Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Tại sao nước Nga cháy

*    АP                 11.08.2010

Tại sao nước Nga cháy

 

Почему горит Россия

 

 

 

Một trong những nguyên nhân của các đám cháy rừng năm nay là tiêu thủy toàn bộ các đầm lầy dưới thời chính quyền Xô Viết

.

Victor DANHILOV-DANHILYAN, giám đốc Viện các vấn đề về nước Viện Hàn lâm khoa học Nga, nguyên bộ trưởng bộ bảo vệ môi trường tự nhiên và các nguồn thiên nhiên LB Nga,

Yury MAGARSHAK, giáo sư, chủ tịch ủy ban quốc tế hợp tác trí thức

.

Kichbu theo http://www.vremya.ru/2010/142/4/259596.html

K

Bài liên quan

. Hãy trả lại cho nhân dân cái chuông

http://kichbu.multiply.com/journal/item/900/900

---

 

 

Các kênh truyền hình chủ chốt của Nga đã phát đi khắp cả nước những địa đồ rùng rợn, trong đó đánh dấu một loạt các khu vực bóc cháy. Thời tiết nóng chưa từng có đạt mức kỷ lục trong suốt lịch sử hơn trăm năm ghi lại được về thời tiết khí hậu không chỉ gây tăng số lượng những cái chết “tự nhiên” đặc biệt trong số những người đứng tuổi, mà còn hàng chục người bị thiêu sống trong ngọn lửa của các đám cháy. Không những chỉ các làng thôn quê và những thành phố nhỏ, mà ngay Moscow cũng bị bao phủ bởi bụi từ những đám cháy của các đầm than bùn.

Những đám cháy rừng và than bùn trên những vùng lãnh thổ rộng lớn liệu có phải là bất thường “một lần” của năm nay, hay là cần chuẩn bị cho sự tái lại của thảm họa? Có thể làm gì để tránh được thảm họa trong một viễn cảnh chiến lược?


Để nhận thức được những quy mô của các vụ cháy, cần phải nhớ lại rằng, đám mây mưa phạm vi trung bình (nó thực tế có khả năng dập tắt đám cháy rừng) mang trong mình hàng chục tấn nước, rơi xuống ở dạng mưa (100 nghìn tấn nước, rơi xuống đất dưới dạng mưa rào, thậm chí trong thời tiết khí hậu của chúng ta là không hiếm). Trên khung cảnh đó 10, 100 và thậm chí 200 tấn nước mà những người cứu hỏa có thể trút ra từ các xitec của xe cứu hỏa và từ máy bay, con số này hoàn toàn buồn cười. Ngay từ xa xưa người ta đã biết rằng, các vụ cháy rừng không thể dập tắt bằng các bình uống nước và từ các xô chậu. Các đám cháy chỉ có thể ngăn chặn bằng việc xây dựng các vành đai ngăn cách, thu dọn sạch cây lá khô và các biện pháp khác mà chúng đòi hỏi một công việc có kế hoạch và thực hiện trong nhiều năm. Nếu trước đây người dân và các chính quyền ( địa phương tại chỗ và liên bang ở những quy mô của đất nước) không làm được điều gì, thì ngăn chặn sự lan rộng của các đám cháy rừng theo trình tự cứu hỏa một cách  khả quan là không thể được. Cần phải đưa ra một báo cáo rõ ràng trong việc này và trong tương lai cần chuẩn bị cho sự tái lặp có thể của hiểm họa tương tự ở quy mô toàn LB Nga sớm hơn.

.
Mặt khác của vấn đề - các đầm than bùn đang bóc cháy, dập tắt được chúng từ trên bề mặt bằng nước từ các vòi rồng hoàn toàn không thể về mặt lý thuyết, bởi vì sự cháy  thường xảy ra ở tầng sâu đáng kể. Tuy nhiên tại sao than bùn cháy và tự cháy? Liệu đây phải chăng là kết quả của sự ngu dốt của con người mà vì nó người mẹ-thiên nhiên đang trừng phạt? Cũng như thế như các vụ cháy rừng đại trà tại LB Nga. Cũng như thế những sự bất thường của khí hậu tự nhiên khác nhau, nói riêng đang ngày càng xảy ra thường xuyên hơn so với những thế kỷ trước đây, hạn hán ở cả dải miền Trung được biết đến bởi khí hậu ôn hòa của mình, và lũ lụt các “loại” có thể, những bất thường, một việc rõ ràng, đối với chúng ta hoàn toàn không phải là những khoản đền bù cho những đợt hạn hán đã trải qua. Thời tiết nóng nực ở Nga đã từng xảy ra sớm hơn trước đây. Nhưng chưa bao giờ xảy ra những đám cháy với quy mô lớn đến vậy. Trong thảm họa này có nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu không?


Nguyên nhân chính hoàn toàn có, rất tiếc, nó là kết quả hoạt động của con người. Nguyên chính của những vụ cháy rừng đại trà là việc tiêu hủy các hồ đầm lầy. Việc tiêu hủy bắt đầu từ dưới thời Stalin và tiếp tục dưới thời Khrusev và Breznhev.

.

Tại sao họ bắt đầu tiêu thủy các đầm lầy ở Liên Xô? Có ít nhất ba nguyên nhân.

.


Thứ nhất, vào thời Stalin người ta cho rằng, khu vực nông thôn sẽ bị cháy bởi than bùn. Hơn thế, một loạt các nhà máy thủy điện cần phải được cung cấp than bùn. Thế là họ tiêu thủy. Than bùn tại các vùng đất đã được tiêu thủy khai thác ở quy mô thế nào cũng có lợi hơn sử dụng khí đốt và dầu madut, mà lại là than truyền thống nữa. Vì thế họ đã tiêu thủy (như thời đó đã tuyên bố hùng hồn) cả đất liền. Vậy họ đã thu được cái gì? Vâng, họ đã thu được cái đang diễn ra ngày hôm nay, và nhận được. Đất nổi và hạn hán.

.

Nguyên nhân thứ hai – chiến dịch mới về tiêu thủy các đầm than bùn trong những năm 1970-1980s. chiến dịch này liên quan đến việc hiện thực hoá chương trình quốc gia về phát triển nông nghiệp ở những tỉnh không giàu đất đen ở phần đất châu Âu của Nga (cái gọi là chương trình “Phi đất đen”). Chính vào thời gian này dưới cái cớ tiêu thủy các vùng đất cận đầm lầy, các hệ thống sinh thái của các vùng đất ngoại vi của các đầm than đã bị phá vỡ. Xét từ gốc độ kinh tế, ở những người nông trang viên và công trang viên không có các phương tiện và sức lực để mở rộng các vùng đất canh tác nông nghiệp. Bởi vậy dước áp lực của bộ máy hành chính và đảng người ta đã khai khẩn những vùng đất đã được tiêu thủy, nhưng đồng thời  những mảnh đất đã được khai khẩn hoàn toàn có năng suất cao xưa kia cũng biến mất từ các đầm lầy. Kết quả chủ yếu của những nổ lực này là làm khô khốc thêm các đầm lầy than.

.

Nguyên nhân thứ ba. Các đầm lầy, cho dù kinh khủng thế nào đi chăng nữa, đã không làm yên lòng những người bolshevich theo các nguyên nhân ý thức hệ của mình.  Mặc dù có thể là trên những vùng đầm lầy đó không thể xây dựng được chính quyền Xô Viết. Những con muỗi, rắn lục, ếch nhái – những thực thể ‘phản động’. Trên một lãnh thổ như vậy người ta chưa bao giờ tiến hành đại hội đảng, không có một thông tin chính trị nào. Đất nước ca bài ca  về “những cánh rừng, ruộng mì và núi non”. Một cách gương mẫu trong mạch này và gần như bằng những ca từ này đại diện ủy ban thành phố đã kêu gọi một trong những tác giả của bài báo này, lúc bấy giờ là sinh viên năm thứ nhất, trong hiệu triệu gửi  các sinh viên được đảng và đoàn thanh niên cộng sản (kcomsomol) phái đến “ các than bùn”. Tiêu thủy các đầm lầy để gieo lên mảnh đất được thiên nhiên ban tặng các loại cỏ cho gia súc ăn, thu hoạch lúa mạch và rau cỏ - hóa ra, ý định tốt đẹp được gi vào phương châm chiến lược : “chúng ta không thể trong chờ ân huệ của thiên nhiên, mà phải lấy chúng từ thiên nhiên – đó là nhiệm vụ của chúng ta. Lúc bấy giờ không một ai trong ban lãnh đạo Liên bang Cộng hòa các nước xã hội chủ nghĩa nhận thức được điều rằng, hệ sinh thái và sự cân bằng giữa thế giới hữu sinh và vô sinh, cũng như trong thiên nhiên hữu sinh đang bị phá vỡ thô bạo như thế nào.

.

Chúng ta không tìm được những thông tin về các diện tích của các đầm lầy và các đầm lầy đã bị tiêu thủy ở phần đất châu Âu của Nga mà nó có diện tích gần 4 triệu km2. Nếu chỉ những số liệu về toàn bộ nước Nga,  thì nó như thế này: các vùng đất đã than bùn hóa ở LB Nga 3,69 triệu km2 hay là 21,6% diện tích lãnh thổ. Các đầm lầy có than bùn với độ dày cao hơn 30 cm – 1,32 triệu km2 hay là 8,1% diện tích đất nước, còn với độ dày than bùn hơn 50cm – tương đương 975 nghìn km2, hay là 5,7%. Thực tế toàn bộ vùng lãnh thổ từ các tỉnh của Nga giàu đất đen đến phía Bắc đã được than bùn hóa. Trên nền đất hóa than bùn người ta đã xây dựng các làng mạc và các khu dacha. Tổng diện tích của các khu than bùn từ Ural ( bị thảm họa nhiều hơn) đến phía  Tây cùng một loại một triệu km2. Một phần đất đáng kể của cúng đã tuy thủy và đang cháy, hay là có thể sẽ cháy khi đám cháy âm ỉ lan rộng dưới mặt đất hay là như kết quả của sự tự cháy. Thực tế là như vậy.

.

Ở Nga hạn hán, tất nhiên, cũng đã từng xảy ra cả trước đây. Từ thế kỷ XVIII người ta đã tính được cứ mười năm có ba năm khô hạn. Nhưng trước đây các đầm than bùn chưa từng cháy đại trà như bây giờ bởi vì các đầm lầy đẫm nước trên bề mặt và trong lòng chúng. Thảm họa tương tự như hiện nay đã từng xảy ra vào năm 1972. Xỉ than cháy từ các đầm than bùn đang cháy tồn tại cho đến giữa tháng mười, lúc bấy giờ bắt đầu có mưa. Những con mưa này không xảy ra từ đầu tháng sáu. Vào tháng tám năm đó ở Moscow có sáu ngày khi nhiệt độ vượt quá 36oC. Nhưng vào năm 1972, khác với năm 2010, không có những đám cháy thiếu than bùn phủ kín những vùng lãnh thổ rộng lớn như hiện nay ở Voronhez và các tỉnh giàu đất đen khác. Hay là đơn giản họ không thông báo về những vụ cháy đó. Và nhiệt độ đạt mức kỷ lục cũng bị bưng bít.
.

Còn bao nhiêu nước ở trong các đầm than bùn đã bị tiêu thủy? Liệu có thể bổ sung nước nếu lấy nước, ví dụ, từ sông Oka hay là Volga được không?  Chúng ta sẽ ước tính một  cách định lượng. Sông Volga đổ về biển Kaspie mỗi năm khoảng 250 km mét khối nước. Ở độ sâu trung bình của các đầm lầy, cứ cho là, một mét (một số đầm lầy nông hơn, một số khác sâu hơn) trong các đầm lầy đõ chứa đựng không ít hơn hàng nghìn km khối nước, tức là nhiều lần hơn so với mức nước sông Volga đổ ra biển trong năm qua, hơn cả mức nước mà tất cả các con sông trên phần đất châu Âu của Nga. Có bao nhiêu đầm lầy than bị tiêu thủy, chúng ta đã mất đi bao nhiêu lượng nước chưa bị tiêu thủy hoàn toàn, bao nhiêu và ở đâu lượng nước ấy còn lại và chế độ nước hiện tại ở các đầm lầy than bùn như thế nào – không ai hay.

.

Nói riêng, tất nhiên, tình hình với thảm họa cháy than bùn trong đám cháy có thể khắc phục được sau khi đổ đầy nước vào các lãnh thổ “ưu tiên số một”. Nhưng biện pháp như thế về “dập các đám cháy theo trình tự cứu hỏa” không bao giờ có thể trở thành chiến lược. Cần phục hồi lại toàn bộ sự cân bằng tự nhiên tại các đầm lầy trước kia, những đầm lầy trong thực tế đã là nguồn điều chỉnh khí hậu tự nhiên và trao đổi nước.

.
Các cơn mưa ở dải miền Trung Nga được tạo ra không phải chỉ có các đám mây đến từ biển-đại dương, mà còn (ở quy mô hàng chục phần trăm từ tổng số chung của mưa) bởi sự bốc hơi cục bộ. Lượng nước bốc hơi vào khí quyển từ các cánh rừng theo tính toán cho một đơn vị diện tích  lớn hơn lượng nước bốc hơi trực tiếp từ bề mặt đất, từ ao hồ hay là sông suối. Thực vật qua bộ rễ hút nước từ đất, nó chuyển qua thân cây, các cành hay là cuống cọng vào các lá cây và bốc hơi qua những khe lá của các lá cây vào khí quyển – quá trình này gọi là transpiration. Số lượng nước (tính bằng gram) mà nó đòi hỏi để tạo được 1 gram khối bio thực vật, - đó là hệ số của transpiration, nó thay đổi, nhưng rất hiếm hơn 100, các giá trị thông thường của nó – từ 300 đến 800: sự trao đổi nước giữa thế giới thực vật và khí quyển cự kỳ to lớn. Trong những thời kỳ hạn hán các cửa  của chúng bị đóng lại, và sự bốc hơi giảm sút rất nhiều.

.

Trong tổng thể của các quá trình này ở dải miền Trung vai trò to lớn thuộc về các đầm lầy, chúng là yếu tố điều chỉnh quan trọng nhất của sự trao đổi nước với khí quyển. Bất kỳ sự vi phạm hệ sinh thái đầm lầy nào – đó là cú giáng vào các cánh rừng xung quanh. Các cơn mưa phụ thuộc ở mức độ đáng kể vào các đầm lầy và các cánh rừng bởi vì quá trình hình thành các đám mây xảy ra không chỉ trên đại dương. Mà còn trên lục địa, trước hết nhờ các cánh rừng và liên quan chặt chẽ với chúng là hệ thống các đầm lầy. Các cánh rừng chuyển phát mưa từ trong nội lục địa, nếu như không phải là chúng, một tỷ lệ các cơn mưa rào có thể rơi xuống chỉ ở dải ven biển với chiều rộng khoảng 300 km.

.


Hiện nay sự cân bằng này đã bị phá vỡ một cách nghiêm trọng. Tất nhiên, hàng nghìn năm trước đây, khi tất cả các cánh rừng và đầm lầy còn ở “tại chỗ”, cũng đã xảy ra hạn hán, nhưng điều rằng hoạt động của con người nhằm “cải tạo tự nhiên” đã tăng thêm hạn hán, không gây nghi ngờ gì. Từ đó là  không có tiền lệ của hạn hán hiện nay, và sự cháy các đầm than  và các cánh rừng chưa từng xảy ra. Thiếu hiểu biết về việc rằng những cánh rừng là yếu tố chuyển phát các cơn mưa đã dẫn đến điều rằng những người Nga đã bằng chính bàn tay của mình hủy hoại sự điều phối tự nhiên với diện tích hàng triệu km2 đã từng giúp nước Nga thoát khỏi những vụ cháy rừng và nắng nóng. Những hậu quả của hoạt động ngu dốt tiêu thủy các đầm lấy chúng ta đã nhìn thấy nửa thế kỷ trước và hơn ít lâu sau.

...

Nước Nga trong năm 2010 hóa ra ở phương Tây mà chính bản thân nó đã đặt ra cho mình vào những năm 1930-1980s. Nguyên nhân nắng nóng chưa từng thấy và hạn hán, tất nhiên, không nằm ở việc tiêu thủy các đầm lầy. Những sự thay đổi khí hậu trên thế giới – là vấn đề đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện. Cho dù có những cuộc cãi vả xảy ra theo nguyên nhân này thế nào đi chăng nữa, thì những chứng cứ nghiệt ngã chứng minh về tốc độ và sự tăng cường những bất thường thời tiết trên thế giới. Vấn đề không chỉ là trong những kỷ lục nhiệt độ tự thân này khác ( như “từ trên xuống” và “từ dưới lên”, hậu quả tất yếu của việc đánh mất sự cân bằng), mà còn là nằm ở tần xuất tái hiện của chúng. Nhưng điều rằng một trong những nguyên nhân cháy rừng năm nay (và nguyên nhân chính – trong các vụ cháy than bùn) trên lãnh thổ đất nước là tiêu thủy các đầm lầy diễn ra ở Liên Xô trong suốt nửa thế kỷ không hề gây nên những nghi ngờ.

.

Lịch sử của vấn đề là như thế, tầm quan trọng của nhận thức vấn đề trước hết ở chỗ làm thế nào để học được từ những lỗi lầm trong quá khứ và để hành động thông minh hơn. Vấn đề đang nói ở đây không chỉ là việc xây dựng kế hoạch chiến lược, mà còn là sự phòng xa tối thiểu. Ngay trong những năm 2000 ở chúng ta đã dùng mẹo hủy hoại hệ thống bảo vệ rừng, sự giám sát sinh thái của liên bang, Bộ tình trạng khẩn cấp ngày càng tập trung không vào việc phòng ngừa các tình huống khẩn cấp, mà chỉ loay hoay đối phó với chúng. Tuy nhiên bây giờ vấn đề ai có lỗi không cần đặt ra ở bình diện hàng đầu, mà vấn đề là làm gì để xoay chuyển tình hình.

.
Trong viễn cảnh ngắn hạn, trong các quy mô của mùa hè, điều duy nhất rằng có thể thực hiện thực tế, đó là cứu người và bảo vệ các công trình quan trọng có tính chất sống còn khỏi bị cháy. Các biện pháp dài hạn – đó không phải là cái gì khác đòi hỏi phải cân nhắc suy nghĩ, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và những chi phí lớn nhiều hơn nữa.

.
Những biện pháp đơn giản khi giải quyết những vấn đề lớn ( mà chính là khôi phục các đầm lầy) thường dẫn đến các hậu quả không được mong đợi. Ví dụ, Đại kênh đào Karakumsky mang tên Lenin (hiện nay mang tên Turkmenbash). Việc xây dựng công trình này được nghĩ đến dưới thời Stalin và được thực hiện dưới thời Khrusev, theo ý đồ cần cung cấp nước cho những vùng đất Trung Á và làm cho chúng trở nên phì nhiêu. Trên thực tế một phần lớn nước đã chui “vào cát”. Lượng nước từ sông Amudary chảy vào biển Uralskoe giảm sút đáng kể, vì thế nó bắt đầu khô cạn. Còn dọc theo kênh đào (1500 km) đã xuất hiện không chỉ các tỉnh đầm lầy hóa, mà còn xảy ra hiện tượng nhiễm mặn đất đai. Những đầm lầy bị nhiễm mặn tại những nơi hoang vắng – liệu có phải là kết quả được mông đợi hay không? Chính sự nhiễm mặn đất đai đã tiêu diệt các vùng đất màu mỡ Mesopotamy, nền văn minh cổ xưa đã từng phồn thịnh trong suốt 3 nghìn năm. Thêm vào đó sau những thảm họa nông nghiệp và khí hậu xảy ra tại các vùng này 2 nghìn năm trước, và mặt đất phì nhiêu đã không còn nữa như thế đấy.

.

Chương trình bảo vệ các đầm lầy ở những vùng đất thấp là chương trình quốc tế. Và chỉ  ở một đất nước trong số các nước công nghệ và kinh tế phát triển – nước Nga – về thực chất không theo đuổi nó. Còn những đầm lầy ở những vùng đất cao đối với chúng ta còn quan trọng hơn, chính chúng – các nguồn sông chủ yếu của dải miền Trung nước Nga. Tình hình này cần phải được khắc phục. Cần một chương trình khôi phục đầm lầy, các yếu tố điều phối thiên nhiên và các yếu tố điều chỉnh khí hậu trên lãnh thổ đất nước một cách thận trọng. Cộng tác với các nước khác, ở nơi có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này, trước hết với Phần Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ và Canada. Với châu Úc, nơi tích lủy được rất nhiều kinh nghiệm dập các đám cháy rừng. Và với Israel, nơi, tương tự Nga, vì kém hiểu biết mà các đầm lầy bị hủy hoại, và sau đó đã được khôi phục lại.

.


Một số tỉnh trưởng đã đòi hỏi hàng chục triệu ruble để đổ nước vào các đầm lầy. Vào đúng thời điểm khi những cánh rừng và than bùn đang cháy, thì có thể hiểu họ được. Nhưng những đòi hỏi này không được bảo vệ bởi bất kỳ nghiên cứu nào, bất kỳ những soạn thảo dự án nào. Truyền thống dân tộc của chúng ta – đòi tiền vào đúng thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi không có cơ sở để đòi hỏi một số lượng tiền như vậy. Cần phải khẩn cấp, trong vài ngày, vài tuần bắt đầu xây dựng một chương trình nghiên cứu khoa học về những gì đang xảy ra, t

rong trạng thái của các khu đất than bùn, của các nhu cầu về nước để tưới tiêu, các nguồn nước (với sự tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các yêu cầu môi sinh) dành cho điều đó và những khả năng có thể của chúng, mức độ các biện pháp cần thiết theo ưu tiên (trước hết từ quan điểm sinh thái và kinh tế). Để các chương trình dài hạn có thể cứu được tình hình, và không gây tác hại còn nhiều hơn nữa.

Liệu chúng ta có cần thiết phải khôi phục tất cả các đầm lầy hay không, nếu không phải tất cả, thì ở đâu? Và khôi phục như thế nào? Những câu hỏi này đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu sắc, trước khi thông qua một chương trình chiến lược mới. Nếu đều này không được thực hiện, thì dưới thời Armageddon như thế tiếp theo sẽ có nguy cơ mất nước Nga. Và nó (Armageddon-Kichbu)  trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu diễn đến, và sau không phải 38 năm (nếu tính thảm họa hiện nay bằng sự tái hiện của năm 1972), thì nó có thể diễn ra sớm hơn.-Kichbu-

.


22 nhận xét:

  1. "Chúng ta không thể trong chờ ân huệ của thiên nhiên, mà phải lấy chúng từ thiên nhiên – đó là nhiệm vụ của chúng ta"

    Khẩu hiệu và những chiến dịch "lấy từ thiên nhiên" thế này đâu chỉ mình LX cũ. Đọc bài này mới thấy rõ chúng ta - VN cũng đã, đang, và sẽ "lấy" từ thiên nhiên để khỏa lấp cho những thành tích của công cuộc đổi mới và quá độ lên CNXH. Và hậu quả thì khôn lường vì cả bao thế hệ mai sao sẽ trả giá. Đây là quy luật "có vay có trả" hay nhân quả!

    Đa tạ bác kichbu đã dịch bài này. Dể hiểu và nhiều thông tin bổ ích.

    Trả lờiXóa
  2. Tiếc là nước Nga chưa từng là ga đỗ của Xe Đạp. Với Kichbu, ít nhất đã có một ga, có thể là ga đầu, có thể là ga trung gian.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc 2 lần mới hết vì đau cả đầu, ù cả tai Kicbu ạ.

    Trả lờiXóa
  4. @muathuvang: Đêm rạng sáng 11 tháng tám ở Moscow có mưa, chắc cũng đỡ bụi hơn, dễ thở hơn..

    Trả lờiXóa
  5. Đa tạ kichbu!

    Chúng ta cứ chặt cây, đào than và nếu cần, đào cái mỏ than sông Hồng lên, rồi sẽ được như thế này!

    Trả lờiXóa
  6. Các bạn khuân về nhà cho nhiều người cùng đọc.
    Xin đa tạ lại doilife và dinhphdc..:)

    Trả lờiXóa
  7. Bài học cho giữ rừng của VN, nhất là vùng rừng U Minh.

    Trả lờiXóa
  8. Lúc trước đọc một bài tham luận của một bác nào đấy (quên tên rồi), nói rằng về cơ bản, chúng ta đã tàn phá gần hết rừng, trong khi kế hoạch tái trồng rừng 135 được hiểu là 531 : Chi phí trồng rừng, cán bộ cấp cao3, ăn 5, cán bộ cấp địa phương ăn 3, người dân trực tiếp trồng rừng nhận được 1 phần chi phí trồng rừng của dự án. :))

    Ngoài việc trồng, còn chưa tính đến kế hoạch bảo vệ, phòng cháy, chống lâm tặc.

    Trả lờiXóa
  9. Kichbu cũng nhớ tỷ lệ 5:3:1
    Còn 1 để tiếp quan tham...

    Trả lờiXóa
  10. Tưởng như được hồi sinh Kic ạ. Cám ơn bạn theo sát tình hình nước Nga! Hug.

    Trả lờiXóa
  11. Kichbu chỉ mong cho mọi người được sống trong môi trường tự nhiên trong lành.
    Sự tăng trưởng GDP Cộng sản chẳng là cái gì!

    Trả lờiXóa
  12. Nghe nói nước Nga cháy là vì trái đất đang nóng lên

    Trả lờiXóa
  13. GDP Cộng sản là khái niệm gì thế nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  14. @nongthino: Biết rồi còn giả vờ hỏi..:)
    Đọc lại Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ.
    Tầng ozone đang quá vấn đề..!

    Trả lờiXóa
  15. Thông điệp từ Thượng Đế : Bộ nhiễm sắc thể của mỗi người có 46 cặp.

    Nếu vì lí do gì đó, một người bị khuyết cặp nhiễm sắc thể số 21 thì người ấy bị bại não nhẹ (bị đao nhẹ).

    Nếu vì một lí do gì đó mà cặp nhiễm sắc thể số 21 của một người hoán đổi vị trí cho cặp nhiễm sắc thể số 22 hoặc 23, người ấy sẽ bị bại liệt trí tuệ ở mức độ nặng (bị bệnh đao nặng).

    Nếu trong xã hội thiếu nhân tài (khuyết cặp nhiễm sắc thể số 21), xã hội sẽ bị bại liệt trí tuệ ở mức độ nhẹ.

    Nếu xã hội có nhiều nhân tài, nhưng sự phân bố địa vị xã hội, nhiệm vụ xã hội bị đảo lộn (cặp nhiễm sắc thể số 21 đổi chỗ cho cặp số 22 hoặc 23), xã hội sẽ ở trong tình trạng bại liệt trí tuệ ở mức độ nặng.

    Trả lờiXóa
  16. Trang của anhbasg có số lượng người đọc rất nhiều. Hy vong được mọi người quan tâm "Vì sao nước Nga cháy" và từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
    Cám ơn anhbasg..:)

    Trả lờiXóa
  17. Rất cám ơn bài dịch của Kichbu

    Trả lờiXóa
  18. Bài đã được dịch hoàn toàn.
    Thoát nợ..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter