Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Nga cấm kiểm duyệt thư từ của người bị kết án gửi tổng thống và các tổ chức bảo vệ nhân quyền


В России запрещена цензура писем от осужденных президенту и правозащитникам


Nguồn: newsru.com
Kichbu posted on 01.01.2013 

 Документ устанавливает право осужденных на получение информации об отправке корреспонденции, а также закрепляет, что срок цензуры корреспонденции по общему правилу составляет три рабочих дня, а в отношении корреспонденции на иностранном языке - семь рабоч

Những bức thư được viết bởi bởi những người bị kết án, gửi tổng thống và gửi đến các cơ quan liên nhà nước về bảo vệ các quyền và các quyền tự do của can người, từ nay bị cấm kiểm duyệt. Theo RIA "Novosti" đưa tin, Luật Hình sự của LB Nga đã bổ sung sửa  đổi như vậy.

Văn bản này xác định quyền của những người bị kết án nhận thông tin về việc gửi thư từ và cũng như ràng buộc rằng thời hạn kiểm duyệt thư từ theo nguyên tắc chung là ba ngày, còn liên quan thư từ bằng tiếng nước ngoài - bảy ngày làm việc.

Đồng thời xác định cặn kẽ danh sách các cơ quan, tổ chức và cá nhân mà việc trao đổi thư từ với họ không phải bị kiểm duyệt. Đó là những đề xuất, đơn yêu cầu, kiến nghị và đơn kiện của những người bị kết án về việc bị bắt và tước quyền tự do gửi tổng thống Nga, Duma quốc gia và Hội đồng Liên bang, chính phủ liên bang, chính quyền các khu vực, gửi tòa án, viện công tố, ombudsman liên bang và khu vực, ombudsman thiếu niên, các ủy ban giám sát xã hội, cũng như tòa án Châu Âu về quyền con người.

Những văn thư như vậy có thể bị bóc, chỉ nếu ban quản lý trại giam có những thông tin chính xác rằng những thông tin trao đổi nhằm kích động, xây dựng kế hoạch hoặc tổ chức tội phạm hoặc lôi kéo những người khác gây tội phạm.

-----

--> Read more..

Năm mới Xô Viết 1939


 СТАЛИН КАРТИНА "УТРО НАШЕЙ РОДИНЫ"

Советский Новый 1939-й год


 
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 01.01.2013



Trước thềm Năm mới 2023, chúng tôi giới thiệu với các độc giả bài viết được đăng trên báo Ba Lan Kurjer Łódzki ngày 4 tháng Một năm 1939, về việc ở Liên Xô kỷ niệm ngày lễ này như thế nào.

Cho đến cách đây không lâu, tổ chức đón Năm mới ở Liên bang Xô Viết bị cấm: nó bị xem là ngày lễ "tư sản". Nếu ai đó trong số những người cộng sản hoặc quan chức, cam chịu truyền thống, tổ chức đón Năm mới trong phạm vi gia đình, và sau đó lãnh đạo biết về điều này, người đó thường bị quy chụp có "những quan điểm tư sản" và bị trừng trị.

Lệnh cấm bị bãi bỏ chỉ trong những năm gần đây khi đảng cộng sản muốn cho thế giới thấy rằng mục đích chính sách kinh tế của Stalin đã đạt được, và ở Liên bang Xô Viết thời kỳ phồn thịnh đã đến. Hơn thế nữa, những cái gọi là "các cuộc đón Năm mới tập thể" vào đêm rạng ngày một đã bắt đầu mở rộng. Các lễ Năm mới, theo suy nghĩ của các lãnh tụ cộng sản, cần được sử dụng vào các mục đích tuyên truyền. Tức là, một mặt, nói rằng để gây ấn tượng với bên ngoài và cho thế giới thấy sự sung túc của mình, còn mặt khác, sau thời kỳ nghèo đói bất thường cần phải để cho quần chúng có ngày vui chơi mới mà nó dù chỉ một lần trong năm tạo ra ảo giác của "những thời xưa tốt đẹp".

Bởi vậy vào đêm năm mới tại tất cả các câu lạc bộ cộng sản và thậm chí ở trường phổ thông bắt đầu tổ chức lễ đón Năm mới. Tại lễ đã đưa thêm vào một yếu tố giải trí - cây thông lễ hội.

Vào năm nay (1939-Kichbu) ở Moscow đã chuẩn bị cho ngày lễ sớm hơn. Theo các báo Xô Viết đưa tin,  gần nửa triệu chai cái gọi là "Shampagn Liên Xô", sản xuất tại Donu, đã được vận chuyển đến Moscow. Trên các chợ ở Moscow, theo tính toán của báo "Moscow buổi chiều", đã bán được khoảng 300 nghìn cây thông. Vào đêm năm mới ở Moscow sẽ diễn ra một loạt các vũ hội và dạ hội "vô sản". Năm mới cộng sản, tuy vậy, khác hẳn với Châu Âu. Lãnh đạo đất nước mong muốn mang lại cho ngày lễ tính chất cộng sản, bởi vậy tất cả những cuộc vui sẽ được báo trước bằng những bài giảng tuyên truyền theo đề tài những vấn đề cấp bách của chính sách Liên Xô, và công chúng chỉ có thể vui chơi sau khi nghe những bài phát biểu này và "Quốc tế ca" (để kỷ niệm Stalin).

 

Chúc mừng năm mới Stalin!
Photo từ site moscowwalks.

Sau khi đưa ngày lễ trở lại, ở Liên Xô đã phê chuẩn lễ đón năm mới đặc biệt: khi kim đồng hồ bắt đầu xích lại gần số mười hai, một diễn giả cộng sản hô  chúc sức khỏe Stalin và chủ nghĩa cộng sản, và cũng như lời chúc để sang năm mới cách mạng cộng sản sẽ bùng lên trên khắp thế giới. Những người tham gia đón Năm mới đỏ, theo mệnh lệnh, sẽ đồng thanh hưởng ứng diễn giả, và buổi lễ kết thúc như thế.
 

Photo từ site moscowwalks

Lễ đón Năm mới tại điện Kremlin nom hơi khác một chút. Stalin thường không tham gia buổi lễ, nhưng Kalinin mời các thành viên khác của chính phủ tham gia dạ tiệc được tổ chức tại một trong những căn phòng của điện Kremlin với sự tham gia của những diễn viên Xô Viết nổi tiếng nhất. Điểm đỉnh của buổi lễ tại điện Kremlin thường lệ là hát tập thể bài ca về Stalin.

Năm mới Xô Viết tại thủ đô chi dành cho một tầng lớp đặc quyền của bộ máy quan liêu và những nhà hoạt động cộng sản. Đội quân hàng triệu công dân Xô Viết thường vào đêm này ở trong nhưng suy ngẫm buồn chán và những hồi ức về quá khứ, và đồng thời phải trả giá cho "những ngày lễ tập thể", các cuộc chiêu đãi ở điện Kremlin và những cây thông Xô Viết.

Bản gốc: Sowiecki Sylwestr
Bài đã đăng: 04/01/1939 18:22

------
--> Read more..

Cơ cấu và hoạt động của lực lượng tình báo Trung Quốc



Nguồn: Reds.vn
Kichbu posted on 31.12.2012

Chiến lược sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới khiến tình báo Trung Quốc được đánh giá là lực lượng tình báo mạnh thứ ba thế giới.
 Cơ cấu tổ chức tình báo quân đội của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:
  • Bộ 2 - điệp báo, chỉ đạo các cứ điểm tình báo;
  • Bộ 3 - tình báo vô tuyến điện tử.
Cơ cấu tổ chức Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (trực thuộc Trung ương ĐCS Trung Quốc):
  • Cục 1 - điệp báo trong lãnh thổ Trung Quốc;
  • Cục 2 - các chiến dịch hải ngoại;
  • Cục 3 - các chiến dịch ở Hồng Công, Macao, Đài Loan;
  • Cục 4 - bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ;
  • Cục 5 - quản lý các sở khu vực của Bộ An ninh Quốc gia;
  • Cục 6 - phản gián;
  • Cục 7 - xử lý và phân tích tin tức tình báo;
  • Cục 8 - Viện Quan hệ quốc tế;
  • Cục 9 - an ninh nội bộ, quản lý các phòng đặc biệt trong quân đội;
  • Cục 10 - thu thập thông tin KHKTrung Quốc;
  • Cục 11 - tình báo vô tuyến điện tử và an ninh máy tính (tương tự như NSA của Mỹ);
  • Cục Đối ngoại - các quan hệ chính thức với các cơ quan đặc vụ nước ngoài;
  • Tân Hoa Xã - hãng thông tấn.
Tình báo vô tuyến điện tử

Các cơ quan tình báo Trung Quốc rất lạc quan nhìn về tương lai vì các cơ cấu sức mạnh của nước này đang trải qua một cuộc cách mạng thật sự, lần này là về kỹ thuật.
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc chính thức thừa nhận rằng, về các chủng loại vũ khí thông thường, quân đội Trung Quốc không thể đạt được sự cân bằng với Mỹ và đầu năm 2000, Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc đã xây dựng chương trình hiện đại hoá các phương tiện chiến tranh thông tin.

Vật thí nghiệm đầu tiên cho các phương pháp tác chiến thông tin là Đài Loan. Đài Loan đã lên tiếng báo động từ tháng 12 và thừa nhận rằng, từ tháng 8/1999, các hacker Trung Quốc đã đột nhập các mạng máy tính của các cơ quan chính quyền Đài Loan 165 lần. Mục tiêu của tin tặc là các site của quân đội, các bộ tư pháp, kinh tế và quốc hội. Các mạng máy tính của Nhật cũng bị tin tặc Trung Quốc tấn công.

Việc chuyển sang chiến tranh không thể thiếu các cơ quan tình báo Trung Quốc và điểm tựa được chọn là tình báo vô tuyến điện tử. Tháng 5/1999, các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Cuba đã ký thoả thuận xây dựng ở Cuba một trung tâm chặn thu vô tuyến điện và theo dõi vệ tinh Mỹ.

Trước đó ở Cuba chỉ có 1 trung tâm chặn thu ở Loudres do các cơ quan đặc vụ Nga sử dụng. Năm 1999, Trung Quốc đã phóng 4 vệ tinh chụp ảnh và 2 vệ tinh chặn thu vô tuyến trên bầu trời châu Á, còn tháng 3 năm nay, Giang Trạch Dân trong cuộc họp của Quân uỷ TW cũng đã hạ lệnh tiến hành chương trình 1-26 nhằm chế tạo các loại vũ khí công nghệ cao, trong đó có các vệ tinh do thám.

Trước đó, năm 1994, Trung Quốc đã thuê của Myanmar 3 hòn đảo để triển khai các trung tâm do thám vô tuyến (bao quát Ấn Độ Dương, vịnh Bengal và eo biển Malacca). Năm 1995, theo thông tin của Mỹ, tất cả các trung tâm chặn thu vô tuyến của Trung Quốc ở châu Á: trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và trên đảo Hải Nam ở biển Đông. Ngoài ra, trung tâm chặn thu vô tuyến Sop-Khau gần Lào từng hoạt động mạnh trong những năm 1960-1970 thời chiến tranh ở Việt Nam cũng được khôi phục.

Công tác kế hoạch

Cựu chỉ huy phản gián của CIA là Paul Redmond đã tuyên bố về việc bắt giữ gián điệp mới của Trung Quốc ở Mỹ:

"Ở cấp độ văn hoá, họ (người Trung Quốc) sống ở một môi trường và những khuôn khổ thời gian hoàn toàn khác. Người Trung Quốc tư duy không phải bằng giờ, ngày hay tuần mà bằng hàng chục năm. Họ là một nền văn minh cổ đại, và biết hoạch định cho nhiều năm dài".

Một trong những kết quả của lối suy nghĩ đó ví dụ là từng là một trong những nước châu Á lạc hậu nhất đã Trung Quốc khéo léo có được vũ khí hạt nhân của Liên Xô mà không phải nhận bất kỳ cam kết nào.

Trong những năm tháng hợp tác tốt đẹp nhất với chế độ Mao Trạch Đông, các chuyên gia Liên Xô không được phép nhúng mũi vào các mục tiêu đóng kín, và khác với các đồng nghiệp Đông Âu của mình, tình báo Trung Quốc chưa bao giờ gửi người sang Liên Xô thụ giáo KGB.

Các cơ quan tình báo Trung Quốc thậm chí còn hăm doạ được nước Mỹ, quốc gia nhiều năm thực tế đang phải chịu cái nạn đánh cắp công nghệ quân sự bí mật để không xảy ra cắt đứt quan hệ. Điều không phải là bí mật là người Trung Quốc đã phóng được tên lửa vũ trụ sau khi bắt buộc người Mỹ giao cho họ nhà khoa học tên lửa gốc Hoa (thực ra để đổi lấy sự lãnh nhạt của Trung Quốc trong quan hệ với Liên Xô).

Một thành tựu không kém phần chấn động của các cơ quan tình báo Trung Quốc là việc áp đặt được sự kiểm soát đối với nhiều ngân hàng lớn nhất của các nước thuộc "những con hổ châu Á". Người ta thậm chí khẳng định rằng, các nhóm tội phạm có tổ chức tầm cỡ nhất ở Đông Nam Á - các hội Tam Hoàng - nằm dưới "sự bảo trợ" của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Phản gián

Bên cạnh đó, khả năng của các cơ quan tình báo Trung Quốc được minh hoạ tốt nhất bởi các ấn tượng cá nhân của các vị khách tiếp chuyện của phóng viên tờ Segodnya.
Thật khó có một nước nào khác có thể có tình thế mà một cán bộ tình báo GRU về hưu vào giữa thập niên 1990 miêu tả: 

"Sau khi về hưu, tôi đã từng đến Trung Quốc với tư cách phiên dịch. Nhưng việc trao đổi tự do bằng tiếng Trung lập tức thu hút sự chú ý của các nhân viên Cảnh sát Nhân dân vũ trang đối với tôi. Tại một thị trấn hẻo lánh, tôi định ghé vào quán bar. 

Đón tôi ở cửa là 2 người lạ, họ rất lịch sự hỏi tôi định làm gì. Tôi trả lời trung thực là tôi muốn uống. Chúng tôi cùng lên quán bar, người ta nhường cho chúng tôi một cái bàn nhỏ, và tôi đã buộc phải uống cùng với 2 người đồng hành. 

Nửa giờ sau, có thêm một người Trung Quốc nữa nhập bọn với chúng tôi, người này nói tiếng Nga rất giỏi. Họ không hề giấu giếm chuyện họ đang phục vụ trong Cảnh sát Nhân dân vũ trang. Câu hỏi đầu tiên là: "Thế anh học tiếng [Trung] ở đâu?" Dĩ nhiên là tôi trả lời: "Ở Đại học các nước châu Á và châu Phi". Họ cười xoà thân thiện: "Tất cả các anh đều nói vậy. Thôi được, chúng tôi sẽ không hỏi họ tên thầy giáo của anh". Nhìn chung, chúng tôi hiểu nhau".

Còn đây là lời kể của một cán bộ tình báo đối ngoại Nga từng nhiều năm công tác tại tổ tình báo ở Trung Quốc: "Thời cách mạng văn hoá, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã khôi phục hệ thống chỉ điểm cổ xưa được nghĩ ra từ thời các hoàng đế. Nó gọi là "Ngũ Thập Bách" (5, 10, 100).

Đó là khi ngũ trưởng giám sát các thành viên của gia đình mình, thập trưởng đối với các nhân viên hay láng giềng của mình... Kết quả là chúng tôi đụng phải tình thế hoàn toàn không thể làm điệp báo ở nội địa Trung Quốc, bởi vì có rất đông người tình nguyện bám sát từng bước chân bạn.

Hơn nữa là có cả trẻ em, bởi vì các đội theo dõi ngoại tuyến có cả thiếu niên. Tuyển điệp viên ở đâu đó ngoài lãnh thổ Trung Quốc như chẳng hạn như các sinh viên ở Liên Xô thì dễ hơn nhiều".

Tham gia vào kinh tế

Giữa thập niên 1980, khi Đặng Tiểu Bình lựa chọn chiến lược cải cách Trung Quốc, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã vạch ra một chương trình toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn lực tài chính và công nghệ tiên tiến.

Đặng Tiểu Bình rất tán thưởng chương trình này nên đã đưa ra quyết định chiến lược về việc ưu tiên đầu tư tài chính và củng cố Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc như một công cụ bảo đảm cho các cải cách triệt để ở Trung Quốc. Những hệ quả của quyết định này đến nay vẫn có thể cảm thấy được.

Chẳng hạn, ngày nay, nhiều người cho rằng, người được bầu đứng đầu Đặc khu hành chính Hongkong vào cuối năm 1996, chủ hãng tàu thuỷ "Orient Overseas International" Đổng Kiến Hoa là một cán bộ Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Theo một số nguồn tin, dưới bình phong công ty khổng lồ này (tài sản cá nhân của Đổng Kiến Hoa được đánh giá là hơn 1 tỷ USD), tình báo Trung Quốc đã hoạt động thành công từ cuối thập niên 1970. Chính tình báo Trung Quốc đã "cứu" ông Đồng vốn quê Thượng Hải khỏi bị phá sản bằng cách giúp nhận được khoản tín dụng 120 triệu USD. Kết quả là Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã tránh được những rối loạn khi tái thống nhất Hongkong với Hoa lục.

Hoặc là nhân vật thú vị như doanh nhân Hongkong Li Ka-shing. Đến nay, đã có nhiều báo cáo của CIA về hoạt động của ông ta. Lần đầu tiên, Li Ka-shingkhiến người Mỹ kinh hãi vào năm 1998, khi biết ông ta định giành quyền kiểm soát đối với kênh đào Panama.

Năm 1996, công ty Hutchison Whampoa của ông ta, nay gọi là Panama Ports Co., thuê được của chính phủ Panama trong vòng 50 năm các cảng chủ chốt của kênh đào kể cả ở đầu Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao Mỹ lập tức tuyên bố thoả thuận này là "bất hợp pháp" và "sặc mùi tham nhũng".

Sau đó, đã xuất hiện một báo cáo của Lầu Năm góc buộc tội Li Ka-shing định dùng kênh đào Panama "để buôn lậu công nghệ từ phương Tây về Trung Quốc hoặc để tạo điều kiện dễ dàng đưa vũ khí vào lãnh thổ Mỹ". Người ta không thể biết chắc chắn vì sao Li Ka-shing làm việc cho tình báo Trung Quốc - do các quan hệ cá nhân của doanh nhân này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như một số báo nói hay đây là sự hợp tác hai bên cùng có lợi.

Tuy vậy, còn có một sự kiện thú vị nữa. Tháng 3/2000, con trai Li Ka-shing là Richard Li đã tiến hành thương vụ mua hãng điện thoại Hongkong Cable&Wireless HKT với giá 38 tỷ USD.

Nếu không có sự cho phép của chính quyền Trung Quốc thì thương vụ này không thể thành được. Theo đánh giá của Mỹ, hiện nay, Li Ka-shing và con trai ông ta đang kiểm soát khoảng 1/3 toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán Hongkong.

Tuy vậy, hoàn toàn có thể là sự hợp tác mật thiết của Li Ka-shing với chính quyền Trung Quốc có thể giải thích là ông ta cũng giống như Đổng Kiến Hoa đã chịu ơn các cơ quan tình báo Trung Quốc. Vấn đề là ở chỗ, trong những năm 1996-97, băng Big Spender đã bắt cóc 2 đại doanh nhân ở Hongkong, trong đó có Victor Li, con trai thứ hai của Li Ka Shin. Món tiền chuộc yêu cầu là 205 triệu USD đã được thanh toán, nhưng sau đó là cuộc săn đuổi toàn quốc đối với băng Big Spender ẩn náu ở Trung Quốc đã khai diễn.

Cuối cùng, tháng 1/1998, tại thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, toàn bộ băng tội phạm này gồm 35 tên do chính trùm Big Spender, người Hongkong 43 tuổi Cheung Chi Keung, cầm đầu đã bị bắt. Thật khó để Li Ka-shing quên đi ơn nghĩa này của các cơ quan tình báo Trung Quốc.

Điệp báo

Trong 20 năm gần đây, các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới ngày càng chú ý đến các công nghệ cao. Bởi lẽ, moi tiền từ ngân sách cho loạt vệ tinh do thám mới, xây dựng các trạm chặn thu vô tuyến dễ hơn nhiều là tiến hành hoạt động điệp báo tỉ mẩn và không mấy an toàn. Ít ra là nguy cơ nổ ra các vụ xì căng đan quốc tế khi điệp viên bị bắt giữ giảm mạnh.

Tuy vậy, ở đây Trung Quốc cũng có con đường riêng: họ tiếp tục dựa vào hoạt động điệp báo. Dưới đây là lời kể của một cán bộ cơ quan tình báo điện tử của Nga FAPSI, vào đầu thập niên 1990, đã làm việc mấy năm tại một trạm chặn thu vô tuyến trên biên giới với Trung Quốc, gần Blagoveshchensk: "Các bản điện mật mã của Trung Quốc chúng tôi thường "phá thủ công", trình độ của họ không cao.

Trong khi kể cả Ấn Độ cũng đã sử dụng các bộ máy mã điện tử , người Trung Quốc vẫn bằng lòng với các mã đơn giản nhất. Dĩ nhiên, cũng có những mục tiêu "không đọc được" như căn cứ bên hồ Lopnor, nơi Trung Quốc tiến hành các vụ thử hạt nhân. Nhưng những mục tiêu như thế chỉ cần 1-2 lần là đọc được". Và người Trung Quốc vẫn hài lòng với chuyện đó. Tất cả phương tiện được đầu tư vào điệp báo, nhưng đây không phải là sự bướng bỉnh thuần tuý.

Nước Trung Quốc quá đông dân là nguồn cung cấp người di cư chủ yếu. Đến nay, cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ đã vượt quá 1,3 triệu người, ở Nga, tại vùng Viễn Đông và Siberia, trong 5 năm gần đây, số người Hoa đã vượt quá 1 triệu người, người Hoa cũng xâm nhập mạnh vào châu Âu - các cộng đồng Hoa kiều mạnh nhất được hình thành ở Rumani và Hungary. Chính chiến lược này - sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới - đã mang lại cho tình báo Trung Quốc vinh dự là lực lượng tình báo mạnh thứ ba thế giới.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc hiện quyết tâm đuổi kịp tình báo các nước khác về trình độ kỹ thuật không thể không làm cho Mỹ và Nga dè chừng.

PM (VIETNAMDEFENCE.COM)
_____________________________
Xem thêm:

--> Read more..

Người dân Trung Quốc không xem Trung Quốc là cường quốc thế giới


Фото (с)AFP

Китайцы отказались считать Китай мировой державой


Nguồn: Lenta.ru
Kichbu posted on 31.12.2012


Hơn 80  phần trăm người dân Trung Quốc không xem Trung Quốc là cường quốc thế giới và cho rằng đất nước còn cần phải đạt được vị thế này. Agence France-Presse dẫn các kết quả  cuộc điều tra do The Global Times tiến hành. 

82,3 phần trăm những người được hỏi bày tỏ ý kiến như thế. 54 phần trăm cho rằng Trung Quốc hiện đang ở ngưỡng nhận được vị thế cường quốc thế giới.

Khoảng một nửa những người được hỏi đánh giá tích cực sự phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và đồng thời đa số người Trung Quốc có thái độ tiêu cực đối với việc xích lại có thể với Nhật Bản.

57 phần trăm người tham gia gia trả lời phỏng vấn xem Trưng Quốc là đất nước mến yêu nhất của mình, còn vị trí thứ hai trong danh sách các đất nước được yêu mến là Hợp chúng quốc.

1404 người độ tuổi từ 15 từ bảy thành phố khác nhau, bao gồm Pekin và  Thượng Hải  tham gia cuộc điều tra được tiến hành bởi Global Poll Center qua điện thoại và internet.


Bài liên quan:


-----

--> Read more..

Chúc mừng Năm Mới! С Новым Годом! Happy New Year Eve!


 

Chúc mừng Năm Mới !  
С Новым Годом !
Happy New Year Eve !
 
Chúc mừng năm mới! 

Kichbu chân thành chúc các bạn điều tốt đẹp, sức khỏe, thành đạt, nhiều nụ cười, và may mắn!




С Наступающим Новым Годом! Kichbu искренне желаю вам добра, здоровья, удачи, везения! 

 

 


 

Chúc mừng Năm mới, các đồng chí!

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Chúc mừng Năm mới, Stalin quý mến!




 Cám ơn Stalin vì tuổi thơ hạnh phúc!




 

 


 

 


 

 

 

 

 

 

 


Тоже может быть интересно:



 Nguồn: http://moscowwalks.ru/2012/12/31/new2013-postcards/

----


--> Read more..

Steps


Flag Counter