Lê Ngọc Thống
Nguồn: baodatviet.vn
Kichbu posted on 24.04.2013
Sự xuất
hiện máy bay P-3C Orion của Mỹ sản xuất trên Biển Đông chắc chắn sẽ thay đổi
địa chính tri và địa quân sự khu vực nếu như điều đó xảy ra.
Máy bay P-3 Orion đã phục vụ
trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống
ngầm. Qua nhiều lần nâng cấp P-3 Orion trở thành P-3C4 Orion là loại máy bay
đời mới nhất trong Hải quân Mỹ và Nhật Bản. Ngoài các nhiệm vụ chống ngầm, một
số máy bay P-3C4 được nâng cấp để hỗ trợ mặt đất trên chiến trường gồm radar
địa hình, cảm biến quang-điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các
nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu.
Có thể nói, đối
tượng tác chiến của loại máy bay này là lực lượng tàu ngầm Nga, trong khi đó
nếu như công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc đang lạc hậu so với Nga 20 năm thì
P-3C4 Orion vẫn dùng tốt, là khắc tinh 20 năm nữa với đối tượng là tàu ngầm của
Trung Quốc.
Nhưng hiện nay,
trước sự phát triển của tàu ngầm Hải quân Nga, hải quân Mỹ buộc phải nghiên cứu
chế tạo ra loại máy bay chống ngầm mới, hiện đại hơn, đó là loại P-8 Poseidon
(Thần biển). Nhật Bản cũng tự chế tạo máy bay P-1 để thay thế cho P-3C…cho nên P-3C4
trong hải quân Mỹ, Nhật Bản trở nên không cần thiết. Trong khi đó, máy bay
chống ngầm, tuần tra trinh sát loại này Nga, châu Âu không sản xuất, cho nên
P-3C của Mỹ, Nhật Bản là sự lựa chọn duy nhất của Việt Nam nếu cần mua.
Đây là loại máy bay tuần tra trinh sát, tác chiến
chống ngầm P-3C Orion mà sự xuất hiện của nó trên Biển Đông có thể tạo nên một
sự thay đổi địa chính tri, địa quân sự khu vực.
Vấn đề quan trọng
là bán cho ai, bán như thế nào, bán để làm gì…Mỹ, Nhật Bản đều tính toán.
Nếu Mỹ hoặc Nhật
Bản bán cho Việt Nam
loại máy bay này dù không trang bị vũ khí thì đó là một chấn động lớn trên địa
chính trị và địa quân sự khu vực.
Trước hết
là địa chính trị
Ở khu vực
châu Á-TBD và ven Biển Đông, mọi quốc gia có tiền đều có thể mua vũ khí Mỹ, trừ
Việt Nam và Trung Quốc bị Mỹ cấm vân vũ khí.
Nếu Việt Nam có
được vũ khí Mỹ thì có nghĩa Việt Nam được Mỹ coi như không làm hại đến lợi ích
an ninh Mỹ. Và do vậy, ở một góc độ nào đó, những ai được Mỹ bán vũ khí thì là
có cùng mục đích an ninh chung, có sự tin cậy lẫn nhau. Vì thế, dễ hiểu tại sao
Trung Quốc không bán vũ khí cho Việt Nam, Philipines, Nhật Bản…hay nói chung là
các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển và quả thật những quốc gia đó,
Trung Quốc có cho không, họ cũng không lấy.
Có thể nói ý định
và khả năng mua bán được loan báo từ hãng sản xuất máy bay chiến đấu Lockheed
Martin trong một cuộc phỏng vấn với Janes cùng với thời điểm Nhật Bản tuyên bố
cứng rắn, không khoan nhượng với Trung Quốc, tập hợp lực lượng có cùng mối quan
tâm an ninh chung, bắt tay với Đài Loan…trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường
các hành động bành trướng trên Biển Đông là những dấu hiệu cho thấy địa chính
trị sẽ thay đổi không có lợi cho Trung Quốc. Trong khu vực sẽ xuất hiện nhiều
đồng minh, liên minh tự nhiên chống lại hành động biến Biển Đông thành “ao nhà”
của Trung Quốc.
Liệu những chiếc tàu ngầm này có thể yên tâm không bị
phát hiện dưới cánh bay của P-3C Orion?
Tiếp theo
là địa quân sự
Việc tuyên bố bản
đồ đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông vì tài nguyên dầu khí, khoáng sản…chưa
phải là mục tiêu chính của Trung Quốc. Mục tiêu chính của Trung Quốc là vì quân
sự.
Nếu Biển Đông
thành “ao nhà” thì đó là nơi tập kết, xuất phát tấn công của lực lượng tàu ngầm
Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ mà Mỹ, Nhật Bản rất khó phát hiện. Đây chính là
lối xuất phát từ phía Nam
của tàu ngầm Trung Quốc mà Mỹ, Nhật Bản rất khó kiểm soát và không dễ dàng kiểm
soát chặt chẽ như biển Hoa Đông. Đây mới thực sự là con đường “sinh mạng” của
tàu ngầm Trung Quốc.
Vì thế, đối với
Trung Quốc, khi họ tự cho rằng đã trở nên mạnh mẽ có thể “muốn là được” thì
không có chuyện “Tự do hàng hải trên Biển Đông” mà Trung Quốc muốn chiếm tất cả
Biển Đông.
Nhưng, muốn Biển
Đông thành “ao nhà” để phá vỡ thế bao vây của Mỹ, Nhật Bản thì Trung Quốc trước
tiên phải loại bỏ hải quân của các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông, trong
đó có Hải quân Việt Nam-một lực lượng không dễ chơi.
Tàu ngầm Trung
Quốc với một số lượng lớn, không vùng vẫy ở Biển Đông như trong “ao nhà” thì có
nghĩa hơn 70% năng lượng vận chuyển qua Biển Đông sẽ bị cắt bất cứ lúc nào và
Mỹ không phải lo lắng nhiều khi nơi trú ngụ và con đường tuần tra của tàu ngầm hạt
nhân Trung Quốc bị thu hẹp lại.
Chính lẽ đó, việc
Mỹ bán P-3C4 cho Việt Nam,
tiền thu được chưa quan trọng bằng lợi ích về quân sự và là điều có thể xảy ra.
Tàu ngầm, bản thân
nó là bí mật. Khi không còn là bí mật như đi đâu, ở đâu bị đối phương định vị
tọa độ thì coi như hết tác dụng. Vì vậy, khi trên Biển Đông dù không trang bị
vũ khí, máy bay tuần tra trinh sát tác chiến chống ngầm loại P-3C4 của Mỹ sản
xuất thực hiện nhiêm vụ thì với tính năng kỹ chiến thuật của nó (như quảng cáo)
và với khả năng tàng hình của tàu ngầm Trung Quốc (như đã đánh giá), chúng luôn
luôn là “khắc tinh”, sát thủ.
Sự xuất hiện của
P-3C4 trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của lực lượng tàu
ngầm của Trung Quốc còn hơn cả hạm đội tàu ngầm Việt Nam sắp tiển khai. Rõ ràng, kế hoạch
tác chiến của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông buộc phải hoàn toàn thay đổi.
Đây là điều Trung
Quốc không bao giờ muốn, rất lo ngại và theo dõi sát sao tình hình mua bán này.
Chống ngầm trong
phòng thủ biển của Việt Nam
cực kỳ quan trọng, mang tầm chiến lược. Phải xây dựng 4 lực lượng gồm: mìn,
thủy lôi chống ngầm; tàu mặt nước săn ngầm; tàu ngầm chống ngầm và máy bay
chống ngầm.
Do vậy, không có
gì là ngạc nhiên nếu Việt Nam
có ý định mua của Mỹ hay Nhật Bản loại máy bay này và nếu thành công thì chắc
chắn đây chẳng phải là lần cuối cùng Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.
Việt Nam có 6 chiếc
tàu ngầm là chắc chắn và sẽ có thêm 6 chiếc P-3C4 Orion do Mỹ sản xuất? Tại sao
là 6 KILO, 6 P-3C4 mà không phải 5 hay 7…? Do đồng tiền quyết đinh số lượng hay
vì lý do gì khác? Chúng cùng loại hay khác loại?...
Nếu như đặt vấn đề
rằng, tại sao cái kiềng chỉ có 3 chân mà không nhất thiết phải có 4 hay 6 chân
thì phần nào chúng ta không cảm thấy quá khó khi trả lời câu hỏi trên.
*
Xem thêm:
----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét