Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Một người Nga được nhận "Nobel toán học"

19.08.2010, 12:52:22

Станислав Смирнов. Фото с сайта unige.ch

Stanislav Smirnov. Phоtо từ site unige.ch

Một người Nga được nhận “Nobel toán học”

Россиянин получил "математическую Нобелевку"

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2010/08/19/fields/

K

Webste:
- Fields Medals, Other Top Math Prizes, Awarded

Tin liên quan:

 

Ngô Bảo Châu nhận Huân chương Fields tại Ấn Độ ngày 19/08

Ảnh: BBC

> Giải thưởng Fields đã xướng danh Ngô Bảo Châu

http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/08/chuc-mung-gs-ngo-bao-chau-chuc-mung.html

 

> Thủ tướng: GS Ngô Bảo Châu là niềm tự hào của cả dân tộc

http://vietnamnet.vn/chinhtri/201008/Thu-tuongGiao-su-Ngo-Bao-Chau-la-niem-tu-hao-dan-toc-930297/

.

Trong số các nhà toán học được trao Huy chương Fields – tương tự giải Nobel toán học có một người Nga Stanislav Smirnov. ScienceNOW viết về việc trao giải cho những người trúng giải thưởng này.

.

Ủy ban Liên minh các nhà toán học quốc tế thông qua quyết định trao giải thưởng cho Smirnov vì những công trình của ông trong lĩnh vực vật lý thống kê. Nhà toán học Nga đến từ thành phố Peterburg hiện nay làm việc tai Geneva.

.

Trong năm 2010 chỉ có bốn người được nhận Huy chương Fields. Ngoài Smirnov được nhận giải thưởng còn có một người Israel Elon Lindenstrauss  đến từ Đại học Do thái Jerusalim, Ngo Bao Chau đến từ đại học Paris và Cedric Villani đến từ đại học Anri Puankar.

.

Giải thưởng Fields được trao bốn năm một lần tại Đại hội toán quốc tế thế giới. Từ hai đến bốn các nhà toán học trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) có thể trở thành người trúng giải. Ngoài các huy chương họ còn được nhận giải thưởng trị giá bằng tiền khoảng 15 nghìn dollarrs Canada (gần 15 nghìn dollars Mỹ). Năm 2006 trong số những người được trao giải có hai người Nga – Andrei Okunkov và Grigori Perelman. Người cuối cùng từ chối nhận giải thưởng.-Kichbu-

---

Россиянин получил "математическую Нобелевку"

В число математиков, удостоившихся в 2010 году медали Филдса - математического аналога Нобелевской премии - попал россиянин Станислав Смирнов. О награждении лауреатов пишет портал ScienceNOW.

Комитет Международного союза математиков принял решение о присуждении Смирнову награды за его работы в области статистической физики, а именно - теории перколяции. Российский математик из Петербурга в настоящее время работает в университете Женевы.

Всего в 2010 году филдсовской медали удостоились четыре человека. Помимо Смирнова лауреатами стали израильтянин Элион Линденштраусс (Elon Lindenstrauss) из Еврейского университета Иерусалима, Нго Бао Чау (Ngo Bau Chau) из Парижского университета и Седрик Виллани (Cedric Villani) из института Анри Пуанкаре.

Линденштраусс заслужил филдсовскую медаль за исследования эргодической теории - теории об особых свойствах некоторых динамических систем, заключающихся в том, что в процессе эволюции таких систем каждая их точка с некоторой вероятностью проходит вблизи любой другой точки.

Бао Чау награда была присуждена за разработки, касающиеся фундаментальной леммы Ленглендса. Основанная на ней программа Ленглендса объединяет множество предположений, связывающих теорию чисел и теорию представлений некоторых групп.

Виллани филдсовскую медаль принесли его работы по изучению энтропии физических систем. Термин энтропия используют для описания неупорядоченности той или иной системы, и Виллани занимался вопросом о времени, за которое система с низкой энтропией (например, сжатый газ) достигнет неупорядоченного состояния.

Медаль Филдса вручается раз в четыре года на международном математическом конгрессе. Лауреатами могут стать от двух до четырех молодых математиков (моложе 40 лет). Помимо медали лауреаты получают денежный приз в размере 15 тысяч канадских долларов (около 15 тысяч американских долларов). В 2006 году среди лауреатов были двое россиян - Андрей Окуньков и Григорий Перельман. Последний отказался принять награду.

Ссылки по теме
-
Fields Medals, Other Top Math Prizes, Awarded - ScienceNOW, 19.08.2010

Сайты по теме
-
Теория перколяции в Википедии
- Медаль Филдса в Википедии
- Страница Смирнова на сайте университета Женевы

8 nhận xét:

  1. Nè nè, đồng chí đang ăn cơm Nga, mà sao tiêu đề Một người Nga được nhận “Nobel toán học” mà hình thì lại của giáo sư Ngô Bảo Châu dzậy ta?
    Ý gì HẢ
    :-)

    Trả lờiXóa
  2. Như có một điều, Stanislav Smirnov bảo vệ luận án tiến sỹ tại Mỹ!
    Nói cho đúng thì 4 giải Fields: 2,5 là của Mỹ; 1,5 là của Pháp
    0,5: giáo sư người Mỹ đã chia sẻ thông tin về bổ đề cho gs NBC
    0,5: Do GS NBC được đào tạo tại Pháp.

    Việt Nam ta còn được cái quốc tịch :-)

    Trả lờiXóa
  3. Kichbu ké tí tự hào, Việt Nam có Ngô Bảo Châu..:)

    Trả lờiXóa
  4. TỰ HÀO NGÔ BẢO CHÂU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO

    Hay là

    XIN ĐỪNG TỰ HÀO THEO KIỂU...ADUA !


    Niềm vui lấp lánh ngay khi Tuần Việt Nam đang tổng hợp phát ngôn hành động của tuần này, bởi một người Việt Nam được vinh danh trên đỉnh cao của Toán học thế giới: GS Ngô Bảo Châu nhận giải Fields 2010.

    Không cần nhắc lại ý nghĩa của giải Fields bởi đã tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua, nhưng người Việt Nam sẽ tự hào hơn khi GS Ngô Bảo Châu không chỉ là người Việt Nam đầu tiên đạt tới thành tựu này, mà thành tựu của anh đã đẩy Việt Nam lên thành quốc gia thứ hai của châu Á (chỉ sau Nhật Bản với 3 huy chương Fields vào các năm 1954, 1970, 1990) được vinh danh trên đỉnh cao của lĩnh vực toán học. Những cường quốc khoa học của châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ đều chưa chạm tay đến được giải thưởng, kể cả Trung Quốc cũng chưa thật sự có danh hiệu này, bởi Nhà toán học Terence Tao dù gốc gác là người Trung Quốc nhưng lại nhận giải thưởng vào năm 2006 với quốc tịch Úc/Mỹ.

    Tự hào, hạnh phúc trước thành tựu của GS Châu là điều đương nhiên, tự hào vì cái tên Việt Nam được sánh ngang các cường quốc năm châu trong lĩnh vực Toán học cũng là hoàn toàn chính đáng, nhưng xin đừng tự hào theo kiểu... adua: thấy người khác tự hào thì cũng tự hào, tự hào mà chẳng biết căn nguyên cội rễ ở đâu!

    Có một điều chắc chắn, giới Toán học Việt Nam đương nhiên có quyền tự hào nhất, bởi vinh quang của GS Châu kết tinh từ một thời kỳ hoàng kim của Toán học Việt Nam.



    Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields. Ảnh: BBC

    Nói cách khác, anh Châu may mắn vì rời Việt Nam vào năm 1990, khi Toán học Việt Nam chưa xuống dốc, và thành công của anh cũng là thành công của những con người thuộc thế hệ đã làm nên giai đoạn hoàng kim ấy của Toán học. Thế hệ ấy có quyền tự hào vì một hậu duệ của họ đã bước lên đài vinh quang.

    Họ được an ủi và có động lực mạnh mẽ để bắt đầu "leo dốc", đưa Toán học Việt Nam trở lại, biết đâu lại tốt đẹp như, thậm chí tốt đẹp hơn thời hoàng kim? Trọng trách ấy, tin chắc rằng các nhà Toán học đủ sức thực hiện, bởi trong hàng ngũ của họ không chỉ có một GS Ngô Bảo Châu đang trên đỉnh cao, mà đó là một khối gắn bó, thống nhất của những con người có chung niềm đam mê trong sáng mà ít ngành nghề khác có được.

    Đọc những chia sẻ của đủ các thế hệ trước và trong ngày GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, có một niềm hạnh phúc "nhẹ nhàng" len trong trái tim của người viết bài: Dân Toán Việt Nam yêu thương, đoàn kết với nhau quá. Nhưng như GS kỳ cựu Hoàng Tụy đã tâm sự chân thành, Toán học Việt Nam vẫn có những hậu duệ của GS Lê Văn Thiêm, nhưng lại đang thiếu vị tư lệnh ngành như GS Tạ Quang Bửu, và một lãnh đạo cấp cao như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày xưa, để tìm lại "một thời đã xa" của Toán học.

    Vậy là, trách nhiệm vinh quang đang được truyền đến các nhà lãnh đạo, mong sao niềm hạnh phúc khi trí tuệ Việt Nam ngang hàng với thế giới sẽ tiếp lửa để họ sáng suốt đưa ra những chính sách đúng đắn không chỉ với Toán học Việt Nam.

    Nguồn: http://tuanvietnam.net/2010-08-20-phat-ngon-hanh-dong-tu-hao-ngo-bao-chau-va-mot-gia-tuong-rung-minh-

    Trả lờiXóa
  5. 1 người được giải, cả nước được nhờ, là lá la ...

    Trả lờiXóa
  6. 1 người được giải, một số ...adua thì nói đi cho rồi..:)

    Trả lờiXóa
  7. Ăn theo thì nói đi cho rồi :)

    Trả lờiXóa
  8. Định viết thế... Nhưng ngại làm sao ý.
    Ngay đến từ adua cũng phải mở Từ điển ra coi..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter