Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

The Independent: Những bí mật bị lãng quên của Stalingrad



Солдаты празднуют победу в Сталинградской битве

The Independent: Những bí mật bị lãng quên của Stalingrad

The Independent: Забытые секреты Сталинграда


Тоny Paterson
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 13.11.2012 


Bài liên quan:

Đó là trận chiến đẫm máu nhất của Chiến tranh thế giới thứ II. Nó tàn bạo đến mức mà Liên Xô phải giấu sự thật. Bây giờ bí mật đã được phơi bày.

Thời gian: 31 tháng Một năm 1943. Địa điểm: tầng hầm của cửa hàng thành phố Stalingrad của Liên Xô bị đạn bom phá hủy. Nhưng khuôn mặt không đau khổ và hốc hác  của binh lính Đức Quốc xã khắc sâu vào ký ức của những người lính Hồng Quân, khi họ phát hiện một cái hang dưới lòng đất, nơi các chỉ huy kiệt sức của Adolf Hitler ẩn trốn.

“Phân rác, những chất thải của con người và không biết những gì khác nữa đã tích lại ở đây đến tận hông, - thiếu tá Anatoly Zoldatov (tên theo nguyên bản) hồi tưởng. - Mùi hôi thối không thể tin được. Có hai nhà vệ sinh, và trên các tấm giấy dán tường treo những chiếc bảng nhỏ “Người Nga cấm vào”.

Trận đánh Stalingrad vô cùng kinh khủng, nhưng huyền thoại và trở thành quyết định chỉ vừa kết thúc bằng việc đập tan tập đoàn quân số 6 của quân đội Hitle một cách khủng khiếp và nhục nhã. Đôi năm nữa sẽ trôi qua, và Đức Quốc xã đầu hàng.

Trung tá Leonid Vinokur lần đầu tiên nhận thấy một  tư lệnh quân đội Đức nằm trong góc với các huân huy chương trên ngực. "Khi tôi bước vào, ông đang nằm trên giường. Ông nằm đó trong áo capot đội mũ catket. Trên má của ông là bộ râu hai tuần chưa cạo, và dường như, ông đã đánh mất tất cả nhuệ khí của mình", - Winokur nhớ lại. Vị tư lệnh này  là thống chế Friedrich Paulus.

Những chuyện kể của những người tham gia trận chiến trên sông Volga, trong thời gian đó đã có 60 nghìn lính Đức và  từ 500 ngàn một triệu binh linh Hồng quân bị chết là một phần của bộ sưu tập các cuộc nói chuyện với những người lính Nga của Stalingrad trước đây chưa được biết đến. Những tài liệu này được công bố lần đầu tiên ở dạng một cuốn sách "Những biên bản của Stalingrad" do một sử gia người Đức Jochen Hellbek chuẩn bị cho in ấn. Ông được phép truy cập đến hàng nghìn bản ghi chép các cuộc phỏng vấn với những người lính Hồng quân tham gia trong Chiến tranh thế giới II. Những hồ sơ này hiện được lưu trữ trong kho lưu trữ của Liên Xô (theo bản gốc) của Học viện Khoa học ở Moscow.

Những chuyện kể lại của những người tham gia mà thoạt đầu dự kiến đưa vào biên niên sử của "Chiến tranh Ái quốc vĩ đại” của Liên Xô trung thực  và đầy đủ các chi tiết khủng khiếp điện đến nỗi điện Kremlin kể từ sau năm 1945 chỉ công bố phần nhỏ của chúng được ưa thích từ kho tuyên truyền của chủ nghĩa Stalin. Những "biên bản” này đã nằm trong kho lưu trữ Moscow mà không đụng chạm đến cho đến năm 2008, khi Hellbek theo gợi ýđã tiếp cận được đến 10 trang hàng ngàn của các tài liệu này.

Từ những câu chuyện của những người tham gia  thấy rằng một trong những động cơ chủ yếu của cuộc phản công dữ dội của Hồng quân là tàn bạo và khát máu quân đội Đức chiếm đóng. Một người lính bắn tỉa của Hồng quân Vassili Zaitsev nói với người đố thoại của mình: "Thấy những cô gái trẻ, trẻ em bị treo cổ trên cây trong công viên - nó tác động kinh khủng như thế nào".

Thiếu tá Peter Zajaczkowski kể rằng ông đã tìm thấy thi thể của một đồng chí đã hy sinh binh lính Đức Quốc Xã bị tra tấn: "Da và móng tay trên bàn tay phải của ông bị rút sạch hoàn toàn. Một mắt đã bị đốt cháy, và trên thái dương bên trái là một vết thương gây ra từ một miếng sắt nóng đỏ. Nửa mặt bên phải của ông bị phủ với một chất lỏng dễ cháy và bị đốt cháy”.

Những câu chuyện kể trực tiếp cũng buộc nhớ lại những thử thách khủng khiếp có số mà cả hai phía phải chịu trong những trận đánh trên đường phố mệt mỏi và khó khăn nhất, khi họ giành dật mỗi ngôi nhà. Đôi khi xảy  ra như thế này, những người lính của Hồng quân chiếm một tầng của toà nhà, còn người Đức kiềm chế tầng khác. "Trong các cuộc chiến đường phố đã sử dụng lựu đạn, súng tiểu liên, lưỡi lê, dao găm và cuốc xẻng, - trung tướng Chuikov nhớ lại. - Họ đứng mặt đối mặt với nhau và nện nhau. Người Đức không chịu đựng nỗi điều này”.

Xét từ quan điểm lịch sử, các biên bản này có ý nghĩa to lớn, bởi vì chúng gây nên nghi ngờ trong những xác nhận của Đức quốc xã, mà sau này những kẻ thù của Liên Xô trong chiến tranh lạnh hùa theo, về điều rằng các binh sĩ của Hồng quân đã chiến đấu quyết liệt như thế chỉ bởi vì, nếu khác đi họ sẽ bị cảnh sát mật của Liên Xô có thể xử bắn họ.
Nhà sử học người Anh Antony Beevor trong cuốn sách "Stalingrad" của mình khẳng định rằng, trong thời gian của trận đánh Stalingrad đã có 13 nghìn binh sĩ Xô Viết đã bị xử bắn. Ông cũng lưu ý rằng,  chỉ riệng tại Stalingrad ở phía quân đội Đức có hơn 50 nghìn công dân Liên Xô tham gia chiến đấu. Tuy nhiên, các tài liệu của Liên Xô mà Hellbekom tiếp cận được nói rằng vào giữatháng Mười năm 1942, có nghĩa là, sau ba tháng rưỡi trước khi quân đội Đức quốc xã bị đập tan, đã có dưới 300 người bị bắn.

Có thể, rằng một số cuộc phỏng vấn đã được đưa ra chỉ duy nhất cho mục đích tuyên truyền của Liên Xô. Vấn đề này là công khai. Từ các cuộc trò chuyện với các chính trị viên cần thấy rằng, họ đã đóng vai trò quan trọng trong trận đánh, khích lệ những người lính xung trận. Các chính trị viên kể rằng, trong thời điểm ác liệt nhất của trận chiến, họ đã phát cho binh sĩ tờ rơi, trong đó nói về "người anh hùng trong ngày”. "Thật là nhục nhã, nếu người cộng sản không đi trong đội ngũ đầu tiên và không đưa binh lính vào trận chiến" - chính ủy lữ đoàn Vasiliev hồi tưởng.

Hellbuk trong các ghi chép của mình cho  rằng trong thời kỳ từ tháng Tám đến tháng Mười năm 1942, số lượng đảng viên Đảng CS Liên Xô ở Stalingrad tăng từ 28,5 nghìn đến 53,5 nghìn người, và rằng Hồng quân tin tưởng vào ưu việt chính trị và tinh thần của mình so với binh lính Đức quốc xã. "Hồng Quân là một quân đội chính trị" – nhà sử học trả lời tạp chí Spiegel.

Tuy nhiên, Stalingrad đã trả giá đắt cho những anh hùng bách chiến chiến thắng của Hồng Quân, những người may mắn sống sót trong trận đánh đẫm máu nhất của Chiến tranh thế giới thứ II. Vassili Zaitsev khẳng định đã giết chết 242 người Đức, là lính bắn tỉa xuất sắc nhất của quân đội.. "Thường phải nhớ lại, còn hồi ức tác động mạnh mẽ, - một năm sau ông kể khi, khi thuật ngữ "hội chứng căng thẳng sau chấn thương”, vẫn còn chưa được phát minh. - Bây giờ hệ thần kinh của tôi bị suy yếu, và tôi thường xuyên bị rung động". Những người trải qua Stalingrad những năm sau đó  đã tự sát.

---
Bản gốc: Revealed: The forgotten secrets of Stalingrad

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter