Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Những vùng cấm dưới thời Xô Viết

Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср

Запретные зоны советских времён


Kichbu theo fishki.net

Photoproject của Danila Tkachenko "Những vùng cấm”  dành riêng cho mong muốn của nhân loại tiến tới tiến bộ kỹ thuật, mà vì nó các chính phủ có những chi phí to lớn. Theo tác giả, "tương lai kỹ hoàn hảo" - đó là một điều không tưởng.

Ông tham quan các điểm "thành tựu vĩ đại" của thời Xô Viết, mà những kế hoạch đồ sộ và hy vọng lơn lao một thời gắn liền với chúng, và bây giờ mất tất cả ý nghĩa (cả về kỹ thuật và ý thức hệ) và từ từ bị hủy họa.

Thủy phi cơ cất cánh thẳng đứng và hạ cánh VVA-14. Liên Xô chỉ có hai chiếc như thé được chế tạo vào năm 1976, một trong số đó đã bị rơi.

Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср

Chung cư được xây dựng cho một thành phố khoa học để nghiên cứu sinh học
 
Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср
Tàu ngầm diezel lớn nhất thế giới

Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср

Thành phố thợ mõ trước đây. Sau khi nó trở nên hoang vắng, tại đây đã hình thành khu vực ném bom huấn luyện

Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср

Thành phố, nới dưới thời Xô Viết sản xuất động cơ tên lửa. Nó tồn tại đến năm 1992


Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср Anten liên lạc xuyên hành tinh. Liên Xô đã lên kế hoạch xây dựng các cơ sở trên các hành tinh khác và dã chuẩn bị cơ sở hạ tầng để liên lạc với chúng


Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср Tượng đài tại nhà máy hạt nhân đã bị lãng quên

Запретные зоны советских времён запретные зоны, ссср

-----
--> Read more..

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Trung Quốc cắt giảm sử dụng than



Китай сократил потребление угля
Kichbu theo lenta.ru
Các nhà kinh tế từ Trung Quốc, Anh và Mỹ kết luận rằng Thiên triều bắt đầu giảm khai thác và sử dụng than.  Một ấn phẩm trên tạp chí Nature Geoscience cho biết.
Việc khai thác và sử dụng than ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên  này lớn nhất thế giới, đạt đỉnh điểm vào những năm 2013-2014, và kể từ đó, các nhà khoa học cho rằng, bắt đầu giảm. Theo các nhà kinh tế, xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai.
Các nhà khoa học nêu ba lý do chính cho việc giảm tiêu thụ than: suy thoái kinh tế, sự suy giảm  tăng trưởng trong ngành than và chính sách kinh tế hiện nay về giảm bớt sự phụ thuộc vào khoáng sản.
Trung Quốc là quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga) về trữ lượng than khai thác và là nước thứ nhất - về tiêu thụ nó. Việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phép làm cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng hiện nay các các quan điểm môi trường dẫn đến việc từ bỏ nó. Trung Quốc cũng như các nước khác trên thế giới, định định hướng lại  từ than sang năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân và thủy điện.
Photo: Hoo Mei / ZUMA / Globallookpress.com
------

--> Read more..

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

New York Times đã tìm thấy một người Trung Quốc xem Vladivostoc là lãnh thổ của CHND Trung Hoa


New York Times разыскала китайца, который считает Владивосток территорией КНР


Kichbu theo vzglyad.ru



Các nhà báo của đã gặp tại Vladivostok một doanh nhân từ Trung Quốc. Ông ta trả lời với bổn báo rằng thành phố trên thực tế là lãnh thổ của Trung Quốc.



Doanh Cui Ronvey cho biết ông từ đông-bắc Trung Quốc đến Vladivostok, bởi vì ông không thể cho phép mình đến Paris. Theo ông, ông chắc chắn rằng  Vladivostok là lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc và nên được gọi là "Hashinvay-Hải Sâm Uy" New York Times viết.

"Trong thực tế, đất này của Trung Quốc. Nhưng chúng tôi không phải  vội đòi lại", - người Trung Quốc mà các nhà báo chụp được ảnh ông ta trên phố bờ  biển tại Vladivostok trên nền các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho biết.

Nhắc lại, lãnh thổ Primorsky, nơi có trung tâm của khu vực - thành phố Vladivostok, thực sự trước năm 1860 thuộc về triều đại Nhà Thanh Trung Quốc. Những vùng đất này thuộc vào Đế quốc Nga theo Hiệp định Peking 1860, phân định lãnh thổ các vùng lãnh thổ theo bờ sông Amur, Ussuri của Trung Quốc, cũng như nhánh Kazakevich.  Như vậy, các con sông  nêu trên hoàn toàn thuộc sở hữu của Nga.



Hiệp định được ký bởi phía Trung Quốc để bày tỏ sự biết ơn đối với Nga vì  bá tước Nicholas Ignatiev đã cứu Peking khỏi sự cướp bóc của binh lính Pháp-Anh sau khi Trung Quốc bị thua trong Chiến tranh nha phiến thứ hai.



Cần thấy rằng vấn đề sở hữu các vùng lãnh thổ Primorsky không bao giờ được đặt ra trong chương trình nghị sự quan hệ Nga-Trung Quốc, bởi nó được quy định  lâu dài bởi các thoả thuận và không phải là chủ đề của một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Moscow và Peking.

Cũng cần thấy rằng hiện nay CHND Trung Hoa đang tranh chấp quần đảo trên biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu). Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển này với một số quốc gia là  thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Brunei, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Những mâu thuẫn nghiêm trọng nhất vẫn tồn tại giữa Trung Quốc một mặt và Manila, cũng như với Hà Nội - mặt khác. Ngoài ra, Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp đảo Dzyaoyuydao (Senkaku).

Hoa Kỳ tích cực can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ này. Chẳng hạn, ngày 15 tháng Sáu có thông tin rằng họ sẽ điều đến Đông Á các tàu bổ sung của Hạm đội 3  Hải quân Mỹ. Reuters ghi nhận rằng tin tức này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa liên quan đến tình hình ở Biển Đông.

Vào tháng Sáu, Trung Quốc đáp lại kêu gọi của Hoa Kỳ giảm hoạt động của họ ở Biển Đông, đã tuyên bố ý định của mình để bảo vệ khu vực khỏi sự hỗn loạn do một số quốc gia gây nên.

Trước đó, Newsweek đã cho biết giữa Washington và Peking các điều kiện cho một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp Biển Đông đã chín muồi. Như bổn báo nhấn mạnh, trong những năm gần đây các nước này chưa bao giờ cận kề với một cuộc chiến tranh đến mức như vậy.

Bộ Ngoại giao Nga, trái lại, trước đó đã bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc  và các nước ASEAN về Biển Đông.

Ngày 12 tháng Bảy, Tòa án Hague bằng phán quyết của mình đã tước của Trung Quốc các quyền tham vọng các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, và ủng hộ các đòi hỏi của Philippines. Peking cho biết họ không công nhận phán quyết này và sẽ không thay đổi lập trường về vấn đề này.

Nhớ lại rằng  trong cuộc giao lưu trực tuyến của tổng thống với những người Nga vào năm 2014, hưu trí Faina Ivanovna đã Putin về việc sáp nhập Alaska vào Nga. Đáp lại Putin kêu gọi “đừng nóng” và nói rằng ông biết về tên gọi hài hước của Alaska "Ice-Crym".
-----
--> Read more..

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Ucraina: thiết quân luật sẽ ban bố vào ngày 1 tháng Tám

введение военного положения на украине может состояться 1 августа

Украина: введение военного положения может состояться 1 августа

Kichbu theo politobzor.net

Tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh và Quốc phòng, thư ký Oleksandr Turchynov đã tuyên bố rằng vì tình hình ngày càng tồi tệ ở Donbas nghị quyết về việc ban bố thiết quân luật trên lãnh thổ đất nước sẽ được xem xét.

Theo Turchynov, các cuộc đánh phá liên tục mà không  hy vọng chấm dứt, việc sử dụng pháo hạng nặng, các hệ thống phát hiện hiện đại nhất đã dẫn đến tổn thất to lớn của binh sỹ Ucraina. Chỉ trong những ngày qua quân đội đã mất 7 người, 14 người bị thương.

Chính trị khách nói rằng Kiev, thông qua các kênh ngoại giao, đã thông báo cho các nước phương Tây về những vi phạm các thỏa thuận Minsk. Nếu các cuộc đánh phá tiếp tục, chính phủ sẽ buộc phải tuyên bố xem xét vấn đề tuyên bố thiết quân luật.

Đồng thời, đại biểu của khối Petro Poroshenko, người muốn được giấu tên cho biết rằng vào ngày 1 tháng Tám, trong nước sẽ tuyên bố thiết quân luật, vì nhiều người đã chết trong chiến dịch chống khủng bố, và nếu tình hình như vậy còn tiếp tục, đất nước sẽ xảy cuộc đảo chính, và sẽ không ngăn chặn được một Maidan mới.

Theo lời của đại biểu, trong khi binh lính bảo vệ các các vị trí, ở các thành phố nằm xa mặt trận, diễn ra các buổi hòa nhạc, các loại vui chơi giải trí, thường bắn  pháo hoa. Tất cả mọi thứ phải trung thực, theo quan điểm của pháp luật và đạo đức.

Chúng ta hãy xem tuyên bố thiết quân luật sẽ tác động đến cuộc sống của người thường dân Ucraina như thế nào

Từ góc độ pháp lý điều này khá đơn giản: Tổng thống ban hành chỉ thị và nó được thông qua bởi các nghị sĩ trong hai ngày. Về  việc phê duyệt quyết định được công bố trên các phương tiện truyền thông. Trong luật có những hạn chế tạm thời về quyền và tự do của người dân đất nước, bao gồm:

- Áp đặt dịch vụ lao động bắt buộc đối với dân số trong độ tuổi lao mà không tham gia vào ngành công nghiệp quốc phòng để giải quyết các thảm họa tự nhiên và hỗ trợ các đơn vị quân đội.

- Tịch thu tạm thời tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức và công dân cho nhu cầu của quân đội. Sau khi thiết quân luật kết thúc,  tài sản sẽ được hoàn trả cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc bồi thường giá trị của nó.

- Cấm bán đồ uống có cồn.

- Những người  phù hợp cho phục vụ trong quân đội sẽ không được phép rời khỏi nơi cư trú.

- Công dân bình thường phải cung cấp nhà ở cho binh lính cư trú.

- Cấm có mặt ở nơi công cộng tại một thời điểm nhất định mà không có giấy tờ tuỳ thân, giấy phép đặc biệt.

Việc hủy bỏ thiết quân luật cũng đơn giản: Tổng thống ban bố lệnh và nó được phổ biến trên các phương tiện truyền thông.
-----


--> Read more..

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Chờ mua T-90, Việt Nam tiếp tục sử dụng T-34 và Su-100

В ожидании Т-90, вьетнамцы продолжают эксплуатировать Т-34 и Су-100

В ожидании Т-90, вьетнамцы продолжают эксплуатировать Т-34 и Су-100

Kichbu theo topwar.ru

Trong các tài liệu hướng dẫn về xe thiết giáp chỉ ra rằng các xe tăng T-34-85 vẫn có thể tìm thấy trong quân đội của một loạt quốc gia, và  một trong những nước này là Việt Nam. Ở đó cùng với "Ba mươi tư" còn có cả SU-100, Vestnhik Mordovia viết.  
"Cần thấy rằng xe tăng mô hình này bắt đầu được trang bị vào cuối thập niên 50s. Chúng đã chiến đấu chống lại người Mỹ, bè lũ bù nhìn Sài Gòn, chống Pol Pot và Trung Quốc", -  tác giả nhắc lại
 В ожидании Т-90, вьетнамцы продолжают эксплуатировать Т-34 и Су-100

nhiên, tạp chí viết: "hiện tại, những xe tăng này khác với những xe tăng tham chiến trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại: chúng được cải tiến, đặc biệt, có các đà trụ tiêu chuẩn hóa với xe tăng T-54/55/62, các thiết bị nhìn đêm và vô tuyến điện hiện đại hơn".
 В ожидании Т-90, вьетнамцы продолжают эксплуатировать Т-34 и Су-100

Tuy nhiên, xe thiết giáp này, thậm chí đã được cải tiến, có giá trị lịch sử hơn là chiến đấu. "Vì vậy, tại Việt Nam đã rất hào hứng đón nhận thông tin về việc sắp tới sẻ mua T-90MS của Nga", - tác giả nhấn mạnh.

Đồng thời các nhà phân tích Việt Nam, cho rằng số lượng xe tăng được mua lớn hơn nhiều so với 28 xe tăng đã  nêu trước đây.
-----
--> Read more..

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Trung Quốc xem phán quyết của tòa án về các đảo là trái pháp và kêu gọi Hoa Kỳ “suy nghĩ”

Лю Чжэньминь

Китай назвал решение суда по островам незаконным и призвал США «подумать»

Kichbu theo lenta.ru

Peking đã thể hiện thái độ cứng rắn đối với Hoa Kỳ vì quan điểm của Hoa Kỳ về biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu). Về điều này, theo RIA Novosti cho biết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Lu Kang cho biết điều này tại cuộc họp báo.

Trước đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố Hoa Kỳ vẫn hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng phán quyết của tòa án ở The Hague về tình hình ở Biển Đông. Ông nói thêm rằng việc Peking từ chối sẽ có nghĩa là vi phạm luật pháp quốc tế.

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên phía Mỹ, "cần suy nghĩ về những phát ngôn và hành động của mình”, “chấm dứt đề xuất những quyết định tương ứng trái pháp luật" và "gây các sự cố ở Biển Đông".

Lu Kang xem quan điểm “gây phương hại đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh, cũng như dẫn đến gia tăng căng thẳng trong khu vực".

Về phía mình, thứ trưởng ngoại giao CHND Trung Hoa Liu Zhenmin tuyên bố rằng Trung Quốc có quyền thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển  Đông, việc thiết lập nó nó sẽ phụ thuộc vào mức độ của các mối đe dọa đối  với đất nước.

Phát biểu về tranh chấp hải đảo với Philippines, ông bày tỏ hy vọng rằng "Philippines và Trung Quốc trở lại bàn đàm phán để giải quyết  tranh chấp ở Biển Đông, tăng cường hợp tác song phương".

Ngày 12 Tháng Bảy, tòa án ở Hague phán quyết rằng Trung Quốc không có quyền đối với quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Vào tháng Một năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án quốc tế  yêu cầu  xem cái gọi là "đường chín đoạn" dựa trên "quyền lịch sử" của Trung Quốc, theo đó hầu hết các đảo trong vùng biển tranh chấp thuộc về Trung Quốc, là không có hiệu lực. Peking đã từ chối tham gia tố tụng, gọi đơn kiện đơn phương bất hợp pháp và khăng khăng rằng tòa án không có thẩm quyền xét xử các tranh chấp lãnh thổ.

Liu Zhenmin

Photo: Chen Yehua / Xinhua / Zuna / Globallookpress.com

-----
--> Read more..

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Hạm đội tàu ngầm của CHND Trung Hoa sớm ngang bằng với Mỹ về số lượng

СМИ: подводный флот КНР скоро будет равен по численности американскому

СМИ: подводный флот КНР скоро будет равен по численности американскому

Kichbu theo topwar.ru

Trung Quốc đang tích cực mở rộng hạm đội tàu ngầm của họ, số lượng của chúng sắp tới sẽ sớm ngang bằng với Mỹ,  ТАСС dẫn thông tin của báo «South China Morning Post». Theo hãng tin này, "hiện nay Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có ít nhất 70 tàu ngầm (theo một số nguồn - 73), bao gồm 16 tàu ngầm hạt nhân. Còn Hoa Kỳ có tổng số 75 tàu ngầm".

Lưu ý rằng "hiện đại nhất ở Trung Quốc là một tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp “Jin" (dự án 094), được thiết kế để phóng tên lửa hạt nhân đạo đạo". Theo giới quân nhân Mỹ, "hiện bốn tàu ngầm của loại này đã được trang bị cho Hải quân Trung Quốc, còn một chiếc khác đang được xây dựng". Ước đoán rằng hầu hết trong số chúng đang neo đậu tại ở một căn cứ bí mật được xây dựng tại đảo Hải Nam.

Trong khi đó, các nhà thiết kế Trung Quốc đang thiết kế thế hệ tàu ngầm mới của dự án 096. Theo một số chuyên gia, nó sẽ dược trang bị ”tên lửa đạn đạo JL-3 mạnh, có khả năng vương đến lãnh thổ của Hoa Kỳ khi được phóng lên từ vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu)".

Các chuyên gia cho rằng "các tàu ngầm loại này tăng đáng kể phạm vi sử dụng, cơ động, tàng hình và hiệu quả răn đe hạt nhân của các phương tiện của Trung Quốc". Theo họ, "cơ hội cho việc triển khai các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng lên đáng kể sau khi Peking xây dựng sân bay  tại các đảo nhân tạo ngoài khơi xa và cơ sở hạ tầng khác ở Biển Đông".
Về vấn đề này, chuyên gia tàu ngầm từ Singapore Kollin Lin nói: “Chúng tôi thấy rằng các tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc đã bắt đầu “có cánh tay dài” ở khu vực: chúng có khả năng hoạt động với thời gian kéo dài hơn mà không phải thường xuyên trở về căn cứ của chúng tại đảo Hải Nam hoặc vùng duyên hải của Trung Quốc đại lục.

"Nếu trước đây, tàu ngầm Trung Quốc được xem là rất ồn ào và dễ bị phát hiện, thì trong thập kỷ qua, mọi thứ đã thay đổi. Họ bắt đầu tích cực theo dõi các nhóm tàu sân bay của Hoa Kỳ ở Biển Đông. Chẳng hạn, ngay từ năm 2006 tàu ngầm diesel-điện "Sun"đã lặng lẽ lẻn vào khu cực của tàu sân bay "Kitty Hawk", ngang ngược nổi lên từ đó với một khoảng cách của một cuộc tấn công ngư lôi (5 hải lý). Động thái này đã cho Hoa Kỳ thấy là sự thống lĩnh của họ ở Thái Bình Dương đang đến hồi kết thúc", - ông nói thêm.

-----
--> Read more..

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Trung Quốc cảnh báo về đối đầu quân sự với Hoa Kỳ tại Biển Đông


Китай предупредил о возможной конфронтации с США в Южно-Китайском море

Kichbu theo lenta.ru

Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự. Global Times Anh ngữ của Trung Quốc đã ra một cảnh báo như vậy vào hôm thứ Ba, ngày 5 tháng Bảy.

"Mặc dù thực tế Trung Quốc không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt quân sự trong viễn cảnh ngắn hạn, Washington sẽ phải trả giá cao trong trường hợp can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Biển Đông. Trung Quốc là một đất nước yêu chuộng hòa bình (...), nhưng nó sẻ sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào", - ấn phẩm cảnh báo.

Trong khoảng thời gian từ  ngày 5 đến 11 tháng tháng Bảy, Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân riêng của mình trong vùng biển này.

Chính quyền Mỹ đang lo ngại rằng phát quyết của tòa án trong tuần tới về hồ sơ của Philippines liên quan đề những yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, có thể đẩy Pengkin thiết lập khu vực nhận dạng phòng không ở đó.

Trước đó, ngày 8 tháng Sáu, một máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đã thực hiện  cơ động "không an toàn" để đánh chặn một máy bay do thám của Mỹ trong không phận quốc tế trên Biển Đông.

Ngày 12 tháng Bảy, tại Hague sẽ diễn ra cuộc họp của tòa án trọng tài trực thuộc LHQ,  sẽ xem xét đơn kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa (Xisha) - quần đảo không có người ở, mà Trung Quốc xem là của họ kể từ năm 1974. Đại diện của CHND Trung Hoa từ chối tham gia vào phiên tòa. Peking tuyên bố rằng quyết định của tòa án sẽ không có bất cứ hiệu lực đối với họ.

Biển Đông - vùng biển bán khép kín của Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển của khu vực Đông Nam Á, giữa bán đảo Đông Dương, các đảo Kalimantan, Palawan, Luzon và Đài Loan.

-----
--> Read more..

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Tầng ozon của Trái đất bắt đầu phục hồi

Вулкан Кальбуко

Núi lửa Kalbuco

Photo: Jason Quinn

Озоновый слой Земли начал восстанавливаться

Kichbu theo lenta.ru

Các nhà sinh thái đã phát hiện ra rằng lỗ thủng ozon ở Nam Cực trong thời gian từ năm 2000, khi nó đạt đến kích thước tối đa (trong thời gian quan sát), đã thu hẹp. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science, EurekAlert thông tin tóm tắt về nó!

Diện tích lỗ thủng ozon đã giảm bốn triệu km2. Mặc dù vậy, trong năm 2015, các nhà khoa học đã quan sát thấy lỗ thủng ozon lớn tối đa ở Nam Cực. Theo các nhà khoa học, điều này sẽ không xảy ra nếu núi lửa  Calbuco ở Chile không phun trào.

Việc thải vào khí quyển một số lượng lớn các hạt nhỏ đã làm gia tăng số về số lượng và kích thước của đám mây cực, mà clo nhân tạo tương tác với chúng. Các nhà khoa học đã đi đến những kết luận này sau khi khái quát dữ liệu của các quan sát được tiến hành trong 15 năm qua với sự hỗ trợ của các vệ tinh và bóng thám không.

Các nhà khoa học khẳng định rằng đây bằng chứng phục hồi dần dần của lượng ozone trong tầng bình lưu. Các nhà môi trường xem việc tuân theo Nghị định thư Montreal, ký kết vào năm 1987 và nhằm giảm lượng khí thải của chlorofluorocarbons thấp nhất là nguyên nhân của điều này.

Tầng ôzôn ở các vĩ độ cực nằm ở độ cao 10-15 km so với bề mặt của hành tinh. đặc trưng bởi sự tập trung cao của ozon được tạo ra bởi bức xạ tia cực tím từ oxy phân tử. Lớp ozon bảo vệ các sinh vật trên Trái đất tránh tác động của tia cực tím mạnh.

-----
--> Read more..

Steps


Flag Counter