Nguồn: reds.vn
Kichbhu posted on 03.04.2014
Trong
lịch sử, Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần cùng bàn bạc đối phó với sự “khiêu khích”
từ phía Triều Tiên. Do Mỹ nắm bắt quyền chỉ huy tác chiến đối với quân đội Hàn
Quốc nên trước những hành động gây hấn của Triều Tiên, thường bao giờ quân Mỹ
cũng nắm vai trò chủ đạo, quân đội Hàn Quốc sẽ hỗ trợ.
“Sự kiện
cây bạch dương” xảy ra năm 1976 đã suýt đẩy bán đảo Triều Tiên vào lò lửa chiến
tranh là một ví dụ điển hình.
Kế hoạch đột kích
Tại Bàn Môn Điếm – Ngôi làng ở Gyeonggi - giới tuyến
phân cách hai miền Triều Tiên có trồng một cây bạch dương. Hàn Quốc và Triều
Tiên đều cho rằng cây bạch dương này ảnh hưởng đến tầm quan sát nên cả hai đã
nhất trí sẽ chặt đi. Ngày 6-8-1976, Ủy ban đình chiến của quân đội Hàn Quốc và
Mỹ thông báo với Triều Tiên thời điểm chặt cây. Sáng ngày 18-8-1976, 6 lính Mỹ
và 5 lính Hàn Quốc đến gần trạm gác của quân đội Triều Tiên để giám sát 5 công
nhân Hàn Quốc chặt cây.
Đúng lúc này, 17 quân nhân Triều Tiên xuất hiện, họ
nhận được lệnh của cấp trên là ông Pak Chul, yêu cầu quân đội Mỹ - Hàn Quốc
dừng chặt cây, nhưng thượng úy Arthur Bonifas – trung đội trưởng quân đội Mỹ ra
lệnh tiếp tục chặt. Ông Pak Chul rất bực mình, tiếp tục điều thêm 10 binh lính
nữa và một lần nữa yêu cầu dừng chặt, nhưng quân Mỹ không để tâm đến lời cảnh
cáo của họ. Thấy vậy, ông Pak Chul liền ra lệnh cho quân lính Triều Tiên tấn
công. Binh lính Triều Tiên liền cầm rìu và gậy gỗ lao vào phía Mỹ, tấn công sĩ
quan chỉ huy của quân Mỹ. Kết quả là trung đội trưởng Arthur Bonifas và trung
úy Mark Barrett bị chém chết trong vụ ẩu đả này. Tám sĩ quan Mỹ và Hàn Quốc
khác bị thương, ba chiếc xe ô tô bị phá hỏng hoàn toàn.
Vài tiếng sau khi sự việc xảy ra, trung tướng Roh
Jae-Hyun – Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) đã bàn bạc đối sách với
Richard G. Stilwell – Tư lệnh trưởng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Chiều ngày 18-8,
trung tướng Roh Jae-Hyun báo cáo với tổng thống Park Chung-hee rằng: “Tư lệnh
trưởng Richard G. Stilwell cho rằng không thể chấp nhận sự việc này, để dằn mặt
Triều Tiên, không cho bọn họ cơ hội khiêu khích nữa, chúng ta cần có biện pháp
trả thù”. Tổng thống Park Chung-hee lạnh lùng đáp: “Việc xảy ra xô xát với quân
đội Bắc Hàn (Triều Tiên) ở khu vực ranh giới không phải mới chỉ xảy ra một hai
lần, người Mỹ lúc nào cũng hô rằng họ sẽ không hạ quyết tâm khơi mào cho cuộc
chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai”.
Tuy nhiên, ngay tối hôm đó, tổng thống Park Chung-hee
đã gọi điện thoại cho Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc và nói rằng: “Lần này kiểu
gì cũng phải cho Bắc Hàn (Triều Tiên) một bài học, không thể để cho họ coi
chúng ta như những con hổ giấy. Nếu người Mỹ thấy thế là cần thiết thì có thể phối
hợp tác chiến với Hàn Quốc để cùng trả thù”. Cùng với đó, Bộ tư lệnh liên quân
Mỹ Hàn Quốc đã tuyên bố hủy kỳ nghỉ của lính Mỹ tại Hàn Quốc và lính Hàn Quốc,
sẵn sàng trực chiến.
Mặc dù chuẩn bị rất rầm rộ, nhưng Tư lệnh trưởng
Richard G. Stilwell và trung tướng Roh Jae-Hyun bàn bạc nhiều lần, quyết định
vẫn phải thực hiện theo quy trình mà luật pháp quốc tế đã quy định: Một là
triệu tập Ủy ban đình chiến bày tỏ sự kháng nghị; Hai là phát đi tín hiệu cảnh
cáo mạnh mẽ; Ba là áp dụng hành động mang tính thực chất để “trả thù một cách bình
đẳng”; Bốn là yêu cầu Triều Tiên gánh vác mọi trách nhiệm. Chẳng mấy chốc, ông
Park Hee Do - lữ đoàn trưởng lữ đoàn nhảy dù đặc chủng lục quân Hàn Quốc đã
nhận được điện thoại của trung tướng Roh Jae-Hyun: “Sĩ quan xuất sắc phải đi
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quốc gia, chắc tướng quân Park Hee Do biết rất rõ
dùng biện pháp phù hợp nào để chấm dứt “sự thách thức của phương Bắc”, ông hãy
lựa chọn ra cao thủ Taekwondo giỏi nhất, có thể chỉ một nắm đấm là hạ gục đối
thủ để lúc cần thiết có thể sử dụng”.
Đêm ngày 19-8, đèn đuốc vẫn sáng trưng trong Bộ tư
lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell và trung
tướng Roh Jae-Hyun đã triệu tập hội nghị liên minh, xác định một phương án tác
chiến phối hợp có tên gọi Kế hoạch đột kích, nội dung chính của kế hoạch này
nói rằng “sự kiện cây bạch dương” có thể phát triển thành chiến tranh cục bộ.
Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ và quân đoàn 3 của Hàn Quốc sẽ bắt tay tấn công và
chiếm được Kaesong – thị trấn biên giới quan trọng của Triều Tiên.
Ngày 20-8, Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell đã thảo
luận các chi tiết cụ thể của Kế hoạch đột kích với trung tướng Roh Jae-Hyun.
Ông Richard G. Stilwell nói, tổng thống Gerald Rudolph Ford ra lệnh tiếp tục
chặt cây, nếu Triều Tiên ngăn cẳn sẽ lập tức tấn công bằng vũ lực. Nếu Triều
Tiên đáp trả, liên quân Mỹ, Hàn QUốc sẽ lập tức triển khai tác chiến chung, vượt
qua ranh giới Bàn Môn Điếm, chiếm lĩnh Kaesong rồi tiến vào khu vực đồng bằng,
xóa bỏ mọi mục tiêu quân sự mà Triều Tiên dùng để đe dọa Seoul, thời gian tác
chiến là 16 giờ ngày 21-8. Trung tướng Roh Jae-Hyun đồng tình với kế hoạch này
và đề nghị quân đội Hàn Quốc sẽ phụ trách nhiệm vụ canh gác thay quân đội Mỹ.
Những võ sĩ Taekwondo
Cầu Không trở
lại (Bridge of No Return) là cây cầu nằm ở khu vực an
ninh chung (Joint Security Area – gần Panmunjeom) của Hàn Quốc và CHDCND
Triều Tiên. Mỗi bên cầu là một điểm kiểm tra an ninh của hai nước. Nó nằm
chính giữa đường ranh giới quân sự giữa hai miền Triều Tiên và được dùng để
trao đổi tù nhân chiến tranh cuối cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Bước
lên cây cầu này có nghĩa rằng bước vào khu vực quản hạt khác.
|
Sau đó, tại phòng làm việc của trạm trưởng trạm gác
của quân đội Mỹ ở Bàn Môn Điếm, Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell hạ lệnh cho
các sĩ quan Hàn Quốc: Khi phía Mỹ chặt cây, phía Hàn Quốc phụ trách canh gác
bốn xung quanh, nhưng nghiêm cấm mang theo vũ khí; Một sĩ quan Hàn Quốc hỏi:
“Ông không cho phía Hàn Quốc mang theo vũ khí, nhỡ Bắc Hàn lại chém chúng tôi
bằng rìu thì sao? Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell liền trả lời: “Binh sĩ của
quân đội các ngài rất giỏi chơi Taekwondo mà? Dùng tay chân là đủ rồi!” Nhưng
chúng tôi tay không làm sao có thể đối phó với bọn họ súng giắt đầy mình?” Đây
là quy định, nếu cục diện phát triển theo tình huống xấu đi, chúng ta đã có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng tại hiện trường tuyệt đối không được mang theo vũ
khí”. Sau này ông Park Hee Do nhớ lại rằng: “Lúc đó tôi tức nổ đom đóm mắt,
người Mỹ muốn trả thù cho đồng đội của họ, nhưng lại bắt chúng tôi tay không
bắt giặc, đối mặt với nguy hiểm, thật là quá đáng… Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Mỹ
nắm quyền chỉ huy tác chiến đối với Hàn Quốc, chúng tôi chỉ còn cách chấp hành
mệnh lệnh”.
Sau đó, Mỹ và Hàn Quốc đã thảo luận các chi tiết cụ
thể khác, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xác định trạng thái giao chiến như
thế? Cuối cùng Mỹ và Hàn Quốc xác định, lấy thời điểm lính Triều Tiên bước chân
lên cây cầu Không trở lại làm chuẩn.
“Người Mỹ nhát gan hơn chúng tôi”
Song song với việc xác định danh sách những người sẽ
tham gia chặt cây, đại diện quân đoàn 1 và sư đoàn 1 của Hàn Quốc còn có cuộc
họp với đại diện sư đoàn số 2 của Mỹ. Cuộc họp này xác định: Sư đoàn 1 của Hàn
Quốc có 2 nhiệm vụ: Một là, cùng sư đoàn 2 của Mỹ hiểm hộ cho hành động chặt
cây ngày 21-8; Hai là, nếu xảy ra tình huống xấu, sẽ tham gia vào Kế hoạch đột
kích. Theo sự sắp đặt trong Kế hoạch đột kích, khi quân Mỹ và Hàn Quốc thực
hiện nhiệm vụ chặt cây lần thứ hai, sân bay quân sự của sư đoàn 2 của Mỹ đã tập
kết 36 chiếc máy bay trực thăng “rắn hổ mang” chở binh sĩ Mỹ, chỉ mất 5 phút là
có mặt ở Bàn Môn Điếm.
Đêm ngày 20-8, hai bên Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu hành
động. sư đoàn 1 của Hàn Quốc cử lính canh gác và ra chỉ thị: “ Chỉ cần quân đội
Triều Tiên vượt qua cầu Không trở lại nửa bước là có thể nổ súng”. Một sĩ quan
Hàn Quốc tham gia vào chiến dịch đó nhớ lại rằng: “Người Mỹ còn nhát gan hơn cả
chúng tôi, vừa nhận được mệnh lệnh tham chiến, mấy binh sĩ ôm vợ con khóc ầm ĩ,
có người còn viết cả thư tuyệt mệnh trước mặt gia đình. Vợ con một số binh lĩnh
Mỹ còn lục tục bỏ trốn từ tối 20-8”.
Sáng sớm ngày 21-8, 64 binh sĩ của lữ đoàn nhảy dù đặc
chủng lục quân Hàn Quốc đáp trên ba chiếc xe tải và tiến về cầu Không trở lại.
Bất chấp lời cảnh báo của phía Mỹ, ông Park Hee Do vẫn phát vũ khí cho 64 binh
sĩ này, họ mặc áo chống đạn, bên trong giấu súng tiểu liên tự động và lựu đạn.
Sau này sự việc vỡ lở, từ ông Park Hee Do trở xuống, tất cả đều bị cảnh cáo.
Trước khi bước vào khu vực an ninh chung, Hàn Quốc đã gửi thông báo sang phía
Triều Tiên, cho biết: “Bên chúng tôi sẽ tiếp tục chặt cây bạch dương chắn tầm
nhìn của trạm gác bên tôi, sau khi chặt xong sẽ rút khỏi khu vực an ninh chung,
nếu đội chặt cây không vấp phải sự khiêu khích gì thì sẽ không xảy ra vấn đề
gì”.
6 giờ sáng ngày 21-8, công việc chặt cây được bắt đầu.
Phía Mỹ có một vị trung tá, phía Hàn Quốc có một đại úy kiêm phiên dịch đứng
theo dõi tiến độ chặt cây. Họ cầm máy bộ đàm để liên lạc với quân đội phía
trước, và bộ chỉ huy liên quân Mỹ Hàn tại Hàn Quốc cũng theo dõi sát mọi hoạt
động ở khu vực chặt cây. Sau này vị đại úy Hàn Quốc nói rằng: “Mặc dù biết trước
là Mỹ và Hàn Quốc đã bố trí lực lượng lớn, nhưng tôi biết rõ nếu hai bên giao
chiến, số người tham gia chặt cây sẽ không thể sống sót. Lúc nhìn thấy quân đội
Bắc Hàn (Triều Tiên) chạy về phía cầu Không trở lại, tim tôi như muốn ngừng
đập”. Rất may là ba chiếc xe tải trở lực lượng cơ động của Triều Tiên chạy đến
phía Bắc cầu Không trở lại thì dừng lại, không ai lại gần đầu bên kia cầu nữa.
Sau khi chiến dịch chặt cây kết thúc, Triều Tiên lấy
danh nghĩa Bộ tư lệnh tối cao quân đội nhân dân nước này gửi thông báo đến Ủy
ban đình chiến, nói rằng rất lấy làm tiếc vì sự kiện ngày 18-8, nhấn mạnh Triều
Tiên sẽ không bao giờ khiêu khích trước, nhưng nếu vấp phải sự khiêu khích sẽ không
bao giờ đứng nhì…Ngày 23-8, Bộ ngoại giao Mỹ bày tỏ “rất lấy làm tiếc” về thông
cáo của Triều Tiên, Kế hoạch đột kích chỉ một tích tắc nữa thôi là đẩy bán đảo
Triều Tiên vào cuộc chiến tranh lần thứ hai cũng được hủy bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét