Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Xin đừng tự hào theo kiểu ... adua !

Tự hào Ngô Bảo Châu và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo

Niềm vui lấp lánh ngay khi Tuần Việt Nam đang tổng hợp phát ngôn hành động của tuần này, bởi một người Việt Nam được vinh danh trên đỉnh cao của Toán học thế giới: GS Ngô Bảo Châu nhận giải Fields 2010.

Không cần nhắc lại ý nghĩa của giải Fields bởi đã tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua, nhưng người Việt Nam sẽ tự hào hơn khi GS Ngô Bảo Châu không chỉ là người Việt Nam đầu tiên đạt tới thành tựu này, mà thành tựu của anh đã đẩy Việt Nam lên thành quốc gia thứ hai của châu Á (chỉ sau Nhật Bản với 3 huy chương Fields vào các năm 1954, 1970, 1990) được vinh danh trên đỉnh cao của lĩnh vực toán học. Những cường quốc khoa học của châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ đều chưa chạm tay đến được giải thưởng, kể cả Trung Quốc cũng chưa thật sự có danh hiệu này, bởi Nhà toán học Terence Tao dù gốc gác là người Trung Quốc nhưng lại nhận giải thưởng vào năm 2006 với quốc tịch Úc/Mỹ.

Tự hào, hạnh phúc trước thành tựu của GS Châu là điều đương nhiên, tự hào vì cái tên Việt Nam được sánh ngang các cường quốc năm châu trong lĩnh vực Toán học cũng là hoàn toàn chính đáng, nhưng xin đừng tự hào theo kiểu... adua: thấy người khác tự hào thì cũng tự hào, tự hào mà chẳng biết căn nguyên cội rễ ở đâu!

Có một điều chắc chắn, giới Toán học Việt Nam đương nhiên có quyền tự hào nhất, bởi vinh quang của GS Châu kết tinh từ một thời kỳ hoàng kim của Toán học Việt Nam.

Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields. Ảnh: BBC

Nói cách khác, anh Châu may mắn vì rời Việt Nam vào năm 1990, khi Toán học Việt Nam chưa xuống dốc, và thành công của anh cũng là thành công của những con người thuộc thế hệ đã làm nên giai đoạn hoàng kim ấy của Toán học. Thế hệ ấy có quyền tự hào vì một hậu duệ của họ đã bước lên đài vinh quang.

Họ được an ủi và có động lực mạnh mẽ để bắt đầu "leo dốc", đưa Toán học Việt Nam trở lại, biết đâu lại tốt đẹp như, thậm chí tốt đẹp hơn thời hoàng kim? Trọng trách ấy, tin chắc rằng các nhà Toán học đủ sức thực hiện, bởi trong hàng ngũ của họ không chỉ có một GS Ngô Bảo Châu đang trên đỉnh cao, mà đó là một khối gắn bó, thống nhất của những con người có chung niềm đam mê trong sáng mà ít ngành nghề khác có được.

Đọc những chia sẻ của đủ các thế hệ trước và trong ngày GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, có một niềm hạnh phúc "nhẹ nhàng" len trong trái tim của người viết bài: Dân Toán Việt Nam yêu thương, đoàn kết với nhau quá. Nhưng như GS kỳ cựu Hoàng Tụy đã tâm sự chân thành, Toán học Việt Nam vẫn có những hậu duệ của GS Lê Văn Thiêm, nhưng lại đang thiếu vị tư lệnh ngành như GS Tạ Quang Bửu, và một lãnh đạo cấp cao như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày xưa, để tìm lại "một thời đã xa" của Toán học.

Vậy là, trách nhiệm vinh quang đang được truyền đến các nhà lãnh đạo, mong sao niềm hạnh phúc khi trí tuệ Việt Nam ngang hàng với thế giới sẽ tiếp lửa để họ sáng suốt đưa ra những chính sách đúng đắn không chỉ với Toán học Việt Nam.

---

Kichbu trích theo Phát ngôn-Hành động cuối tuần tuanvietnam.net

 

15 nhận xét:

  1. Không có 20 năm ở Pháp, NBC ko có ngày hôm nay, dù trước đó đã ở VN 18 năm. Nghĩ đến điều đó để tỉnh táo hơn sau những phút ngất ngây này.

    Trả lờiXóa
  2. quân ta không cần gốc gác, cứ người việt gải cao là hoan hô và tự hào về nền giáo dục Việt Nam và truyền thống hiếu học gì đấy là đước hô hô. Adua thì không cần chi li

    Trả lờiXóa
  3. BÁO CHÍ PHÁP CA NGỢI BẢO CHÂU

    Các tờ báo cũng như kênh truyền hình của Pháp từ hôm qua dồn dập đưa tin Ngô Bảo Châu cùng một nhà toán học nữa của nước này giành giải thưởng cao quý nhất thế giới. > Tổng thống Pháp chúc mừng Bảo Châu

    AFP đi đầu trong việc loan tin Bảo Châu giành giải, với tiêu đề "Đứa con củaViệt Nam được giải thưởng cao nhất về toán".

    "Nhà toán học sinh tại Việt Nam Ngô Bảo Châu đã giành giải tương đương Nobel toán học thế giới, Fields Medal, đi tiếp con đường đã đưa anh từ thành phố Hà Nội bị tàn phá bởi chiến tranh đến những trang báo của tạp chí Time".

    Ngay sau đó, chiều qua tờ Le Monde đưa tin Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Francois Fillon chúc mừng Ngô Bảo Châu. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ lòng "biết ơn và ngưỡng mộ" đối với nhà khoa học.

    Trong bài bình luận hôm nay, tờ báo nổi tiếng của Pháp này viết: "(Ngô Bảo Châu), người Việt Nam, đang thúc đẩy lý thuyết toán đại số, anh đã mở một cánh cửa mà nhiều người khác lâu nay nghĩ là không thể mở được".

    Tờ Usine Nouvelle chạy tít hóm hỉnh: "Pháp vô địch thế giới năm 2010... về toán".

    Giáo sư Jean-Pierre Bourguignon, giám đốc Viện nghiên cứu khoa học cao cấp Bures-sur-Yvette trả lời phỏng vấn tờ Liberation, thán phục cho rằng có một thế hệ các nhà khoa học tuổi 30-40 đang nở rộ một cách đặc biệt. "Họ giữ một sứ mệnh vĩ đại đối với toán học và các nghiên cứu tiên tiến khác", ông nói.

    "Chúng ta không nên nhất thiết đặt vấn đề xem các nghiên cứu như thế này mang lại ứng dụng thực tế gì. Nghiên cứu của Ngô Bảo Châu thuần túy toán học. Đó là một công việc có liên quan đến cốt lõi sâu sắc nhất của toán", ông nói. "Đó là thứ mà chúng ta có thể không hiểu được".

    Tờ báo có số phát hành lớn Le Parisien chạy chappeau như một lời reo vui: "Ngô Bảo Châu giành Fields Medal, giải Nobel thế giới về toán học". Đây là lần thứ tư có nhà nghiên cứu của đại học Paris-Sud-XI có được giải thưởng danh giá về toán.

    Bí mật của thành công này là gì? Tờ báo trích lời Patrick Gerard, giám đốc lab nghiên cứu toán của trường: "Đây là thành quả của chính sách khoa học của chúng tôi. Chúng tôi đã tuyển lựa những nhà toán học rất trẻ và có tài năng. Chuyện này thực cũng có xác suất đấy".

    "Các thầy ở trường tập trung vào những tài năng trẻ và giúp họ phát triển trong môi trường cạnh tranh và thú vị", Le Parisien cho hay.

    Cũng nói về nguyên nhân thành công của Ngô Bảo Châu và nhà toán học người Pháp Cédric Villani - cùng nhận giải Fields hôm qua - Le Figaro tiết lộ với bạn đọc rằng bí quyết là "cả hai đều đắm mình trong toán học từ tuổi nhỏ".

    Dù hân hoan và phấn chấn, tờ Le Monde không quên nhắc nhở bạn đọc đừng ngủ quên trên vinh quang.

    "Kể từ khi giải được thành lập năm 1936, gần như cứ bốn huy chương thì có một được trao cho nhà toán học người Pháp hoặc học tập tại Pháp. Dù chào đón thắng lợi này, chúng ta không nên đắm mình say sưa trong những tiếng hò reo".

    Thanh Mai



    http://vn.news.yahoo.com/vne/20100820/twl-bao-chi-phap-ngoi-ca-bao-chau-79585cb.html

    Trả lờiXóa
  4. Bảo Châu sinh ở VN học ở Pháp đến nay thành công rồi đã nhận lời qua Mỹ

    Có người ví như VN làm ra hạt lúa, còn Pháp SX được bột mỳ, nhưng Mỹ nó lại ăn cái ổ bánh mỳ.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét của anhbasg quá chí lý !

    Trả lờiXóa
  6. Nhưng ổ bánh mỳ có chữ: Made in Vietnam

    Trả lờiXóa
  7. Mình bị mất cảm giác tự hào rồi, sao thế nhỉ, mình chỉ tự hào cái gì mình tự làm được ra thôi.

    Trả lờiXóa
  8. phanhaanh tư duy tầm thế giới...:)

    Trả lờiXóa
  9. Trong bốn người đoạt giải Fields, có đến hai người được hưởng nền giáo dục Pháp. Pháp khen Ngô Bảo Châu, cũng là tự khen.

    Mà thật sự có đến hai trong số 4 người đoạt giải Fields được hưởng nền giáo dục của nước Pháp thì Pháp cũng đáng tự hào, có quyền tự khen quá đi chứ.

    Trả lờiXóa
  10. Đừng tự hào sao nghèo mà vẫn giỏi
    Hãy tự hỏi sao giỏi mà vẫn nghèo

    Haizzzz ...

    Trả lờiXóa
  11. kichbu đọc thư bô xít của GS Ngô Bảo Châu chưa?

    Trả lờiXóa
  12. Bài này mà thi tốt nghiệp tiếng E., trượt là cái chắc.:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter