Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Báo Trung Quốc: cuộc đấu vì Cam Ranh

Залив Камрань с советскими военным флотом. Плакат 1985 года.

Борьба за Камрань



Wang Binh

Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 17.04.2013



Tiếp theo sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thămViệt Nam, thăm cảng Cam Ranh, mà nó đã hơn một lần trở thành đối tượng tranh dành trong cuộc đấu  của các cường quốc lớn, lại nằm trong tâm điểm chú ý của chúng ta. Nhiều dấu hiệu chỉ ra thực tế rằng trong vòng đấu này của trận đấu lớn giữa Nga và Hoa Kỳ,  nước chiến thắng tạm thời là Nga, đã xúc tiến các lợi ích của mình một cách đáng kể trong khu vực. Tuy nhiên, liệu  Mỹ có từ bỏ phục thù hay không? Xuất phát từ những lợi ích quan trọng sống còn của mình, Việt Nam sẽ hành xử lý như thế nào? Cuối cùng, khi bụi sẽ lắng xuống, tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh của Trung Quốc ra sao?


Ở châu Á, và ở trên toàn thế giới, chắc gì sẽ tìm thấy một cảng biển như Cam Ranh: chưa đầy một trăm năm qua vịnh nhỏ này đã nằm trong tay cả của người Mỹ, cả của Liên Xô. Trong những năm 60 – 70s, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ở đây là căn cứ hậu phương lớn nhất của Mỹ trong khu vực; khi người Mỹ rút binh sĩ của mình, ở đây đã tổ chức căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô. Cảng này như thế nào?  Tại sao họ đánh giá nó cao đến như vậy?


Chúng ta hãy xem vị trí địa lý của căn cứ này trên bản đồ. Nó nằm trên bờ biển phía đông nam của Việt Nam, trên mũi của gioi đất nhô ra biển Nam Trung Quốc (Biển Đông-Việt Nam – Kichbu). Đối diện trực tiếp, vài km đường biển bên kia – vịnh Subic-Bay của Philippines. Từ Cam Ranh chỉ một với  tay là đến cả eo biển Luson và cả eo biển Malacca, cảng nằm ngay trên tuyến đường biển Hồng Kông-Singapore. Đây là vị trí xung yếu đối với Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương, từ đây có thể kiểm soát được cả Luson, cả Malacca và eo biển Singapore. Với sự hỗ trợ của cảng này trong khu vực có thể đảm bảo cho mình sự hiện diện có hiệu quả ở phần phía bắc của Ấn Độ Dương, Vịnh Persid, vùng biển Đông và Nam Trung Hoa. Rất khó để đánh giá hết lợi thế của vị trí như vậy.

Военное вмешательство США в партизанскую войну во Вьетнаме


Vịnh Cam Ranh từ hai phía được bao bọc bởi hai bán đảo, tạo ra  nhũng nội và ngoại vũng tàu thuận lợi. Nội cảng thuận lợi để tránh gió cũng như nhìn từ bên ngoài vào. Các đảo nằm ngoài vịnh như Binh Ba, thuận lợi để sử dụng làm vật che, tạo điều kiện phòng thủ. Ngay từ khi Mỹ còn đồn trú ở đây,  tại Cam Ranh đã xây dựng sân bay và cảng hiện đại. Sau này các binh lính Liên Xô ở đây đã hoàn thiện hơn toàn bộ cơ sở hạ tầng của địa phương, hoàn toàn biến Cam Ranh thành cảng lớn, có khả năng đồng thời tiếp nhận hơn trăm tàu chiến với trọng lượng rẽ nước gần mười nghìn tấn, và cũng như các tàu sân bay.

Nói về Nga, mong muốn trở lại Cam Ranh của nó được giải thích bởi một số lý do. Thứ nhât, Moscow cần càng nhanh càng tốt quay lại Ấn Độ Dương và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để lấy lại cho mình vị thế vang bóng một thời, một lần nữa trở thành cường quốc biển thực sự trong đầy đủ ý nghĩa của từ này. Vị trí chiến lược của Cam Ranh và cơ sở hạ tầng đã được hình thành có thể trở thành sự phù trợ đối với Nga, cho phép nó  bảo vệ lợi ích địa chiến lược của mình ở khắp Đông Nam Á. Nếu Nga thực sự phục hồi thành công ở đây căn cứ hải quân, điều này sẽ là một bước đi quan trọng nhất  theo hướng này.

Thứ hai, bố trí quân đồn trú của Nga tại Cam Ranh sẽ cho phép Nga hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở Nam Á. Ở đây chẳng có gì là bí mật đối với ai rằng đa số các nước ở Đông Nam Á đang hướng tới Mỹ và hợp tác chặt chẽ với nó trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, mũi nhọn của chính sách của Mỹ như trước đây tập trung vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao nhiêu thì sự hiện diện quân sự của nó trong khu vực sẽ tăng lên bấy nhiêu. Bởi vậy, Moscow cho rằng chỉ với điều kiện rằng Nga bám trụ vững chắc ở vịnh Cam Ranh, nó sẽ có  những lực lượng và khả năng đối kháng với Hoa Kỳ ở khu vực này.


Thứ ba, Nga đang hy vọng bằng việc trở lại Cam Ranh, tạo cú hích cho sự phát triển hợp tác của Moscow và Hà Nội trong lĩnh vực quân sự, và điều này cực kỳ quan trọng nếu quan tâm tiềm năng to lớn của sự phối hợp kết hợp trong việc bán vũ khí. Quy mô buôn bán vũ khí giữa Nga và Việt Nam chỉ tăng lên; có thể, trong tương lai Việt Nam thậm chí sẽ trở thành bạn hàng của ngành công nghiệp quân sự Nga thứ hai lớn hơn sau  Ấn Độ.

Nếu nói về lý do tại sao Mỹ muốn trở lại Cam Ranh, thì ở đây mọi việc đơn giản hơn và rõ ràng hơn. Như vậy, Mỹ không chỉ để tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, mà còn sẽ có được những cơ hội kiềm chế sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Một số chuyên gia trong lĩnh vực quân sự thậm chí cho rằng thực chất của việc bố trí quân tại vịnh Cam Ranh chỉ là để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại biển Nam Trung Hoa và eo biển Đài Loan. Hãy nhìn vào bản đồ. Các căn cứ quân sự của Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản, tại Busan, Hàn Quốc hoặc Singapore - tất cả cho Mỹ tiếp cận với những "điểm nóng" ở biển Nam Trung Hoa, cho phép nắm toàn bộ khu vực trong lòng bàn tay. Tuy nhiên Cam Ranh sẽ tạo thuận lợi đạt được còn nhiều vấn đề hơn: sở hữu căn cứ ở đây,  sẽ kiểm soát tuyến hàng hải rất quan trọng nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nếu người Mỹ  dành lại được cho mình Cam Ranh, thì chuỗi các căn cứ hải quân kiểm soát Thái Bình Dương sẽ còn hoàn thiện hơn. Vì vậy, bây giờ, khi Mỹ khu chiêng đánh trống lớn tiếng về sự trở lại châu Á của mình,  nó không chỉ không thể quên Cam Ranh, ngược lại nó sẽ thực hiện những động thái tích cực nhất để dành lại Cam Ranh về tay của mình.


 Вьетнамский вертолет UH-1 выбрасывается за борт


Nếu nói về Việt Nam, thì đối với nó Cam Ranh – cơ hội tăng cường sự hiện diện quân sự ở biển Nam Trung Quốc, thì đó là đòn bẩy của hành động mà với sự hỗ trợ của nó Hà Nội có thể bảo vệ được các lợi ích biển của mình. Hy vọng thu được không ít lợi ích từ liên minh với Nga, Việt Nam đồng thời tích cực ve vãn với các cường quốc khác, nổ lực để thu được tối đa bồi hoàn từ việc ký kết liên minh cũng như từ sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Theo các số liệu hiện có, trong những năm gần đây, Việt Nam với sự giúp đỡ của Nga đã tăng lên đáng kể sức mạnh không quân và hải quân của mình; mũi nhọn của chiến lược như vậy, dĩ nhiên,  nhằm vào biển Nam Trung Quốc. Chỉ hai năm lại đây Hà Nội đã nhận được từ Moscow hai tàu tuần tiểu tên lửa “Gepard”, và một tiểu đoàn tổ hợp chống hạm “Bastion” được trang bị tên lửa “Onyx”. Trong năm 2012 Việt Nam đã mua tổng số 24 Su-30MKV/ Su-30MK2, và 12 máy bay tiêm kích Su-27SK/Su-27UBK, và trở thành bạn hàng mua máy bay lớp Su lớn nhất ở Đông Nam Á.

Ngoài Nga, Việt Nam cật lực ve vãn cả với Mỹ. Thông tin rằng Washington vào thời điểm này đang đắn đo về khả năng giảm bớt lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ vào Việt Nam. Các nhà phân tích khẳng định rằng là đó là nói đến không chỉ về lợi ích từ mua vũ khí của Mỹ: cần nhớ rằng đối với Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Obama, đã thông qua đường lối “quay trở lại châu Á”, dành được Cam Ranh có thể trở thành phần quan trọng của lược quốc gia. Thêm vào đó, tình hình như vậy là mối quan tâm không chỉ đối với Hoa Kỳ, mà còn, trong ý nghĩa nào đó, đối với cả Việt Nam, bởi vì như vậy Hà Nội mới có thể đảm bảo an ninh của Cam Ranh trong quá trình xảy ra các cuộc xung đột có thể ở biển Nam Trung Quốc.

Chúng ta có thể tin chắc vào điều gì, thì vấn đề là ở chỗ rằng không phụ thuộc ai sẽ trở lại Cam Ranh, tất cả điều này chỉ làm phức tạp thêm tình hình xung quanh tranh chấp trên Biển Đông, bởi vì số lượng các yếu tố tác động đến việc ra quyết định sẽ tăng, chưa nói về rằng giá cũng như sự phức tạp của các hoạt động bảo vệ các lợi ích của CHND Trung Hoa ở biển Nam Trung Quốc sẽ tăng. Việc đánh giá ngay cả mức độ đe dọa cũng sẽ rất khó khăn. Tất cả những điều này chúng ta cần phải theo dõi cẩn thận nhất.




T
ác giả - thành viên của Viện Biên giới của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

 

Các bài liên quan:
Quân cảng Cam Ranh theo dòng sự kiện

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter