Vasily Kashin nói về Trung Quốc
Vasily Kashin, 10 tháng tám 2010 13:13
Trung Quốc – gần giống như Nga
Các quan chức của Đất nước Dưới Mặt trời mua hết bất động sản London, Bentley và Lamborghini, đưa gia đình và tư bản ra nước ngoài
Kichbu theo http://www.forbes.ru/ekonomika-opinion/lyudi/54290-kitai-pochti-rossiya?from=button3
Phóng to bức ảnh - Увеличить иллюстрацию
K
Những người Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất mua nhà cửa đắt giá nhất ở trung tâm
Sự hiện diện của những người Trung Quốc trong hàng ngũ này hợp quy luật:, dù rằng ở CHND Trung Hoa có kẻ nào đó bị xử bắn vì tội tham nhũng, dù rằng hệ tư tưởng đặc sắc và hệ thống chính trị, cách xử sự và những thói quen tiêu dùng của tầng lớp quý tộc Trung Quốc không khác cách xử sự và phong tục tập quán của các nước lớn bình thường của thế thứ ba, và nước Nga, tất nhiên, cũng thuộc vào số đó.
Là một nước như trước đây không giàu có, thậm chí so với LB Nga, CHND Trung Hoa trong năm 2009 đã trở thành thị trường của hàng hóa xa xỉ thứ hai trên thế giới. Việc bán áo quần, đồng hồ, ô tô và đồ trang sức đắt tiền trong năm 2009 tăng 12% và chiếm 9.6 tỷ tỷ dollars. Dự đoán rằng, trong năm năm sắp đến thị trường hàng hóa xa xỉ của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành thị trường lớn nhất, đạt gần 15 tỷ tỷ dollars.
Trung Quốc – là thị trường thứ hai về giá trị đối với Lamborghini, mà sự bán hàng của nó tại đây trong nửa đầu năm thứ nhất 2010 đã tăng gấp ba lần. Bentley, đến CHND Trung Hoa chỉ vào năm 2002, nhưng đã tạo được ở đây mạng lưới hơn 20 trung tâm diler, thêm vào đó không chỉ ở các megapolise giàu có vùng ven biên, mà còn ở sâu trong lãnh thổ đất nước. Trung Quốc đối với Bentley — là thị trường thứ ba về giá trị trên thế giới.
Dĩ nhiên, đam mê hàng xa xỉ trong những biểu hiện cực đoan của nó là tất yếu khi hành thành một cách nhanh chóng chưa từng thấy giai cấp doanh nhân. Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới về số lượng các tỷ tỷ phú (64 so với 62 của Nga). Thật ra, theo số lượng tỷ phú Trung Quốc, chiếm vị trí thứ ba trên thế giới, còn kém xa Nhật Bản và vị tất có những cơ hội đuổi kịp Hoa Kỳ trong tương lai nhìn một cách tổng thể.
Nhưng với mức độ tin tưởng cao có thể khẳng định rằng, một phần đáng kể các đầu tư của Trung Quốc vào các mặt hàng xa xỉ ít liên quan với sự phát triển nhanh chóng giai cấp doanh nhân. Ví dụ, các quan chức Trung Quốc mua nhà cửa ở nước ngoài với mục đích tự do hóa tư bản tích tụ bất hợp pháp và tiếp theo sự trốn chạy ra nước ngoài để tránh sự trừng phạt của các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng đã trở thành vấn đề buộc phải thừa nhận ở cấp quốc gia.
Thường ở nước ngoài, xa các kẻ thù và sự theo dõi của các cơ quan tình báo trong nước, các quan chức tương tự nuôi được cả gia đình của mình. Cuối tháng sáu Hội đồng nhà nước CHND Trung Hoa và Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra nghị quyết chuyên đề về tăng cường kiểm tra giám sát các quan chức, những người đã cho các thành viên của gia đình mình cư trú thường xuyên ở nước ngoài và đã mua bất động sản ở đó. Cái gì là đặc trưng ở đây, không một ai đề nghị thải hồi họ và chỉ gián tiếp nói về sự sự phổ biến rộng rãi của hiện tượng. Các nguyên tắc xuất cảnh chỉ đòi hỏi từ các quan chức như thế, những quan chức được gọi bằng thuật ngữ chuyên môn “quan chức trần truồng” (ông ta ở Trung Quốc “chẳng có gì hết”) những bản kê khai bổ sung
Theo các thông tin của báo “Fachzi” chỉ sau 30 năm thực hiện các cuộc cải cách đã có hơn 4000 quan chức Trung Quốc, những người này mang theo mình hơn 50 tỷ tỷ dollars, chạy ra nước ngoài. Như vậy, đang nói điều rằng, trung bình trong thời kỳ tiến hành các cuộc cải cách hơn 130 quan chức chạy ra nước ngoài mang theo 12,5 triệu mỗi năm. Dĩ nhiên, trên thực tế, phần lớn những người chạy trốn ra nước ngoài tập trung vào những năm gần đây, khi trong nước thật sự đã có nhiều tiền.
Trong những năm gần đây có thể quan sát thấy ở CHND Trung Hoa và ở nhiều nước khác những đặc trưng của hệ thống nhà nước rất quen thuộc, những đặc trưng như các xe ô tô đắt tiền với biển số quân sự hay là của các bộ. Các chỉ thị cho công chức cắt giảm chi tiêu cho tiệc tùng, những chuyến công du ra nước ngoài vô bổ và những món quà tặng đắt tiền ở Trung Quốc được ban bố thường xuyên và nó (cái sự thường xuyên-Kichbu) chứng minh tính vô hiệu lực của các chỉ thị đó.
Việc chi phí của các quan chức cho những chiếc xe limusina, những chiếc giường mạ vàng và bất động sản ở nước ngoài – không quan trọng, theo đường nhà nước hay của tư nhân – cũng có thể xem như tiêu chí tổng hợp mức độ của sự tha hóa của bộ máy nhà nước. Dĩ nhiên, nếu như những chi phí này có thể tính toán được. Trung Quốc theo thông số này, vẫn còn tụt lại sau nước Nga và cũng không nhiều đến vậy như người ta vẫn nghĩ.-Kichbu-
Đọc thêm:
> Tạp chí Forbes: những quan chức nhà nước giàu nhất ở Nga
http://kichbu.multiply.com/journal/item/960/960
> Thu nhập của D. Medvedev và V. Putin năm 2009
http://kichbu.multiply.com/journal/item/653/653
> Thu nhập của Obama nhiều hơn Medvedev gần 50 lần
http://kichbu.multiply.com/journal/item/659/659
Trung Quốc gần giống như Nga.
Trả lờiXóaViệt Nam gần giống... và hơn thế nữa?
Cũng có liên tưởng như vậy.
Trả lờiXóaỞ Mỹ, Bill Gates hay những tỉ phú được bảo vệ, được chăm sóc để họ hài lòng với cuộc sống ở Mỹ. Vì nếu họ ra đi định cư ở nước ngoài, một lượng tiền rất lớn sẽ chảy ra khỏi nước Mỹ vào nước khác.
Trả lờiXóaỞ Trung Quốc và Nga, rất nhiều quan chức chuyển tiền ra nước ngoài. Nhân dân các nước này luôn sống trong lo sợ về một điều gì đó. Các quan chức ở các quốc gia này lo sợ lẫn nhau, và lo sợ cả người dân. Tất cả sống trong sợ hãi.