Эксперты: Северную Корею словами не остановишь
Oren Dorell
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 13.04.2013
Tuyên bố hôm thứ
Sáu của ngoại trưởng John Kerry rằng Hoa Kỳ "sẽ không chấp nhận" Bắc
Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, đã không dẫn đến bất kỳ một chiến lược mới nào
là làm sao để ngăn chặn tình trạng tương tự.
Yêu cầu xưa kia
của Hoa Kỳ về ngăn chặn hoạt động chế tạo vũ khí hạt nhân bởi Bắc Triều Tiên đã
được đưa ra từ những người tiền nhiệm của chính quyền Obama, tuy nhiên trong
hai thập kỷ qua đã không dẫn đến bất kỳ kết quả tích cực nào, các nhà phân tích
nói.
Theo lời của Bruce Klingner, cựu giám đốc Vụ Triều Tiên của CIA, hiện đang làm việc cho quỹ "Di sản", những động thái của Obama như dừng tập trận chung với Hàn Quốc trong bối cảnh các mối mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, chắc là, chỉ sẽ thúc đẩy đất nước này.
"Bắc Triều Tiên đang có những bước tiến về phía trước, còn chúng ta đang bước lùi lại một bước. Điều này đối với họ chỉ là một xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ nhương bộ", - Klingner nói.
Theo lời của Bruce Klingner, cựu giám đốc Vụ Triều Tiên của CIA, hiện đang làm việc cho quỹ "Di sản", những động thái của Obama như dừng tập trận chung với Hàn Quốc trong bối cảnh các mối mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, chắc là, chỉ sẽ thúc đẩy đất nước này.
"Bắc Triều Tiên đang có những bước tiến về phía trước, còn chúng ta đang bước lùi lại một bước. Điều này đối với họ chỉ là một xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ nhương bộ", - Klingner nói.
Tại Seoul, Kerry
dừng chân đầu tiên trong quá trình chuyến thăm bốn ngày của ông đến châu Á, nơi
ông sẽ đến thăm Trung Quốc, một đồng minh quan trọng của Bắc Triều Tiên, và
Nhật Bản. Chuyến đi của ông trùng vào thời điểm khi chế độ độc tài do Kim Jong
Un 30 tuổi lãnh đạo đang chuẩn bị kỷ niệm sinh nhật của ông nội của ông, Kim Il
Sung, người sáng lập CHDCND Triều Tiên.
Miền Bắc đe dọa biến Hàn Quốc thành "biển lửa" và phóng vũ khí hạt nhân vào hướng Hoa Kỳ. CHDCND Triều Tiên có công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân, và đất nước đã tiến hành các thử nghiệm phóng phóng tên lửa tầm xa.
Miền Bắc đe dọa biến Hàn Quốc thành "biển lửa" và phóng vũ khí hạt nhân vào hướng Hoa Kỳ. CHDCND Triều Tiên có công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân, và đất nước đã tiến hành các thử nghiệm phóng phóng tên lửa tầm xa.
Tuần này, Bắc
Triều Tiên đã đưa bệ phóng vào vị trí, từ đó tên lửa có thể vươn tới các lực
lượng của Mỹ trên đảo Guam. Hãng thông tấn
Nhật Bản Kyodo dẫn lời một đại diện cao cấp của quân đội Nhật Bản, người này đã
nói rằng bệ phóng tên lửa phóng tên lửa Musudan của Bắc Triều Tiên đã được đưa
vị trí cao không xa bờ biển phía đông của Bắc Triều Tiên.
Hoa Kỳ tuyên bố rằng các tên lửa mà Bắc Triều Tiên sở hữu, không có khả năng vươn đến lục địa Mỹ, tuy nhiên đất nước này đang tiến gần hơn đến việc chế tạo tên lửa liên lục địa có khả năng thực hiện điều đó.
Như Kerry nói, "chúng ta sẽ bảo vệ các đồng minh của chúng ta", Hàn Quốc và Nhật Bản, "và sẽ bảo vệ mình".
Theo lời của ông, tổng thống Obama đã ra lệnh "không tiến hành" một số cuộc tập trận quân sự, và Hoa Kỳ "giảm bớt đáng kể phát ngôn của mình" trong một nỗ lực để "tìm thấy con đường đến chiến thắng của lý trí".
Theo lời của
Klingner, cái cách nói như thế là phản tác dụng.
"Bắc Triều
Tiên sẽ nhìn lại toàn bộ lịch sử của mình và sẽ phát hiện ra rằng mỗi lần khi nó tấn công, Hoa Kỳ và Hàn
Quốc nhượng bộ, - ông nói. - Trong quá khứ, không đáp trả CHDCND Triều Tiên
bằng các biện pháp quân sự, Hoa Kỳ và Hàn Quốc cố gắng quay trở lại cuộc đàm
phán và đưa ra những nhượng bộ để làm giảm căng thẳng do Bắc Triều Tiên gây nên".
John Bolton, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc dưới thời tổng thống George Bush-con, cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn tình hình khi CHDCND Triều Tiên xuất hiện vũ khí hạt nhân, và đất nước sử dụng để đe dọa và dọa dẫm tống tiền trong khu vực, là hoạt động phối hợp của Hoa Kỳ với Trung Quốc nhằm mục đích làm sụp đổ chế độ Bắc Triều Tiên và thống nhất của hai miền Triều Tiên.
John Bolton, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc dưới thời tổng thống George Bush-con, cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn tình hình khi CHDCND Triều Tiên xuất hiện vũ khí hạt nhân, và đất nước sử dụng để đe dọa và dọa dẫm tống tiền trong khu vực, là hoạt động phối hợp của Hoa Kỳ với Trung Quốc nhằm mục đích làm sụp đổ chế độ Bắc Triều Tiên và thống nhất của hai miền Triều Tiên.
Trung Quốc, đảm
bảo 90% nhiên liệu ở CHDCND Triều Tiên, và cung cấp phần lớn sản phẩm lương
thực cho đất nước và là đồng minh duy nhất của nó, không tính Iran, xem Bắc
Triều Tiên là "vùng đệm" hữu ích, ngăn cách bính lính Hoa Kỳ khỏi
biên giới của Trung Quốc.
Trung Quốc đang lo
ngại rằng trong trường hợp chế độ Bắc
Triều Tiên sụp đổ sẽ diễn ra việc hàng triệu người tị nạn đói khát chạy sang
Trung Quốc. Tuy nhiên, theo lời của Bolton,
gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc do nhà nước kiểm soát và trong
các công trình nghiên cứu đã xuất hiện những ý tưởng làm thế nào để chấm dứt
viện trợ cho CHDCND Triều Tiên.
Các nhà ngoại giao
Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc - để thuyết phục nó an toàn, cam kết giúp đỡ
những người tị nạn và kêu gọi dân chúng ở lại Bắc Triều Tiên. Sự sụp đổ của
CHDCND Triều Tiên - vì lợi ích của Trung Quốc, ông nói.
"Sự khác biệt
nằm ở chỗ rằng một Bắc Triều Tiên hạt nhân
thực sự là một mối đe dọa cho Trung Quốc, - Bolton
cho hay. - Trung Quốc trong suốt nhiều năm, nói rằng nó không muốn Bắc Triều
Tiên có cơ hội chế tạo và phóng vũ khí hạt nhân, bởi vì điều này sẽ dẫn đến sự
mất ổn định trên bán đảo, và các vấn đề kinh tế ở Đông Bắc Á. Trung Quốc đã
đúng. Bắc Triều Tiên hiện thời sẵn sàng tiến hành thử nghiệm tên lửa, mà nó,
theo Cục tình báo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, có khả năng mang đầu đạn
hạt nhân".
Theo lời Klingner, Hoa Kỳ cần phải đáp lại mối đe dọa bằng sự cam kết bảo vệ các đồng minh của mình, và mở rộng các biện pháp trừng phạt để tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình và cô lập chế độ Bắc Triều Tiên.
Theo lời Klingner, Hoa Kỳ cần phải đáp lại mối đe dọa bằng sự cam kết bảo vệ các đồng minh của mình, và mở rộng các biện pháp trừng phạt để tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình và cô lập chế độ Bắc Triều Tiên.
Các nhà lập pháp ở
Hàn Quốc và Nhật Bản đang cho thấy quan tâm nhiều hơn trong việc chế tạo các
phương tiện bảo vệ của riêng mình chống lại mối đe dọa hạt nhân.
Trung Quốc không muốn điều này, Bolton nói. Ngay khi Bắc Triều Tiên vừa mới có vũ khí hạt nhân, các nước láng giềng còn lại của Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào, ngoại trừ chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình, còn Bắc Triều Tiên, chắc là, sẽ hành xử còn tệ hơn nữa.
"Bắc Triều Tiên "đá hậu" ngay cả khi không có vũ khí hạt nhân, - Bolton nói. - Các vị cho rằng nó sẽ xử sự tốt hơn khi nó có vũ khí hạt nhân?"
Trung Quốc không muốn điều này, Bolton nói. Ngay khi Bắc Triều Tiên vừa mới có vũ khí hạt nhân, các nước láng giềng còn lại của Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào, ngoại trừ chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình, còn Bắc Triều Tiên, chắc là, sẽ hành xử còn tệ hơn nữa.
"Bắc Triều Tiên "đá hậu" ngay cả khi không có vũ khí hạt nhân, - Bolton nói. - Các vị cho rằng nó sẽ xử sự tốt hơn khi nó có vũ khí hạt nhân?"
Tại Seoul, Kerry
đã nói rằng ưu tiên hiện nay - cân bằng tình hình.
"Mối nguy hiểm lớn nhất trong tình hình này - và nhân cơ hội này tất cả chúng ta đồng ý - đó là phạm một sai lầm, - ông nói. - Nguy hiểm nghiêm trọng nhất - nếu điều gì đó sẽ xảy ra, và sau điều này là đáp trả, và sau đó tình hình tình cờ vượt khỏi vòng kiểm soát".
"Mối nguy hiểm lớn nhất trong tình hình này - và nhân cơ hội này tất cả chúng ta đồng ý - đó là phạm một sai lầm, - ông nói. - Nguy hiểm nghiêm trọng nhất - nếu điều gì đó sẽ xảy ra, và sau điều này là đáp trả, và sau đó tình hình tình cờ vượt khỏi vòng kiểm soát".
Ông đã kêu gọi Kim
Jong Un "thừa nhận ra rằng đây là thời điểm đòi hỏi một ban lãnh đạo có
trách nhiệm, thời điểm, khi cần phải cố gắng phấn đấu cho những lựa chọn tốt, chứ
không phải đảm bảo cho những phương án xấu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét