На корейском "фронте" без перемен
Маxim ARTEMEV
Nguồn: novopol.ru
Kichbu
posted on 02.04.2013
Cùng với những
tuyên bố hiếu chiến, từ Bình Nhưỡng vọng đến những lời kêu gọi khác một cách
bí mật.
Tình hình trên bán
đảo Triều Tiên đang căng thẳng. Nhà lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên tiếp tục thể
hiện cho thế giới thấy tính chất hiếu chiến của mình: ngày 28 tháng Ba, hãng
thông tấn Bắc Triều Tiên đã đưa tin rằng Kim Jong Un đã ký "Kế hoạch cuối
cùng chuẩn bị kỹ thuật của lực lượng tên lửa chiến lược tấn công vào căn cứ
quân sự ở lục địa Hoa Kỳ, Guam, Hawaii, cũng như Hàn Quốc trong trường hợp gấy
hấn từ phía kẻ thù". Cũng nhận thấy rằng "từ thời điểm này, các mối quan hệ liên Triều bước vào tình trạng
chiến tranh, và tất cả các vấn đề giữa hai miền Triều Tiên sẽ được quyết định
theo các quy luật thời chiến ... Tất cả các hành động của chính phủ, các đảng
phái chính trị và các tổ chức bây giờ sẽ xuất phát từ chỗ rằng đất nước của
chúng ta hiện đang ở trong tình trạng chiến tranh với miền Nam".
Sau đó, tuy nhiên,
xuất hiện những thông tin về "sự những phức tạp của bản dịch" và
"hiểu không đúng ý nghĩa". Nhưng người đứng đầu của Bắc Triều Tiên
cũng tuyên bố về việc tiếp tục phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân, còn ngày
8 tháng Ba, các quan chức CHDCND Triều
Tiên đã hủy bỏ tuyên bố không tấn công và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên
đã ký kết với Hàn Quốc trong thời gian các quan hệ ấm lên. Miền Bắc đã phản
ứng với cuộc tập trận Foal Eagle Mỹ-Hàn
đang diễn ra như vậy. Trong khuôn khổ của cuộc tập trận hai máy bay ném bom
chiến lược B-2 của Không quân Hoa Kỳ đã
tấn công tập luyện vào các bãi tập ở Hàn Quốc. Hơn nữa, các máy bay đã cất cánh
từ căn cứ không quân "Whiteman" ở bang Missouri
và sau khi thực hiện nhiệm vụ đã quay trở lại căn cứ, bằng cách đó thể hiện khả
năng của Hoa Kỳ tấn công nhắm vào CHDCND Triều Tiên với sự hỗ trợ của không
quân tầm xa, chứ không phải tên lửa.
Cộng đồng quốc tế
đã kêu gọi các bên kiềm chế. "Chúng tôi có một thái độ tiêu cực với bất kỳ
tuyên bố và các hành động nào thế này hoặc khác dẫn đến căng thẳng leo thang, -
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố. - Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên sẽ thể hiện
sự kiềm chế tối đa và trách nhiệm về vận mệnh của bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi
ủng hộ duy trì liên lạc thường xuyên với các đối tác về cuộc đàm phán sáu bên
nhằm ngăn chặn các sự kiện vượt ra khỏi khuôn khổ chính trị-ngoại giao. Các thủ
đô của phương Tây gay gắt hơn: "Paris
kêu gọi Bắc Triều Tiên kiềm chế bất kỳ những khiêu khích nào và tuân thủ các
nghĩa vụ của mình trước cộng đồng quốc tế - trong khuôn khổ của các nghị quyết
tương ứng của LHQ - và quay trở lại với con đường đối thoại". Còn Bộ Ngoại
giao Vương quốc Anh cho rằng "những tuyên bố đe dọa" của Bắc Triều
Tiên chỉ làm sâu sắc thêm sự cô lập của đất nước này trên trường quốc tế.
Washington cũng mạnh mẽ. Pentagon đã tung thêm cả các máy bay
chiến đấu F-22 "Raptor" sang Hàn Quốc để tham gia diễn tập quân sự.
Và các đại diện của nó nói: "Bắc Triều Tiên sẽ không đạt được bất cứ điều
gì nhờ các mối đe dọa và khiêu khích, và chúng sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự cô
lập của mình và làm suy yếu các nỗ lực quốc tế nhằm đảo bảo hòa bình và ổn định
trong khu vực".
Bộ trưởng Quốc
phòng Hàn Quốc, đến lần lượt, nhấn mạnh
rằng Seoul đang xây dựng kế hoạch "kiềm chế tích cực" đối với
CHDCND Triều Tiên, bao gồm cả khả năng tấn công cảnh báo. Các mục tiêu là các tượng đài khổng lồ của ông nội và cha của họ
nhà Kim. Cũng có thông tin rằng Seoul
dự định đưa hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất vào hoạt động sớm hơn dự kiến,
thậm chí trước năm 2015.
Như "NP"
nhận xét, áp lực tuyên truyền mạnh mẽ của miền Bắc liên quan đến mong muốn của
mình nhận được hỗ trợ tài chính và lương thực từ cộng đồng quốc tế, và trước
hết, từ miền Nam.
Những hỗ trợ trước đó đã bị phá vỡ, và Bắc Triều Tiên một cách tuyệt vọng cần
gạo, tiền, thuốc chữa bệnh và nhiều thứ khác. Nhưng bởi vì nó không thể mua
chúng, còn đòi hỏi sự giúp đỡ, các nhà cầm quyền xem đối với họ là điều sĩ
nhục, thì trong quá trình nhiều năm tống tiền được thực hiện thành công. Như
các chuyên gia am hiểu về các vấn đề Triều Tiên, chẳng hạn như nhà Đông Phương
học Andrei Lankov, nói Bình Nhưỡng đã đạt được điều gì đó từ Seoul. Bởi CHDCND Triều Tiên - là người anh
em "xấu bụng" của Hàn Quốc, người đang làm họ xấu hổ, nhưng không thể
bỏ mặc trong tai họa để tránh những tai họa tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, Bình
Nhưỡng có lý do khác để xử sự ngỗ ngược và kiên trì như thế. Thứ nhất, nó cần
thiết để nhắc nhở về sự tồn tại của mình. Trong trường hợp ngược lại, thế giới
có thể sẽ quên về sự tồn tại của một nước nhỏ bên rìa của châu Á. Miền Bắc
không được ghi trong nền kinh tế và thương mại thế giới, và không có vũ khí hạt
nhân của mình, nó sẽ chẳng là cái gì đối
với các lực lượng bên ngoài. Thứ hai, cần phải hiểu rõ tình hình mà hiện nay
Kim Jong Un 30 tuổi đang lâm vào. Ông ta rất cần tỏ rõ mình trước các tướng
lĩnh, quan chức bộ máy và đại diện của các cơ quan tình báo. Trong khi ông chỉ là
một người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm đối với họ. Gia tăng sự căng thẳng mang
lại cho nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên cơ hội thể hiện bản thân mình như một chính
khác quyết đoán và cứng rắn, người không sợ "bọn đế quốc". Lúc bấy
giờ ông ta mới có thể bình yên cho hậu phương của mình.
Tổng thống Ai Cập Anwar
Sadat đã hành động tương tự như vậy, khi vào năm 1973 đã tấn công vào Israel. Sau đó,
ông đã có thể tiến hành đàm phán với nhà nước Do Thái cho dù không phải từ thế
mạnh, nhưng bình đẳng. Và những người
nói rằng Kim Jong Un không phải là nhà cải cách và sẽ không tiến hành chính
sách mới, có thể, đang quá vội. Kim cần phải hiểu thấu đáo trên chiếc ghế của
mình và nắm tất cả các tay đòn điều khiển về tay mình. Mà đạt được điều này
trong bối cảnh hiện nay là việc thông qua gây căng thẳng. Nhớ lại rằng vào năm
1963 việc ký kết hiệp ước cấm thử hạt nhân trong ba môi trường xảy ra sau cuộc
khủng hoảng Caribbean năm 1962, do Khrushchev gây
hấn.
Không phải vô cớ
mà đại diện của một công ty du lịch Bắc Triều Tiên đã vội vàng trấn an du khách
Trung Quốc rằng những chuyến đi du lịch đến đất nước là nguồn ngoại tệ cứng
quan trọng và rằng "chiến tranh sẽ không xảy ra". Theo ý kiến của
các nhà báo nước ngoài trang phục dân sự
của Kim trong chuyến thăm các căn cứ quân sự đã cho thấy điều này. Tức là, đồng
thời với những tuyên bố hiếu chiến, từ Bình Nhưỡng vọng lại những lời kêu gọi
khác một cách bí mật.
Nhưng tiếng kêu
loảng xoảng thường xuyên của vũ khí chứa đựng những tai họa. Sự đối kháng trên
bán đảo Triều Tiên trong điều kiện sẵn sàng chiến đấu cao của hai quân đội, mà
tổng số binh lính gần hai triệu người,
nguy hiểm ở chỗ rằng vào bất kỳ lúc nào đốm lửa nhỏ mà vì nó bùng phát
đám cháy lớn, có thể phát ra.
Trong những 90s và
đầu những năm 2000, đã xảy ra không ít vụ liên quan lính biệt kích và do thám được miền Bắc tung vào miền Nam,
trong đó cả sự hỗ trợ từ các tàu ngầm. Trong ba năm gần đây xảy ra hai vụ quan
trong hơn cả - đánh đắm tàu chiến của Hàn Quốc và nã pháo vào đảo ven biển từ
lãnh thổ của CHDCND Triều Tiên. Nhưng tất cả điều đó xảy ra không phải trong
điều kiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao như hôm nay.
Theo các số liệu
của Seoul, hiện
ở CHDCND Triều Tiên đã đưa gần một nghìn tên lửa đạn đạo vào trực chiến. Khoảng 700 trong số đó - Tên
lửa của Liên Xô "Scud" được hiện đại hóa với tầm bay xa 500 km. Cộng
với khoảng 300 tên lửa đạn đạo "Rodong" với tầm bay 1.300 km. Như
vậy, nói về một cuộc tấn công vào các căn cứ Mỹ tại Guam hay Hawaii là không nghiêm
túc. Chỉ lãnh thổ của Hàn Quốc hiện bị đe dọa. Nhưng đầu đạn hạt nhân của miền Bắc trong trường hợp
tốt nhất có một vài đầu đạn, hoặc chúng nói chung không ở trạng thái trực
chiến.
Các hệ thống phòng
thủ tên lửa hiện đại, như các sự kiện của mùa thu năm ngoái xung quanh dải Gaza
chứng minh, cho phép đánh chặn gần
95% các tên lửa được phóng. Vì
vậy, trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp, thiệt hại đối với miền Nam có
thể là tối thiểu, nhưng đối với miền Bắc, nó sẽ là chấm dứt sự tồn tại. Trang
thiết bị quân sự của nó thua đối phương trên tất cả các tham số, cũng như mức
độ đào tạo của quân đội và hậu cần. Tuy nhiên, Hàn Quốc - một nhà nước dân chủ
quá quan tâm về cuộc sống của các công dân của mình để tránh những rủi ro nhỏ
nhất cho họ. Bởi vậy, nó sẽ tránh các hành động trả đủa khắc nghiệt cho đến đến
hành động cuối cùng.
Việc chia cắt
Triều Tiên không phải là một cái gì đó đặc biệt. Trong lịch sử Triều Tiên có
hành trăm năm, khi đất nước bị chia thành ba hay thậm chí bốn nước. Vì vậy, sự
thống nhất đất nước không phải là nhiệm vụ ưu tiên của đối với miền Bắc và cả
đối với miền Nam.
Bình Nhưỡng muốn sự tồn tại của mình đến tối đa nhờ vào người láng giềng giàu
có, còn người kia, trước hết, muốn bình yên và sẵn sàng, nói chung, trả giá cho
điều này. Khi nó không vội vàng dốc hầu
bao, thì người ta nhắc về điều này với phương tiện dễ hiểu duy nhất.
------
------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét