Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Trung Quốc cấm thả chim bồ câu

Trung Quốc cấm thả chim bồ câu

Китай запретил голубям летать

31.08.2011

Nguồn: Pravda.ru

Kichbu post on thứ năm, 01.09.2011

Китай запретил голубям летать. 244726.jpeg

 

 

Các lãnh đạo khu tự trị Sintszyan-Uigur nằm phía tây Trung Quốc đã ban hành các biện pháp аn ninh liên quan đến việc tiến hành triển lãm đầu tiên “Trung Quốc – Á Âu” sắp đến.

Các lực lượng cảnh sát vũ trang tiến hành tuần tra các đường phố của thành phố trung tâm, Urumchi, ВВС viết. Một vùng cấm bay trên bầu trời thành phố đã được ban bố, các cuộc thi thả bồ câu thư truyền thống thậm chí cũng bị cấm. Trong thành phố cũng  ban hành lệnh cấm những trò giải dường như trí vô thưởng vô phạt như thả diều rắn và các quả bóng bay, Dni.ru bổ sung.

Các sân bay tại hàng chục thành phố trên lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả Pekin và Thượng Hải, đã được tăng cường kiểm tra an ninh trên các tuyến bay đến Urumchi. Cuối cùng tại các sân bay xuất hiện xếp hàng dài và các chuyến bay bị đình trệ. Theo các phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc, chủ nhật vừa qua đã xảy ra vụ ẫu đả giữa các hành khách tại Pekin.

Tại tỉnh đang triển khai bộ tham mưu của các lực lượng chống khủng bố, InterRight nhận xét. Các đơn vị đặc nhiệm đã tiến vào các  thành phố Kashgar và Hotan, nơi trước đây đã xảy ra các vụ bạo loạn mang tính sắc tộc.

Trong suốt những năm gần đây, sự đối đầu sắc tộc giữa những người Uigur thiểu số theo đạo Hồi và nhân dân Trung Quốc của tỉnh gia tăng mạnh. Sự bùng phát bạo lực thường kỳ xảy ra vào tháng bảy năm 2011 làm hơn 40 người thiệt mạng.-Kichbu-

--> Read more..

Hồ Cẩm Đào: quan điểm của Trung Quốc là bất di bất dịch và rõ ràng

Hồ Cẩm Đào: quan điểm của Trung Quốc là bất di bất dịch và rõ ràng

Ху Цзиньтао: позиция Китая по Южно-Китайскому морю является неизменной и четкой

2011-08-31 20:09:35 Russian.News.Cn

Nguồn: russian.news.cn

Kichbu post on thứ năm, 01.09.2011

 

Pekin, 31 tháng tám (Tân Hoa Xã) – Quan điểm của Trung Quốc về biển Nam-Trung Quốc là bất di bất dịch và rõ ràng. Chủ tịch CHND Trung Hoa hôm nay tại đây trong thời gian hội đàm với tổng thống Philippines Benigno Akino III tuyên bố về điều này.

Theo Hồ Cẩm Đào nhận xét, phía Trung Quốc luôn luôn đấu tranh để giải quyết các tranh cãi xung quanh biển Nam-Trung Quốc bằng các cuộc hiệp thương và đàm phán giữa các nước có liên quan các cuộc tranh cãi này.

Trước đó, các nước liên quan cần tránh các khía cạnh tranh cãi và tích cực nghiên cứu các vấn đề cùng nhau khai thác vùng biển nêu trên. Điều đó đáp ứng các lợi ích chung của các nước liên quan, chủ tịch CHND Trung Hoa nói.

Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước ASEAN, trong đó có Philippines, nỗ lực biến Tuyên bố hành động của các bên trên biển Nam-Trung Quốc thành biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, Hồ Cẩm Đào bổ sung.

Benigno Akino III thay mặt phía Philippines tiếp tục khẳng định rằng đất nước của ông mong muốn gìn giữ hòa bình và ổn định ở khu vực và đưa Tuyên bố hành động của các bên trên biển Nam-Trung Quốc đi vào cuộc sống.

Theo lời ông, vấn đề xung quanh biển Nam-Trung Quốc không phải là nội dung đầy đủ của quan hệ Philippines-Trung Quốc và không trở thành sự cản trở đối với sự phát triển các quan hệ và hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong các lĩnh vực khác nhau.

Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng giải quyết nhanh nhất vấn đề biển Nam-Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân Philippines và Trung Quốc.-Kichbu-

--> Read more..

Moscow: Cảnh sát bắt những người tham gia biểu tình tại quảng trường Triumf

31.08.2011, 20:48:02

Сидячая акция оппозиции на Триумфальной площади. Фото Ильи Варламова @varlamov

Biểu tình ngồi của phe đối lập tại quảng trường Triumf. Photo của Li Varlamov @varlamov

Cảnh sát bắt những người tham gia biểu tình tại quảng trường Triumf

Полиция задержала участников акции на Триумфальной

Nguồn: Lenta.ru

Kichbu post on 01.09.2011

.

Ngày 31 tháng tám, tại Moscow,  cảnh sát đã bắt 12 người tham gia cuộc biểu tình của  "Сhiến lược -31", hãng "Interfax" dẫn theo cơ quan báo chí của Sở Nội vụ Bộ nội vụ Nga đưa tin.

.

Cơ sở để bắt giam những cốt cán là họ “đã cản trở những người bộ hành và xe cộ đi lại tại quảng trường Triumf”. Tất cả những người bị bắt đã được đưa về công an khu vực. Theo đánh giá của Sở nội vụ thành phố, tham gia biểu tình của phe đối lập có tất cả 50 người, nhưng có gần 100 nhà báo và các blogger đưa tin về sự kiện này.

.

Trong khi đó phóng viên của Lenta.ru đưa tin từ hiện trường rằng các thông tin về số lượng người bị bắt khác nhau. Nói riêng, trước đó đã xuất hiện thông tin rằng gần hai chục người đã bị bắt ngay trước khi bắt đầu biểu tình, nhưng họ không được đưa đến công an khu vực – những người này chỉ đơn giản ngồi biểu tình trên các xe buýt. Báo "Gazeta..Ru" cũng đã đưa tin tương tự.

.

Khác với cuộc biểu tình lần trước – 31 tháng bảy – đám đông không có ý định tuần hành về phía điện Kremlin, mà đi theo phố Tverskaya và sau đó giải tán. Cảnh sát đã ngăn cản những người biểu tình di chuyển, nhưng không có bắt bớ hàng loạt.

.

Cuộc biểu tình “Chiến lược-31” tháng trước, thoạt đầu diễn ra không có các lính đặc nhiệm, và kết thúc bằng sự xua đuổi cuộc tuần hành cuả phe đối lập, sau đó, những người cốt cán rời quảng trường Triumf đi về hướng điện Kremlin.-Kichbu-

 

Новость на Newsland: На Триумфальной задержаны несколько десятков человек

--> Read more..

Nhà sáng lập Microsoft bán hòn đảo trên Thái Bình Dương

31.08 12:53

 

 Побережье острова, выставленного на продажу Полом Алленом. Фото realestate.com

Bờ biển hòn đảo được Pol Allen rao bán. Photo realestate.com

Nhà sáng lập Microsoft  bán hòn đảo trên Thái Bình Dương

Основатель Microsoft продаст остров в Тихом океане

Nguồn:lenta.ru

Kichbu post on thứ tư, 31.08.2011

 

Một trong những nhà sáng lập tập đoàn Microsoft, ông Pol Allen đã rao bán hòn đảo trên Thái Bình Dương. Trang điện tử Businessinsider đưa tin, hòn đảo dự kiến bán với giá 13,5 triệu dollars.

Hòn đảo có diện tích gần 118 ha nằm phía tây-bắc Hoa Kỳ cách bờ biển bang Washington không xa. Đến đảo có thể đi bằng đường biển và đường không (tại đảo có bến tàu và đường băng bằng cỏ). Và tại đó không có ngôi nhà nào, công trình xây dựng duy nhất là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ tròn của người trong coi.

Theo các thông tin của hộp thư điện tử Examiner, Allen đã mua hòn đảo vào năm 1992. Trước đó ông đã muốn bán bất động sản. Vào năm 2005 doanh nhân rao bán hòn đảo với giá 25 triệu dollars, tuy nhiên không tìm thấy người mua.

Pol Allen cùng với Bill Gates sáng lập tập đoàn Microsoft vào năm 1975. Thực tế Allen không tham gia quản lý Microsoft từ năm 1983 vì lý do sức khỏe. Trong khi đó ông vẫn giữ gói cổ phiếu lớn của tập đoàn và nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới.-Kichbu-

.

Сác nguồn dẫn theo đề tài

·  Первый инвестор Facebook купил дом за 27 миллионов долларов - REALTY.lenta.ru, 19.07.2011

·  Основатель Facebook обзавелся собственным жильем - REALTY.lenta.ru, 06.05.2011

·  Риелторы назвали самые дешевые острова в мире - REALTY.lenta.ru, 22.02.2011

--> Read more..

30.08.1963: đường dây nóng liên lạc kết nối Liên Xô và Hoa Kỳ

30 tháng tám 1963: đường dây nóng liên lạc kết nối Liên Xô và Hoa Kỳ

30 августа 1963 года горячая линия связи соединила СССР и США

Nguồninosmi.ru

Kichbu post on thứ tư, 31.08.2011

 Новость на Newsland: 30 августа 1963 года горячая линия связи соединила СССР и США

Ngày 30 tháng tám 1963 đường liên lạc trực tiếp giữa Washington và Moscow được gọi là “đường dây nóng” bắt đầu hoạt động. Đường dây nóng được xác lập sau khi những phương pháp liên lạc trước đó được thừa nhận quá cồng kềnh .

Trong bài báo trên The New York Times về đường dây nóng viết rằng nó đã trở thành “kết quả trực tiếp của những trì trệ nghiêm trọng nhận thấy được trong lĩnh vực liên lạc giữa hai thủ đô trong thời kỳ khủng khoảng Caribe mùa thu năm ngoái”, và sẽ thúc đẩy giảm bớt thời lượng cần để xác lập liên lạc trực tiếp giữa các nhà đứng đầu hai quốc gia, từ vài giờ đến còn vài phút.

Thiết bị liên lạc bao gồm bốn teletipe do Mỹ sản xuất được đặt tại điện Kremlin, và bốn teletipe do Đông Đức sản  xuất được lắp đặt tại Pentagon.

Đường dây nóng lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1967 trong Chiến tranh sáu ngày giữa Israel, Ai Cập, Jordan và Syrie, để làm rõ những ý đồ chuyển quân của lực lượng hải quân tại Địa Trung hải mà chúng có thể diễn giải như thù địch. Richard Nicson đã sử dụng nó trong thời gian chiến tranh Pakistan-Ấn Độ năm 1971 và thêm lần nữa sau đó vào năm 1973 trong Chiến tranh Ả Rập-Israel. Nó sau đó được sử dụng thêm một số lần nữa trong những năm 1970s, và sau đó vào thời của tổng thống Rigan.

Mặc dù đường dây nó có hạn chế về sử dụng trong thực tiển, nhưng các nhà văn khác nhau tiếp nhận nó với sự hài lòng. Thay vì những teletipe văn xuôi do các nhà điều hành đầy kinh nghiệm ở Pentagon và Kremlin sáng tác, Hollygood thỉnh thoảng mô tả đường dây nóng như “telephon đỏ” nào đó – telephon liên lạc trực tiếp giữa phòng Bầu dục của Nhà Trắng và văn phòng của thủ tướng Nga.

Đường dây nóng xuất hiện ở serie “24”, trong phim “Dr. Strangelove” của Stenli Kubrik, trong tác phẩm “The Sum of All Fears” của Tom Klensi, trong film của năm 1964 ” Fail-Safe”, và thậm chí trong loạt film hài “Dilbert”.

Mặc dù nó hiếm khi được sử dụng và cải thiện các mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ sau khi LB Xô Viết sụp đổ và chiến tranh lạnh kết thúc, đường dây nóng như trước đây vẫn tồn tại.

Cùng với năm tháng nó một vài lần được hiện đại hóa với mục đích giữ sự phù hợp với những công nghệ liên lạc hiện đại.

Cựu giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ Robert Gatse nói rằng đường dây nóng sẽ còn là công cụ quan trọng “cho đến khi mà ở hai bên có còn tàu ngầm bơi khắp các đại dương, và những tên lửa chĩa vào nhau”.

Liện hệ với hiện nay:

Vào tháng sáu 2008 tại mục Backgrounder trên New York Times trong bài viết với tên gọi “Đàm phán với các quốc gia thù địch”, Robert McMahon đã trao đổi những bình diện mới đây của chính sách phối hợp với nhau của Hoa Kỳ với các quốc gia thù địch như Iran, và các tổ chức phi chính phủ kiểu “Hezbolla”. Ông nhớ lại về cách tiếp cận của tổng thống Nicson và ngoại trưởng Henry Kisinger của ông đối với Liên Xô. Cách tiếp cận này, nói theo ngôn từ của Kisinger, nằm trong kết hợp từ “thù địch và hợp tác”, mà ở đó hợp tác tạo điều kiện “kiềm chế xung đột hệ tư tưởng, không cho phép nó biến thành chiến tranh hạt nhân”.

Các vị suy nghĩ thế nào, Hoa Kỳ liệu cần ủng hộ đường dây liên lạc công khai với các đối địch của mình hay không? Tại sao và tại sao không?-Kichbu-

 

--> Read more..

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Tiểu đoàn người đẹp-sát thủ bảo vệ an toàn cho Kaddafy

Tiểu đoàn người đẹp-sát thủ bảo vệ an toàn cho Kaddafy

Безопасность Каддафи охранял батальон красавиц-убийц

Tác giả: Maxim Dinkevich

Nguồnvesti.ru

Kichbu post on thứ tư, 31.08.2011

 

 Новость на Newsland: Безопасность Каддафи охранял батальон красавиц-убийц

Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng bắt đầu xuất hiện những bài viết về những đam mê kỳ lạ của Muammar Kaddafy. Nói riêng, đại tá đã từng đắm đuối Kondoliza Rise và dán những bức ảnh của bà vào albom đặc biệt. Và cũng bắt đầu biết rằng thủ lĩnh của Dzamahiria nuôi dưỡng hẵn một tiểu đoàn những người đẹp-sát thủ, Daily Mail viết.

Vào thời cai trị của Kaddafy có đội quân bí mật bao gồm từ một nghìn cô gái khả ái, tuyển chọn từ khắp mọi miền đất nước. Tại căn cứ quân sự đặc biệt ở Tripoli, họ được huấn luyện sử dụng vũ khí và sống sót trong những hoàn cảnh khốc liệt nhất. Vào những lúc rảnh rỗi, các cô gái bị Kaddafy, các con trai của ông và các quan chức cấp cao Libya cưỡng bức.

Về sự tồn tại của những đơn vị “amazonka”  tương tự các nhà báo Anh quốc đã biết được khi tiếp xúc với một trong những cô gái may mắn trốn thoát được quân đội Nhân dân – các nữ quân nhân của Kaddafy đã được chính thức gọi như thế. Beglyanka 19 tuổi, tên của cô là Nisrin Manssur al-Forgani. Bạn gái của mẹ cô tên là Fatma al-Derbi đã ép buộc cô vào đơn vị đặc biệt. Theo lời của Nisrin, cô là người quan trọng về nhân sự trong quân đội Nhân dân. Người phụ nữ đe dọa cô gái rằng trong trường hợp không vâng lời, mẹ của cô đang bị ung thư, có thể bị tống vào tù hay là bị giết hại. Cô bé học sinh phổ thông, chỉ ham mê âm nhạc và khiêu vũ, buộc phải trở thành tay thiện xạ.

Nisrin đã trãi qua “sự phục vụ” của mình tại một căn cứ cách không xa bonker của Kaddafy. Và có lần cô được nhìn thấy chính đại tá. Có một lần, trong thời gian trực chiến, Fatma al -Derbi với những lời đe dọa đã buộc cô hiến thân cho một trong những đại tá của Libya – để thực hiện hành vi ấy tại sở chỉ huy, nơi Nisrin phục vụ, là căn phòng đặc biệt. Hàng ngày ban lãnh đạo quân đội Nhân dân đã được giới thiệu những cô gái mới để tiêu khiển.

Ngay từ đầu khi các cuộc khởi nghĩa nổ ra, tại sở chỉ huy, nơi Nisrin phục vụ, đã xuất hiện nhà tù cho những người khởi nghĩa. Bây giờ việc bắn giết những tù binh đối lập trở thành nghĩa vụ của cô gái. Nisrin không muốn giết người và đã chủ định bắn lên trần nhà hoặc bắn vào bức tường, nhưng mỗi lần như vậy cô bị nhận xét “haltura” và bị đánh đập. Cựu xạ thủ kể qua nước mắt rằng cô đã buộc phải giết 11 người.

Sau gần một năm bị xúc phạm, cô gái đã nhảy từ tầng hai, bị thương nặng và trốn thoát khỏi quân đội Nhân dân. Hiện thời Nisrin Manssur al-Forgani đang nằm tại một bệnh viện ở Tripoli. Một bác sỹ tâm lý đang chăm sóc cô và đối xử với cô bằng tấm lòng bao dung. Theo lời bác sỹ, số phận của cô gái-xạ thủ trong thời gian tới sẽ do chính phủ mới của Libya quyết định.


Đồng thời cùng với công bố của Daily Mail, trên các phương tiện truyền thông đã xuất hiện các thông tin rằng Nisrin là con gái của Kaddafy. Hiện nơi ẩn náu của đại tá cho đến nay chưa được biết.-Kichbu-

 

Hamburger

Photo từ site ellustrator.livejournal.com

 

--> Read more..

Sắp được nghỉ ba ngày rồi...

--> Read more..

Sắp được nghỉ ba ngày rồi...

--> Read more..

Yoshihiko Noda – ông là ai?

Yoshihito Noda – ông là ai?

Есихико Нодa - кто он?

11:34.30/08/2011

Nguồn: russian.people.com.cn

Kichbu post on thứ ba, 30.08.2011

 

 

 

 

Ngày 29 tháng tám, đảng Dân chủ Nhật Bản đã triệu tập cuộc họp của cả hai viện quốc hội, tại đó đã bầu người đứng đầu mới của đảng. Bộ trưởng tài chính Yoshihiko Noda đã giành chiến thắng đối với bộ trưởng kinh tế và công nghiệp Banri Kaiedu, và trở thành thủ lĩnh mới của đảng. Dự kiến, rằng ngày 30 tháng tám tại cuộc họp của Hạ viện Yoshihiko Noda sẽ được cử làm quyền thủ tướng thứ 95 và thủ tướng 62 của Nhật Bản.


Làm thế nào hòa dịu tình hình nội bộ trong đảng càng nhanh càng tốt


Sau bầu cử lãnh đạo của đảng, Yoshihiko tại phiên họp của hai lưỡng viện quốc hội Nhật Bản đã có bài phát biểu, trong đó ông nói rằng trong tương lai cần loại bỏ những mâu thuẫn phe phái, vượt lên lòng thù hận, đi đến sự thống nhất của đảng để vượt qua cuộc khủng hoảng dân tộc. Các nhà phân tích cho rằng cuộc bầu chọn đại diện hiện nay của đảng Dân chủ Nhật Bản thể hiện cuộc đấu tranh giữa những người ủng hộ và những người đối lập của Ihiro Ozava. Chiến dịch bầu cử ở mức độ nào đó làm tăng thêm những mâu thuẫn giữa hai xu hướng. Liên quan đến vấn đề này, Yoshihiko Noda có ý định làm thế nào đó để cành nhanh càng tốt loại bỏ những vấn đề hiện tại, đi đến hòa giải trong đảng.

 

 

Tại cuộc họp báo sáng 29 tháng tám, Yoshihiko Noda đã nêu lên một loạt các vấn đề liên quan đến “Fukishima-1”, cũng như liên quan đến tình hình kinh tế phức tạp. Ông nói rằng cần từng bước giải quyết các vấn đề này, nổ lực để đưa “chính sách chấp hành” đi vào cuộc sống. Thủ lĩnh mới của đảng Dân chủ Nhật Bản nhận xét rằng trong thời gian sắp đến các cuộc bầu cử sẽ không tiến hành theo sự chia rẻ của Hạ viện.



 

Yoshihiko xuất thân từ gia đình sỹ quan đội quân phòng vệ, sinh tháng năm năm 1957 tại tỉnh Tiba, tốt nghiệp Đại học Vaseda, sau đó học tại Học viện Nhà nước và Quản lý  Matsushita (Matsushita Institute of Government and Management — MIGM), là trường được gọi là “cái nôi của các chính khách Nhật Bản. Vào năm 1987 Yoshihiko Noda lần đầu tiên được bầu làm nghị sỹ, vào tháng chín 2002 tham gia cuộc bầu cử người đứng đầu đảng Dân chủ, tuy nhiên ông thất bại. Sau khi thành lập văn phòng nội các của Naoto Kan vào tháng sáu 2010, Yoshihiko trở thành bộ trưởng tài chính, và giữ chức vụ này cho đến hôm nay. Ông là thủ lĩnh của phái “Yoshihiko Noda” trong đảng Dân chủ mà đảng này tập hợp từ các nghị sỹ trẻ tuổi, trong đảng ông được gọi là “người tường minh kinh tế”.


Yoshihiko Noda: thị trường Trung Quốc kích thích nền kinh tế Châu Á


Vào tháng tám năm nay, Yoshihiko trong một tạp chí đã công bố bài viết “Các quan điểm của tôi về quyền lực chính trị”, trong đó nói về cuộc bầu chọn thủ lĩnh của đảng Dân chủ Nhật Bản. Trong bài báo, nói về Trung Quốc, ông nhận xét rằng CHND Trung Hoa là động lực của nền kinh tế thế giới, và là đối tác buôn bán lớn nhất của Nhật Bản, thị trường Trung Quốc đóng vai trò kích thích đối với nền kinh tế Châu Á. Nếu sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc có thể phối hợp với những hiện thực của cộng đồng quốc tế, thì, dĩ nhiên, điều này sẽ là cơ hội tốt đối với Nhật Bản.

 

 

Đồng thời, Yoshihiko Nado cũng cho rằng “sự tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, việc mở rộng hoạt động, thiếu minh bạch của các mục đích chiến lược là mối lo ngại lớn nhất của Nhật Bản và khu vực”. Tình hình ở biển Nam-Trung Quốc, nơi nhận thấy sự đối đầu quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc với các thế lực bên ngoài, có thể, làm lung lay trật tự quốc tế ở khu vực. Tuy nhiên, phát biểu hôm 27 tháng tám trong khuôn khổ của chiến dịch bầu cử, khi nói về đường lối đối ngoại của Nhật Bản, Yoshihiko Noda hoàn toàn không làm nổi bật/tách riêng Trung Quốc, chỉ nhận xét sự cần thiết xác lập các mối quan hệ với các nước Châu Á và tạo nên “Trái Tim Châu Á”.-Kichbu-


--> Read more..

Đối thoại, một phẩm chất phải có trong thời đại thông tin

Đối thoại, một phẩm chất phải có trong thời đại thông tin

Thứ ba 30/08/2011 09:01

Nguồn: anninhthudo.vn

Kichbu post on thứ ba, 30.08.2011

ANTĐ - Mười một cuộc gọi là tụ tập cũng được, gọi là biểu tình thì hơi quá, gọi là tuần hành thì nghe nó có vẻ khách sáo quá.

Mười một cuộc ấy là đa nguyên về thái độ và đa nguyên về lợi ích. Dù cho ai đó định phóng đại lên hoặc định ví như mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông tôi chả tin. Một dân tộc mà mỗi người dân trải qua trăm năm chia cắt, ngót nghét trăm năm chiến tranh không chấp nhận hỗn loạn hay rối tung rối mù cả lên.

Cảm hứng lớn lao là phải thể hiện một cái gì đó với những cái đầu nóng, muốn ăn sống nuốt tươi dân tộc này khi nó chưa nhận ra tính chất thời đại là cái gì, mà người Hà Nội, người Tp. Hồ Chí Minh tụ tập, mà biểu tình, mà tuần hành thế thôi.

Cảm hứng riêng tư thì có nhiều. Cảm hứng phải đổi mới và đổi mới nhiều hơn nữa cũng là con số nhiều.

“No đường lưỡi bò”

“No hỗn loạn”

Bởi vì hỗn loạn thì bò sẽ liếm mặt. Một thứ mắm muối, cay cay, chua chua chả có ý nghĩa gì cả.

Đấy là nhận xét hay là cảm hứng của riêng người viết bài này về mười một cuộc.

Còn lý do chính yếu, cảm hứng chính yếu để viết bài này là cuộc đối thoại của Đảng và chính quyền Hà Nội với nhân sĩ trí thức, mà người đứng đầu là Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị.

Tôi chia sẻ và hiểu được điều đó chính là phong cách phải có trong thời đại thông tin của người quản lý, và là ông chủ tịch phường, bí thư phường, hay là gì gì đi chăng nữa.

 Và cũng xin nói thêm đấy cũng là cảm hứng của người viết bài này vào lúc dầu thì sôi, lửa thì bỏng với dân tộc ta, đất nước ta.

Thế còn bây giờ, tôi chiêm nghiệm một điều, có thể là chưa đúng, có thể là có thể đúng, sau khi đọc bài “Ứng xử thế nào với thời đại thông tin” của Quang Anh.

Bài viết của Quang Anh có thể gây ra nhiều tranh cãi hoặc la lối om sòm chửi bới thậm tệ. Hiện tượng ấy chả có gì lạ trong thời đại thông tin.

Nếu phải mắng mỏ Quang Anh, tôi cũng có thể mắng mỏ. Những dòng sau đây là sự chia sẻ. Tuổi của Quang Anh là mấy tôi cũng không thể biết. Nhưng tôi có quyền chia sẻ.

Thời đại thông tin là một cuộc cách mạng vô cùng to lớn, vô cùng triệt để. Nó có thể mang họa, cũng có thể mang lại hạnh phúc nếu ai đó biết chủ động về thông tin trên nền tảng của lẽ phải.

Tôi hoàn toàn đồng tình. Chỉ xin bàn thêm với Quang Anh vài ý kiến nhỏ sau đây, mà trong bài viết Quang Anh chưa bàn tới. Đó là chỉ có đối thoại và dám đối thoại mới làm chủ được thông tin. Cố nhiên trên cái căn bản phải là có lẽ phải, thuộc về lẽ phải.

Đối thoại là thế nào nhỉ? Xin mạn phép nhắc lại lời của ông bà, tổ tiên ta. Đối thoại là: Người nói phải có người nghe (chứ không phải không muốn nghe thì quên đâu nhé).

Đối thoại là: Trông mặt mà đặt hình dong. Nghĩa là mặt đối mặt (chứ không phải người thì đứng giữa ánh sáng, người thì trong bóng tối). Ít ra thì cũng phải gỡ bỏ tấm mạng che mặt để còn nhìn cho rõ mặt nàng dâu tương lai. Cái yêu thương hay cái phải dứt khoát từ bỏ ....

Đối thoại khi con người có chữ viết thì phải anh viết kiểu này phải cho tôi viết kiểu kia. Các trang blog các nhân bây giờ hình như là sự đối thoại từ khi con người có chữ viết ấy. Chỉ khác là nó được các phương tiện văn minh chuyển tải. Anh có ti vi thì tôi cũng được tinh vi một chút chứ. Người thì có, người thì không, tuyệt nhiên không phải là đối thoại.

Tất cả những thứ rau muống kể trên tôi chỉ muốn phán đoán rằng: Một người tử tế, một chính khách chân chính là người có phẩm chất đối thoại và dám đối thoại.

Đối thoại ít ra làm giảm thiểu sự không hiểu nhau. Làm giảm thiểu sự bức xúc không đáng có.

Làm tăng thêm sự đồng thuận. Làm cho trắng ra trắng đen ra đen.

Làm cho trần trụi cái xấu xa, trần trụi cái lẽ phải ...

Đối thoại nhất định sẽ làm cho cái đa số dù ồn ào hay thầm lặng sẽ tâm phục khẩu phục, sẽ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công. Hội nghị Diên Hồng là mẫu mực của loại hình đối thoại phải không Quang Anh. Cho dù lúc đó chưa phải là thời đại thông tin.

Minh Quang

 

--> Read more..

Trung Quốc-Philippines: Tăng cường cơ sở hợp tác và giải quyết thỏa đáng vấn đề nhạy cảm

Trung Quốc-Philippines: Tăng cường cơ sở hợp tác và giải quyết thỏa đáng vấn đề nhạy cảm

Укрепление основы сотрудничества и надлежащее урегулирование чувствительного вопроса -- к визиту президента Филиппин в Китай

2011-08-30 09:27:00

 Russian.News.Cn

Nguồn: russian.news.cn

Kichbu post on thứ a, 30.08.2011

Pekin, 29 tháng tám (Tân Hoa Xã) – Theo lời mời của chủ tịch CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, tổng thống Philippines Benigno Akino III sẽ thăm Trung Quốc cấp nhà nước từ 30 tháng tám đến 3 tháng chín. Đây là chuyến đi thăm đầu tiên của ông sau khi nhậm chức tổng thống.

Các nhà phân tích cho rằng chuyến đi của Benigno Akino III đến Trung Quốc chủ yếu nhằm phát triển hợp tác kinh tế thương mại và “tìm cội nguồn”,  điều này phản ánh cách tiếp cận chiến lược của hai nước với nhau. Trong tình hình hiện nay Trung Quốc mời Benigno Akino III đến thăm, nổ lực để giải quyết thỏa đáng vấn đề nhạy cảm biển Nam-Trung Quốc bằng con đường tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác, điều này thể hiện “sự bền bỉ” của Trung Quốc.

Hợp tác kinh tế thương mại sẽ là đề tài chủ yếu của chuyến thăm

Trong những năm gần đây sự phát triển các quan hệ Philippines-Trung Quốc cơ bản giữ được khuynh hướng tốt đẹp, trong khi đó các trao đổi kinh tế thương mại đã trở thành nội dung chính hợp tác của hai nước. Theo ý kiến của các nhà phân tích, trong chuyến đi thăm Trung Quốc sắp đến, Benigno Akino III sẽ giành sự quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại của hai nước và củng cố hơn nữa cơ sở phát triển các mối quan hệ hai bên.

Theo thông tin hiện có, Benigno Akino III dẫn đầu đoàn với thành phần gần 200 người, một nửa trong số đó – đại diện giới kinh doanh. Trong quá trình chuyến thăm, ngoài các cuộc hội đàm  với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông sẽ tham gia vào 3 diễn đàn của các doanh nhân Trung Quốc và Philippines, đây là hoạt động rất hiếm hoi trong thời gian chuyến thăm của một nhà lãnh đạo  một nước đến nước khác.

Trong mười năm qua quan hệ kinh tế thương mại của hai nước đã phát triển nhanh chóng. Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại thứ ba lớn nhất của Philippines, còn Philippines là đối tác buôn bán thứ sáu lớn  nhất của Trung Quốc trong số 10 nước ASEAN.

Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Tsyui Sin nhận xét rằng so với dân số và quy mô thị trường của hai nước, quy mô buôn bán và đầu tư tương đối không đáng kể. Theo ý kiến của ông,  hai nước có khả năng lớn bổ sung cho nhau trong lĩnh vực kinh tế thương mại, và sự hợp tác của hai nước có tiềm năng to lớn.

Chuyên gia của Viện hàn lâm quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc Chzan Syuegan cho rằng sau khi nhậm chức tổng thống vào tháng sau năm ngoái Benigno Akino III đã đưa ra một loạt các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế quốc dân,  và củng cố hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc nhằm thúc đẩy hồi phục nền kinh tế của Philippines rất quan trọng.

Lời mời Benigno Akino III đến thăm thể hiện “sự bền bỉ” ngoại giao của Trung Quốc

“Vấn đề biển Nam-Trung Quốc rất phức tạp, nhưng nó chỉ là một trong các bình diện của quan hệ Philippines-Trung Quốc, -Chzan Syugan nói.

“Không thể trong thời gian ngắn giải quyết được sự tranh cãi của Trung Quốc và Philippines xung quanh các đảo Nansha (Trường Sa-Kichbu). Syugan nói rằng việc mời tổng thống Philippines đến Trung Quốc, thúc đẩy các qua hệ song phương bằng cách củng cố hợp tác trong các lĩnh vực xã hội và kinh tế thương mại, kiểm soát có hiệu quả vấn đề nhạy cảm trong các quan hệ liên quốc gia phản ánh “sự bề bỉ” của Trung Quốc.

Benigno Akino III trước đó đã tuyên bố rằng hai bên hy vọng giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình, vấn đề biển Nam-Trung Quốc sẽ không gây thiệt hai cho quan hệ song phương.

Trung Quốc luôn luôn đấu tranh giải quyết các cuộc tranh cãi và những bất đồng băng con đường hòa bình và nổ lực vì điều đó. Để giải quyết tranh cãi các bên liên quan có thể  gác lại sự tranh cãi và cùng nhau khai thác.

Chzan Syugan đã nói rằng việc mời Benigno Akino III đến thăm Trung Quốc thể hiện sự chân thành của sự hợp tác hữu nghị. Giải quyết cuộc tranh cãi cần không chỉ những cố gắng của Trung Quốc, mà còn phản ứng tích cực của các bên liên quan. Chỉ trong trong trường hợp này việc xây dựng hòa bình, ổn định và cùng phồn thịnh của khu vực mới có thể.-Kichbu-

--> Read more..

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Bộ trưởng QP Trung Quốc Lyan Guanle tiếp thứ trưởng QP Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh

Bộ trưởng quốc phòng CHND Trung Hoa Lyan Guanle tiếp thứ trưởng quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh

Министр обороны КНР Лян Гуанле встретился с заместителем министра обороны Вьетнама Нгуен Чи Винем

2011-08-30 08:43:26

Russian.News.Cn

Nguồn: russian.news.cn

Kichbu post on thứ ba, 30.08.2011

 

 Pekin, 29 tháng tám (Tân Hoa Xã) - Ủy viên Quốc vụ viện, bộ trưởng quốc phòng CHND Trung Hoa Ly Guanle hôm nay tại Pekin đã gặp gỡ với thứ trưởng quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đến Trung Quốc tham dự hiệp thương thứ năm của bộ quốc phòng hai nước về quốc phòng và an ninh.

Tại cuộc gặp gỡ Lyan Guanle nhận xét rằng phía Trung Quốc đánh giá cao sự phát triển các quan hệ với Việt Nam và sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc và phối hợp, giữ gìn cảnh giác liên quan đến các thế lực nước ngoài đang mưu toan gieo mối hiềm khích giữa Trung Quốc và Việt Nam, cương quyết bảo vệ những lợi ích chiến lược chung của hai nước và đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực biển Nam-Trung Quốc. Tại thời điểm hiện nay, hai bên cần cùng nỗ lực để đấu tranh chống phức tạp hóa và quốc tế hóa vấn đề biển Nam-Trung Quốc và đấu tranh giải quyết các tranh cãi bằng hiệp thương và đàm phán.

Nguyễn Chí Vịnh về phía mình nói rằng Việt Nam nâng cao sự quan  tâm đối với sự phát triển đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và sẵn sàng nỗ lực cùng Trung Quốc đẩy mạnh và tăng cường các cuộc tiếp xúc và hợp tác giữa hai nước và các lực lượng vũ trang trong các lĩnh vực khác nhau và cùng nhau đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông cũng đồng thời nhận xét rằng những bất đồng giữa hai nước liên quan đến vấn đề biển Nam-Trung Quốc cần được giải quyết bằng hiệp thương hữu nghị  trên cơ sở sự tin cậy qua lại, kiên quyết không chấp nhận để các thế lực bên ngoài lợi dụng tình hình, phá vỡ các quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.-Kichbu-

---

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh:

Mở rộng hợp tác, xây dựng tin cậy, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống


QĐND - Thứ Ba, 30/08/2011, 0:37 (GMT+7)

Nguồn: qdnd.vn

QĐND - Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt - Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai đã diễn ra tốt đẹp ngày 29-8 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, dưới sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Hai bên đã nhất trí nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương và đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề, góp phần tăng quan hệ hữu nghị Việt-Trung.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền

Phát biểu tại Đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh. Giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng. Hàng nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc.

Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt-Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết nhau, xây dựng quan hệ gắn bó giữa quân đội hai nước. Trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vào đầu năm 2010; chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Lương Quang Liệt và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cuối năm 2010 và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào đầu năm 2011. Quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa Hải quân, Biên phòng và quân khu giáp biên giới hai nước được đẩy mạnh. Các cuộc tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ đạt được kết quả tốt. Việc trao đổi học viên quân sự tăng cả số lượng và chuyên ngành…

Trên nền tảng tốt đẹp đó, tại Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung lần này, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân sự dài hạn và ngắn hạn. Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc... Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ và nhân dân Việt-Trung hiểu rõ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước.

Tại cuộc Đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi về tình hình Trung Đông-Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương: “Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị bất ngờ”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, tuy nhiên, ông cho rằng: “Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ khu vực phát sinh vấn đề với nhau”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lương Quang Liệt và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam.

Hướng tới giải pháp “Cùng thắng”

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước. Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt-Trung và ổn định khu vực: “Hòa bình hai bên đều có lợi, đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói.

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc; xử lý trên các diễn đàn đa phương. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, các vấn đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế. Đó là, những vấn đề mang tính quốc tế theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan, những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương. Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam-Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch:“Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ rằng, để bảo vệ và xây dựng đất nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu dựa vào nước này để chống nước kia: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa hai nước.“Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng thông báo chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn.“Các thế lực thù địch hiện có hai luận điệu chống phá. Thứ nhất, là Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc. Thứ hai, là Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển Việt Nam. Đây là các luận điệu bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề nhưng hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết xử lý bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, với giải pháp hai bên cùng có thể chấp nhận được”. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu và nhấn mạnh thêm:“Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!". Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế quy định và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên có thể chấp nhận được, nhưng“trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tiếp Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời thăm hỏi của Đại tướng Phùng Quang Thanh tới Thượng tướng Lương Quang Liệt. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định lại mong muốn giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và cho rằng kết quả tốt đẹp của cuộc Đối thoại sẽ tạo động lực để tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt-Trung, góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

Bài và ảnh: Bảo Trung (từ Bắc Kinh)

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt - Trung xuất phát từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và nhu cầu giải quyết những khác biệt, bất đồng

QĐND - Thứ Tư, 31/08/2011, 0:3 (GMT+7)

Nguồn: qdnd.vn/qdndsite

QĐND - Nhân dịp tới Bắc Kinh dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung cấp thứ trưởng lần thứ hai, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đã tới thăm Đại học Quốc phòng Trung Quốc sáng 30-8. Đoàn Việt Nam đã tham quan và tiến hành thảo luận về tình hình an ninh khu vực với lãnh đạo nhà trường. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc trao đổi với Trung tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

Cùng ngày, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời phỏng vấn báo chí tại Bắc Kinh: 

- Xin đồng chí Thứ trưởng cho biết đôi nét về nội dung Đối thoại chiến lược Quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc vừa diễn ra?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc lần này là lần thứ năm, nhưng là lần thứ hai sau khi hai nước nhất trí đưa đối thoại lên cấp thứ trưởng Quốc phòng, mức đối thoại cao nhất về chiến lược quốc phòng. Điều này không những thể hiện sự tin cậy và nhu cầu về hợp tác quốc phòng an ninh trong bối cảnh chung của khu vực, mà còn phát triển tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong Đối thoại chiến lược quốc phòng lần này, cũng như thông lệ, hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực liên quan đến quốc phòng an ninh của mỗi nước, đồng thời trao đổi về những biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc.

Trong tình hình hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc có hai vấn đề được nhân dân, đảng, nhà nước và quân đội rất quan tâm. Vấn đề thứ nhất là phải tăng cường hợp tác trên tất cả các phương diện, các lĩnh vực, bộ ngành, trong đó có quốc phòng an ninh nhằm tương xứng với mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Vấn đề thứ hai, lý do khiến cuộc đối thoại lần này nhận được sự quan tâm nhiều hơn là giữa Việt Nam và Trung Quốc có những vấn đề khác biệt, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Không thể không nói đến vấn đề Biển Đông trong đối thoại chiến lược quốc phòng, nhưng nói như thế nào để vừa giữ được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, vừa giữ được hòa khí, tình đoàn kết hữu nghị với Trung Quốc và đây cũng chính là mục tiêu cao nhất của đoàn Việt Nam đặt ra lần này.

Nói về diễn biến của cuộc đối thoại chiến lược, tôi không biết các bạn Trung Quốc đánh giá như thế nào, nhưng phía Việt Nam cho rằng cuộc đối thoại đã diễn ra tốt đẹp. Chúng ta đã nói được với các đồng chí Trung Quốc tất cả những gì ta cần nói-đó là sự khẳng định của Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ, khẳng định của Việt Nam về độc lập tự chủ của đất nước, đồng thời cũng thể hiện Việt Nam mong muốn giải quyết và xử lý các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và công khai minh bạch. Ngược lại, phía Trung Quốc cũng trao đổi với đoàn ta rất thẳng thắn về những quan điểm của Trung Quốc. Điều đáng mừng nhất là các đồng chí Trung Quốc cũng bày tỏ một cách rõ ràng mong muốn có tính nguyên tắc trong giải quyết những vấn đề tồn tại giữa Trung Quốc và Việt Nam bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở hai nước XHCN láng giềng, tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch. Những vấn đề, những nội dung chúng ta nói với phía Trung Quốc đều là thực tiễn và sự thực. Những gì mà các đồng chí Trung Quốc nói với chúng ta cũng là những điều mà Trung Quốc nghĩ đến, nhưng để ngồi mà nói với nhau một cách thẳng thắn về những ý nghĩ đó thì lại là điều không phải dễ. Sau khi hai bên trao đổi thẳng thắn với nhau, chúng tôi thấy phía Trung Quốc rất vui vẻ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của chúng ta. Trong khi đó, đoàn Việt Nam cũng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của phía Trung Quốc.

Tôi nhắc lại, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được khẳng định và dựa trên cơ sở láng giềng XHCN, nhưng trước hết phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, tôn trọng độc lập tự chủ của nhau. Đó chính là các điểm và những nội dung nổi bật trong cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc lần này. 

- Là một bộ phận trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong thời gian qua, quan hệ quốc phòng đã có những đóng góp như thế nào trong quan hệ chung giữa hai nước?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Quan hệ quốc phòng trước hết tạo ra sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Mối quan hệ quốc phòng càng sâu, càng cao thì sự tin cậy về hòa bình, tin cậy về ổn định cũng như tin cậy về nhu cầu hợp tác càng tăng lên. Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với Trung Quốc đã có truyền thống từ trước đến nay. Trong tình hình mới hiện nay, hợp tác đa dạng, ở nhiều cấp một cách thường xuyên và phát triển sẽ củng cố sự tin cậy giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tác dụng thứ hai của hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc là trên cơ sở hợp tác quốc phòng, chúng ta có điều kiện để mở rộng quan hệ đối ngoại của quân đội, không chỉ với riêng Trung Quốc mà còn tham gia vào các diễn đàn đa phương cũng như xúc tiến quan hệ quốc phòng với nhiều nước khác. Có thể nói, ta đã có quan hệ hợp tác quốc phòng với tất cả các nước lớn trên thế giới và các nước trong khu vực có quan hệ kinh tế, chính trị với Việt Nam. Tác dụng thứ ba của hợp tác quốc phòng là góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, trong đó chủ yếu là công tác đào tạo. Có thể thấy, lĩnh vực giáo dục đào tạo của Trung Quốc đã có những bước tiến khá xa so với trước đây, trong đó có đào tạo quốc phòng. Chúng ta đã gửi các sinh viên sang Trung Quốc học những ngành mà Trung Quốc có thế mạnh như khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật… 

- Đồng chí đánh giá như thế nào về triển vọng quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Triển vọng hợp tác quốc phòng trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào mức độ quan hệ chung giữa Việt Nam và Trung Quốc. Như các đồng chí đã biết, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tốt đẹp. Hiện  chúng ta đang chờ đợi những sự kiện chính trị to lớn giữa hai đảng và hai nhà nước. Thứ hai là quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua đã có sự phát triển vượt cao hơn cả dự kiến, điển hình Trung Quốc trong năm 2010 đã trở thành đối tác kinh tế hàng đầu của chúng ta với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 30 tỷ USD, năm nay có thể sẽ còn cao hơn. Trong bối cảnh chung đó, hợp tác quốc phòng giữa hai nước sẽ phát triển do những điều kiện thuận lợi của tình hình cũng như quan hệ chiến lược giữa hai nước tạo ra.

 Mặt khác, hợp tác quốc phòng giữa hai nước được tăng cường còn do xuất phát từ nhu cầu giải quyết những bất đồng, khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi nhắc lại, giữa Việt Nam và Trung Quốc rõ ràng có một thực tế là tồn tại những khác biệt và bất đồng ở Biển Đông. Quốc phòng phải đảm bảo cho bất đồng mà không xung đột, mâu thuẫn nhưng không trở thành điểm nóng. Do đó, tôi cho rằng vừa xuất phát từ điều kiện và hoàn cảnh, vừa xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu nên hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian tới sẽ và cần phải tiếp tục phát triển. 

- Trong cuộc đối thoại vừa rồi, hai bên có đạt được những thỏa thuận mang tính nguyên tắc về vấn đề Biển Đông không, thưa Thứ trưởng?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Trước hết, những vấn đề cụ thể liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không thuộc chức năng của quốc phòng, vì vậy đối thoại không bàn các nguyên tắc để giải quyết vấn đề Biển Đông. Đây là việc của các bộ, ngành khác. 

Tuy nhiên, quốc phòng cần phải đặt ra những nguyên tắc ứng xử trong lĩnh vực quốc phòng. Trước hết là không được sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực và tôi cũng đã phát biểu với các đồng chí Trung Quốc là thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực trong vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, quốc phòng phải tăng cường xây dựng một vùng biển hòa bình và phát triển. Ví dụ như phải cùng giúp đỡ bảo vệ ngư dân; làm tốt các công tác quản lý trên biển; bảo vệ các hoạt động lao động hòa bình trên biển; tuân thủ luật pháp quốc tế... Đó là những nguyên tắc hai bên đã đạt được từ trước và được nhắc lại tại cuộc đối thoại lần này và đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện.

Chúng tôi nhất trí tăng cường hợp tác Hải quân, tuần tra chung, tăng cường cử tàu thăm lẫn nhau với mục đích không để xảy ra va chạm giữa hai lực lượng quốc phòng trên biển. Một khía cạnh hợp tác Hải quân rất quan trọng khác là bảo vệ ngư dân và các lao động hòa bình trên biển. Tuyệt đối không được ứng xử thô bạo với ngư dân, dù họ đúng hay sai thì đều phải đối xử nhân đạo như đối với ngư dân nước mình. Họ sai thì phải chỉ cho cái họ sai và hướng dẫn làm cho đúng.

Hợp tác biên phòng ở Vịnh Bắc Bộ và đường biên giới trên bộ đã có những hợp tác tốt. Có thể nói đường biên giới Việt - Trung trên bộ cho đến nay là đường biên hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Như vậy, hợp tác biên phòng trên biển cũng có thể làm tình hình dịu đi.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc cũng là đồng tác giả của Sáng kiến hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Sáng kiến này liên quan chặt chẽ với biển vì biển là nơi dễ bị thảm họa nhiều nhất.

Đây là những ví dụ cho thấy, bằng giải pháp cụ thể thì hai bên sẽ hiện thực hóa cam kết giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội hai nước.

- Có một thực tế là những năm gần đây Trung Quốc không ngừng tăng cường hiện đại hóa quân đội. Đặc biệt thời gian gần đây có những sự kiện lớn như Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay, máy bay tàng hình J-20. Xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Trước tiên, với một nước láng giềng lớn như Trung Quốc, việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quốc phòng thì Việt Nam đương nhiên rất chú ý, chúng ta cần nghiên cứu sự phát triển về tiềm lực quốc phòng Trung Quốc. Nhưng sự phát triển đó phải phân biệt là phát triển về tiềm lực hay phát triển về hành động. Nếu phát triển về tiềm lực thì đó là quyền của mỗi nước và không gây ảnh hưởng nhiều tới tình hình an ninh khu vực. Nhưng nếu là phát triển về hành động, ví dụ đóng tàu sân bay rồi để đưa đến những vùng biển nhạy cảm hay tổ chức các cuộc diễn tập bất thường… thì sẽ gây lo ngại và mất an ninh cho khu vực. Còn nếu chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của mình thì đó là quyền của mỗi nước./.

Bài và ảnh: Bảo Trung (từ Bắc Kinh)

Xem các còm tại đây!

---

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng

gửi các nhà lãnh đạo VN

Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________

THƯ NGỎ

    Kính gửi :

-          Ông Trương Tấn Sang   – Chủ tịch nước CHXHCN VN.

-          Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư BCH TW ĐCS VN.

-          Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ Tịch Quốc Hội nước CHXHCN VN.

-          Ông Nguyễn Tấn Dũng  – Thủ Tướng Chính phủ nước CHXHCN VN.

Thưa các vị ,

Tôi là LÊ HIẾU ĐẰNG, công dân đang thường trú tại Quận 10 TP.HCM viết thư ngỏ này để đề nghị các vị với tư cách những nhà lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, của Đảng làm sáng tỏ hai sự việc đã xảy ra trong thời gian gần đây mà xét đến cùng các vị cũng có phần trách nhiệm, nếu không nói là có trách nhiệm cao nhất.

Hai sự việc đó là :

1)      Chủ trương cấm các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa chống bành trướng Trung Quốc của một bộ phận nhân sĩ, trí thức, nhân dân Thủ đô Hà Nội và sau đó là hành động bắt bớ, đàn áp những người biểu tình, dùng các phương tiện truyền thông, báo chí của Nhà nước phát những tin tức, hình ảnh lập lờ cố tình bôi xấu, chụp mũ “phản động” đối với một số nhân sĩ, trí thức, nhà văn mà nhân cách, uy tín và quá trình đấu tranh vì nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam không ai có thể phủ nhận được.

Việc làm nêu trên hoàn toàn đi ngược lại khuyến cáo đầy thiện chí của các nhân sĩ, trí thức, trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức văn nghệ sĩ ở Hà Nội và đông đảo anh chị em trong phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn trước 1975 trong Tuyên Cáo ngày 25/6/2011, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của một số nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ và một bộ phận nhâ dân Thủ đô Hà Nội đã từng tham dự các cuộc tuần hành, biểu tình yêu nước liên tiếp chống hành động bành trướng của Trung Quốc trong các buổi sáng Chủ nhật vừa qua.

2)      Trong vòng đối thoại thường niên về quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây, ông Nguyễn Chí Vịnh – thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN VN đã có những phát biểu mà nhiều người, trong đó có tôi và những người đã từng đấu tranh trong phong trào ở các thành thị Miền Nam trước 1975, cho rằng vượt thẩm quyền của một thứ trưởng Quốc phòng. Nội dung gây phẫn nộ trong những nhân sĩ, trí thức và đông đảo nhân dân là việc ông Vịnh đã thông báo cho phía Trung Quốc “Chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn” . Ông Vịnh nhân danh ai, nhân danh cái gì mà đã hạ mình để làm vui lòng nhà cầm quyền Trung Quốc khi thông báo và hứa với Trung Quốc như vậy. Việc nhân dân VN biểu tình chống lại hành động bành trướng xâm lược có hệ thống của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh và thái độ của nhà nước VN hoàn toàn là chuyện nội bộ của một nước có chủ quyền. Ông Nguyễn Chí Vịnh lấy quyền gì mà cam kết một cách nhục nhã với nhà cầm quyền Trung Quốc như vậy? Các vị với tư cách những nhà lãnh đạo cao nhất của Nhà nước VN, của Đảng Công Sản VN có ủy quyền cho ông Vịnh nói với Trung Quốc nội dung trên hay không? Hành động và lời nói của ông Vịnh đã xúc phạm nghiêm trọng đến lòng tự tôn và danh dự của cả môt dân tộc đã có một quá trình chống ngoại xâm vô cùng hiển hách.

Thưa các vị ,

Tôi nêu hai sự việc trên để các vị với tư cách những nhà lãnh đạo cao nhất của nhà nước và của Đảng, hơn nữa các vị đều là đại biểu của Quốc Hội, làm rõ trước công luận :

-          Hai sự việc nêu trên xảy ra gần đây có phải là chủ trương chính thức của Nhà nước VN, của Đảng Cộng Sản VN hay không ?

-          Nếu đây không phải là chủ trương chính thức của Nhà nước VN, của Đảng Cộng Sản VN thì các vị có biện pháp gì để kiểm điểm trách nhiệm đi đến xử lí, kỉ luật các cán bộ thuộc quyền đã có những hành động lạm quyền, vượt quyền, nếu không nói là lộng quyền như trên hay không ? Hay nói theo cách nói tế nhị của giáo sư Ngô Bảo Châu khi phê phán phiên tòa sơ thẩm xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này ”

Tôi với tư cách công dân, với tư cách một cử tri của Sài Gòn – TP.HCM dùng quyền chất vấn của mình để các vị làm rõ trước công luận hai sự việc nêu trên vì tôi quan niệm rằng trong một chế độ chính trị độc Đảng nếu Nhà nước không tự nghiêm khắc với chính mình thì hiện tượng lạm quyền, lộng quyền của những cán bộ có chức quyền sẽ làm trầm trọng thêm tệ quan liêu, tham nhũng, chuyên quyền, vi phạm nghiêm trọng đến lợi ích và các quyền công dân, chà đạp lên luật pháp, đe dọa sự tồn vong của dân tộc, của đất nước.

Qua thư ngỏ này, tôi tin tưởng rằng với trách nhiệm của mình, các vị sẽ có những biện pháp đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả để tránh nhửng sự việc đáng tiếc như đã xảy ra trong thời gian gần đây, để VN thân yêu của chúng ta hòa mình thật sự vào dòng chảy tự do, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội hiện nay trên Thế giới ./.

Trân trọng,

TP.HCM, ngày 06 tháng 9 năm 2011

                                                                                                                                                           Kí tên ,

                                                                                                                                                                                LÊ HIẾU ĐẰNG

-          Nguyên Phó Tổng thư kí Uỷ Ban TW Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN (1968-1977);

-          Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định ( 1969-1975);

-          Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM (1989-2009);

-          Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM Khóa 4,5.

Nguồn: anhbasam.wordpress.com

Xem các coms tại đây!

 

 

 

--> Read more..

Steps


Flag Counter