Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Pháp: bắt kẻ trộm người Gruzia theo dấu vân tai


Новость на Newsland: Во Франции грузина-домушника нашли по отпечаткам ушей

Во Франции грузина-домушника нашли по отпечаткам ушей




Nguồn: lenta.ru

Kichbu posted on 01.2013



Cảnh sát Lion theo dấu của vân tai đã xác định được một công dân Gruzia, 26 tuổi, liên quan đến khoảng 80 vụ phá cửa trộm nhà.  Agence France-Presse dẫn theo thông báo của cảnh sát đưa tin về điều này.



Ngày 31 tháng Năm, cảnh sát thông báo rằng trong tháng Hai năm 2013, họ đã bắt được kẻ trộm chuyên vơ vét nhà cửa tại nơi phạm tội. Điều tra tiếp tục cho thấy rằng nó đã thực hiện gần 80 vụ trộm cắp tương tự trong các khu trường sở tại trung tâm Lion.

 Отпечаток уха



Các dấu vân tai, cũng như dấu vân tay, ở tất cả mọi người là độc nhất vô nhị. Kẻ phạm tội đã để lại dấu vân tai tại hiện trường khi ghé tai vào cánh cửa để nghe ngóng - có ai đó ở bên trong hay không. Cảnh sát đã mô tả kỹ thuật này như kỹ thuật cũ, nhưng rất hiệu nghiệm.



Vào năm 2013, theo các số liệu của cảnh sát, tại Lion đã thường xuyên xảy ra các vụ trộm bẻ khóa - số lượng các vụ trộm đạt đến 19 vụ ngày. Chủ yếu, theo cơ quan điều tra, những người xuất thân từ Đông Âu và các nước Liên Xô trước đây thực hiện các vụ trộm cắp tội này. Ngày 16 tháng Tư, cảnh sát Lion đã bắt bốn công dân Gruzia vì nghi ngờ liên quan đến 75 vụ trộm cướp.

------
--> Read more..

Một cảnh sát Indonesia bị phạt đánh đòn vì tham gia vào các trò đỏ đen.



Embedded image permalink

Индонезийского полицейского публично выпороли за участие в азартных играх



Nguồn: RT_russian

Kichbu posted on 01.06.2013




Một cảnh sát Indonesia bị phạt đánh đòn công khai vì tham gia vào các trò đỏ đen.


Embedded image permalink
-----
--> Read more..

Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La 2013



Nguồn: chinhphu.vn

Kichbu posted on 01.06.2013



Chiều tối nay, 31/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu dẫn đề khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013 tại Singapore. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á

Thưa Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long,

Thưa Tiến sĩ Giôn Chip - man,

Thưa Quý vị và các bạn,

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ Giôn Chip-man và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời tôi dự và phát biểu khai mạc diễn đàn quan trọng này. Sau 12 năm kể từ khi ra đời, Đối thoại Shangri-La thực sự đã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về hợp tác an ninh thực chất và hữu ích nhất ở khu vực. Tôi tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức Chính phủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể Quý vị tại đây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động.

 



Thưa Quý vị và các bạn,                      

Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại diễn đàn hôm nay.

Trước hết, Việt Nam chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực, nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự - nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động và là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.

Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.

Tôi muốn lưu ý thêm rằng lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

Trong khi đó, các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, ly khai, bạo loạn, khủng bố, an ninh mạng… vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dịch bệnh; nguồn nước và lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ nguồn của các con sông chung… ngày càng trở nên gay gắt.

Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.

Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia - nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.

Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược.

Mỗi quốc gia luôn phải là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung. Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn, đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Mặt khác, tiếng nói đúng đắn cũng như sáng kiến hữu ích không phụ thuộc là của nước lớn hay nước nhỏ. Nguyên tắc hợp tác, đối thoại bình đẳng, cởi mở trong ASEAN, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng và ngay Đối thoại Shangri-La của chúng ta cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.

Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Ngài Xu-xi-lô Bam-bang Dút-đô-dô-nô, Tổng thống nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, tại diễn đàn này năm ngoái là các nước vừa và nhỏ có thể gắn kết cùng các nước lớn vào một cấu trúc bền vững ở khu vực. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Ngài Thủ tướng Sinh-ga-po Lý Hiển Long trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tháng 9/2012 cho rằng sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của khu vực. Chúng ta đều hiểu rằng Châu Á - Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích. Tương lai của Châu Á - Thái Bình Dương đã và sẽ tiếp tục được tạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là các nước lớn và chắc chắn trong đó không thể thiếu vai trò của ASEAN.

Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.

Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm là, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… cũng như Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương. Một khi có đủ lòng tin chiến lược, hiệu quả thực thi của các cơ chế hiện có sẽ được nâng lên và chúng ta có thể đẩy nhanh, mở rộng hợp tác, đi đến giải pháp về mọi vấn đề, cho dù là nhạy cảm và khó khăn nhất.

Thứ ba, nói đến hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái  Bình Dương, chúng ta không thể không nói đến một ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.

Khó có thể hình dung được một Đông Nam Á chia rẽ, xung đột trong Chiến tranh Lạnh lại có thể trở thành một cộng đồng các quốc gia thống nhất trong đa dạng và đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực như ASEAN ngày nay. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN năm 1995 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của ASEAN, tiến tới hình thành một ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đúng với tên gọi của mình. Thành công của ASEAN là thành quả của cả quá trình kiên trì xây dựng lòng tin và văn hóa đối thoại, hợp tác cũng như ý thức trách nhiệm chia sẻ vận mệnh chung giữa các nước Đông Nam Á.

ASEAN tự hào là một hình mẫu của nguyên tắc đồng thuận và lòng tin vào nhau trong các quyết định của mình. Đó là nền tảng tạo sự bình đẳng giữa các thành viên cho dù là một Indonesia với dân số gần 1/4 tỷ người và một Brunei với dân số chưa đến nửa triệu người. Đó cũng là cơ sở để các nước ngoài khu vực gửi gắm lòng tin vào ASEAN với tư cách là “người trung gian thực tâm” trong vai trò dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác khu vực.

Với tư duy cùng chia sẻ lợi ích, không phải “kẻ được – người mất”, việc mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) mời Nga và Hoa Kỳ tham gia, tiến trình ADMM+ đã được hiện thực hóa tại Việt Nam năm 2010 và thành công của EAS, ARF, ADMM+ những năm tiếp theo đã củng cố hơn nữa nền tảng cho một cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, đem lại niềm tin vào tiến trình hợp tác an ninh đa phương của khu vực này.

Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta.

Đã có những bài học sâu sắc về giá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, thống nhất của ASEAN trong việc duy trì quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước đối tác và phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong những vấn đề chiến lược của khu vực. ASEAN chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất. Một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn. Trách nhiệm của chúng ta là nhân thêm niềm tin trong giải quyết các vấn đề, trong tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực.

Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mong muốn các nước - đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắc đồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.

Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Chúng tôi cho rằng, ASEAN và các nước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm được như vậy sẽ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong việc gìn giữ hòa bình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giới đương đại.

Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức khác – trong đó có an ninh nguồn nước trên các dòng sông chung, bằng việc xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác, hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung, tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ đạt được những thành công, đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực.

Thưa Quý vị và các bạn,

Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.

Nhân diễn đàn quan trọng này, tôi trân trọng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.

Những năm qua, việc duy trì tăng trưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mức hợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Thưa Quý vị và các bạn,                      

Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn./.

*

Đọc thêm:
- Shangri-la và căng thẳng Biển Đông (BBC). – Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại Đối thoại Shangri-La (VOA).  – Video: Thủ tướng phát biểu khai mạc hội nghị đối thoại Shangri La (VTV).- Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri La (Đông A) - Việt Nam muốn có ‘lòng tin chiến lược’ (BBC) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không để nước nào đặt căn cứ quân sự tại VN (TP).- Đối thoại Shangri La: Việt Nam tố cáo những hành động biểu hiện sức mạnh đơn phương trong vùng (RFI). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gặp thủ tướng CSVN ở Singapore (Người Việt). – Thủ tướng: Xảy ra xung đột, tất cả cùng thua (VnEco).`- Việt-Trung bàn về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (TTXVN).`- Trung Quốc lên tiếng bảo vệ tàu ngầm (VNE).- Trung Quốc lộ chiến lược ‘cải bắp’ nhằm thôn tính Bãi Cỏ Mây (TP). – Philippines tiếp tục thách thức quyết liệt Trung Quốc (VnM).
------
--> Read more..

Trung Quốc: đứa bé №59 sẽ sống



№59 будет жить




Photos: Scanpix/China News
 

Nguồn: drugoi

Kichbu posted on 31.05.2013



2013/05/28, Trung Quốc.  Cái mà nhìn thấy được qua lỗ cống nhà vệ sinh – bàn chân nhỏ xíu của một trẻ sơ sinh. Người mẹ 22 tuổi của bé, làm việc trong một nhà hàng ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang ở phía đông đất nước, sau khi sinh đ
ã thả con vào hệ thống cống rãnh để thoát khỏi nó. Nhưng cậu bé đã sống sót – những người láng giềng đã nghe được tiếng hét của bé và gọi cảnh sát. Lực lượng cứu hộ cắt ra một mảnh của ống nhựa và lấy đứa trẻ ra từ đó. Bây giờ cậu bé đang được chăm sóc tại bệnh viện, nó được gọi tên là số 59. Hiện cảnh sát đang điều tra vụ việc.

































------
--> Read more..

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Lính dù Nga sẽ đào tạo binh sĩ Trung Quốc


Новость на Newsland: Российские десантники обучат китайских военных
Российские десантники обучат китайских военных

Nguồn: rosbalt.ru 

Kichbu posted on 29.05.2013



Cuối tháng Năm  phái đoàn quân sự Trung Quốc thăm các cơ sở của  lính dù Nga. Hôm nay (27.05-Kichbu) thiếu tá, người phát ngôn cơ quan báo chí của Các lực lượng vũ trang LB Nga về lính dù nói về điều này.



"Mục đích chủ yếu chuyến đi thăm của các lính dù Trung Quốc - làm quen với các hệ thống nhảy dù của người và trang bị kỹ thuật, các mô hình vũ khí và kỹ thuật chiến đấu hiện được trang bị cho lực lượng lính dù Nga, - người phát ngôn giải thích thêm.

 Новость на Newsland: Российские десантники обучат китайских военных

Theo lời bà Kruglova, chuyến thăm diễn ra từ ngày 28 đến 31 tháng Năm. Trong thành phần đoàn Trung Quốc đến Nga có mười người và dẫn đầu đoàn là thiếu tướng Li Fenbyao chỉ  huy của Quân đoàn nhảy dù 15 của CHND Trung Hoa.
-----
--> Read more..

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Trung Quốc đã tiếp nhận tàu đổ bộ "Zubr" đầu tiên


«Зубр» в порту Гуанчжоу

Китай получил первый десантный корабль "Зубр"

Nguồn: lenta.ru

Kichbu posted on 27.05.2013



Trung Quốc đã tiếp nhận một trong hai tàu đổ bộ loại nhỏ chạy trên đệm khí dự án 12322 "Zubr" đặt mua của Uraina. Theo các thông tin trên những diễn đàn về các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chiếc tàu này đã đến cảng Quảng Châu tỉnh Quảng Đông trên tàu hàng "New York" của công ty Đức Hansa Heavy Lift. Tàu "Zubr" đầu tiên đã rời Feodosia ngày 12 tháng Tư năm 2013 đi Trung Quốc.

 

Hợp đồng cung cấp hai tàu đổ bộ dự án 12322 được ký vào năm 2009 Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước "Ucrspetsexxport" của Ucraina và Bộ quốc phòng Trung Quốc. Tổng giá trị của hợp đồng là 315 triệu dollars. Hãng đóng tàu "More" của Feodosia thực hiện chế tạo các tàu đổ bộ này. "Zubr" đầu tiên theo hợp đồng được xây dựng vào tháng Chín năm 2012 và từ tháng Mười năm ngoái đã qua thử nghiệm tại nhà máy.

Vào tháng Bảy năm 2011, đại diện của "Rosoboroexport" Oleg Azizov đã tuyên bố rằng Ucraina đã vi phạm các nguyên tắc sở hữu trí tuệ của Nga khi ký hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc tàu đổ bộ "Zubr". Những chiếc tàu đổ bộ này được thiết kế dưới thời Liên Xô, nhưng sau khi LB Xô Viết sụp đổ, quyền tác giả đã được chuyển cho Cục thiết kế hàng hải trung ương "Almaz" của Sankt Peterburg.

 


Ngay sau đó phía Ucraina tuyên bố rằng quyền sở hự hữu không bị vi phạm, bởi vì các tàu đổ bộ chế tạo cho Trung Quốc được xây dựng ở Feodosia theo dự án 958 "Bison" của Ucraina. Những khác biệt về nguyên tắc của dự án 958 so với 12322 không được giải thích rõ. Trực quan, các tàu đổ bộ do Ycraina chế tạo không khác "Zubr" của Nga.

 

 

Các tàu dự án 12322 có sức rẽ nước 555 tấn và có khả năng đạt tốc độ đến 60 hải lý; tầm hoạt động của chúng là 300 hải lý. "Zubr" được trang bị hai bệ pháo AK-630 30 mm và hai bệ phóng MS-227 140 mm tên lửa không điều khiển. Tàu đổ bộ này vận chuyển được ba xe tăng tổng trọng lượng 150 tấn hoặc 10 xe bọc thép tổng trọng lượng 131 tấn cộng thêm 140 lính đổ bộ, hoặc tám xe chiến đấu bộ binh trọng lượng đến 115 tấn.
---


--> Read more..

Một người Trung Quốc sống trong ngôi nhà tre khuân lưng


 Новость на Newsland: Китаец живет в переносном бамбуковом доме

Китаец живет в переносном бамбуковом доме


Nguồn: newsland.com

Kichbu posted on 27.05.2013

Có một người chắc chắn là không sợ ra khỏi nhà mà quên mang theo một cái gì đó cần thiết cho dù người đàn ông Trung Quốc Liu Linchao này đi đâu, ngôi nhà của ông  luôn luôn bên mình,  otkstroy.ru viết.

Ông cõng túp lều 60 kg bằng tre của mình trên lưng và đi cùng với nó đến đâu tùy thích. Bên trong túp lều có những kệ tre giữ tất cả các đ dùng cần thiết. Đêm đêm, bên trong có thể thậm chí nhóm lên bếp lửa nhỏ đ nấu nướng.

Liu hành nghề buôn bán Nam Trung Quốc, bán các võ chai nước giải khát đã sử dụng đ tái sử dụng, The Daily Mail đưa tin.

 Новость на Newsland: Китаец живет в переносном бамбуковом доме


"Tôi có thể đi bất cứ nơi nào tôi muốn. Điều này thật là dễ dàng, thuận tiện và giúp tôi không phải chi những khoản tiền lớn trong thời gian đi lại", - ông nói. Theo lời Linchao, ngôi nhà nhỏ di động đầu tiên của mình ông đã xây dựng năm năm trước và kể từ đó đã không thay đổi hình thức cư trú này.

-------


--> Read more..

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Từ lịch sử tuyên truyền tình dục đồng giới

brothersvc8

Из истории пропаганды гомосексуализма


Kichbu posted on 26.05.2013





Dưới ánh sáng của đạo luật mới về tuyên truyền tình dục đồng giới, chúng ta sẽ xem xét một số chi tiết cuộc sống của chúng ta mới đây theo cách khác. Hóa ra toàn bộ lịch sử Xô Viết tràn đầy nội dung tình dục đồng giới. Tôi có thể nói, nó như sợ chỉ đỏ xuyên suốt..:)


6937e0208879



001q03f2



brothersvc8



s640x480



Леонид Брежнев и Шараф Рашидов



0000214619



001q2b8r



001q38r9



80e31e2f29dc0395df0b9a1ec22

interesting_201210301217000

interesting_201210301217004



1711623146



_041583395ec71ad3eee0a4d7c92772b8



1009-06

79927_2

001q51s3

tb12141

001q1dxa

257386_355






--> Read more..

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Dân thấy sao cứ biết vậy đi


'Thực tế đang tồn tại hai số liệu thống kê khác nhau, và cũng chỉ tiếp cận gần đúng nhất vấn đề.

Nguồn: phunutoday.vn

Kichbu posted on 23.05.2013



Theo Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam, số liệu thống kê hiện nay ở nước ta luôn có hai số, một số dùng khi nghiên cứu sẽ chính xác hơn, và một số dùng để công bố công khai, con số này có thể bị tác động bởi nhiểu vấn đề.

Sau khi số thống kê tai nạn giao thông trong 10 ngày Tết vừa qua được công bố, với thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia là hơn 700 người thương vong do tai nạn giao thông, trong khi Bộ Y tế lại công bố có hơn 25.000 người nhập viện vì tai nạn giao thông trong 10 ngày Tết.

Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan của Việt Nam đưa ra các số liệu thống kê trái ngược nhau về cùng một vấn đề. Với thực tế đó, chiều 28/2 chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Ông Tiến cho hay, số liệu thống kê hiện nay ở nước ta luôn có hai số, một số là để dùng khi làm việc với các chuyên gia, người nghiên cứu lâu năm, vì họ biết về con số, nên có thể số này sẽ chính xác hơn; còn con số dùng để công bố công khai, con số này có thể bị tác động bởi nhiểu vấn đề, có thể bị chỉ đạo, nên cũng có điều chỉnh.

“Như số liệu GDP, nếu thấp quá là phải tính lại cho cao lên, cái đó có. Nếu mời chuyên gia tới phân tích, sẽ có thể ra một con số khác, có thể không xa con số báo cáo, nhưng chắc chắn nó không phải con số trong các báo cáo đánh giá hàng năm”, ông Tiến dẫn chứng.



Thực tế đang tồn tại hai số liệu thống kê khác nhau, và cũng chỉ tiếp cận gần đúng nhất vấn đề.
 

Hai số liệu cùng song hành

PV: - Theo ông, tiêu chí thống kê hiện nay đã được xây dựng chuẩn chưa? Phải chăng quy định thiếu, không rõ nên mỗi đơn vị thống kê một kiểu?

Ông Nguyễn Văn Tiến: - Cái đấy cũng có, như tôi được biết dự thảo Thông tư 01 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành hệ thống chỉ tiêu 4 cấp, gồm cấp trung ương (350 chỉ tiêu), cấp tỉnh, cấp huyện và cả cấp xã, phường. Cụ thể đấy, nhưng để đi được vào thực tế còn dài.

Nếu thực hiện đúng số liệu không qua sai, nhưng không đủ khả năng để làm như vậy, vì nhiều lý do, như lý do về chính trị đã bị ảnh hưởng, rồi lý do về nguồn lực…

Về mức độ chính xác, tùy từng con số phải có cách nhìn, phân tích khác nhau.

PV: - Số liệu công bố chuyên gia còn phải phân vân, còn người dân không biết gì, vậy làm sao để tin?

Ông Nguyễn Văn Tiến: - Cái đó thì người dân thấy sao cứ biết vậy đi. Biết làm sao được. Anh cứ bảo sai, nhưng làm sao có con số đúng được. Đành chấp nhận công bố bao nhiêu biết bấy nhiêu.

Có nhiều con số không thể thống kê chính xác được, như điện lực, xăng dầu lúc nào cũng bảo lỗ, ai biết thực hư thế nào, cũng chỉ có thể dựa vào báo cáo của doanh nghiệp đó, ngành Thống kê cũng không thể tiếp cận doanh nghiệp họ được. Nếu thanh, kiểm tra cũng chỉ gọi là tiếp cận được gần sát với thực tế thôi, phải chấp nhận điều đó.

Tôi nói ngay con số mà chục năm nay ngành thống kê khắc phục không được, đó là chỉ số GDP địa phương cao hơn trung ương. GDP trong báo cáo các tỉnh bao giờ cũng phải 2 con số, trong khi năm 2012, GDP cả nước chỉ có 5%, vậy mà nhiều người vẫn nói con số 5% là còn cao, khi kinh tế đang khủng hoảng.

Bệnh thành tích làm thống kê bị sai

PV : -Phải chăng bệnh thành tích đang chi phối tới các số liệu thống kê quá nhiều?

Ông Nguyễn Văn Tiến: - Bệnh thành tích quá đi chứ, nếu anh muốn làm lãnh đạo mà các chỉ tiêu không tăng trưởng, không phát triển, thì ai còn bổ nhiệm cho làm? Tổng cục thống kê biết nhưng không làm được gì, vì cũng chỉ là một cơ quan nhỏ của Bộ.

PV: - Các con số thống kê của Tổng cục thống kê có thể xem là chuẩn nhất nước và hoàn toàn tin tưởng được không?

Ông Nguyễn Văn Tiến: - Về mặt pháp lý đúng như vậy, làm chính sách cũng theo những thống kê đó, còn các bộ ngành, địa phương khác công bố thì số liệu chỉ để tham khảo. Luật thống kê đã quy định thế. Nhưng trên thực tế, các bộ ngành, địa phương vẫn tự công bố, biết vi phạm cũng không làm được gì.

PV: - Nhưng nhiều lĩnh vực Tổng cục thống kê phải sử dụng số liệu của cơ quan khác, các địa phương gửi lên, trong khi số liệu này đã không chính xác, vậy số liệu của Tổng cục thống kê cũng không hoàn toàn đúng?

Ông Nguyễn Văn Tiến: - Cái này cũng có, không thể nói đúng tuyệt đối được. Nhưng khi đã công bố, Tổng cục thống kê phải chịu trách nhiệm về số đó, và theo quy định, nó là số chuẩn nhất.

PV: -Có một số số liệu Tổng cục thống kê không tham gia thống kê, công bố, mà các bộ ngành, địa phương tự làm, trong khi họ bị ảnh hưởng bởi bệnh thành tích, vậy làm sao số liệu có thể chính xác và chính sách đưa ra sao có thể giải quyết được đúng vấn đề?

Ông Nguyễn Văn Tiến: Cái đấy phải hỏi lãnh đạo.

PV: - Ông đánh giá thế nào về mức độ ảnh hưởng của số liệu sai tới chính sách?

Ông Nguyễn Văn Tiến: - Số liệu sai thì chính sách đưa ra chắc chắn sẽ không đúng. Nếu sai số ở mức độ vừa phải thì cũng không hẳn quá xấu. Nhưng nếu sai mức độ lớn thì sẽ ảnh hưởng lớn.

PV: - Nếu so sánh mức độ chính xác số thống kê thời ông còn làm và hiện nay, ông thấy có thay đổi nhiều không?

Ông Nguyễn Văn Tiến: Đã thay đổi nhiều, tôi không phải chê hay tự khen mình, nhưng số thống kê ngày xưa tốt hơn bây giờ. Ngày xưa hệ thống thông tin cơ sở từ dưới lên tốt hơn giờ nhiều. Giờ nhiều cấp rất thiếu nghiêm túc trong thống kê, nhiều khi chỉ làm cho xong, nên nhiều số liệu có hạn chế.

PV: - Xin cảm ơn ông!

  • Lê Việt (thực hiện)

TIN LIÊN QUAN


--> Read more..

Steps


Flag Counter