Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Medvedev đã thực hiện mơ ước của một cô gái Việt Nam được bắt tay ông

Medvedev đã thực hiện mơ ước của một cô gái Việt Nam được bắt tay ông

Медведев исполнил мечту вьетнамской девушки, пожав ей руку

.

Nguồn rian.ru

.

Posted 31/10/2010

HÀ NỘI,31 THÁNG MƯỜI – RIA Novosti. Tổng thống LB Nga Medvedev đã thực hiện ước mơ của một nữ nhân viên Bộ ngoại giao Việt Nam, mà đối với cô ông là thần tượng, được bắt tay ông, tuy nhiên ông không trả lời ai là thần tượng đối với ông.

Trong thời gian giao lưu của người đứng đầu nhà nước Nga với các cựu sinh viên của các trường đại học Liên Xô và Nga cô gái đã bày tỏ với Medvedev mong muốn được bắt tay ông, nhưng cô không tin rằng ước mơ đó sẽ được thực hiện.

"Đây là ước mơ giản dị nhất mà nó có thể, và nếu ở Bạn có mong muốn, thì tôi sẵn sàng thực hiện nó ngay bây giờ”, - Medvedev nói và mĩm cười dưới những tràng vỗ tay của khán phòng.

“Bạn bước lên đây, bước lên, đừng ngại”, - tổng thống Nga bổ sung.

Khi cô gái bước lên khán đài, dưới những tiếng vỗ tai ông đã xiết chặt tay cô gái và nói những lời chúc tốt đẹp.

“Còn liên quan đến “những anh hùng” của tôi thì sao - ở mỗi người trong chúng ta có những con người mà chúng ta thích, những người này động viên chúng ta và đồng thời danh sách những người như thế thay đổi theo tuổi tác”, - Medvedev nói.

“Đó có thể là những chính khách vĩ đại, các nhân vật lịch sử, những người hoàn toàn bình thường, những người gần gũi, những người ruột thịt, bạn bè của chúng ta mà tên tuổi của họ thường không ai biết, nhưng họ xây dựng chúng ta như một nhân cách”, - tổng thống LB Nga nói.

Ông đánh giá tầm quan trọng của việc mở rộng nhãn quan, trong đó kể cả  bằng con đường học tiếng nước ngoài.

"Tôi tin rằng tất cả các bạn có mặt trong gian phòng này là những người thật sự hạnh phúc bởi vì các bạn là những người gần như mang hai nền văn hóa ngôn ngữ. Điều này làm cuộc sống phong phú. Tôi chân thành ghen tỵ với các bạn. Giả như tôi có thể biết được tiếng Việt như các bạn biết tiếng Nga, thì tôi đã có thể trở thành người có kinh nghiệm hơn”, - tổng thống nói và cười tạo nên không khí xúc động mạnh mẽ của khán phòng.-Kichbu-

--> Read more..

Medvedev chụp những bức ảnh đầu tiên ở Hà Nội

Chiều tối hôm qua đã có được điều kiện chụp một vài bức ảnh Hà Nội
Вчера вечером была возможность немного поснимать Ханой
Nguồn: Medvedev's microblog. Xem các link dưới đây
 Kichbu post on Chủ Nhật, 31/10/2010 17: 40
 
 
 
http://twitpic.com/32j5cq

http://twitpic.com/32j5se
http://twitpic.com/32j5xt
Những bức ảnh này được tổng thống LB Nga đưa lên microblog của mình trên mạng Twitter 2h trước đây.-Kichbu-
-----
--> Read more..

Medvedev đã nếm thử các món ăn Việt Nam

Medvedev trong thời gian thăm Hà Nội đã nếm thử các món ăn Việt Nam

Медведев во время визита в Ханой распробовал вьетнамскую кухню

.

Nguồn: rian.ru

.

Kichbu post on Chủ Nhật, 31/10/2010

.

HÀ NỘI, 31 tháng mười – RIA Novosti. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nói với các phóng viên rằng trong chuyến đi thăm Hà Nội ông đã chụp ảnh các đường phố cổ, và thử các món ăn Việt Nam mà đối với ông “thực tế rất ngon”.

Tại cuộc họp báo chí nhiều phóng viên hỏi người đứng đầu nhà nước Nga về những ấn tượng của ông về thành phố và ẩm thực Việt Nam.

“Không phải ngẫu nhiên trong lời đầu phát biểu của mình tôi nói rằng Hà Nội sau chín năm này đã thay đổi nhiều. Điều này rất tốt bởi vì, một mặt nó kết hợp được với các truyền thống Việt Nam, nó không mất đi bản sắc riêng của mình, nhưng đồng thời cũng có những sắc màu mới”, - Medvedev nói.

Tổng thống LB Nga nói rằng hôm qua ông không chỉ đi dạo, mà còn сhụp ảnh.

“Từ trông ô tô mà điều đó đòi hỏi những kỹ năng nhất định, bởi ô tô đi rất nhanh, cũng như trong thời gian dạo chơi”, Medvedev giải thích thêm.

Ông nói rằng ông đã đến Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Hà Nội, cũng như đi thăm một trong những ngôi đền cổ của Việt Nam.

"Đây có nhiều nơi đẹp. Hà Nội – đó là sự kết hợp của lịch sử, phát triển hiện đại và tương lai”, - tổng thống LB Nga nói.

Ông cũng chia sẽ những ấn tượng về ẩm thực Việt Nam.

“Việt Nam có thể không còn là Việt Nam nữa, nếu như chúng tôi không nếm thử những món ăn ngon của Việt Nam – thực tế rất ngon miệng. Đối với những người của chúng tôi, có lẽ, đôi khi nó rất cay, mặc dù vậy tôi, ví dụ, rất thích”, - Medvedev nhận xét.

"Hôm qua tôi thử một  số món ăn của Việt Nam, và cần thừa nhận rằng -  món ăn rất tuyệt, chúng tôi cảm thấy rất khoái khẩu. Bởi vậy tôi hiểu những khách du lịch, những người đến Việt Nam, trong đó có cả những người đến từ đất nước của chúng tôi”, - Medvedev nói.

Ông bổ sung thêm rằng người Việt Nam gặp gỡ những người Nga trên các đường phố rất thân ái và điều đó tạo một cảm giác rất thú vị.

“Thời tiết trong giai đoạn này cũng thật tuyệt vời, nó tương phản với Moscow. Chúng tôi rất hài lòng dạo chơi trên đường phố khắp Hà Nội, bây giờ thời tiết rất tốt”, - Medvedev bổ sung.

Tháng mười – là thời gian thuận lợi nhất để tham quan Việt Nam, nơi thực tế quanh năm nhiệt độ 40 độ nắng nóng với độ ẩm 100 phần trăm. Hiện nay nhiệt độ không khí là 25 độ ấm áp.-Kichbu-

--> Read more..

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Thailand: lũ lụt cướp đi sinh mạng của 100 người

Thailand: lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 100 người

Наводнение на Таиланде унесло уже 100 жизней

 

Nguồn newsland

Post on 31/10/2010

Đọc thêm:

 Xem cứu trợ lũ lụt ở Thailand

Số lượng người thiệt mạng mùa lũ ở Thailand đã tăng lên đến 100 người. Viện y tế thảm họa quốc gia đưa tin về điều này. Tại 20 tỉnh của đất nước tổng sô đã có 84 người đàn ông và 16 phụ nữ chết. Số người chết nhiều nhất ghi nhận được tại tỉnh đông – bắc Thailand Nakhon Patchsima. Trong khu vực thiên tai có 3,7 triệu người sinh sống.

Trung tâm điều phối chống lũ lụt cảnh báo trong tuần tiếp theo (2-8 tháng mười một) tại bốn tỉnh đông-bắc mức nước có thể sẽ dâng cao. Tại khu vực megapolis lớn nhất – Bangkok – trong thời gian từ 6 đến 11 tháng mười một dự báo sẽ có mưa rào và gió dật, vì vậy khả năng nước lũ tràn sông và các con kênh, nhấn chìm các ngôi nhà đang tiếp tục đe dọa thủ đô Bangkok.

 

Chính phủ đứng đầu thủ tướng Abhisit Vetchachivoi đã cung cấp 238 triệu bat (9,4 triệu dollars) giúp đỡ nhân đạo cho những người bị nạn. Những người dân của 1,2 triệu ngôi nhà nằm trong vùng lũ cũng được hỗ trợ vật chất 170 dollars hộ gia đình.-Kichbu-

 

--> Read more..

Tỷ phú không có bằng cử nhân


Photo từ Google.com.vn

Tỷ phú không có bằng cử nhân

Nguồn: rian.ru

Kichbu post 31/10/2010

Ngày nay thật khó hình dung một góc nào đó của thế giới này mà ở đó không nghe đến cái tên Bill Gates – một trong những người giàu có nhất trên thế giới.
Trong bài trả lời phỏng vấn, Gates đã nói với nhà báo: “Ở tôi không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh về nó”. Họ hỏi Bill:

1-     Ông tin vào Thượng đế không
2-     Liệu loài người có tương lai không
3-     Thế giới liệu có thể tồn tại không có internet
4-     Có thể có trí tuệ nhân tạo không

Nếu bạn được hỏi, bạn sẽ trả lời như thế nào?

--> Read more..

Phát biểu của bà Clinton trong buổi gặp Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm

U.S. Department of State

Phát biểu của bà Clinton trong buổi gặp

Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm

Hillary Rodham Clinton
Secretary of State

Nguồn: anhbasam
Nhận xét sau lễ ký kết
Hà Nội, Việt Nam
30-10- 2010
Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông rất nhiều, ông Bộ trưởng Ngoại giao. Tôi rất hân hạnh trở lại Hà Nội và có vinh dự chứng kiến việc hoàn thành thỏa thuận lớn giữa hai nước chúng ta. Boeing và Microsoft là hai trong số các công ty lớn của Mỹ và các công ty đối tác, các bạn đã gắn bó hôm nay sẽ cung cấp lợi ích thiết thực cho cả người Việt lẫn người Mỹ.
Tôi cũng rất vui khi thấy các thỏa thuận liên quan đến Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn đã được ký kết. Công ước này thể hiện một cam kết kéo dài nhiều thập niên của cộng đồng quốc tế, tôn trọng nhân quyền và phẩm giá. Hoa Kỳ lấy làm vinh dự hỗ trợ người dân Việt Nam khi [Việt Nam] tái khẳng định cam kết bằng cách phê chuẩn công ước này.
Thỏa thuận này là kết quả trực tiếp của các cuộc đối thoại về nhân quyền giữa hai nước chúng ta. Thêm bằng chứng rằng các cuộc thảo luận về những vấn đề khó khăn đã cho ra các kết quả thực sự.
Như quý vị đã biết, đây là chuyến đi lần thứ hai của tôi đến Hà Nội trong năm nay và đó là một dấu hiệu quan trọng mà Hoa Kỳ đặt mối quan hệ với Việt Nam, với Đông Nam Á và với toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuần này đánh dấu lần đầu tiên Hoa Kỳ tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á và tôi xin cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mời tôi làm người khách trong buổi họp mặt này. Tổng thống Obama mong muốn tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Indonesia.
Hoa Kỳ cam kết tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong thời gian dài, bởi vì chúng tôi tin rằng hội nghị có thể và nên trở thành một diễn đàn quan trọng về các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Thượng đỉnh Đông Á cũng cung cấp cơ hội tham khảo ý kiến trực tiếp với các lãnh đạo trong khu vực. Tôi đã có một số cuộc họp đạt hiệu quả tối qua và hôm nay với các đối tác của tôi và các nhà lãnh đạo khác từ Nam Hàn, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và các nước khác. Tôi muốn đưa ra thông báo ngắn gọn từ các cuộc thảo luận của tôi với thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao.
Rõ ràng là hai nước chúng ta đã đạt đến một mức độ hợp tác mà khó có thể tưởng tượng trong vài năm trước đây. Chúng ta đã vượt xa khỏi quá khứ đau thương và xây dựng mối quan hệ trong sự tôn trọng lẫn nhau, tình bạn, và lợi ích chung ổn định, an toàn và thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi tái khẳng định sự quan tâm được chia sẻ trong việc hướng tới một quan hệ đối tác chiến lược và chúng tôi đã thảo luận một loạt vấn đề khác. Chúng tôi nói về tầm quan trọng của việc gia tăng hợp tác về an ninh hàng hải, tìm kiếm và các hoạt động cứu hộ và cứu trợ thiên tai.
Các cơn bão lớn năm nay đã và đang tàn phá nghiêm trọng đối với người dân Việt Nam, cho thấy các nỗ lực chung của chúng ta trong khu vực này là cấp bách hơn bao giờ hết. Và cũng như tất cả những người bạn của Việt Nam, chúng tôi đau buồn vì những cái chết bi thương trong đợt lũ lụt gần đây và tôi muốn gửi lời chia buồn chân thành của tôi đến những người đã mất người thân, nhà cửa, và công ăn việc làm. Khi chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn về cứu trợ thiên tai, chúng tôi đang mở rộng trao đổi an ninh, gồm ba cuộc đối thoại hàng năm sẽ gia tăng các mối quan hệ quân sự hai nước và kết quả là [mang lại] lợi ích cụ thể cho người dân Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã có một cuộc họp tuyệt vời sáng nay về Sáng kiến Hạ lưu Mekong và Việt Nam là một lãnh đạo thực sự trong việc tìm những cách để chúng tôi có thể hợp tác nhằm giảm nhẹ các thiệt hại môi trường đang xảy ra ở Hạ lưu sông Mekong.
Về thương mại, hai nước chúng ta đã đạt được tiến bộ lớn. Mười lăm năm trước, thương mại song phương của chúng ta khoảng $450 triệu đô la. Năm ngoái đã hơn $15 tỷ đô la. Và bộ trưởng ngoại giao với thủ tướng mà tôi đã nói chuyện về việc làm thế nào để mở rộng quan hệ thương mại, gồm cả việc thông qua Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP- Trans Pacific Partnership). Hoa Kỳ, Việt Nam, và bảy nước khác đã hoàn thành vòng đàm phán thứ ba về TPP trong tháng này và chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể kết luận nó trong quy trình nội bộ và sớm thông báo tình trạng của nó như là một thành viên đối tác.
Về y tế, Hoa Kỳ đã cung cấp kinh phí đáng kể cho những nỗ lực của Việt Nam để nâng cao hệ thống y tế, và phòng chống HIV/AIDS, cúm gia cầm, và các mối đe dọa đại dịch. Năm tới, chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc về dự án $34 triệu đô la để loại bỏ chất độc dioxin trong đất ở sân bay Đà Nẵng, di sản quá khứ đau thương chúng ta chia sẻ, và một dấu hiệu tương lai đầy hy vọng mà chúng ta đang xây dựng lại với nhau.
Biến đổi khí hậu, như chúng ta hướng vào các cuộc đàm phán ở Cancun tháng 11 này, chúng tôi hy vọng làm việc với Việt Nam và các nước khác để xây dựng những tiến bộ mà chúng ta đã thực hiện ở Copenhagen. Ngoài ra, tại cuộc họp của Sáng kiến Hạ lưu Mekong, chúng ta đã thảo luận làm thế nào để cùng làm việc với nhau, thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Và chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất xây dựng về tác động tiềm năng của các đập xây dựng ở Hạ lưu Mekong. Hoa Kỳ đã đề nghị tạm dừng, trước khi công trình chính tiếp tục xây dựng, chúng tôi sẽ tài trợ một nghiên cứu về vấn đề này.
Bây giờ, mặc dù các quan hệ đối tác giữa hai nước đang mạnh và ngày càng mạnh hơn, như với tất cả những người bạn mà chúng tôi có các lĩnh vực bất đồng. Một trong những lĩnh vực đó [mà chúng tôi] quan tâm là quyền con người. Trong khi thỏa thuận mà chúng tôi đã chứng kiến được ký kết hôm nay chắc chắn là một bước đi đúng hướng, Hoa Kỳ vẫn còn quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, đè nặng lên các nhóm tôn giáo, kiềm chế tự do Internet, bao gồm cả các blogger. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người là một phần thiết yếu trong việc nhận ra tiềm năng đó.
Lần trước tôi có mặt ở đây hồi tháng Bảy, chúng ta đã tổ chức kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt – Mỹ. Lần này, chúng ta kỷ niệm 1.000 năm Hà Nội là thủ đô Việt Nam. Và tôi muốn gửi lời chúc mừng của tôi đến các công dân của thành phố xinh đẹp này, và những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến tất cả người dân Việt Nam. Tôi mong muốn được làm việc với các bạn, và với người dân Việt Nam, để mở rộng công việc của chúng tôi, quan hệ đối tác của chúng tôi, và tình bạn của chúng tôi trong những năm tới. Cảm ơn bạn rất nhiều. (Vỗ tay)
Người điều khiển: (nói tiếng Việt)
HỎI: (bằng tiếng Việt)
Ngoại trưởng Khiêm: (nói tiếng Việt)
Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn bạn, bởi vì chúng tôi cũng tin rằng giáo dục là một trong những phần quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta. Và đó là một trong những lĩnh vực mà chúng ta thấy có sự phát triển tích cực.
Trong ba năm qua, chúng tôi đã đưa các học giả Việt – Mỹ đến với nhau, các lãnh đạo chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân để thảo luận làm thế nào chúng ta có thể hợp tác tốt hơn trong việc thúc đẩy giáo dục. Trong thời gian đó, số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ gần như tăng gấp ba, lên tới hơn 13.000. Và chúng tôi hỗ trợ mạnh mẽ trao đổi giáo dục và cộng tác học thuật, bao gồm thông qua chương trình Fulbright và chương trình Anh ngữ của chúng tôi.
Chúng tôi cũng cam kết sẽ làm việc với Việt Nam như cải cách hệ thống giáo dục ở Việt Nam, và khuyến khích các chương trình giáo dục tư nhân Việt – Mỹ, bao gồm một trường đại học kiểu Mỹ.
Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng có một tiềm năng không giới hạn ở đây. Và trong hai chuyến đi của tôi trong bốn tháng qua, đã có một số người trẻ tuổi nói với tôi rằng, họ rất thích nghiên cứu tại Hoa Kỳ, họ rất thích học tiếng Anh, và chúng tôi muốn giúp những người trẻ tuổi đạt được mục đích của họ.
Người điều khiển: Xin cám ơn. (nói tiếng Việt).
Hỏi: Xin chào. Tôi ở đài NPR. Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ một số điều họ không hài lòng về vai trò của Mỹ trong việc tranh chấp ở đảo Điếu Ngư, hay Senkaku, bao gồm cả lời nhận xét của bà với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Maehara. Tôi muốn biết, với tình hình như thế, nếu có thể, Hoa Kỳ làm điều gì để hành động như một trung gian hay người môi giới trong vấn đề này?
Tôi cũng muốn biết, nếu Bộ trưởng Ngoại giao Dương [Khiết Trì] có bất kỳ khẳng định hoặc giải thích nào, như tin đã đưa, về chính sách xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc? Và ông ấy có bất cứ đề nghị nào về việc Trung Quốc có thể làm điều gì để phá vỡ sự bế tắc của trong vấn đề hạt nhân ở Bắc Hàn? Xin cảm ơn bà.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, trước tiên, liên quan đến quần đảo Senkaku, Hoa Kỳ chưa bao giờ giữ vị thế chủ quyền, nhưng chúng tôi đã nói rất rõ rằng, các hòn đảo là một phần nghĩa vụ trong hiệp ước chung của chúng tôi, và nghĩa vụ đó là bảo vệ Nhật Bản. Chúng tôi chắc chắn đã khuyến khích cả Nhật Bản và Trung Quốc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho bất kỳ những bất đồng nào mà họ có trong khu vực này hay với khu vực khác. Tất cả sự quan tâm của chúng tôi đối với Trung Quốc và Nhật Bản là có quan hệ ổn định, hòa bình. Và chúng tôi đã đề nghị cho cả hai nước rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đứng ra [trong cuộc đối thoại] tay ba, nơi chúng tôi sẽ đưa Nhật Bản và Trung Quốc và các bộ trưởng ngoại giao của họ lại ngồi lại với nhau để thảo luận về một loạt vấn đề.
Về vấn đề khoáng sản đất hiếm, Bộ trưởng Ngoại giao Dương [Khiết Trì] đã nói rõ rằng Trung Quốc không có ý định giữ lại các khoáng chất này ở thị trường. Ông ấy nói rằng ông muốn nói rõ điều đó. Bây giờ, thực tế là nó đang được gọi là đất hiếm với một lý do, nó rất hiếm. Và Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh khác – Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác – sẽ tìm kiếm thêm nhiều nguồn tài nguyên và tìm kiếm thêm các nguồn đất hiếm này. Vì vậy, trong khi chúng tôi đang hài lòng về tuyên bố rõ ràng này mà chúng tôi nhận được từ chính phủ Trung Quốc, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, toàn thế giới, cần tìm giải pháp thay thế và tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới, điều mà chúng tôi sẽ theo đuổi.
Và cuối cùng, tôi đã nói rất lâu với cả Tổng thống Lee của Nam Hàn, với đối tác Nhật Bản của tôi khi tôi gặp ông ở Honolulu, và với Bộ trưởng Dương [Khiết Trì] về Bắc Hàn. Đây là vấn đề mà tất cả chúng ta đều quan tâm, và chúng tôi tiếp tục kêu gọi Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán, để theo đuổi những gì họ đã bắt đầu hồi năm 2005, đó là một loạt các cam kết thực hiện các bước không thể đảo ngược để phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, chúng tôi giữ liên lạc với những người đồng nhiệm của chúng tôi: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga để làm những gì chúng ta có thể, cố gắng đưa Bắc Hàn đi vào con đường hiệu quả hơn.
Người điều khiển: Cám ơn. (nói tiếng Việt).
Hỏi: (bằng tiếng Việt).
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, khi Tổng thống Obama nhậm chức và tôi trở thành ngoại trưởng, một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tái khẳng định cam kết trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là nước duy nhất trên thế giới là cường quốc tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Và chúng tôi không chỉ muốn tăng cường quan hệ song phương, như chúng tôi với Việt Nam, và với các nước khác trong khu vực, mà chúng tôi còn muốn tham gia tích cực hơn vào các tổ chức khu vực, như ASEAN.
Vì vậy, một trong những chuyến đi đầu tiên mà tôi thực hiện – thực ra là chuyến đi đầu tiên tôi thực hiện với tư cách ngoại trưởng – đã đến Đông Á, như đi đến trụ sở ASEAN ở Jakarta, và cam kết rằng Hoa Kỳ đồng ý với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, để chúng tôi có thể trở thành một nước tham gia vào các hoạt động ở các diễn đàn khu vực ASEAN, và thực hiện một cam kết thực sự đối với tổ chức các quốc gia ASEAN.
Chúng tôi cũng tin rằng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là nơi mang các quốc gia khác lại với nhau ngoài các nước chính như ASEAN, đến với nhau để thảo luận các vấn đề chính trị, an ninh, là một diễn đàn rất quan trọng mà Hoa Kỳ là một phần trong đó. Hôm nay, tôi đã nói tại cuộc họp ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trước đó với các nhà lãnh đạo rằng hệ quả của các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh đang được thảo luận trong khu vực, Hoa Kỳ muốn có mặt ở đó.
Chúng tôi rất vui, rằng Việt Nam hiện làm chủ tịch ASEAN trong năm 2010, đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia, và mời chúng tôi làm khách mời của chủ tịch. Và chúng tôi đã rất vui mừng khi chúng tôi có cơ hội cùng với Nga tham gia. Hoa Kỳ có mối quan hệ sâu rộng và lâu dài ở châu Á-Thái Bình Dương, và chúng tôi muốn là một đối tác tốt, một người bạn tốt, một hàng xóm tốt. Và tôi nghĩ một trong những cách chúng ta có thể chứng minh đó là bằng cách tham gia tích cực vào các tổ chức như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Người điều khiển: Cảm ơn bà. (nói tiếng Việt).

Hỏi: Xin cảm ơn. Đây là một câu hỏi dành cho Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.
Bà nói bà nêu các vấn đề nhân quyền và những vụ bắt bớ gần đây với bộ trưởng ngoại giao [Phạm Gia Khiêm]. Tôi chỉ muốn biết những gì ông ấy đã nói với bà, và bà đã chấp nhận lời phản hồi như thế nào. Và có lẽ ông bộ trưởng ngoại giao có thể nói về điều đó.
Và cũng có thể, một phần thú vị về việc sự tiến triển trong mối quan hệ Việt – Mỹ là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự. Tôi muốn biết tình trạng của những cuộc đàm phán này là gì, và nếu Hoa Kỳ cho phép Việt Nam sản xuất nhiên liệu hạt nhân làm giàu uranium, là một thành phần trong thỏa thuận đó. Và tôi muốn biết [các thoả thuận này] đang ở vị trí nào. Xin cảm ơn bà.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, chúng tôi đang (không nghe).

Ông Phạm Gia Khiêm: (nói tiếng Việt)

Ngoại trưởng Clinton: Nhân quyền là vấn đề rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, và chúng tôi thường xuyên nêu lên mối quan tâm của chúng tôi, như tôi đã nói buổi tối qua với Thủ tướng Chính phủ, và đã lặp lại hôm nay với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao. Chúng tôi không chỉ nêu vấn đề này nói chung, mà chúng tôi còn đặc biệt quan tâm về các bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động chính trị, tấn công vào các blogger, hạn chế tự do Internet, và tự do tôn giáo, thắt chặt kiểm soát đối với các tổ chức nghiên cứu và các phương tiện truyền thông. Chúng tôi nêu những vấn đề này ở mọi cấp, cả ở Hà Nội, và tại Washington, bao gồm cả thông qua đối thoại của chúng tôi về nhân quyền.
Và như tôi đã nói trong lời phát biểu lúc khai mạc, việc ký kết Công ước Chống Tra tấn, đưa ra trực tiếp trong cuộc đối thoại của chúng tôi về nhân quyền. Và tôi rất yên tâm qua ý kiến của Thủ tướng và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã đưa ra, rằng họ muốn cam kết với Hoa Kỳ về các vấn đề này, rằng họ muốn nghe từ chúng tôi và quan điểm của chúng tôi về những vấn đề này. Và chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy một cách kiên định và theo thời gian, như chúng tôi làm cho trường hợp Việt Nam gia tăng trong lĩnh vực kinh tế rất ấn tượng, sẽ trở nên ấn tượng và bền vững hơn như những lợi ích kinh tế đi đôi với những cải tiến về tự do chính trị và về quyền con người.
Liên quan đến tình trạng 123 cuộc đàm phán, chúng tôi ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác hạt nhân hồi tháng Ba. Và chúng tôi đang tiếp tục các nỗ lực để mở rộng hợp tác hạt nhân dân sự. Chúng tôi vẫn chưa khai mạc các cuộc đàm phán chính thức về 123 thỏa thuận, nhưng chúng tôi đang hướng tới việc đó. Thực ra, Tổng thống Obama mời Thủ tướng Chính phủ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington cuối tháng Tư là một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của chúng tôi về việc hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này, và chúng tôi mong muốn có tiến triển hơn trong lĩnh vực đó.
Người điều khiển: Cảm ơn bà rất nhiều. (nói tiếng Việt.)

Ngọc Thu lược dịch
Nguồn: US Department of State
--> Read more..

Dmitry Medvedev xem Việt Nam là đối tác then chốt của Nga

Dmitry Medvedev xem Việt Nam là một trong những đối tác then chốt của LB Nga

Дмитрий Медведев назвал Вьетнам одним из ключевых партнеров РФ в АТР

 

Dmitry Medvedev. Photo từ site cá nhân tổng thống

 

Nguồn: rian.ru

.

Posted 31/10/2010

.

Mosocw, 30 tháng mười – RIA Novosti. Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược chủ yếu của Nga ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tổng thống Nga Dmitry Medvedev nhận xét trong bài viết đăng trên báo “Nhân Dân” trước chuyến đi thăm của tổng thống Nga đến Việt Nam.

.

Đặc biệt trong bài báo nhấn mạnh rằng sự năng động tích cực của quan hệ qua lại của hai nước trong các lĩnh vực như thông tin truyền thông, chế tạo máy, chế biến dầu mỏ, kim loại màu, ngân hàng và vũ trụ.

.

“Nói riêng, “Công ty liên doanh “Nga-Việt Petro” – đã bắt tay khai thác các mỏ dầu trên lãnh thổ khu tự trị Nenesky. Như thế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên của nước ngoài tham gia khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ Nga.

.

Tổng thống dành sự quan tâm đặc biệt cho các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cán bộ, mà trong khuôn khổ của nó chỉ trong những năm gần đây đã có hàng chục nghìn công dân Việt Nam đã được đào tạo ở Nga.

“Liên quan đến vấn đề này ở tôi cũng có những hồi tưởng cá nhân: các nghiên cứu sinh Việt Nam, những người theo học ở trường của bố tôi tại đại học công nghệ Leningrad, thường đến nhà tôi chơi. Những cuộc gặp tốt đẹp, chân thực mãi mãi đọng lại trong ký ức của tôi”.-Kichbu-

--> Read more..

Con gái thủ tướng Nga lấy chồng người Hàn Quốc?

Premier Putin: Im Hinterhof mitreden

Thủ tướng LB Nga Vladimir Putin. Photo AP

Thư ký báo chí của thủ tướng bác bỏ thông tin của các nhà báo Hàn Quốc

Пресс-секретарь премьера опроверг сообщение корейских журналистов

Andrei LVOV

Nguồn kp.ru

Posted 31/10/2010

Thư ký báo chí của thủ tướng bác bỏ thông tin rằng con gái út của Vladimir Putin dường như chuẩn bị lấy chồng là con trai của nhà ngoại giao quân sự Cộng hòa Triều Tiên, báo Hàn Quốc Joongangdaily đưa tin hôm 29 tháng mười.

- Thông tin của một trong những tờ báo Hàn Quốc về việc một trong những cô con gái của Vladimir Putin chuẩn bị cưới chồng hoàn toàn không phù hợp với tình hình thực tế, - thư ký báo chí của Putin ông Dmitry Peskov nói.

Các nhà báo Hàn Quốc viết rằng cô Ekaterina Putina 23 tuổi chuẩn bị lấy chồng là con trai 25 tuổi của cựu nhân viên đại sứ quán Hàn Quốc tại Moscow đô đốc Yun Jong Hu.

Bản thân đô đốc khẳng định với tờ báo rằng sắp đến sẽ có thông báo chính thức về lễ đính hôn và yêu cầu không nên chạy trước các sự kiện. Putin dường như phản đối sự lựa chon của con gái, những đã thay đổi ý kiến của mình sau khi làm quen cá nhân với vị hôn phu. Hiên jnay chàng trai và vị hôn thê của mình, theo thông tin của các nhà báo Hàn Quốc, đang cùng nhau học tại một trường đại học của Hoa Kỳ.-Kichbu-

---

Пресс-секретарь премьера опроверг сообщение корейских журналистов

Пресс-секретарь премьер-министра опроверг информацию о том, что младшая дочь Владимира Путина якобы выходит замуж за сына военного дипломата из Республики Корея. Об этом в пятницу, 29 октября, сообщила южнокорейская газета Joongangdaily.

- Сообщение одной из корейских газет о предполагаемом замужестве одной из дочерей Владимира Путина абсолютно не соответствует действительности, - заявил пресс-секретарь Путина Дмитрий Песков.

Корейские журналисты сообщали о том, что 23-летняя Екатерина Путина готовится выйти замуж за 25-летнего сына экс-сотрудника корейского посольства в Москве адмирала Юн Йонг Гу.

Сам адмирал подтвердил изданию, что о помолвке скоро будет объявлено официально, но просил не опережать события. Путин якобы был против выбора дочери, но изменил свое мнение после личного знакомства с женихом. Сейчас молодой человек и его невеста, по информации корейских журналистов, вместе учатся в одном из университетов США.

--> Read more..

Một chú voi con bị cá sấu tấn công...

Một chú voi con bị cá sấu tấn công

Baby elephant attacked by crocodile

 

 

Nguồn telegraph

Kichbu post on 30/10/2010 20:

 

Một nhiếp ảnh gia tài tử Nam Phi Johan Opperman đã chứng kiến màn kịch trong vườn quốc gia Kruger ở CH Nam Phi – một con cá sấu đã cố tóm chú voi con xuống uống nước cùng cả đàn của mình. Khi tất cả mọi việc xong xuôi và con cá sấu đã cố lôi chú voi con xuống nước, chú voi con đã rống lên và những con voi lớn đã kịp thời chạy đến và cứu được nó. Con cá sấu chẳng được có lấy bữa chén.-Kichbu-

 

Baby elephant saved from crocodile by herd

.

 

Baby elephant saved from crocodile by herd

.

Baby elephant saved from crocodile by herd

--> Read more..

Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc

Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc

Bùi Xuân Bách dịch

Nguồn: http://boxitvn.wordpress.com/

Kichbu post on thứ bảy, 30/10/2010

image

 

ời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốn Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao. Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có tác phẩm đã in “Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu chiến tranh” (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Đại học Sorbonne.


 

Bài giới thiệu của Stein Tønnesson có khá nhiều nhận định sắc sảo và chính xác. Rất tiếc là không đủ thời gian để dịch ra giới thiệu với các bạn, nhưng các bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại địa chỉ sau: http://www.wilsoncenter.org/topics/pubs/New_Ev_CWAsia.pdf (trang 273-288).

Lẽ ra tài liệu từ tiếng Việt, đã được dịch sang tiếng Anh, thế thì còn dịch lại ra tiếng Việt làm gì. Vấn đề là ở chỗ, như Stein Tønnesson đã nhận xét: “Cho đến giờ, rất ít tài liệu thuộc loại này được phía Việt Nam cho phép các học giả tiếp cận.” Vậy thì trong khi chờ đợi tài liệu được bạch hóa, ta dịch ra để cùng đọc, tuy không thể chính xác bằng bản gốc, nhưng cũng có thể cung cấp cho ta một số thông tin nhất định. Cũng có bạn đã viết rằng: “Vì bạn dịch tác phẩm từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, bạn không bao giờ dịch ngược một tác phẩm trở về ngôn ngữ nguồn. Không ai làm việc vớ vẩn ấy.” Nhìn chung thì đúng, tưởng như tiên đề, nhưng thực ra cũng có những lệ ngoại như trong trường hợp này. Việc “tam sao” này ắt là “thất bổn”, chẳng hạn như bản tiếng Anh dùng chữ “we” thì trong bản gốc có thể là “chúng ta”, “chúng tôi” mà hai từ này nội hàm cũng đã khác nhau (không hay có bao gồm người đối thoại hoặc người nghe), lại cũng có thể là phe ta, quân ta, dân ta, v.v. nên chỉ có thể dựa vào ngôn cảnh mà phỏng đoán. Stein Tønnesson cũng đã chỉ ra: “Chúng ta được biết, Lê Duẩn rất ít khi tự mình chấp bút và tài liệu mang phong cách khẩu ngữ (khiến cho việc dịch cực kỳ khó khăn). Rất có thể đây là bản thảo Lê Duẩn đọc cho thư ký ghi, hoặc những đoạn chi tiết do một cán bộ cấp cao dự buổi nói chuyện này ghi lại.”

Christopher E. Goscha đã phát hiện tài liệu này trong Thư viện Quân đội ở Hà Nội, chép tay lại và dịch ra tiếng Anh. Cũng theo Stein Tønnesson: “Văn bản không đề ngày tháng, và tên tác giả chỉ cho biết là “đồng chí B”. Dù sao, nội dung tài liệu cho ta thấy, nó được viết năm 1979, có lẽ vào quãng thời gian giữa cuộc tấn công của Trung Quốc vào Bắc Việt Nam tháng 2-1979 và thời điểm phát hành cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam về mối quan hệ Việt – Trung ngày mồng 4 tháng 10 cùng năm. Dường như văn bản được soạn chỉ ít lâu sau quyết định ngày 15 tháng 3-1979 của Đặng Tiểu Bình ngừng cuộc tấn công trừng phạt Việt Nam và rút quân về nước, nhưng trước khi Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc tháng 7-1979.”

Nếu tên tác giả chỉ ghi là “đồng chí B” thì sao lại dám khẳng định là Lê Duẩn? Bài nói chuyện của “đồng chí B” có cho ta biết rằng, trong những cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, ông ta được gọi là anh Ba, một bí danh mà mọi người đều biết là của Lê Duẩn. Tài liệu cũng nói nhiều đến những cuộc họp cấp cao với phía Trung Quốc trong đó có cả Mao, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, khi đó nhân vật B này thường xưng tôi và đại diện cho phía Việt Nam một cách đầy quyền uy như thế, hẳn chỉ có rất ít người.

Một nhận xét khác của Stein Tønnesson là “những điều Lê Duẩn nói ra (trong năm 1979) rõ ràng mang sắc thái tức giận”, nhưng về thái độ của Lê Duẩn thì “một nét ấn tượng của tài liệu này là sự thẳng thắn, bộc trực và cách tác giả đưa vấn đề ra như là một cá nhân.” Ta đều biết vai trò và vị trí của ông trong Đảng cũng như trong các sự kiện từ khi được cử làm Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam rồi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Stein Tønnesson cũng cho rằng khi Lê Duẩn xưng tôi với Hồ Chí Minh thì đó là thái độ có phần xấc xược, nhưng người dịch không nghĩ như vậy. Nếu bạn đã đi nhiều vùng trên đất nước ta, hoặc được tiếp xúc với nhiều người từ những địa phương khác nhau tới, bạn sẽ thấy đó chỉ là một tập quán ngữ dụng của một số nơi chứ không phải là hỗn hào hay xấc xược. Hoặc cũng có đoạn, khi nói chuyện với Mao, Lê Duẩn cũng dám “ăn miếng trả miếng”, nhưng người dịch hoài nghi chuyện này, chúng ta cần phối kiểm với những tài liệu khác nữa.

So với cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, công bố ngày mồng 4 tháng 10-1979, tài liệu này cũng không có nhiều điểm khác biệt, trừ một số tình tiết về cách suy nghĩ và ứng phó của phía Việt Nam. Dẫu sao, theo thiển ý của tôi, thì đây cũng là một tài liệu quý. Nó cho ta thấy việc ra đời của cuốn Sách trắng đã được chỉ đạo từ cấp cao nhất.

Vì thời gian có hạn, lại dịch ngược lại từ tiếng Anh ra Việt trong khi ngôn ngữ nguồn đã là tiếng Việt, chắc chắn bản dịch còn nhiều thiếu sót. Người dịch cũng chỉ mong muốn một chữ “tín”, mà chưa dám nghĩ đến “đạt, nhã”. Mong các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.

Xin lưu ý:

- Dấu ngoặc vuông [ ] là của Christopher E. Goscha.

- Chúng tôi vẫn giữ nguyên những con số của ghi chú cho phù hợp với trong sách.

***

Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc (24)

Nói chung, sau khi ta đã thắng Mỹ thì không còn tên đế quốc nào dám đánh ta nữa. Chỉ có những kẻ nghĩ rằng, họ có thể đánh và dám đánh chúng ta, là bọn phản động Trung Quốc. Nhưng nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn như vậy. Tôi không rõ bọn phản động Trung Quốc này còn tồn tại bao lâu nữa. Dẫu sao, chừng nào bọn chúng còn đó thì chúng sẽ tấn công ta như chúng vừa làm gần đây [vào đầu năm 1979]. Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc thì các tỉnh [Bắc Trung bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành căn cứ cho cả nước. Đó là những căn cứ vững chắc nhất, tốt nhất và mạnh nhất không gì so sánh được. Vì nếu như vùng đồng bằng [Bắc bộ] vẫn liên tục căng thẳng như vậy thì tình hình sẽ hết sức phức tạp. Hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Nếu không có nhân dân Việt Nam thì sẽ chẳng có ai dám đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam đang đánh Mỹ thì cả thế giới còn lại sợ Mỹ…(25) Mặc dầu Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên, nhưng đó chỉ vì mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ mà thôi. Sau khi chiến tranh chấm dứt [ở Triều Tiên] và áp lực chuyển sang Việt Nam, ông ta [có lẽ ám chỉ Chu Ân Lai như những đoạn tiếp theo sẽ gợi ý] nói rằng, nếu như Việt Nam tiếp tục chiến đấu thì họ sẽ phải tự lo liệu lấy. Ông ta sẽ không giúp nữa và đã gây sức ép buộc chúng ta phải ngừng đấu tranh.

Khi ta ký Hiệp định Giơ ne vơ, chính Chu Ân Lai là người đã chia cắt nước ta ra làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Bắc và Nam như vậy, cũng chính ông ấy lại ép chúng ta không được đụng chạm gì đến miền Nam. Họ cấm ta vùng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa được Mỹ ủng hộ]. [Nhưng] họ đã không làm chúng ta sờn lòng. Khi tôi vẫn còn đang ở trong Nam và đã chuẩn bị phát động chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Giơ ne vơ, Mao Trạch Đông đã nói với Đảng ta rằng, chúng ta cần ép các đồng chí Lào chuyển giao ngay hai tỉnh đã giải phóng cho chính phủ Viên Chăn (26). Nếu không Mỹ sẽ tiêu diệt họ, một tình huống hết sức nguy hiểm [theo quan điểm Trung Quốc]. Việt Nam lại phải làm việc ngay lập tức với phía Mỹ [về vấn đề này]. Mao đã bắt ta phải làm như vậy và chúng ta cũng đành phải làm như vậy (27).

Rồi sau khi hai tỉnh giải phóng của Lào đã được bàn giao cho Viên Chăn, bọn phản động Lào ngay lập tức bắt Hoàng thân Su-pha-nu-vông. Phía các đồng chí Lào có hai tiểu đoàn lúc ấy đang bị bao vây. Hơn nữa họ chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó một tiểu đoàn đã vượt thoát [khỏi vòng vây]. Khi đó tôi đưa ra ý kiến là phải chấp nhận cho các bạn Lào phát động chiến tranh du kích. Tôi mời phía Trung Quốc đến để thảo luận việc này với ta. Tôi nói: “Các đồng chí, nếu các anh tiếp tục gây sức ép với Lào như thế thì lực lượng của họ sẽ tan rã hoàn toàn. Bây giờ họ phải được phép tiến hành đánh du kích”.

Trương Văn Thiên (28), người trước kia đã từng là Tổng Bí thư [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và có bí danh là Lạc Phủ, đã trả lời: “Vâng, thưa các đồng chí, điều các đồng chí nói là đúng. Chúng ta hãy cho phép Tiểu đoàn Lào ấy được đánh du kích”.

Tôi hỏi Trương Văn Thiên ngay lập tức: “Các đồng chí, nếu các đồng chí đã cho phép Lào tiến hành chiến tranh du kích, thì đâu có gì đáng sợ nếu phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì đã làm cho các đồng chí phải sợ hãi đến nỗi các đồng chí lại ngăn cản chúng tôi?”

Ông ấy [Trương Văn Thiên] trả lời: “Không có gì phải sợ cả!”

Đó là điều Trương Văn Thiên đã nói. Tuy nhiên Hà Vĩ, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khi ấy, [và] có mặt lúc đó cũng nghe thấy những điều vừa nói.

Ông ta đã đánh điện về Trung Quốc [báo cáo những gì đã trao đổi giữa Lê Duẩn và Trương Văn Thiên]. Mao trả lời ngay lập tức: “Việt Nam không thể làm như vậy được [phát động chiến tranh du kích ở miền Nam]. Việt Nam nhất định phải trường kỳ mai phục!” Chúng ta quá nghèo. Làm sao ta có thể đánh Mỹ nếu như chúng ta không có Trung Quốc là hậu phương vững chắc? [Do đó], chúng ta đành nghe theo họ, có phải không? (29)

Dẫu sao thì chúng ta vẫn không nhất trí. Ta bí mật tiến hành phát triển lực lượng của ta. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém đi khắp các tỉnh miền Nam, ta đã ra lệnh tổ chức lực lượng quần chúng để chống chế độ này và giành lại chính quyền [từ tay chính phủ Diệm]. Chúng ta không cần để ý đến họ [Trung Quốc]. Khi cuộc đồng khởi giành chính quyền đã bắt đầu, chúng tôi sang Trung Quốc gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình nói với tôi: “Các đồng chí, bây giờ sai lầm của các anh thành việc đã rồi, các anh chỉ nên đánh ở mức độ trung đội trở xuống.” Đấy là một kiểu ràng buộc mà họ muốn áp đặt lên ta.

Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! Tôi sẽ thực hiện như vậy. Tôi sẽ chỉ đánh ở mức trung đội trở xuống”. Sau khi chúng ta đánh và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta đã chiến đấu có hiệu quả, Mao đột ngột có đường lối mới. Ông ta nói rằng trong khi Mỹ đánh nhau với ta, ông ấy sẽ mang quân đội [Trung Quốc] vào giúp ta làm đường. Mục đích chính của ông ấy là tìm hiểu tình hình Việt Nam để sau này có thể đánh ta và từ đó bành trướng xuống Đông Nam Á. Không còn lý do nào khác. Chúng ta biết vậy nhưng phải chấp nhận [việc đưa quân Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam]. Chuyện này thì cũng được. Họ quyết định đưa quân vào. Tôi chỉ yêu cầu là họ đưa người không thôi, nhưng quân đội họ vào mang cả súng ống, đạn dược. Tôi lại đành phải đồng ý.

Sau đó ông ấy [Mao Trạch Đông] bắt ta tiếp nhận hai vạn quân, đến để làm đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam. Tôi từ chối. Họ vẫn liên tục yêu cầu nhưng tôi không thay đổi ý kiến. Họ bắt tôi phải cho họ vào nhưng tôi không chấp nhận. Họ tiếp tục gây áp lực nhưng tôi vẫn không đồng ý. Các đồng chí, tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy được âm mưu lâu dài của họ là muốn cướp nước ta, và âm mưu của họ xấu xa tới chừng nào.

Sau khi Mỹ đưa vài trăm ngàn quân vào miền Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng tiến công Mậu Thân 1968, buộc chúng phải xuống thang. Để đánh bại đế quốc Mỹ ta phải biết cách kéo địch xuống thang dần dần. Đó là chiến lược của ta. Chúng ta chiến đấu chống lại một kẻ địch lớn, có dân số hơn hai trăm triệu người và họ từng thống trị thế giới. Nếu ta không thể bắt họ xuống thang dần từng bước, thì ta sẽ lúng túng và không thể tiêu diệt kẻ thù được. Ta phải đánh cho chúng tê liệt ý chí để buộc chúng đến bàn đàm phán và không cho phép chúng đưa thêm quân vào.

Khi đã đến lúc họ muốn đàm phán với chúng ta, Hà Vĩ viết thư cho ta nói: “Các anh không thể ngồi xuống đàm phán với Mỹ được. Các anh phải kéo quân Mỹ vào miền Bắc mà đánh chúng”. Ông ta đã gây sức ép bằng cách đó, khiến chúng ta hết sức bối rối. Đó hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Thật là mệt mỏi mỗi khi những tình huống tương tự [với Trung Quốc] lại xảy ra.

Chúng ta đã quyết định rằng không thể làm theo cách đó được [về ý kiến của Hà Vĩ không nên đàm phán với Mỹ]. Ta đã ngồi xuống ở Paris. Ta đã kéo Mỹ xuống thang để đánh bại chúng. Trong khi đó Trung Quốc lại tuyên bố [với Mỹ]: “Nếu người không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến người. Muốn mang bao nhiêu quân vào Việt Nam, điều đó tùy theo các anh”. Trung Quốc, theo ý của họ, đã làm như vậy và ép ta làm theo.

Họ đã tích cực đổi chác với Mỹ và dùng ta làm con bài để mặc cả như thế đấy. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua, ngay lập tức họ sử dụng Trung Quốc để xúc tiến việc rút quân ở miền Nam sao cho thuận lợi. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận việc này.

Trước khi Nixon đến Trung Quốc, [mục tiêu chuyến đi này của ông ta] nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho Mỹ và giảm thiểu đến tối đa sự thất bại của họ, đồng thời cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc gần hơn về phía Mỹ, Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Châu [Chu – BVN] nói với tôi: “Vào lúc này, Nixon sắp đến gặp tôi, chủ yếu là để thảo luận vấn đề Việt Nam, do đó tôi nhất định phải đến gặp đồng chí để bàn bạc.”

Tôi trả lời: “Thưa đồng chí, đồng chí có thể nói bất kỳ điều gì đồng chí muốn, nhưng tôi vẫn không hiểu. Đồng chí là người Trung Quốc; tôi là người Việt Nam. Việt Nam là đất nước của [chúng] tôi, hoàn toàn không phải là của các đồng chí. Đồng chí không có quyền phát biểu [về công việc của Việt Nam], và đồng chí không có quyền thảo luận [những chuyện đó với Mỹ] (30). Hôm nay, thưa đồng chí, tôi nói riêng với đồng chí một điều, mà thậm chí tôi chưa từng nói với Bộ Chính trị của chúng tôi, rằng các đồng chí đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng và vì vậy tôi cần phải nói:

Năm 1954, khi Việt Nam chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi đang ở Hậu Nghĩa. Bác Hồ đánh điện cho tôi, nói rằng tôi cần phải đi Nam để tổ chức lại [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về việc này] (31). Tôi đi xe thổ mộ xuôi Nam. Dọc đường đồng bào đổ ra chào đón tôi vì họ nghĩ chúng tôi đã chiến thắng. Thật đau lòng xiết bao! Nhìn đồng bào miền Nam tôi đã khóc. Bởi vì sau đó Mỹ sẽ nhảy vào miền Nam và tàn sát đồng bào tôi một cách dã man.

Vào tới nơi, tôi lập tức đánh điện cho bác Hồ yêu cầu được ở lại và không tập kết ra Bắc, để có thể tiếp tục chiến đấu mười năm nữa hoặc lâu hơn. [Tôi nói với Chu Ân Lai]: “Thưa đồng chí, đồng chí đã gây ra những khó khăn cho chúng tôi như vậy đấy [muốn nói đến vai trò của ông ta trong việc chia cắt Việt Nam tại hội nghị Giơ ne vơ năm 1954]. Đồng chí có biết thế không?”

Chu Ân Lai đáp: “Tôi xin lỗi các đồng chí. Tôi đã sai. Tôi đã sai trong chuyện này [ám chỉ việc chia cắt Việt Nam tại Giơ ne vơ] (32). Sau khi Nixon đã đi thăm Trung Quốc, ông ta [Châu] lại sang Việt Nam một lần nữa để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến đấu trong Nam.

Tuy nhiên tôi cũng nói ngay với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí. Chẳng bao lâu nữa họ [Mỹ] sẽ tấn công chúng tôi mạnh hơn”. Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai bên [Mỹ và Trung Quốc] đã thỏa thuận với nhau nhằm đánh ta mạnh hơn. Ông ấy [Châu] đã không phản đối quan điểm này là không có cơ sở, và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng ống đạn dược cho các đồng chí”. Rồi ông ta nói [về sự e ngại một âm mưu bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc]: “Không có chuyện đó đâu”. Dẫu sao họ cũng đã thảo luận đánh ta mạnh hơn như thế nào, kể cả ném bom bằng B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Vấn đề rõ ràng là như vậy.

Nếu Liên Xô và Trung Quốc không bất đồng với nhau thì Mỹ không thể đánh chúng ta một cách tàn bạo như chúng đã làm. Chừng nào hai nước [Trung Quốc và Liên Xô] còn xung đột thì người Mỹ sẽ không bị ngăn trở [vì sự phản đối của khối Xã hội chủ nghĩa thống nhất]. Mặc dầu Việt Nam đã có thể đoàn kết với cả hai nước Trung Quốc và Liên Xô, nhưng để làm việc này là hết sức khó khăn vì lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc rất nhiều. Thời gian đó Trung Quốc hàng năm viện trợ cho ta nửa triệu tấn lương thực, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa nói đến cả đô la nữa. Liên Xô cũng giúp ta tương tự như vậy. Nếu chúng ta không làm được điều đó [giữ gìn sự thống nhất và đoàn kết với họ] thì mọi chuyện có thể hết sức nguy hiểm. Hàng năm tôi phải sang Trung Quốc hai lần để trình bày với họ [ban lãnh đạo Trung Quốc] về các diễn biến ở trong Nam. Còn với Liên Xô, tôi không cần phải nói gì cả [về tình hình miền Nam]. Tôi chỉ nói chung chung. Khi làm việc với phía Trung Quốc, tôi phải nói rằng cả hai chúng ta đang cùng đánh Mỹ. Tôi đã đi (sang đấy) một mình. Tôi phải tham dự vào những chuyện đó. Tôi phải sang Trung Quốc và bàn bạc với họ nhiều lần như vậy với mục đích chính là thắt chặt quan hệ song phương [Trung Quốc và Việt Nam]. Chính vào lúc đó Trung Quốc ép chúng ta phải tách xa khỏi Liên Xô, cấm ta không được đi cùng với Liên Xô nữa (33).

Họ làm rất căng thẳng chuyện này. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh (34), đến nói với tôi: “Đồng chí, chúng tôi sẽ giúp các anh vài tỷ (Nhân dân tệ) một năm. Các anh không được nhận gì từ Liên Xô nữa.”

Tôi không chấp nhận như vậy. Tôi nói: “Không, chúng tôi nhất định phải đoàn kết và thống nhất với toàn phe Xã hội chủ nghĩa.” (35)

Năm 1963, khi Nikita Khơrútxốp có sai lầm, Trung Quốc lập tức ra Cương lĩnh 25 điểm và mời Đảng ta đến và góp ý kiến. Anh Trường Chinh và tôi cùng đi với một số anh em khác. Trong khi bàn bạc, họ [Trung Quốc] lắng nghe ta chừng mười điểm gì đó, nhưng khi tới ý kiến “không xa rời phe Xã hội chủ nghĩa” (37) thì họ không nghe nữa… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về văn bản của chính tôi. Tôi xin ý kiến các đồng chí nhưng tôi không chấp nhận điểm này của các đồng chí.”

Trước khi đoàn ta về nước, Mao có tiếp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi trò chuyện cùng chúng tôi và đến cuối câu chuyện ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn các đồng chí biết việc này. Tôi sẽ là Chủ tịch của 500 triệu bần nông và tôi sẽ mang một đạo quân đánh xuống Đông Nam Á.” (38) Đặng Tiểu Bình cũng ngồi đó và nói thêm: “Đó chủ yếu là vì bần nông của chúng tôi đang ở trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn!”

Khi chúng tôi đã ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Anh thấy đấy, một âm mưu cướp nước ta và cả Đông Nam Á. Bây giờ chuyện đã minh bạch.” Họ dám ngang nhiên tuyên bố như vậy. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Rõ ràng là không một phút nào họ không nghĩ tới việc đánh Việt Nam!

Tôi sẽ nói thêm để các đồng chí có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng quân sự của việc này. Mao hỏi tôi:

- Lào có bao nhiêu cây số vuông?

Tôi trả lời:

- Khoảng 200 nghìn [cây số vuông].

- Dân số của họ là bao nhiêu? [Mao hỏi]

- [Tôi đáp:] Gần ba triệu.

- [Mao nói:] Thế thì cũng không nhiều lắm! Tôi sẽ mang người của chúng tôi xuống đấy!

- [Mao hỏi:] Thái Lan thì có bao nhiêu cây số vuông?

- [Tôi trả lời:] Khoảng 500 nghìn.

- Và có bao nhiêu người? [Mao hỏi]

- Gần 40 triệu! [Tôi đáp]

- Trời ơi! [Mao nói], tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500 nghìn cây số vuông mà có tới 90 triệu dân. Tôi sẽ lấy thêm một ít người của chúng tôi đi xuống đấy nữa [Thái Lan]!

Đối với Việt Nam, họ không dám nói thẳng về việc di dân như vậy. Tuy nhiên, ông ta [Mao] nói với tôi: “Các đồng chí, có thật người Việt Nam đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên không?” Tôi nói: “Đúng.” “Thế có thật là các anh cũng đánh bại cả quân Thanh nữa phải không?” Tôi đáp: “Đúng.” Ông ta lại hỏi: “Và cả quân Minh nữa, đúng không?” Tôi trả lời: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi sẽ đánh bại cả các ông. (39) Ông có biết thế không?” Tôi đã nói với Mao như vậy đó. Ông ấy nói: “Đúng! Đúng!” Mao muốn chiếm Lào, cả nước Thái Lan… cũng như muốn chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Mang người đến ở đó. Thật là phức tạp.

Trong những năm trước [về các vấn đề có thể nảy sinh từ mối đe dọa của Trung Quốc trong những thời kỳ đó], chúng ta đã có sự chuẩn bị tích cực chứ không phải chúng ta không chuẩn bị gì. Nếu chúng ta không chuẩn bị thì tình hình vừa qua đã có thể rất nguy. Đó không phải là chuyện đơn giản. Mười năm trước tôi đã có mời anh em bên quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ đang có mâu thuẫn với nhau. Còn Trung Quốc, họ lại bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng như vậy các anh phải lập tức nghiên cứu vấn đề này. Tôi sợ bên quân đội anh em chưa hiểu nên tôi nói thêm rằng không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ phát biểu rằng chuyện này rất khó hiểu. Đúng là không dễ dàng chút nào. Nhưng tôi không thể nói cách khác được. Và tôi cũng không cho phép ai căn vặn mình. (40)

Khi tôi đi Liên Xô, họ cũng rất cứng rắn với tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một hội nghị 80 đảng [Cộng sản] để ủng hộ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [hội nghị] không chỉ nhằm giúp đỡ Việt Nam mà còn dự định lên án Trung Quốc. Do đó Việt Nam đã không đi. Phía Liên Xô hỏi: “Các anh đã từ bỏ chủ nghĩa quốc tế rồi hay sao? Tại sao các anh lại làm như vậy?” Tôi đáp: “Tôi hoàn toàn không từ bỏ chủ nghĩa quốc tế. Tôi chưa hề làm như vậy. Tuy nhiên, muốn là người theo chủ nghĩa quốc tế thì trước hết phải đánh bại đế quốc Mỹ. Và nếu người ta muốn đánh Mỹ thì phải thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đi dự hội nghị này thì Trung Quốc sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho chúng tôi. Xin các đồng chí hiểu cho.”

Ở Trung Quốc có rất nhiều ý kiến khác nhau và đang tranh cãi. Chu Ân Lai đồng ý xây dựng cùng Liên Xô một mặt trận chống Mỹ. Một lần tôi đến Liên Xô dự lễ Quốc khánh, tôi có được đọc một bức điện của Trung Quốc gửi Liên Xô nói rằng “nếu Liên Xô bị tấn công thì Trung Quốc sẽ kề vai sát cánh cùng Liên bang Xô viết.” (41) Đó là nhờ Hiệp ước hữu nghị Xô – Trung được ký kết trước đây [tháng 2-1950]. Ngồi cạnh Chu Ân Lai tôi hỏi ông ấy: “Trong bức điện mới đây gửi Liên Xô, các đồng chí đã đồng ý cùng với Liên Xô thành lập một mặt trận, nhưng tại sao các đồng chí lại không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai đáp: “Chúng tôi có thể. Tôi đồng tình với quan điểm của đồng chí. Tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [về Việt Nam]. Bành Chân (42) cũng đang ngồi đó, nói thêm: “Ý kiến này cực kỳ đúng đắn!” Nhưng khi vấn đề được đưa ra thảo luận ở Thượng Hải, Mao nói rằng không thể được và gạt bỏ ý kiến này. Các đồng chí đã thấy vấn đề phức tạp ra sao.

Mặc dầu Chu Ân Lai có bảo lưu một số ý kiến, dẫu sao ông cũng đã đồng ý thành lập một mặt trận và đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều. Chính nhờ ông mà tôi hiểu [nhiều chuyện đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì có thể rất nguy hiểm. Có lần ông ấy nói với tôi: “Tôi phải làm hết sức mình để sống sót ở đây, dùng Lý Cường (43) để tích lũy và cung cấp viện trợ cho các đồng chí.” Và thế đấy [ám chỉ Châu đã có thể dùng Lý Cường vào việc giúp đỡ Việt Nam]. Tôi hiểu rằng nếu không có Chu Ân Lai thì không thể có được sự viện trợ như vậy. Tôi thật biết ơn ông ta.

Tuy nhiên cũng không đúng, nếu nói rằng những người khác trong ban lãnh đạo Trung Quốc có cùng quan điểm với Chu Ân Lai. Họ khác nhau trên nhiều phương diện. Nhưng có thể nói rằng người kiên trì nhất, người có đầu óc đại Hán và người muốn chiếm cả vùng Đông Nam Á, chính là Mao. Tất cả mọi chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay Mao.

Cũng có thể nói như vậy về các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc. Chúng ta không biết trong tương lai mọi chuyện sẽ ra sao, nhưng dẫu sao [sự thực là] họ đã tấn công ta. Trước đây Đặng Tiểu Bình đã từng làm hai việc mà giờ đây lại lật ngược hẳn lại. Đó là, khi ta thắng lợi ở miền Nam, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên Đặng Tiểu Bình cũng vẫn cứ chúc mừng ta. Kết quả là ông ta lập tức bị những người khác coi là phần tử xét lại.

Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối cùng (44), tôi là trưởng đoàn, và tôi đã gặp đoàn đại biểu Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình dẫn đầu. Khi nói tới vấn đề lãnh thổ, gồm cả thảo luận về một số hòn đảo, tôi có nói: “Hai nước chúng ta nằm cạnh nhau. Có một số khu vực trên lãnh thổ chúng tôi chưa được phân định rõ ràng. Cả hai phía chúng ta cần phải thành lập một ủy ban để xem xét vấn đề này. Thưa các đồng chí, xin hãy nhất trí với tôi [về chuyện này]. Ông ấy [Đặng] đã đồng ý, nhưng vì vậy mà sau đó ông ta lại bị các nhóm lãnh đạo khác chụp mũ xét lại tức thời.

Nhưng bây giờ thì ông ấy [Đặng] điên thật rồi. Bởi vì ông ta muốn tỏ ra mình không phải là xét lại nên ông ta đã đánh Việt Nam mạnh hơn. Ông ta đã bật đèn xanh cho họ tấn công Việt Nam.

Sau khi đánh bại đế quốc Mỹ, chúng ta vẫn giữ một đạo quân hơn một triệu người. Một số lãnh đạo Liên Xô đã hỏi ta: “Các đồng chí còn định đánh nhau với ai nữa mà lại vẫn duy trì một đội quân [thường trực] lớn như vậy?” Tôi đáp: “Sau này các đồng chí sẽ hiểu.” Lý do duy nhất khiến chúng ta giữ một đạo quân thường trực như vậy chính là vì Trung Quốc [mối đe dọa của họ đối với Việt Nam]. Nếu như không có [sự đe dọa đó] thì đội quân [thường trực lớn] này sẽ không còn cần thiết nữa. Đã bị tấn công gần đây trên cả hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rõ rằng] sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không duy trì một đội quân lớn.

(B) [Ý nghĩa của chữ B này trong bản gốc không được rõ] – Từ cuối Đại chiến thế giới thứ hai, tất cả đều cho rằng đế quốc Mỹ chính là tên sen đầm quốc tế. Chúng có thể xâm chiếm và đe dọa các nước khác trên thế giới. Mọi người, kể cả các cường quốc, đều sợ Mỹ. Duy chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ mà thôi.

Tôi hiểu được điều này nhờ cuộc đời hoạt động của mình đã dạy tôi như vậy. Người đầu tiên sợ [Mỹ] chính là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, cả Việt Nam và Lào, rằng: “Các anh phải lập tức chuyển giao ngay hai tỉnh giải phóng của Lào cho chính quyền Viên Chăn. Nếu không thì Mỹ sẽ lấy cớ để tấn công. Thế thì hết sức nguy hiểm.” Về phía Việt Nam, chúng ta nói: “Chúng tôi sẽ đánh Mỹ để giải phóng miền Nam.” Ông ta [Mao] nói: “Các anh không được làm như vậy. Miền Nam Việt Nam cần phải trường kỳ mai phục, có thể một đời người, năm đến mười đời, thậm chí hai mươi đời nữa. Các anh không thể đánh Mỹ. Đánh nhau với Mỹ là một việc nguy hiểm.” Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến như vậy…

Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiến lên và chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam sẽ không được giải phóng. Một nước chưa được giải phóng thì vẫn cứ là một nước phụ thuộc. Không có nước nào được độc lập nếu chỉ có một nửa nước được tự do. Đó là tình hình cho đến năm 1975, khi đất nước ta cuối cùng đã giành được hoàn toàn độc lập. Có độc lập thì sẽ có tự do. Tự do phải là thứ tự do cho cả nước Việt Nam…

Ăng ghen đã từng nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó Liên Xô, rồi Trung Quốc và cả ta nữa cũng nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước khác nhau rất nhiều về nội dung [của chiến tranh nhân dân]. Sẽ là không đúng nếu chỉ vì anh có hàng triệu người mà anh muốn làm gì thì làm. Trung Quốc cũng nói về chiến tranh nhân dân nhưng [họ chủ trương] “địch tiến ta lùi”. Nói cách khác, phòng ngự là chủ yếu, và chiến tranh chia làm ba giai đoạn, lấy nông thôn bao vây thành thị, trong khi [chủ lực] vẫn lẩn trốn trong vùng rừng núi… Trung Quốc đã thiên về phòng ngự và rất yếu [trong Đại chiến Thế giới thứ hai]. Thậm chí, với 400 triệu dân chống lại quân đội Nhật chỉ có khoảng 300 đến 400 ngàn người, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại Nhật. (45)

Tôi phải nhắc lại như vậy vì trước kia Trung Quốc đã gửi cố vấn sang ta nên một số anh em [ta] không hiểu. Họ nghĩ rằng Trung Quốc rất là tài giỏi. Nhưng họ cũng không tài giỏi lắm đâu, và vì thế ta cũng không làm theo [sự cố vấn của Trung Quốc]. (46)

Năm 1952 tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc chữa bệnh. Đấy là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài. (47) Tôi đã đánh dấu hỏi về họ [Trung Quốc] và thấy rất nhiều chuyện lạ. Những vùng [đã từng] bị quân Nhật chiếm đóng có dân cư là 50 triệu người, nhưng không có thậm chí một người du kích…

Khi tôi từ Trung Quốc về, tôi gặp bác [Hồ]. Bác hỏi:

- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài có phải không?

- Vâng, tôi ra nước ngoài lần đầu tiên.

- Chú thấy những gì?

- Tôi thấy hai chuyện: Việt Nam rất dũng cảm và họ [Trung Quốc] hoàn toàn không.

Tôi hiểu điều đó từ bấy giờ. Chúng ta [người Việt Nam] khác hẳn họ. Lòng dũng cảm là đặc tính cố hữu trong từng con người Việt Nam, và do vậy chúng ta chưa từng có chiến lược thiên về phòng ngự. Mỗi người dân là một chiến sĩ.

Gần đây, họ [Trung Quốc] đem vài trăm ngàn quân xâm lấn nước ta. Trên phần lớn mặt trận, ta mới sử dụng dân quân du kích và bộ đội địa phương để đánh trả. Chúng ta không thiên về phòng ngự, và do vậy họ đã thất bại. Họ không thể tiêu diệt gọn một trung đội nào của Việt Nam, còn ta diệt gọn vài trung đoàn và vài chục tiểu đoàn của họ. Đạt được điều đó vì ta có chiến lược nghiêng về tấn công.

Đế quốc Mỹ đã đánh nhau với ta trong một cuộc chiến dài lâu. Họ [sử dụng – BVN] hết sức mạnh mà vẫn thua. Nhưng ở đây có một yếu tố đặc biệt, đó là sự mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì thế], họ đã đánh ta ác liệt như vậy.

Việt Nam chống Mỹ và đánh chúng quyết liệt, nhưng chúng ta cũng biết rằng Mỹ là một nước rất lớn, có khả năng huy động một đội quân mười triệu người và dùng tất cả những vũ khí tối tân nhất để đánh ta. Vì vậy chúng ta phải chiến đấu một thời gian dài để kéo chúng xuống thang. Chúng ta là người có thể làm được như vậy; Trung Quốc thì không. Khi quân Mỹ tấn công Quảng Trị, Bộ Chính trị đã ra lệnh đưa bộ đội vào ứng chiến ngay lập tức. Chúng ta không sợ. Sau đó tôi có sang Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Nó [cuộc chiến đấu ở Quảng Trị] có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa từng có. Đời người chỉ có một [cơ hội], không hai. Không ai dám làm việc mà các đồng chí đã làm”.

… Chu Ân Lai đã từng là Tổng Tham mưu trưởng. Ông dám nói và ông cũng thẳng thắn hơn. Ông nói với tôi: “Nếu tôi được biết trước cách đánh mà các đồng chí đã sử dụng thì có lẽ chúng tôi không cần đến cuộc Trường chinh.” Vạn lý Trường chinh để làm gì? Vào lúc bắt đầu cuộc Trường chinh họ có một đội quân 300 nghìn người; và khi kết thúc họ chỉ còn lại có 30 nghìn. 270 nghìn đã bị tiêu hao. Đó quả thật là ngu ngốc nếu làm theo cách ấy… [Tôi] nói như vậy để các đồng chí hiểu, chúng ta đã tiến xa hơn bao nhiêu. Sắp tới, nếu ta lại phải chiến đấu chống Trung Quốc, chúng ta nhất định thắng lợi… Dẫu sao, một sự thực là nếu như một nước khác [không phải Việt Nam] phải đánh nhau với Trung Quốc, thì chưa chắc họ có thể thắng như vậy [giống Việt Nam] được.

… Nếu Trung Quốc và Liên Xô nhất trí với nhau, thì cũng chưa chắc là Mỹ sẽ dám đánh ta. Nếu như hai nước đoàn kết và cùng giúp ta, thì cũng chưa chắc rằng Mỹ sẽ dám đánh ta theo cách như chúng đã làm. Họ có thể chùn bước ngay từ đầu. Họ có thể bỏ cuộc như trong thời Tổng thống Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô tất cả cùng giúp Lào và Mỹ tức thời ký hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân sang Lào, họ chấp nhận cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia vào chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.

Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] có mâu thuẫn với nhau, phía Mỹ lại được [Trung Quốc] thông báo rằng họ có thể tiếp tục đánh Việt Nam mà không sợ gì cả. Đừng sợ [Trung Quốc trả đũa]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông nói với Mỹ: “Nếu người không đụng đến ta thì ta sẽ không đụng đến người. Các anh có thể đưa bao nhiêu quân vào miền Nam Việt Nam cũng được. Điều đó tùy theo các anh.” (48)

… Chúng ta [hiện nay] tiếp giáp với một quốc gia lớn, một nước có những ý đồ bành trướng, mà nếu được thực hiện thì sẽ bắt đầu với cuộc xâm lăng Việt Nam. Như vậy, ta phải gánh vác một vai trò lịch sử nữa, khác trước. Dẫu sao, chúng ta không bao giờ thoái thác nhiệm vụ lịch sử của mình. Trước đây, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình và lần này Việt Nam quyết tâm không cho chúng bành trướng. Việt Nam bảo vệ nền độc lập của chính mình và đồng thời cũng là bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam quyết không để cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ bành trướng của họ. Cuộc chiến gần đây [với Trung Quốc] mới chỉ là một hiệp. Hiện nay họ vẫn đang ráo riết chuẩn bị trên nhiều chiến trường. Dù sao đi nữa, mặc họ chuẩn bị đến mức nào, Việt Nam cũng vẫn sẽ thắng…

Tiến hành chiến tranh không phải là một cuộc dạo chơi trong rừng. Dùng một triệu quân để tiến hành chiến tranh chống nước khác kéo theo vô vàn khó khăn. Chỉ mới đây thôi, họ đem 500 đến 600 ngàn quân đánh chúng ta, mà họ không có đủ phương tiện vận tải để chuyên chở lương thực cho quân đội họ. Trung Quốc hiện nay có một đội quân ba triệu rưỡi người, nhưng họ phải để lại một nửa trên biên giới [Trung-Xô] nhằm phòng ngừa Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ có mang một hoặc hai triệu quân sang đánh ta, chúng ta cũng không hề sợ hãi gì cả. Chúng ta chỉ có 600 ngàn quân ứng chiến và nếu sắp tới chúng ta phải đánh với hai triệu quân, thì cũng không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.

Chúng ta không sợ vì chúng ta đã biết cách chiến đấu. Nếu họ mang vào một triệu quân thì họ cũng chỉ đặt được chân ở phía Bắc. Càng đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng châu thổ, và vào Hà Nội hoặc thậm chí vào sâu hơn nữa thì sẽ càng khó khăn. Các đồng chí, các đồng chí đã biết, bè lũ Hitler đã tấn công ác liệt như thế nào, mà khi tiến đến Leningrad chúng cũng không thể nào vào nổi. (Phải đối mặt) với những (làng mạc,) thành phố, nhân dân và công tác phòng ngự, không ai có thể thực hiện một cuộc tấn công hiệu quả chống lại từng người cư dân. Thậm chí có đánh nhau hai, ba hoặc bốn năm chúng cũng không thể nào tiến vào được. Mỗi làng xóm của chúng ta [trên biên giới phía Bắc] là như vậy. Chủ trương của ta là: Mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và chúng sẽ không thể nào xâm nhập được.

Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu chỉ nói đến đánh giặc ngoài tiền tuyến. Ngưới ta cũng cần phải có một đội quân hậu tập trực tiếp, hùng mạnh. Sau khi cuộc chiến vừa qua chấm dứt, chúng ta đã nhận định rằng, sắp tới, ta cần đưa thêm vài triệu người lên (các tỉnh) mặt trận phía Bắc. Nếu giặc đến từ phương Bắc, hậu phương trực tiếp của cả nước sẽ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Hậu phương trực tiếp để bảo vệ Thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Ta sẽ đánh bằng nhiều cách… Ta có thể dùng hai hoặc ba quân đoàn giáng cho địch một đòn quyết liệt khiến chúng choáng váng, trong khi tiếp tục bảo vệ lãnh thổ của ta. Để làm được như vậy, mỗi người lính phải là một người lính thực sự, mỗi tiểu đội phải là một tiểu đội thực sự.

Vừa trải qua một trận chiến, chúng ta không được chủ quan. Chủ quan khinh địch là không đúng, nhưng thiếu tự tin thì cũng sai. Ta không chủ quan khinh địch nhưng ta cũng đồng thời tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của chúng ta. Ta cần phải có cả hai yếu tố đó.

Trung Quốc hiện đang có âm mưu tấn công ta nhằm bành trướng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay người ta không thể làm gì mà che đậy giấu giếm được. Trung Quốc vừa mới gây hấn với Việt Nam có vài ngày, cả thế giới đã đồng thanh hô lớn: “Không được đụng đến Việt Nam!” Thời nay không còn giống như thời xưa nữa. Ngày xưa chỉ có ta (đối mặt) với họ [Trung Quốc]. Ngày nay cả thế giới sát cánh chặt chẽ bên nhau. Nhân loại hoàn toàn chưa bước vào giai đoạn Xã hội chủ nghĩa; thay vì thế bây giờ lại là thời mà mọi người đều mong muốn độc lập và tự do. [Thậm chí] trên những hòn đảo nhỏ, nhân dân ở đó cũng mong muốn độc lập tự do. Cả loài người hiện nay là như vậy. Điều đó rất khác với thời xưa. Khi ấy mọi người còn chưa biết rõ về những khái niệm này. Lời bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” là tư tưởng của thời đại ngày nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm đến độc lập tự do… Việt Nam là quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.

Khi bàn đánh Mỹ, anh em ta trong Bộ Chính trị đã cùng thảo luận chuyện này để cân nhắc xem ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã biểu thị quyết tâm của mình: Để đánh Mỹ chúng ta nhất định phải không sợ Mỹ. Tất cả đã đồng lòng. Trong khi tất cả đều nhất trí đánh Mỹ, để không sợ Mỹ chúng ta cũng phải không sợ Liên Xô. Mọi người đều đồng ý. Chúng ta cũng cần không sợ Trung Quốc. Mọi người đều tán thành. Nếu chúng ta không sợ ba cái (nước lớn) đó, ta có thể đánh Mỹ. Đấy là chúng tôi đã làm việc như thế nào ở Bộ Chính trị trong thời gian đó.

Mặc dầu Bộ Chính trị đã họp và thảo luận như vậy và mọi người đều nhất trí đồng lòng, sau đó lại có người đã nói lại với một đồng chí những điều tôi nói. Người đồng chí đó lại chất vấn Bộ Chính trị, hỏi rằng tại sao anh Ba (49) lại nói rằng nếu chúng ta muốn đánh Mỹ thì chúng ta phải không sợ cả Trung Quốc? Tại sao anh ấy lại đặt vấn đề như vậy? (50)

Lúc đó anh Nguyễn Chí Thanh, một người thường được cho rằng là có cảm tình với Trung Quốc, đứng dậy nói: “Thưa các đồng chí trong Bộ Chính trị và bác Hồ kính mến, lời phát biểu của anh Ba là đúng. Cần phải nói như vậy [về việc cần phải không sợ Trung Quốc], bởi vì họ [Trung Quốc] đã gây khó khăn cho chúng ta trong nhiều vấn đề. Họ ngăn cản chúng ta ở đây, rồi trói tay ta ở kia. Họ không cho ta đánh…” (51)

Trong khi ta đang chiến đấu trong Nam, Đặng Tiểu Bình đã quy định rằng tôi chỉ nên đánh từ mức trung đội trở xuống, và không được đánh ở mức độ lớn hơn. Ông ta [Đặng] nói: “Ở miền Nam, do các anh đã phạm sai lầm là đã phát động cuộc chiến, các anh chỉ được đánh từ cấp trung đội trở xuống, chứ không được đánh lớn hơn”. Đó là họ đã ép ta như thế nào.

Chúng ta không sợ ai cả. Ta không sợ bởi vì ta có chính nghĩa. Chúng ta không sợ thậm chí các nước đàn anh. Ta cũng không sợ bạn bè ta. (52) Tất nhiên, chúng ta không sợ quân thù. Ta đã đánh chúng. Chúng ta là những con người; chúng ta không phải sợ bất kỳ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết rằng ta độc lập.

Chúng ta phải có một quân đội mạnh, bởi vì nước ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt… Không thể nào khác được. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm vì ta là một nước nghèo.

Ta có một đội quân mạnh, nhưng việc đó không làm chúng ta yếu đi chút nào. Đối với ta Trung Quốc có một số chủ trương: Xâm lược và chiếm đóng nước ta; làm ta suy yếu về kinh tế và làm cho đời sống của nhân dân ta khó khăn hơn. Vì những lý do đó, để chống Trung Quốc chúng ta phải, trước hết, không chỉ chiến đấu, mà còn phải tự làm cho mình mạnh lên. Để đạt được điều đó, theo quan điểm của tôi, quân đội ta không thể là một đội quân chỉ dựa vào nguồn cung cấp của nhà nước, mà còn phải là một đội quân sản xuất giỏi. Khi giặc đến họ sẽ cầm chắc tay súng. Khi không có giặc họ sẽ sản xuất mạnh mẽ. Họ sẽ là biểu tượng cao nhất và tốt nhất trong sản xuất, sẽ làm ra nhiều (của cải vật chất) hơn bất cứ ai. Tất nhiên, đấy không phải là chuyện mới lạ. (53)

Hiện nay, quân đội ta đang gánh vác một sứ mệnh lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của đất nước, đồng thời bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản cách mạng Trung Quốc không thể thực hiện được thì đó chính là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm được. Việt Nam đã có năm chục triệu người. Việt Nam có Lào và Căm bốt là bạn và có địa thế hiểm trở. Việt Nam có cả phe (Xã hội chủ nghĩa) ta và cả nhân loại đứng về phiá mình. Rõ ràng là chúng ta có thể làm được việc đó.

… Các đồng chí có thấy ai ở trong Đảng ta, trong nhân dân ta mà hoài nghi rằng ta sẽ thua Trung Quốc không? Không có ai, tất nhiên rồi. Nhưng chúng ta phải duy trì những quan hệ thân hữu của mình. Chúng ta không muốn sự hằn thù dân tộc. Tôi nhắc lại: Tôi nói như vậy vì không bao giờ tôi mang lòng hận thù đối với Trung Quốc. Tôi không có thứ tình cảm như vậy, dù chính họ là người đã đánh ta. Hôm nay tôi muốn các đồng chí biết rằng trên đời này người đã từng bảo vệ Trung Quốc lại chính là tôi! Đúng như vậy đó. Tại sao thế? Bởi vì trong hội nghị ở Bucharest tháng 6 năm 1960, sáu mươi đảng đã phản đối Trung Quốc nhưng chỉ có mình tôi là người đã bênh vực Trung Quốc. (54) Nhân dân Việt Nam ta là như vậy. Tôi sẽ tiếp tục nhắc lại rằng: Dù họ có đối xử tồi tệ đến đâu chăng nữa, chúng ta biết rằng nhân dân Trung Quốc là bạn ta. Về phía chúng ta, ta không mang những mặc cảm xấu xa đối với Trung Quốc. Còn về ý đồ của một số lãnh đạo [Trung Quốc] thì là chuyện khác. Chúng ta nhắc tới họ chỉ như một bè lũ mà thôi. Chúng ta không ám chỉ cả nước họ. Ta không nói nhân dân Trung Quốc xấu với ta. Ta nói rằng chỉ có bè lũ phản cách mạng Bắc Kinh là như thế. Tôi nhắc lại lần nữa ta phải tuân thủ nghiêm nhặt như vậy.

Tóm lại, hãy giữ cho tình hình trong vòng kiểm soát chặt chẽ, sẵn sàng chiến đấu và không bao giờ lơi là cảnh giác. Đối với Trung Quốc ta cũng làm như vậy. Tôi tin chắc rằng trong vòng năm mươi năm nữa, hoặc thậm chí có thể một trăm năm, chủ nghĩa xã hội sẽ thành công; và khi đó thì ta sẽ không còn vấn đề gì nữa. Nhưng nó đòi hỏi thời gian. Bởi vậy chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.

Bây giờ không ai còn hoài nghi gì nữa. Nhưng 5 năm trước tôi biết chắc rằng không có đồng chí nào lại nghĩ là Trung Quốc có thể đánh ta. Vậy mà có đấy. Đó là trường hợp vì các đồng chí ấy không có hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. (55) Nhưng đó không phải là trường hợp xảy ra với chúng ta [Lê Duẩn và ban lãnh đạo]. (56) Chúng ta biết rằng họ sẽ đánh ta trong khoảng mười năm hoặc hơn. Do đó chúng ta không bị bất ngờ [vì cuộc tấn công tháng giêng 1979 của Trung Quốc].

----

Ghi chú của Christopher E. Goscha: 24-56

24. Tài liệu này được dịch từ bản sao một số trích đoạn trong bản gốc. Nó được chép lại từ bản gốc lưu trữ trong Thư viện Quân đội, Hà Nội. Christopher E. Goscha, người dịch tài liệu này (ra tiếng Anh) đã được phép hoàn toàn đầy đủ để làm việc đó. Văn bản là bài nói chuyện được cho là của “đồng chí B”. Nó có thể do chính đồng chí B viết, nhưng có nhiều khả năng hơn nó là bản đánh máy của một người nào đó dự buổi nói chuyện của “đồng chí B” (một cán bộ cao cấp hoặc một thư ký đánh máy). Trong văn bản, đồng chí B có đề cập rằng, trong những cuộc họp của Bộ Chính trị ông ta được gọi là anh Ba. Đó là bí danh mà chúng ta được biết là của Tổng Bí thư Lê Duẩn, đã dùng trong Đảng Lao động Việt Nam (từ 1976 là “Đảng Cộng sản Việt Nam”). Mặc dầu tài liệu không đề ngày tháng, nhưng rõ ràng văn bản được viết trong năm 1979, sau cuộc tấn công Việt Nam của Trung Quốc. Nó được củng cố thêm bằng một tài liệu khác mang tính cáo buộc mạnh mẽ, xuất bản năm 1979 theo chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó đã liệt kê tuần tự sự phản bội của Trung Quốc và, không hoàn toàn bất ngờ, cùng đề cập đến nhiều sự kiện mà Lê Duẩn đã kể lại trong tài liệu này. Xem: Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1979). Trong phần Ghi chú này có cho thêm số trang trong bản tiếng Pháp của cùng văn kiện: Ministère des Affaires Étrangères, La vérité sur les relations vietnamo- chinoises durant les trente dernière années. Dịch giả xin cám ơn Thomas Engelbert, Stein Tønnesson, Nguyen Hong Thach, và hơn cả là một độc giả Việt Nam ẩn danh, đã sửa chữa và đóng góp cho nhiều ý kiến quý báu. Dịch giả xin chịu trách nhiệm về những sai sót trong bản dịch này.

25. Những dấu tỉnh lược (…) như vậy là nguyên văn trong bản gốc; những dấu tỉnh lược và nhận xét của dịch giả được đặt trong dấu ngoặc vuông: […].

26. Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 đã cho Pathet Lao, đồng minh gần gũi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một khu vực tập kết tạm thời ở hai tỉnh (Bắc Lào) Phong xa lỳ và Sầm Nưa. Không có một nhượng địa tương tự cho Khơ me It xa la, đồng minh của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

27. Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua cho biết cuộc hội đàm cấp cao về Lào diễn ra vào tháng 8 – 1961 (La vérité sur les relations vietnamo- chinoises durant les trente dernière années, trang 34).

28. Trương Văn Thiên là một trong những thành viên của Đoàn đại biểu Trung Quốc, người đã có mặt khi Lê Duẩn phát biểu những nhận xét này. Ông còn là Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là Ủy viên lâu năm trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm 1950 ông ta là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị giữ trách nhiệm về liên lạc đối ngoại với các nước Xã hội chủ nghĩa.

29. Sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua đã miêu tả cuộc gặp gỡ như sau: “Trong một cuộc trao đổi ý kiến với những người lãnh đạo Việt Nam, Ủy viên trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trương Văn Thiên cho rằng ở miền Nam Việt Nam có thể tiến hành đánh du kích. Nhưng sau đó Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, theo chỉ thị của Bắc Kinh, đã thông báo với phía Việt Nam rằng đó không phải là ý kiến của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mà chỉ là ý kiến cá nhân. The Truth…, trang 40. (La vérité…, trang 31.)

30. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, trang 60. (La vérité…, trang 47.)

31. Lê Duẩn muốn nói đến nhiệm vụ giải thích việc tập kết cán bộ miền Nam ra Bắc. Lê Duẩn cũng cố tình lảng tránh không đề cập đến việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954.

32. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua trang 60, đoạn phía Việt Nam đã nói với Trung Quốc tháng 11-1972: “Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam. Các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954 rồi, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa”. (La vérité…, trang 47.)

33. Một trong những thư ký của Lê Duẩn, Trần Quỳnh, gần đây đã cho lưu hành ở Việt Nam cuốn Hồi ức của ông ta, trong đó có nhiều chi tiết lý thú về đường lối của Lê Duẩn đối với sự phân liệt Trung Xô và sự chia rẽ trong (hàng ngũ cán bộ cao cấp của) Đảng Lao động Việt Nam về vấn đề này trong những năm 1960. Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn, không in ngày tháng, tự xuất bản, dịch giả hiện có một bản.

34. Khang Sinh (1903-1975), một trong những chuyên viên hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về an ninh quốc gia. Ông ta được Bộ Nội vụ (NKVD) Liên Xô đào tạo trong những năm 1930, và trở thành cố vấn thân cận nhất cho Mao trong việc cắt nghĩa những chính sách của Liên Xô. Khang Sinh cũng từng là Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1962, và Ủy viên Bộ Chính trị từ 1969; giữa 1973 và 1975 ông ta là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.

35. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua trang 43, trong đó Việt Nam tuyên bố là Đặng Tiểu Bình đã hứa sẽ coi Việt Nam là ưu tiên số một trong vấn đề viện trợ cho nước ngoài để đổi lấy việc Việt Nam sẽ khước từ mọi viện trợ của Liên Xô. (La vérité…, trang 33.)

36. Xem “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” trang 43. (La vérité…, trang 33) và cả Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.

37. Tháng 11-1966, Liên Xô lên án Trung Quốc đã từ bỏ đường lối Cộng sản thế giới đã được thông qua tại các Hội nghị Mascơva 1957 và 1960. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.

38. Bộ Ngoại giao, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua cho biết Mao đã phát biểu như vậy với đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963. Trong sách đã trích dẫn lời Mao nói: “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á.” (La vérité…, trang 9).

39. Đoạn này có thể dịch (sang tiếng Anh) là “và tôi sẽ đánh bại cả các anh nữa” hoặc “tôi có thể đánh bại cả các anh”.

40. Đối với dịch giả (Christopher E. Goscha), chỗ này không được rõ là Lê Duẩn muốn nói tới ai khi dùng chữ “quân sự”. (Ngược lại, đối với người dịch ra tiếng Việt thì rõ ràng trong ngôn cảnh này ông nói là tôi mời một số anh em bên quân đội…, một cách nói thân mật, thường dùng thời đó nhưng tất nhiên hàm chỉ một số tướng tá cao cấp).

41. Đây có lẽ dựa vào lời Đại sứ Trung Quốc tại Máscơva chuyển cho phía Liên Xô nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị, Đồng minh và Tương trợ Trung-Xô. Đại sứ Trung Quốc Phan Tự lực đã nói với Liên Xô: “Nếu bọn đế quốc dám tấn công Liên Xô, nhân dân Trung Quốc không hề ngần ngại, sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước và cùng với nhân dân Liên Xô vĩ đại… sẽ kề vai sát cánh chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.” Trích từ Donald S. Zagoria, Mạc tư khoa, Bắc Kinh, Hà nội (New York: Pegasus, 1967), trang 139-140.

42. Bành Chân là Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc từ 1951 đến 1969.

43. Lý Cường là Phó Chủ tịch Ủy ban liên lạc kinh tế đối ngoại của Quốc vụ viện từ 1965 đến 1967. Giữa 1968 và 1973, ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, và từ 1973 là Bộ trưởng Ngoại thương Trung Quốc.

44. Đây muốn nói tới chuyến đi của Lê Duẩn vào tháng 11-1977.

45. Lê Duẩn quên rằng cho đến tháng 3-1945, thậm chí chỉ với số người ít hơn, Pháp đã có thể cai trị Việt Nam mà không gặp quá nhiều khó khăn.

46. Về cố vấn Trung Quốc, xin xem Qiang Zhai, Trung Quốc và chiến tranh Việt Nam, 1950-1975 (Chapel Hill: Nhà xuất bản Viện đại học North Carolina, 2000), và Christopher E. Goscha, “Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt” luận án trình bày tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne, Paris, 2000, phần Trung Quốc.

47. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp Lê Duẩn thường xuyên ra miền Bắc, nhưng ông thường được cho là vẫn ở lại miền Nam thời kỳ này trong cương vị Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, mà sau này đổi thành Trung ương cục miền Nam vào đầu năm 1950. Dịch giả cũng hoài nghi việc Lê Duẩn đi Trung Quốc năm 1952. Hồ Chí Minh thì có, nhưng Lê Duẩn thì không.

48. Về chi tiết này, xin xem chương 6 của cuốn sách này.

49. Điều này khẳng định Đồng chí B cũng chính là “Anh Ba”. Ta biết rằng Anh Ba là bí danh của Lê Duẩn, từ đó suy ra Đồng chí B cũng là Lê Duẩn. Từ những sự kiện được nói đến trong văn bản thì điều này là chắc chắn, và cuốn Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn, cũng khẳng định điều này.

50. Ở đây có thể ám chỉ Hoàng Văn Hoan. (Để có cái nhìn toàn cảnh hơn) về một quan điểm cần tranh luận, xin tham khảo thêm cuốn Giọt nước trong biển cả (Hồi ức về một cuộc cách mạng) (Bắc Kinh: Nhà xuất bản Tin Việt Nam, 1986).

51. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.

52. Đây có lẽ muốn nói bóng gió tới Liên Xô (và khối Đông Âu).

53. Hình thức chiến tranh này đã từng có ở Trung Quốc và những nơi khác trong hoàn cảnh chiến tranh du kích.

54. Điều này đã diễn ra vào tháng 6-1960. Để biết thêm về lập trường của Lê Duẩn trong vấn đề này xin xem Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn. Sau đại hội Đảng Cộng sản Ru ma ni tháng 6-1960, Liên Xô đã tổ chức một cuộc họp tại chỗ các trưởng đoàn đại biểu những nước có mặt. Trong buổi họp đó Khơ rút xốp đã phê phán Trung Quốc nặng nề, đặc biệt là Mao, người mà ông ta cho là “giáo điều” vì những quan điểm của Mao về vấn đề chung sống hòa bình. Xem Adam B. Ulam, The Communists: The Story of Power and Lost Illusions 1948-1991 (New York: Macmillan, 1992), trang 211.

55. Dường như đây là một cái tát vào mặt Hoàng Văn Hoan mà không phải ai khác.

56. Đây có lẽ muốn nói tới những nhà lãnh đạo khác đang có mặt nghe Lê Duẩn nói chuyện, và có thể là một chỉ hiệu rằng người đồng chí thân Trung Quốc đã nói ở trên không có mặt trong buổi nói chuyện này. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.

Nguồn: Thư viện Quân đội, Hà Nội. Tài liệu do Christopher E. Goscha phát hiện và dịch sang tiếng Anh, Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris.

Dịch giả Bùi Xuân Bách gửi trực tiếp cho BVN.

Đã đăng trên Talawas

 

--> Read more..

Steps


Flag Counter