vào tháng Hai
năm 2015 các công trình đã được hoàn
thành. Còn thêm Brunei, nhưng, theo số liệu chính thức, nó chỉ sử dụng các dàn
khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Hoa Nam.
Điều quan trọng là trước 2014 khi
Trung Quốc bắt đầu xây dựng một đường băng dài 3 km trên rạn san hô "Chủ
thập huyền bí" ở phần phía nam của quần đảo Spartli, Peking nói chung
không có sân bay trên quần đảo. Và
trong rạn san hô Johnson phía nam việc xây dựng mới cũng đầu vào năm 2014. Như
vậy Trung Quốc chỉ lặp lại những gì trước đây các nước khác đã thực hiện, mà
hành động của họ không gây phẫn nộ từ phía Hoa Kỳ.
Nói thêm, phía Trung Quốc đã luôn luôn nhấn mạnh
rằng họ không có ý định thực hiện bất kỳ hành động gây hấn tại biển Hoa Nam và
hy vọng rằng Obama cũng sẽ không có những hành động khiêu khích.
Mặc dù Mỹ không chỉ bằng hoạt động quân sự-tình báo, mà còn bằng lời nói liên tục
đổ dầu vào lửa.
Chẳng hạn, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông
qua các ngoại trưởng và các đại
diện khác nhiều lần tuyên bố rằng
tự do hàng hải ở biển Hoa Nam là
lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và nhắc lại đến đau đớn tuyên bố của Carter
về vùng Vịnh vào
năm 1980, khi ông đe dọa sử dụng vũ lực quân sự nếu lợi ích Hoa Kỳ sẽ
bị đe dọa.
Đồng thời với với sự hoài nghi
điển hình của các chính trị gia Mỹ, tại
Hoa Kỳ tuyên bố: để bảo vệ lợi
ích quốc gia của họ tại biển Hoa Nam, họ không nhất thiết phải thông qua luật về Luật Biển.
Mặc dù, theo chiến lược hành động của họ trong
khu vực, Washington sẽ ủng
nhộ bất kỳ khiếu nại nào chống lại Trung
Quốc tại tòa án trọng tài.
Nên nhớ rằng đi qua các khu vực
này là 60% lưu lượng thương mại thế giới, cũng như tiếp
tục nỗ lực để thúc đẩy dự án
Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương bởi Washington, không
chắc Hoa Kỳ sẽ chấm dứt các hành động khiêu khích của họ, còn Trung Quốc sẽ không chịu để yên mà không làm gì khác để tăng
cường an ninh của họ.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét