Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Báo Nhật Bản: Mục đích Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Nga ?

Истребитель Су-35

Цель покупки Китаем российских истребителей - технологии




Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 18.04.2013


日本経済新聞


Nhật Bản và Trung Quốc xung đột trong cuộc tranh chấp về quần đảo Senkaku. Nếu  so sánh lực lượng quân sự của cả hai bên, thì Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được đánh giá là vượt trội so với Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc về chất lượng và kỹ thuật. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không ngần ngại, cố gắng để có được những công nghệ mới nhất với sự hỗ trợ của  lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình. Vào bất cứ lúc nào, sự cân bằng quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể bị phá vỡ.


Trung Quốc mua từ nước láng giềng Nga 24 máy bay chiến đấu Su-35 mới nhất. Ngày 25 tháng Ba, các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã lan truyền thông tin như vậy.

Mục tiêu của họ - "cái nhân"

Su-35 chỉ gần đây mới đưa vào trang bị trong quân đội Nga và là tập trung của nghiên cứu quân sự bí mật. Điều ngạc nhiên rằng vũ khí này không một mảy may nghi ngờ Nga đã bán cho Trung Quốc. Những tin tức về hợp đồng  này làm các chuyên gia về vũ khí từ khắp nơi trên thế giới kinh ngạc.

Trên thực tế, Trung Quốc muốn chiếm hữu công nghệ tiên tiến, trong đó, từ Su-35. "Trung Quốc hoàn toàn không quan tâm đến chính các máy bay chiến đấu. Mục đích thực sự là chế tạo các hệ thống động cơ và hệ thống radar, và sử dụng chúng trên máy bay chiến đấu do mình sản xuất"- đại diện Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phân tích tình hình.

Không có bất kỳ nhu cầu cần thiết nào để mua một số lượng lớn các máy bay, nếu mục đích duy nhất là để sao chép các thiết bị bên trong của “Sukhoi”.

Trong giai đoạn đầu của cuộc đàm phán, Trung Quốc cho biết việc mua chỉ bốn máy bay chiến đấu, nhưng phía Nga cho rằng, "nói chung, sẽ không bán nếu con số này ít hơn 48". Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Nga, tại cuộc gặp gỡ với tổng thống Putin vào ngày 22 đã giảm số lượng máy bay tiêm kích xuống còn đến 24 chiếc.

Được biết, giá trị theo hợp đồng đã ký lên tới hơn 1,5 tỷ dollars. Tại Mỹ, việc khai thác khí phiến sét đang tăng, còn nền kinh tế Nga dựa vào việc xuất khẩu tài nguyên như khí đốt tự nhiên, có thể đi vào bế tắc. Vũ khí có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế - đây là một trong số ít các điều khoản xuất khẩu của Nga. Nhưng không thể tránh được vấn đề này.

Mặt khác, Trung Quốc muốn chiếm đoạt các công nghệ quân sự của Nga, thậm chí kể cả chi  những khoản tiền lớn đến như thế. Và nó có rất nhiều tiền. Vào cuối tháng Ba, khối lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc mà nó hiện xuất khẩu hàng hóa giá rẻ của mình cho toàn thế giới, đã vượt quá 3,4 nghìn tỷ dollars. Con số này lớn hơn gấp ba lần so với Nhật Bản, và Trung Quốc theo chỉ số này chiếm ví trí hàng đầu trên thế giới.

Tại Đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc mùa thu năm ngoái cựu lãnh đạo đảng lúc bấy giờ Hồ Cẩm Đào đã nói: "Chúng ta sẽ tăng cường vũ khí và thiết bị công nghệ cao ... Chúng ta sẽ nâng cao trình độ đổi mới và công nghệ khoa học liên quan đến quốc phòng".

Công nghệ quân sự của riêng Trung Quốc khá lạc hậu so với Mỹ, châu Âu và Nga. Để thu hẹp khoảng cách, Trung Quốc buộc chỉ có thể mua các sản phẩm quân sự ở các nước khác. Để làm dẫn chứng , có thể dẫn tàu sân bay "Liêu Ninh" đầu tiên của Trung Quốc đã đi vào hoạt động vào tháng Chín năm ngoái. Nó đã được mua từ Ukraina và được tân trang lại.

Giảng viên của Viện Quốc phòng quốc gia Yasuyuki Sugiura cho biết: "Trong bối cảnh sức mạnh kinh tế ấn tượng, Trung Quốc thể hiện mong muốn tăng cường phát triển vũ khí của mình bằng cách mua công nghệ từ các nước khác".
 Trung Quốc đang ngủ nhưng vẫn nghĩ về vũ khí mới nhất của các nước châu Âu, những nước như Pháp.

Trong khi cuộc khủng hoảng châu Âu còn lún sâu, Trung Quốc thực hiện  mua trái phiếu chính phủ quy mô lớn của Hy Lạp và Bồ Đào Nha, mà tình hình kinh tế của họ đã xấu đi. Rõ ràng, những hành động này liên quan với mong muốn bắt buộc Liên minh châu Âu gỡ bỏ những hạn chế cung cấp vũ khí cho Trung Quốc được áp đặt sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn vào năm 1989.

Phụ tùng thay thế đối với F-35

Nhật Bản ngày càng trở nên khó khăn để bảo vệ  công nghệ của các sản phẩm quân sự đối với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc bằng mọi sức lực của mình không ngừng đổi mới trong lĩnh vực vũ khí.

Mùa thu năm 2011, đã được ngưng sản xuất máy bay chiến đấu F-2. Mô hình F-35 tiếp theo sẽ được trang bị là sản phẩm chế tạo liên kết của chín quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Các công ty Nhật Bản sẽ chỉ sản xuất các chi tiết,  họ không có  sự liến quan đến chế tạo chính máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, chính phủ bằng sự cho phép bán các phụ tùng thay thế  vi phạm của ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí đã mở ra một lỗ hổng.

Ngày 22 tháng Ba, đã tổ chức hội nghị của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản về đổi mới và công nghệ khoa học chiến lược. "Nếu không có công nghệ quốc phòng, thì buộc phải cầu viện sự giúp đỡ của nước ngoài để tăng cường Lực lượng phòng vệ”, -  đại diện Liên đoàn các tổ chức kinh tế giải thích tình hình nghiêm trọng trong ngành công nghiệp quân sự của Nhật Bản, và bổ sung thêm: "Mỹ ngày càng lo ngại sự rò rỉ về những công nghệ mới nhất, và nhập khẩu vũ khí ngày càng trở nên khó khăn hơn".

Không một quốc gia nào có thể triển khai các hành động quân sự dễ dàng như thế nếu nó cho phép khả năng thất bại - đó là nguyên tắc sợ hãi. Tuy nhiên, nếu Quân đội Giải phóng Nhân dân quá tự tin trong khả năng của mình "để chiến đấu nhiều hơn là ngang sức với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản”,  thì hiệu quả ngăn chặn sẽ bị mất. Để ngăn chặn một hành động bất ngờ như vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện các công nghệ.

Nguồn
: ロシアから戦闘機購入の意図は――中国、欲しいのは技術


------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter