Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Những điều người dân Việt Nam không được phép biết về...

CXN_NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI DÂN VN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP BIẾT VỀ CỰU THỦ TƯỚNG LÝ QUANG DIỆU CỦA SINGAPORE

Chào đôc giả,

Hôm nay tôi viết bài này vì 1 người bạn của tôi, anh Hồ Tĩnh Tâm comment về vấn đề tại sao 1 nước như Singapore, với 3 triệu dân, 1 diện tích bé tí xíu đến nỗi mỗi lần máy bay thương mại cất cánh là đi ra ngoại quốc (vì không có thành phố nội địa nào cả, không có 64 tỉnh thành, chỉ có 1 thủ đô là Singapore, chấm hết), nước sinh hoạt cũng phải mua của Mã Lai mà lại phát triển đến như vậy.

Tôi có câu trả lời là vì Ông Lý Quang Diệu lập quốc ngày 09.08.65 với những học hỏi từ bên Anh Quốc và chủ trương chống tham nhũng ngay ngày đầu tiên và luôn luôn quan tâm đến 3 vấn đề chính là An Ninh Quốc Phòng, Kinh Tế và nhửng vấn đề của xã hội.

Tôi lấy những thông tin cho bài này từ Google, bạn nào giỏi tiếng Anh thì vào đây http://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Kuan_Yew

Tôi sẽ viết những điều các bạn dc phép biết về CTT này, những điều bạn không dc phép biết cùng nguyên văn và bản dịch của tôi về nguyên văn này và cuối cùng, như thường lệ là lời bình của tôi.

Trước hết, đây là những điều bạn, người công dân VN được phép biết về Ông này:

1. Ông là 1 nhà Lãnh Đạo đại tài về Xã hội, kinh tế, chính trị, là 1 Kiến Trúc Sư cho sự thịnh vượng không chối cải dc của 1 quốc gia láng giềng của chúng ta là Singapore

2. Ông là 1 nhà Lãnh Đạo của 1 đảng duy nhất của Singapore là PAP tức là Pre-People's Action Party và cơ chế 1 Đảng dem lại thịnh vượng cho Singapore.

3. Ông là nhà cố vấn cho sự phát triển của VN

Và đây là những điều bạn có thể không bao giờ biết về ông này nếu các bạn không đọc entry này.

1. Ông này cũng tương tự như hoàn cảnh Bác Hồ, phải liên kết với Đảng Cộng Sản để nắm quyền, khi được chính phủ, điều đầu tiên Ông ấy làm là hất cẳng Đảng CS khỏi liên minh

2. Ông này chống tham nhũng cực kỳ

3. Ông này học Kinh Tế ở Cambridge University bên Anh và sau đó học tại London School of Economics, sống và đi học và làm việc tai London từ năm 1945 đến năm 1949

4. Ong quan tâm đến 3 vấn đề chính là An Ninh Quốc Phòng, Kinh Tế và nhửng vấn đề của xã hội.

5. Chánh Phủ của Ông dc điều hành hoàn toàn bởi nhóm trí thức dc người Anh đào tạo

6. Ông đưa ra Luật Chống Tham Nhũng, trang bi quyền cho văn phòng Corrupt Practices Investigation Bureau (CPIB) dc quyền bắt giam, tìm tòi, gọi nhân chứng, điều tra tài khoản và giấy khai báo thuế của bất cứ người nào (và cả gia đình của họ) bị nghi ngờ (chỉ nghi ngờ thôi nhé, chưa có bằng chứng đâu)

7. Nhiều Bộ Trưởng bị truy tố bởi cơ quan này.

8. Ông tin rằng phải trả lương Bộ Trưởng thật cao để có 1 chánh phủ trong sạch và liêm khiết (Lương Bộ Trưởng Singapore là khoảng 360,000 usd/năm, lương Tổng Thống Bush là 120,000 usd/năm, bằng 1/3) để đem lại những người tài phục vụ cho nhân dân Singapore.

CHI TIẾT VỀ NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP BIẾT:

1. Formation of the PAP

On 12 November 1954, Lee, together with a group of fellow English-educated middle-class men whom he himself described as "beer-swilling bourgeois", formed the "socialist" PAP in an expedient alliance with the pro-communist trade unionists. This alliance was described by Lee as a marriage of convenience, since the English-educated group needed the pro-communists' mass support base while the communists needed a non-communist party leadership as a smoke screen because the Malayan Communist Party was illegal. Their common aims were to agitate for self-government and put an end to British colonial rule. An inaugural conference was held at the Victoria Memorial Hall, attended by over 1,500 supporters and trade unionists. Lee became secretary-general, a post he held until 1992, save for a brief period in 1957. UMNO's Tunku Abdul Rahman and MCA's Tan Cheng Lock were invited as guests to give credibility to the new party.

Quá trình thành lập của Đảng PAP

Ngày 12.11.54 Lý Quang Diệu (LQD) cùng 1 nhóm bạn trung lưu đã dc du học bên Anh Quốc (mà chính Ông mô tả là nhửng ng tư bản uống bia như hũ chìm), thành lập Đảng "xã hội" (chữ này trong ngoặc kép) vì phải liên kết vì lợi ích chung trước mắt (chứ không lâu dài) với Công Đoàn thân Cộng Sản. Sự liên kết này dc mô tả bởi LQD là 1 cuộc hôn nhân vì lợi ích của đôi bên, vì nhóm của Ông cần sự ủng hộ của đại đa số người dân thân cộng trong lúc đó phe cộng sản cần 1 người Lãnh Đạo không là CS như là tấm chắn vì Luật Mã Lai cấm Đảng CS hoạt động. Mục đích chung của sự liên kết là để đoạt dc quyền tự chủ và kết thúc sự đô hộ của Anh Quốc. Ngày khai trương Đảng dc tổ chức tại Victoria Memorial Hall với 1,500 ng ủng hộ và Cán Bộ Công Đoàn. LQD trở thành Tổng Thư Ký của Đảng PAP, chức vụ này Ông vẫn giữ đến 1992 trừ 1 giai đoan ngắn năm 1957. TTK Đảng UMNO va TTK Đảng MCA cũng dc mời tham dự để tăng phần chính thức của buổ khai mạc

While he had to keep a safe distance from his pro-communist colleagues as they actively participated in mass and often violent actions to undermine the government's authority[citation needed], he also consistently maintained his opposition to the ruling coalition, often attacking it as incompetent and corrupt. Lee's position in the PAP was seriously under threat in 1957 when pro-communists took over the leadership posts, following a party conference which the party's left wing had stacked with fake members.[8] Fortunately for Lee and the party's moderate faction, Lim Yew Hock ordered a mass arrest of the pro-communists and Lee was reinstated as secretary-general. After the communist 'scare', Lee subsequently received a new, stronger mandate from his Tanjong Pagar constituents in a by-election in 1957. The communist threat within the party was temporarily removed as Lee prepared for the next round of elections

Trong khi phải giử 1 khoảng cách an toàn với nhóm thân CS trong đảng vì nhóm này tham gia vào những cuộc biểu tình đẫm máu để gây khó khăn cho CP, nhưng ông cũng phải luôn luôn đối lập với CP, thường tấn công CP về quản lý kinh tế tồi tệ và tham nhũng (nghe quen quá nhĩ). Vị trí của LQD bị nguy khi năm 1957, nhóm thân CS nắm Đảng bởi những lá phiếu giả mạo. May mắn thay cho LQD, Lim Yew Hock giam cầm cả nhóm thân cộng và trả lại chức cho LQD. Sau vụ kinh hãi vì nhóm thân cộng này, LQD được sự ủng hộ tối thượng của nhân dân qua kỳ bầu cử nhỏ ở địa phận Tanjong Pagar năm 1957. Sự đe dọa của nhóm CS được tạm thời qua đi khi LQD chuẩn bị cho 1 cuộc bầu cử.

2. Like many countries, Singapore was not immune to corruption. Lee was well aware how corruption had led to the downfall of the Nationalist Chinese government in mainland China. Fighting against the communists himself, he knew he had to 'clean house'. Lee introduced legislation giving the Corrupt Practices Investigation Bureau (CPIB) greater power to conduct arrests, search, call up witnesses, and investigate bank accounts and income-tax returns of suspected persons and their families. The CPIB was given the authority to investigate any officer or minister, and several ministers were later charged with corruption. Như nhiều quốc gia khác, Singapore cũng không thoát khỏi nạn tham nhũng. LQD biết rất rõ tham nhũng đã làm sụp đổ CP của Tưởng Giới Thạch bên TQ. Phải chống chọi với CS, LQD biết rằng Ông phải có 1 căn nhà sạch. Ông đưa ra Luật Chống Tham Nhũng, trang bi quyền cho văn phòng Corrupt Practices Investigation Bureau (CPIB) dc quyền bắt giam, tìm tòi, gọi nhân chứng, điều tra tài khoản và giấy khai báo thuế của bất cứ người nào (và cả gia đình của họ) bị nghi ngờ (chỉ nghi ngờ thôi nhé, chưa có bằng chứng đâu) và nhiều Bộ Trưởng sau này bị bắt vì đạo luật này

3. After the war, he studied law at Fitzwilliam College, Cambridge in the United Kingdom, of which he was subsequently made an honorary fellow (graduating with Double Starred First Class honours), and briefly attended the London School of Economics. He returned to Singapore in 1949

Sau Đệ nhị thế chiến năm 1945, Ông học Luật tai FC,Cambridge ở Anh Quốc. Tại đây, Ông dc phong tước thành Cử Nhân Danh Dự vì tốt nghiệp hạng Ưu với 2 ngôi sao, sau đó LQD hoc thêm 1 thời gian ngắn tại LSE (Trường Kinh Tế London). Ông trở về Singapore năm 1949.

 

4. Lee had three main concerns - national security, the economy, and social issues - during his post-independence administration.

Ong quan tâm đến 3 vấn đề chính là An Ninh Quốc Phòng, Kinh Tế và nhửng vấn đề của xã hội

 

5. In formulating economic policies, Lee was primarily assisted by his ablest ministers, especially Goh Keng Swee and Hon Sui Sen. They managed to reduce the unemployment rate from 14 percent in 1965 to 4.5 percent in 1973. Some structural problems, however, have remained in Singapore including the heavy foreign ownership of capital. Khi soạn thảo những chính sách về kinh tế, LQD được sự trợ giúp của tất cả những Bộ Trưởng tài ba nhất nước, nhất là Ong GKS và HSS. Họ giảm thất nghiệp từ 14% năm 1965 đến còn 4.5% năm 1973. Tuy nhiên, vẫn còn vài vấn đề then chốt cho Singapore như sự chủ quyền quá nhiều của ng ngoại quốc trg những cty Sing.

6. và 7. 1 phần của 2. ở trên.

8. Lee believed that ministers should be well paid in order to maintain a clean and honest government. In 1994 he proposed to link the salaries of ministers, judges, and top civil servants to the salaries of top professionals in the private sector, arguing that this would help recruit and retain talent to serve in the public sector. LQD tin rằng Bộ Trưởng phải được trả lương thật cao để giữ dc sự 1 chánh phủ trong sạch và liêm khiết. Năm 1994, LQD tạo 1 sự liên kết giữa mức lương của BT, Chánh Án, và Cán Bộ cao cấp ngang hàng với mức lương của những chuyên gia giỏi nhất trg ngành kinh tế tư nhân, và Ông trả lời rằng phải làm như thế mới giữ dc những người tài ba nhất trg Chánh Phủ.

LỜI BÌNH CỦA CXN

1. Bản thân tôi, tôi nghĩ Bác Hồ là 1 người có ý tưởng siêu việt, ko muốn theo CS nhưng tình thế phải vậy, điều này tôi phản ảnh qua câu trả lời cho Hai Lúa gần đây trg 1 comment và hoàn cảnh cũa Bác thời bấy giờ cũng tương tự như LQD, có khác là Bác đấu tranh vũ trang còn LQD đấu tranh chính trị, cả 2 đều cùng 1 ý tưởng, 1 mục đích cho dân tộc của họ. Và cái khác bây giờ là LQD còn sống và vẫn còn lèo lái ý tưởng của Ông ấy, Bác Hồ qua đời và ý tưởng của Bác được lèo lái bởi những người không hiểu dc ý tưởng của Bác nhưng luôn luôn nhận là họ thông hiểu ý tưởng Bác Hồ. Đây là nguyên nhân chính mà ng dân VN phải chịu đựng suốt 60 năm nay

2. Đơn Đảng chỉ tốt nếu sự chống tham nhũng phải quyết liệt, nếu ko thì phải có sự chọn lựa cho ng dân. Tôi chủ trương phải chống tham nhũng thật mạnh như Singapore, càng làm sớm càng tốt vì khi lòng dân nỗi giận thì sẽ có sự cáo chung.

3. LQD cũng như Bác Hồ, có sống và làm việc ở Tây Âu, đây là sự mở mắt cho bất cứ người dân nào (xem bài ước gì tôi đua 85 triệu ng vn qua Mỹ 1 tuần) và với Lãnh Đạo lại càng quan trọng hơn vì có những điều mà Lãnh Đạo không hình dung được nhưng sống ở ngoại quốc thì thấy hằng ngày. Tôi từng nói với 1 ng bạn tôi là mỗi ngày tôi viết 2 bài, viết đến hết đời tôi cũng ko hết ý tưởng khác biệt giữa 2 xã hội.

4. Miễn bàn

5. Nhìn những Bộ Trưởng của họ mà ham, không những họ thấy qua khỏi 1 gang tay mà còn thấy 40 hay 50 năm sau đó.

6. và 7. miễn bàn

8. Nếu 1 Bộ Trưởng dc trả 360,000 mà 1 quyết dịnh hay về Bauxite tiết kiệm dc ngân sách 264 triệu usd/nam thì 360,000 usd này xứng đáng quá đi chứ. Còn 1 Bộ Trưởng tồi, quyết định tồi làm tốn tiền thuế của nhân dân 264 triệu usd/nam trong vụ Bauxite này thì 5 triệu vnd/tháng cho lương của ông Bộ Trưởng đó là quá phí phạm rồi. Tiếng Anh của chúng tôi có câu: "You pay peanut, you get monkeys" tức là nếu trả lương bằng lạc (đậu Phụng) thì chỉ kiếm dc những con khỉ làm việc cho mình mà thôi...Đúng hay không quý vị ???

Chúc quý vị 1 ngày vui,

Chau Xuan Nguyen

Nguồn:

http://13nguyenxc.vnweblogs.com/post/11109/157964

.

Kichbu Copy And Post.

 

--> Read more..

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Bauxite Tây Nguyên và những cái nhất

 

Bauxite Tây Nguyên và những cái nhất

Bản lên 23/05/09 5:30 AM (GMT +7) | Cập nhật 6:50 AM 23/05/09

  1. Người già nhất quan tâm đến Đất nước

Bác Võ Nguyên Giáp - 97 tuổi

  1. Hai vị Tướng đặc biệt nhất

Tướng Võ Nguyên Giáp - Giáo sư sử học
Tướng Đồng Sỹ Nguyên - Đại tá lên Trung tướng

  1. Hai người rành Trung Quốc nhất

Thiếu tướng - Đại sứ tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh
Tổng lãnh sự tại Trung Quốc - Bác Dương Danh Dy

  1. Dự án được gọi là chủ trương lớn và đã được "nhất quán nhất và bàn thảo kỹ lưỡng nhất" nhưng khâu chuẩn bị thì luộm thuộm nhất, vội vàng nhất, hấp tấp nhất, hời hợt nhất.

Báo cáo ĐMC và ĐTM chưa có, chưa xong. Nhưng nhà máy đã đào móng. Năm 2011 sẽ cho ra lò sản phẩm nhưng bây giờ (2009) mới bắt đầu gởi người đi đào tạo.

Xin vào đây xem
http://bauxitevietnam.info/tintuc/090521_khokhoicongnhanco.htm
http://bauxitevietnam.info/tintuc/090512_baocaomoitruongtrihoan.htm

  1. Nhiều người được nhận mũ miễn phí nhất từ tay ông Lê Dương Quang.

Xin vào đây xem
http://bauxitevietnam.info/ykien/090501_chamdiemchothongcao.htm

  1. Canh bạc lớn nhất với tiền cá cược hơn 1 tỷ đô la. Dân cờ bạc Las Vegas, Ma Cao, Hồng Kông nghe tin này là bủn rủn tay chân luôn!

Lỗ hay lãi bây giờ chỉ là dự đoán. Chúng tôi nói có lãi, các nhà khoa học bảo không. Khoa học và thực tế bao giờ cũng là 50:50. Vậy thì tốt nhất hãy làm đi, rồi mới kiểm nghiệm được. Thực tế sẽ trả lời.”

Xin vào đây xem
http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/6642/index.aspx

  1. Những phát biểu mâu thuẫn nhất.

Ông Thủ tướng Chính phủ: Vẫn cứ làm dù gặp phản đối.
Ông Phó thủ tướng: "Không làm bằng mọi giá"

Biết tin ông nào đây?

Ông Chủ tịch Quốc hội: "chỉ mới 600 triệu đô, chưa đâu vào đâu, còn đang thí điểm". Chủ tịch Quốc hội là thành viên của Bộ Chính Trị. Mà ông ta lại nói vậy thì có phải mâu thuẫn với "chủ trương lớn" hay không? Chủ trương lớn đã được nhất quán, bàn thảo từ năm 2001 kia mà. Vậy khi ra quân là nắm chắc phần thắng chứ? Sao lại "thí điểm, chưa đâu vào đâu" là sao?
 

  1. Đấu thầu kỳ quái nhất.

Trúng 1 cái được tặng thêm 1 cái!
http://bauxitevietnam.info/ykien/090501_chamdiemchothongcao.htm

“Phải nói thẳng, số nhà thầu dự không nhiều. Không phải công ty nào sản xuất alumina nào họ cũng tham gia. Alcoa (Mỹ), Russal (Nga) có chính sách riêng, chỉ đầu tư chứ không bao giờ đi dự thầu”. (Trích lời ông Kiển).
http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/6642/index.aspx

Xin được nghi ngờ ông Kiển. Thời buổi kinh tế khó khăn này 500 triệu đô la cho một công trình không phải là nhỏ. Dù Nga hay Mỹ gì cũng vậy! Hai công trình là được 1 tỷ đô la chứ ít gì? Alcoa đứng hàng thứ 80 trong danh sách 100 công ty lớn của Mỹ với doanh thu là 30.75 tỷ đô la, mà bỏ qua đấu thầu dự án 1 tỷ đô la là chuyện hơi lạ!
http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune500/2008/full_list/

  1. Thời gian chờ lâu nhất. Khai thác bauxite để giúp Tây Nguyên phát triển nhưng bà con Tây Nguyên phải chờ đến đời con đời cháu mới thấy.

 

  1. Phải khẳng định có những năm sẽ lỗ trong toàn bộ cuộc đời dự án, dài 40-50 năm.

    http://bauxitevietnam.info/tintuc/090509_tkvtinhruiro.htm

    Trả lời phỏng vấn kỳ này, ông Kiển đã bỏ tính "máu me đen đỏ". Có tiến bộ và cần được khen thưởng. Ông Kiển dám khẳng định! Nhưng xin quý độc giả đọc kỹ: Có những năm sẽ lỗ trong toàn bộ cuộc đời dự án, dài 40-45 năm". Vậy xin quý độc giả cho biết con số chính xác của "những năm" kia là bao nhiêu năm. Có thể là 1 năm mà cũng có thể là 40-45 năm cả đời dự án! Vậy xin bà con Tây Nguyên sinh con đẻ cháu nhiều nhiều vào. Đời bố khổ đời con sẽ khá ở tuổi 45 trở lên!!!

  2. Lời nhắc tuồng vụng về nhất của người nhắc tuồng số # 1, Trần Đình Đàn.

“Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít”.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Vấn đề bauxite chưa được bàn bạc mà ông Đàn đã nói "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít." thì có khác nào "vạch áo" cho người ta xem lưng hay không! Cái này là không đánh mà khai. Tức là ông Đoàn muốn "nhắn nhủ" với cử tri, đồng bào xa gần rằng Quốc hội gồm 493 đại biểu,  tuy nhiên 90-92% là Đảng viên; nên Quốc hội không cần biểu quyết, mà chỉ "hợp thức hóa" chủ trương của Đảng thôi!
http://bauxitevietnam.info/tintuc/090519_quochoiungho.htm

  1. Lời nhắc tuồng vụng về thứ nhất của người nhắc tuồng số # 2, Dương Trung Quốc.

"Chuyện đã rồi".
http://bauxitevietnam.info/ykien/090219_bauxitechuyendaroi.htm

Khi đọc bài phỏng vấn đài RFA dành cho nhà sử học kiêm dân biểu Dương Trung Quốc, tôi nghĩ vấn đề bauxite nếu được đưa ra Quốc hội chắc sẽ gay cấn vì có người dám chơi "chuyện đã rồi" với Quốc hội! Tôi mong đợi đến kỳ họp Quốc hội với tâm trạng phấn khích vì muốn xem "mèo nào cắn mỉu nào"!

  1. Lời nhắc tuồng vụng về thứ hai, đồng hạng nhất của người nhắc tuồng số # 2, Dương Trung Quốc.

Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi”.
http://bauxitevietnam.info/tintuc/090517_ttboxitlenbannghisu.htm

Nhưng khi đọc bài phỏng vấn của báo
Tuổi Trẻ dành cho vị dân biểu kiêm sử gia[1] Dương Trung Quốc thì tôi lại nghĩ khác! À, thì ra cỗ xe bauxite đã được xuất xưởng và phu xe sẽ trổ tài kéo xe đi cho êm, cho nhẹ để vị khách ngồi xe cảm thấy dễ chịu, thoải mái mà thôi. Thì ra là vậy, lời nói ban đầu của sử gia kiêm dân biểu đáng kính vì nước vì dân chẳng qua là nhắc khéo đám dân đen đang bu bánh xe rằng "Khôn hồn thì tránh ra để xe chạy. Cả gan đứng cản xe là xe cán chết"! Thì ra là vậy!!! Thì ra là vậy!!!
 

  1. Lời nhắc tuồng vụng về thứ ba, vẫn đồng hạng nhất, của người nhắc tuồng số # 2, Dương Trung Quốc.

Bởi lẽ bây giờ đã có tiêu chí giám sát rồi: Nếu không hiệu quả kinh tế, không làm; nếu ảnh hưởng môi trường, không làm; không thu hút đầu tư nước ngoài; thực hiện chặt chẽ luật lao động với người nước ngoài”.

http://bauxitevietnam.info/tintuc/090519_quochoigiamsat.htm

Đang là sử gia kiêm dân biểu. Ông Dương Trung Quốc muốn trổ tài làm kinh tế! Bà con đồng bào Tây Nguyên lại sinh con đẻ cháu đi. Ông Dương Trung Quốc đã khẳng định là sẽ có lời. 45 năm sau con cháu của bà con bản làng Tây Nguyên sẽ giàu có thôi. Bà con không cân lo gì cả!

Ảnh hưởng môi trường, không làm. Nhà sử gia kiêm dân biểu là đại diện cho cử tri ở Đồng Nai mà không nhớ chuyện con sông Thị Vải. À, đúng rồi, nhớ ra rồi. Nhà sử gia kiêm dân biểu của chúng ta ở Hà Nội mà. Cách xa ngàn dặm nên Ngài làm sao biết được để giúp đỡ bà con Đồng Nai bây giờ! Thôi thì, cho thành Đồng Đen luôn đi. Đồng Đen giá cao gấp trăm lần Đồng Nai!

Điều làm tôi ngạc nhiên là nhà sử gia kiêm dân biểu vì nước vì dân lại quên đi cái gốc "sử" của mình. Ông Dương Trung Quốc tuyệt nhiên không nhắc tới "an ninh quốc phòng"!

Tôi không dám nhắc, chỉ xin được gợi ý một chút thôi: 1974, 1979, 1988, 2005... Con số bao giờ cũng biết nói! Không phải như "lời thì làm, làm thì lời, có làm có lời, có lời có lợi nhưng răng không còn"

Sử ta thì tôi không thuộc. Nhưng sử tàu thì tôi cũng ráng học để theo kịp với thời đại đặng nói dại mai này gần đây biết đâu có chỗ dùng...

Ngô Tam Quế là một
Tần Cối là hai
Người đời phỉ nhổ
Xin lấy đó làm gương

  1. Chuyển đổi giới tính độc đáo nhất, ít đau đớn nhất, lệ phí rẻ nhất, chỉ tốn công, cần can đảm sự minh mẫn của trí óc.

    Xin quý độc giả vào đây để biết thêm chi tiết nếu quý vị muốn chuyển đổi từ l(n)am thành l(n)ữ hay l(n)ữ thành l(n)am!

    http://bauxitevietnam.info/thongbao/090520_thuuybanphaplyquochoi.htm

Thay cho lời cuối 

Kính thưa Bác Giáp, Bác Nguyên và Bác Vĩnh,

Cháu xin mượn câu này kính tặng ba vị:

Người lính già không bao giờ chết! Họ sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đất nước mà họ đã hơn một lần đổ máu ở tuổi thanh xuân!

Đoàn Nguyên Bảng

HD Bauxite Việt Nam biên tập


[1] Mà thực ra, người ta còn bảo ông chỉ là sử thần thôi chứ chưa được gọi là sử gia”. (Bauxite Việt Nam mượn chú thích của Nguyễn Hữu Vinh, Từ Vọng Cảnh, Tây Nguyên nhìn xuống ông Trung Quốc, http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.gnynjnf.bet/=3fc=3d4715).

Nguồn: http://wwww.bauxitevietnam.info

Kichbu Copy And Paste

--> Read more..

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

"Lịch sử là tự nhiên" - Bài giảng của GS Hồ Ngọc Đại tại Trường viết văn Nguyễn Du

"Lịch sử là tự nhiên"

"Lịch sử là tự nhiên". Thế tức là cái gì tự nhiên nhất thì vĩ đại nhất. Cứ nống lên là vĩ đại à? Việt Nam buồn cười. Thi đua khác nào kiễng chân lên, có tăng được chiều cao đâu. Nước ta thế, khẩu hiệu càng nhiều, đất nước càng khốn nạn.
(Bài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du)
(Bài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng).
Năm điều cơ bản của buổi học:
1. Sự tương quan giữa triết học và lịch sử.
2. Sự tồi tệ của nghị quyết và chính sách.
3. Sự cần thiết của mở rộng/ phá bỏ tư duy cũ.
4. Phát hiện lớn nhất của con người là Công Nghệ Sinh Đẻ.
5. Ta tạo ra chính mình.
Tôi xin nói ngay là, tôi nói điều tôi nói, còn tiếp nhận hay không là việc của các anh các chị.
Thơ dù đề là "vô đề/ không đề" thì vẫn cứ là có đề. Vậy hôm nay bài giảng của tôi có đầu đề là "Triết học và lịch sử".
Có hai vấn đề tôi cho là cơ bản nhất trong các vấn đề cơ bản: triết học và lịch sử. Xin nhớ cho rằng, chúng ta không mày mò điều mà nhân loại đã đi qua. Ta sinh ra thế giới đã có sẵn, anh buộc phải chấp nhận những điều có sẵn đó. Và ta phải chịu quá nhiều sức ép. Dưới những sức ép không gì cưỡng lại đó, ta cứ ngỡ là mình được tự do.
Anh ngồi yên ở đây, anh phải chịu sức ép của không khí, phải chịu lực hút của trái đất. Ta thấy điều đó là tự nhiên, ai cũng phải chịu những sức ép ấy, vậy là chẳng ai phải chịu sức ép cả.
Quay lại với triết học và lịch sử. Tính triết học được hiểu là cái lý cuối cùng của cuộc đời (không thấy được bằng mắt); còn lịch sử được hiểu là cái có thật, cái đã/đang/sẽ có thật, hoàn toàn trần trụi.
Mấy ngàn năm nay, nhân loại bao giờ cũng đứng trước hai vấn đề: triết học (tinh thần) và lịch sử (vật chất). Nhà văn như các bạn là phải hiểu vật chất một cách rất tinh thần.
Tôi chẳng hiểu tại sao lại có thứ câu hỏi ngu xuẩn đến thế, không hiểu sao có loại nhà trường ngu như thế! Đấy là cứ đặt ra hai câu hỏi cho học sinh: vật chất có trước hay tinh thần có trước? Cái nào quyết định cái nào? Điên à! Như mấy anh nào cứ hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước ấy, hỏi để làm gì?
Lịch sử và triết học tương đương nhau. Hegel nói: "Lịch sử và triết học là hai hình thái tương đương nhau". Anh chị chú ý chữ "hình thái", hay là "hình thức" ở đây. Hôm nay tôi mặc áo màu trắng, ngày mai tôi mặc áo đỏ, hoặc có lúc nào có chị gặp tôi không mặc áo gì cả, vẫn nhận ra tôi. Bởi đó chỉ là hình thức thôi.
Triết học và lịch sử có sự chuyển hóa lẫn nhau. Ngày xưa vợ chồng gọi nhau là "mình" là triết học nhất. Mình mà lại không phải là mình. Bây giờ không còn gọi nhau như thế là bởi nhiều mình quá. Và phải hiểu rằng khi gọi "thằng chồng" là đã ám chỉ có "con vợ" ở trong rồi.
Tư duy quá rạch ròi tạo ra trình độ thấp. Cái nhìn thấy chứa cái không nhìn thấy.
(Giáo sư giơ cánh tay lên) Tôi đố các anh các chị đây là cái gì? (Hội trường: cánh tay). Cánh tay à? À, tôi nghe thấy có chị nào bên dưới bảo đây là cái gối. Đúng đấy, với riêng chị có thể đây là cái gối. Với người khác có thể là gọng kìm, là quả đấm.
Hiểu rõ hai vấn đề, nhìn thấy hai mặt của một sự việc, các anh chị sẽ viết văn thoải mái hơn. Trên đời không có cái gì tồn tại đơn độc hết. Trong đời, cư xử cũng chính là một dạng triết học. Như tôi, giảng bài cho các anh các chị thì là Giáo sư, nói những gì, quay ngang quay dọc ra sao, nhìn ngó thế nào. Tôi về nhà, vợ gọi: "Đại đâu?" là phải "Dạ!" ngay (GS khoanh tay cúi đầu), không thì… chết với nó!
Tiếp theo, tôi xin nói về "siêu hình, biện chứng". Hegel nói, "toàn bộ triết học thâu tóm vào phương pháp". Có hai phương pháp cơ bản: siêu hình và biện chứng.
Siêu hình
Hegel được coi như "ông trùm của duy tâm". Ông nói: "các nhà triết học phê bình tôi, họ tưởng tôi cũng ngu như bọn duy vật".
VD: các cô trong đây giữ cho mình một cái ảnh trẻ nhất, đẹp nhất, mỗi khi ai hỏi thì đem ra khoe, hoặc yêu mến ai đem ra tặng. Các cô ngày thường có thể đanh đá, chua ngoa cau có, nhưng bức ảnh chụp lại một tích tắc đẹp và chặn đứng sự vận động của nó (siêu hình). Cái ảnh đó là sự thật, không hề bịa, nhưng lại sai (ngày thường con bé đành hanh, sao trong ảnh lại hiền dịu thế).
Biện chứng
Tức là để sự vật vận động và nghiên cứu nó trong lịch sử. Như thế thật mà không thật. Xem phim là một điển hình về biện chứng giả (thực chất là những siêu hình kế tiếp).
Mấy nghị quyết của Nhà nước giả là vì thế: cuộc sống vận động, nhưng nghị quyết thì đứng. Ngu thế chứ! Điển hình của sự sống là luôn luôn vận động. Hãy xem những nghị quyết như những cuốn tiểu thuyết. Hai đứa đấy lúc đầu gặp nhau thì chúng nó vui, chắc gì cả đời còn lại chúng nó vui?
Mà tư duy kiểu Việt Nam: không sai là đúng, không đúng là sai, có chết không.
Trong văn chương, anh không bao giờ là anh thì anh mới là anh. Anh luôn luôn là anh thì anh chết. Sự ổn định chỉ là ước lệ.
Như vậy, hãy tin vào triết học, nhưng cũng không nên tin vào triết học.
Không phải đi đâu xa, cuộc sống chính là lịch sử. Ta sinh ra từ đó và ta sống chết với nó. Cho nên các bà già nông thôn triết học lắm.
Triết học cao thì nhìn cuộc sống rõ. Cuộc sống đích thực thì triết học mới cao được.
Ở thế hệ của chúng ta, cuộc sống vận động rất nhanh. Mác nói: "rồi có lúc một ngày bằng 20 năm", chính là lúc này đây.
Mác nói: "lịch sử là tự nhiên". Khái niệm "lịch sử" ở đây chính là cuộc sống thực, là thực tiễn, là hiện thực, là hiện thực khách quan, như các anh chị thường dùng. Hồi đó Mác tí tuổi đầu, chưa tới 30, mà một ông GS 70 tuổi vẫn phải trích dẫn (ý GS tự nói mình) thì các anh chị biết là Mác giỏi thế nào.
Triết lý cuộc sống hết sức đơn giản: muốn gì thì gì, cứ phải sống đã. Ăngghen nói: "sống là sự trao đổi chất". "Trao đổi" tức là phải có hai bên, có chất trao đổi, có sự vận động về thời gian và không gian.
"Lịch sử là tự nhiên". Thế tức là cái gì tự nhiên nhất thì vĩ đại nhất.
Cứ nống lên là vĩ đại à? Việt Nam buồn cười. Thi đua khác nào kiễng chân lên, có tăng được chiều cao đâu. Nước ta thế, khẩu hiệu càng nhiều, đất nước càng khốn nạn.
Năm 69,70 gì đó, tôi sang Liên Xô học. Những người bạn Liên Xô nói với nhau: "Các bạn ơi, chúng ta nên thương anh Đại. Cái mà chúng ta sắp đổ rồi thì anh Đại sang học".
Họ khuyên tôi nên đọc Platon, Kant, Hegel, Marx- chỉ cần đọc 4 ông ấy thôi, và chú thích cách đọc: thứ nhất, lúc nào chán không còn việc gì làm nữa thì hẵng đọc; thứ hai, đừng đọc theo hệ thống, hãy đọc lung tung bạ đâu đọc đấy.
Tôi không hiểu nổi những lời khuyên của họ. Nhưng chính cách đọc ấy làm tôi mở rộng tư duy, không theo khuôn thước nữa.
Các giáo trình triết học bây giờ buồn cười, bảo sai thì không sai, nhưng mà học chẳng để làm gì.
Có mấy người mời tôi đến dạy, sợ không đủ thù lao. Trời ơi, sinh viên là thù lao lớn nhất đối với tôi. Mà chính ra họ sợ tôi đến làm loạn sinh viên. Sinh viên là bọn dễ nổi loạn nhất.
Trong trường học, các anh chị toàn dạy Dao, Kéo cả, chẳng thấy Mác đâu hết.
Mác nói: từ trước đến giờ, các cuộc cách mạng đều là của số ít, không thấy cuộc cách mạng nào là của số đông. Ông hi vọng ở cuộc cách mạng tư sản Pháp, nhưng về sau ông thất vọng.
Các anh chị xem này, lúc đầu có hai loại người là "chủ nô và nô lệ". Hai loại này bị thay thế bởi "địa chủ và nông dân". Hai loại này lại bị thay thế bởi "tư sản và vô sản". Thế bây giờ muốn tư sản chết mà mỗi vô sản sống thôi à? Vô lý! Thằng đấy chết phải có thằng khác thay vào, hoặc là phải có hai thằng mới.
Có phải về mặt triết học, "nông dân" là phản động, bởi họ đại diện cho phương thức sản xuất cũ nên phải hủy bỏ không?
Ông.... hỏi tôi có gì trách Đảng không. Tôi bảo, tôi giận chứ tôi không trách, mà tôi quý tôi mới giận. Thứ nhất, ngàn đời nay Việt Nam toàn nông dân, nhưng chính sách với nông dân tệ quá. Các vị cũng từ nông dân mà ra chứ đâu. Thứ hai là chính sách với trí thức. Bọn này cực kỳ yêu nước, chỉ phải tội chúng nó hay chửi lung tung, thì Đảng hay cà khịa với chúng nó.
Lúc đầu trên đời không có gì hết, chỉ là một thế giới vô cơ. Sau đó xuất hiện sự sống hữu cơ, rồi có thực vật và động vật. Lịch sử luôn sáng tạo ra cái mới. Đến khi con người ra đời thì toàn bộ cơ sở tự nhiên đã có rồi.
Về mặt lịch sử, ta có cơ thể người. Về mặt triết học, ta có "phạm trù người".
Người là sản phẩm sau cùng của lịch sử tự nhiên. Việc mà toàn bộ lịch sử tự nhiên làm suốt tỉ tỉ năm qua thâu tóm vào trong CÔNG NGHỆ SINH ĐẺ. Đó là tinh túy của lịch sử.
Ta biết rằng ông Trời làm khoán, rất chắc chắn, an toàn tuyệt đối: con bò sẽ đẻ ra con bò, con vịt lại đẻ ra con vịt... Và muôn loài cho gì hưởng nấy.
Riêng con người tự sinh ra mình, qua lao động. Loài người là loài ương bướng.
Con khỉ đầu tiên đi bằng hai chân, thể nào cũng bị đồng loại phê bình, họp kiểm điểm mạnh lắm. Cũng như cái anh đầu tiên nghĩ tới việc đi xe đạp, khác hẳn việc cưỡi ngựa hoặc đi xe ngựa (vẫn là dùng sức bộ), chắc chắn sẽ bị hàng xóm cười: "thể nào nó chẳng ngã?".
Nhưng có xe đạp, loài người mới được giải phóng tư duy, rồi mới có ô tô, máy bay, đỡ sức.
Nói về chữ "ra sức". "Ra sức" để làm gì, ngu muội! Tôi đi ô tô, tôi nhẹ nhàng khởi động xe, không việc gì phải dùng sức hết. Thế lẽ ra phải đề cao mấy thằng "không ra sức", đằng này lúc nào cũng hô hào "ra sức", có điên không.
Con người ta vĩ đại là ở tinh thần, không ở thể xác. Ông Mác cao có 153cm, nếu đi thi hoa hậu thì ông cao vừa đến eo, mà với mãi hai tay lên chưa chắc đã với được đến chỗ cần với. Nhưng ông vẫn vĩ đại. Như vậy là tinh thần quan trọng hơn cơ thể.
Tôi nói câu này: "con người là một thực thể tinh thần"- cái này nhiều ông sợ không dám nói. Con người là một thực thể tinh thần, do đó loài người tự sinh ra mình, bất chấp Kinh Thánh.
Ta quen "lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày..." Tư duy hèn hạ. Lại còn "nước, phân, cần, giống", nghe thì rất vĩ đại khi khái quát nó lên, nhưng đồng thời cũng rất chung chung. Bao nhiêu "nước", "phân" lúc nào?
(Quay lại công nghệ sinh đẻ). Cuối thế kỷ XIX, người ta phát hiện ra cơ chế thụ thai. Trước đó thì có con là việc trời cho. Bây giờ muốn lúc nào có lúc đấy, có hay không đều được. Bây giờ "coi trời bằng vung", dám làm rồi.
Và có công nghệ sản xuất vật chất thì ắt phải có công nghệ sản xuất tinh thần.
Người ta hỏi tôi: 30, 40 năm qua, anh làm được gì? Tôi đáp, ngần ấy năm tôi chỉ làm được có ba chữ thôi.
(Ba chữ gì?)
Có ba chữ thôi.
(Nhưng là ba chữ gì?)
HỒ NGỌC ĐẠI!
(cả hội trường ồ lên vỗ tay).
Tôi xin kết thúc bài giảng ở đây.
(Tôi cũng xin kết thúc bài ghi ở đây).
_______________
Văn bản do nhà văn Châu Diên cung cấp.
(Nguồn: PHẠM XUÂN NGUYÊN blog)
http://truongduynhat.vnweblogs.com/post/1545/153982#697574

Kichbu Copy từ: http://nongthino8.multiply.com/

--> Read more..

Steps


Flag Counter