Nguồn: kienthuc.net.vn
Kichbu posted on 25.04.2013
Mỹ từng bàn thảo kế hoạch ném
bom nguyên tử ở Việt Nam,
nhưng kế hoạch “to tát” ấy đã bị gác lại. Đâu là nguyên nhân khiến Johnson phải
"chùn bước"?
Thay
đổi nhiều chiến lược, thủ đoạn tác chiến và sử dụng những vũ khí công nghệ mới
nhất nhưng quân Mỹ vẫn không sao thoát khỏi thế bị động. Trong cơn khốn cùng,
đã có lúc người Mỹ định sử dụng bom nguyên tử để giải nguy.
Dùng bom nguyên tử để cứu Khe Sanh
Đầu
năm 1968, Khe Sanh trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các tướng lĩnh Mỹ và
nội các của Tổng thống Johnson vì tại đây, 5.000 lính Mỹ đang bị quân giải
phóng vây hãm. Lo sợ Khe Sanh trở thành một Điện Biên Phủ thứ 2, Tổng thống và
các quan chức chóp bu của Mỹ đã bàn bạc nhiều lần để tìm cách giải vây. Trong
những cuộc họp đó, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã được nêu ra.
Trong cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt Nam,
Daniel Ellsberg kể lại: “Ngày 10/2/1968, tờ Bưu điện Washington trích lời phát
biểu của tướng Wheeler trước một vài thượng nghị sỹ rằng Hội đồng Tham mưu sẽ
khuyến nghị sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu thấy việc này là cần thiết
để bảo vệ năm nghìn lính thủy đánh bộ đang bị mắc kẹt tại cứ điểm Khe Sanh, mặc
dù ông ta không cho rằng lực lượng tại đây sẽ yêu cầu giúp đỡ”.
Chiến trường Khe Sanh năm 1968 trở thành
nỗi khiếp đảm với nhiều lính Mỹ. Ảnh: Lao Động.
Đồng
quan điểm với tướng Wheeler, tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam, tướng
Westmoreland cũng cho rằng một phương án dùng vũ khí hạt nhân loại nhỏ ở Khe
Sanh là nên tính toán. Westmoreland viết trong hồi ký của mình: “Xem xét khả
năng sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Khe Sanh là một ý tưởng khôn ngoan.
Khu vực xung quanh Khe Sanh gần như không có người ở, số lượng thường dân bị thương
vong sẽ ở mức thấp nhất” và viên tướng này dự tính tiếp: “Sử dụng vài quả bom
nguyên tử cỡ nhỏ ở Việt Nam,
hoặc thậm chí đe dọa sử dụng sẽ nhanh chóng góp phần kết thúc sớm cuộc chiến.
Nếu Washington
muốn gửi thông điệp đến Hà Nội, chắc chắn vũ khí nguyên tử cỡ nhẹ sẽ làm được điều
này rất hiệu quả”.
Ở
cấp cao nhất là nội các của Tổng thống Johnson, tác giả Daniel Ellsberg cũng
đưa ra bằng chứng xác nhận rằng từng có sự bàn thảo về một kế hoạch sử dụng bom
hạt nhân để cứu Khe Sanh. Cuốn sách cho biết: “Mort Halperin làm việc cho
Lầu Năm Góc từng nói với tôi rằng tại các buổi ăn trưa làm việc thứ ba hàng
tuần, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng thống và tướng Wherler thường
thảo luận chủ đề này (việc sử dụng bom nguyên tử - TG)”.
Cuộc tranh luận trong chính giới
Mặc
dù được giữ bí mật, chẳng bao lâu kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân để cứu Khe
Sanh đã bị rò rỉ ra ngoài. Ngay tức khắc, nó gây ra một làn sóng dư luận sôi
động trên mặt báo và cũng kéo theo một cuộc tranh luận gay gắt trên chính
trường.
Những
nghị sỹ thuộc phe diều hâu ủng hộ kế hoạch này với lập trường làm như vậy sẽ
kết thúc nhanh chiến tranh. Nhưng số người phản đối đông đảo hơn. Trong số đó,
Thượng nghị sỹ Fulbright ở Ủy ban đối ngoại Thượng viện và hai nghị sỹ khác là Clark và Aiken đã lên án việc này ngay khi họ biết tin
vào đầu tháng 2/1968. Trên kênh truyền hình CBS, Thượng nghị sỹ Eugene
Mc Carthy đang vận động tranh cử Tổng thống đã công khai trả lời về “Kế hoạch
sử dụng vũ khí nguyên tử của nội các Johnson” làm dư luận Mỹ xôn xao.
Trong
thời điểm này, Thủ tướng Anh Harold Wilson đang ở Washington nhân chuyến thăm Mỹ cũng đã phát
biểu với báo giới, công khai phản đối kế hoạch đó, ông ta nói: “Thật điên rồ nếu
Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử. Điều đó không chỉ đem lại hậu quả thảm khốc cho vị
thế của nước Mỹ mà còn là khởi đầu rất nguy hiểm cho khả năng leo thang chiến
tranh trên toàn thế giới”.
Trước
sức ép từ dư luận, Tổng thống Johnson buộc phải ra thông cáo báo chí trả lời
giả dối rằng: “Trong suốt 7 năm qua, tôi chưa hề nhận được lời yêu cầu triển
khai vũ khí nguyên tử nào cả. Do đó tôi muốn chấm dứt thảo luận về vấn đề này”.
Sau
này, hồ sơ mật của Lầu Năm Góc bị Daniel Ellsberg tiết lộ, người ta biết thêm
rằng Johnson từng nói trong một cuộc bàn thảo về kế hoạch ném bom hạt nhân vào
Khe Sanh rằng: “Tôi ao ước không bao giờ phải đối mặt với quyết định sử dụng vũ
khí nguyên tử. Do đó tôi yêu cầu các ngài phải đảm bảo với tôi là chỉ sử dụng
vũ khí quy ước song vẫn có thể bảo vệ được Khe Sanh”.
Sợ trả đũa, Mỹ không dám làm ác
Trên thực tế, sau hơn 70 ngày bị vây hãm, lính Mỹ đã
phải rút khỏi Khe Sanh mà không có một trận ném bom nguyên tử nào. Kế hoạch ném
bom nguyên tử cứu Khe Sanh đã bị gác qua một bên. Phải chăng là do phong trào
đấu tranh phản chiến của dân Mỹ và các chỉ trích trong chính giới đã khiến kế
hoạch này bị gác lại? Sự thực thì họ sợ một cuộc trả đũa hạt nhân từ đối
phương.
Chiến
dịch Đường 9-Khe Sanh. Ảnh: Vietnamdefence.com.
Theo
cuốn Giải mã hồ sơ mật của Nxb Lao Động, trong khi lập kế hoạch tấn
công hạt nhân, một nhóm các tướng lĩnh và quan chức hàng đầu được thành lập để
nghiên cứu. Nhóm này được gọi là JASON. Qua quá trình cân nhắc kỹ lưỡng, nhóm
này trình lên Johnson một bản báo cáo chi tiết đầy đủ.
Bản
báo cáo dự liệu, trong hai đồng minh của Hà Nội thì Trung Quốc mới chỉ ở giai
đoạn đầu của các thử nghiệm tên lửa hạt nhân. Cho nên chỉ có Liên Xô là nguồn
cung cấp vũ khí nguyên tử cho Việt Nam. Mặc dù hiện nay các loại bom
và tên lửa hạt nhân của Liên Xô, nhẹ nhất cũng 1.000 pound (khoảng 450 kg) nên
rất khó sử dụng đối với các đội quân đánh theo lối du kích của đối phương.
Nhưng rất có khả năng Liên Xô đã thiết kế được loại vũ khí nguyên tử chuyên biệt
cho bộ binh bắn đi từ súng cối, súng không giật nặng vài trăm pound với tầm bắn
xa vài dặm. Họ cũng tin chắc rằng loại vũ khí này Việt Nam đã sở hữu.
Theo
tiên đoán của nhóm Jason, những vũ khí này có cỡ nhỏ, trọng lượng nhẹ có sức
công phá từ 10 đến 20 kiloton sẽ được di chuyển từ Bắc vào Nam qua đường mòn Hồ
Chí Minh. Tất nhiên quá trình di chuyển sẽ mất vài tuần thậm chí hàng tháng
trời để chuyển được từ 50 đến 100 vũ khí nguyên tử nhưng việc di chuyển là
không khó khăn gì.
Từ
đó, họ dự kiến 3 kịch bản trả đũa của đối phương. Thứ nhất là bí mật vận chuyển
đủ số lượng vũ khí nguyên tử để tập kích đồng loạt nhiều căn cứ quân sự của Mỹ
ở miền Nam.
Khả năng này hơi khó so với trình độ tác chiến của đối phương hiện tại và cũng
rất nguy hiểm nếu như có một vài trận địa chậm trễ không tiến hành kịp thời.
Thứ hai là tấn công kéo dài trong nhiều tuần hoặc hàng
tháng trời. Mỗi lần sẽ tấn công một căn cứ. Khả năng này được cho là dễ xảy ra
nhất vì nó phù hợp với lối đánh và trình độ tác chiến hiện tại của đối phương.
Thứ ba là tập trung tấn công vào một mục tiêu chiến lược quan trọng. Tân Sơn Nhất được Mỹ xác định là một mục tiêu lý tưởng nếu Việt Nam chọn đánh theo lối này vì sân bay này nằm ở ngoại ô, trong một khu vực ít dân cư và là một mục tiêu chiến lược cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, chính Mỹ phải thừa nhận rằng công tác an ninh hiện tại ở sân bay này là rất kém, khó có thể đảm bảo rằng sẽ không có 1 va li bom lọt lưới vào trong.
Vì những lý do đó, người Mỹ đã gác ý định sử dụng vũ khí nguyên tử mặc dù cuộc chiến tranh ở Việt Nam là ác liệt và tổn thất nhất trong các cuộc chiến mà họ từng tham gia.
Thứ ba là tập trung tấn công vào một mục tiêu chiến lược quan trọng. Tân Sơn Nhất được Mỹ xác định là một mục tiêu lý tưởng nếu Việt Nam chọn đánh theo lối này vì sân bay này nằm ở ngoại ô, trong một khu vực ít dân cư và là một mục tiêu chiến lược cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, chính Mỹ phải thừa nhận rằng công tác an ninh hiện tại ở sân bay này là rất kém, khó có thể đảm bảo rằng sẽ không có 1 va li bom lọt lưới vào trong.
Vì những lý do đó, người Mỹ đã gác ý định sử dụng vũ khí nguyên tử mặc dù cuộc chiến tranh ở Việt Nam là ác liệt và tổn thất nhất trong các cuộc chiến mà họ từng tham gia.
------
Việt Nam là bãi chiến trường của thế giới, Viêt Nam đã thắng, nhưng lý tưởng đã thua trên cục diện toàn thế giới. Chân lý cuối cùng vẫn thắng bạn nhỉ.
Trả lờiXóaCó thể Jo đọc lại "Khe Sanh" ở đây...
Xóahttp://kichbu.blogspot.com/2009/06/dien-van-nham-chuc-cua-obama.html
Bài này đoc rùi!
XóaDù thất bại ở Khe Sanh, Việt Nam, người Mỹ vẫn tự hào về cuộc chiến đó.
XóaNghe có lý.
Trả lờiXóaKichbu chào bác tranhung...:)
Xóa