Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

Hoa Kỳ sẽ chi gần 30 triệu dollars cho việc phát triển dân chủ ở Nga

31.07.2009, 01:13:11

Philip Gordon - Филип Гордon

Филип Гордон. Фото с сайта www.newamerica.net

Фото с сайта www.newamerica.net

Hoa Kỳ sẽ chi gần 30 triệu dollars để phát triển dân chủ ở Nga

США потратят почти 30 миллионов долларов на демократию в России

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2009/07/31/democracy/

Kichbu

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có kế hoạch trong suốt năm 2009 chi cho việc phát triển dân chủ và bảo vệ nhân quyền ở Nga không dưới 29 triệu dollars. Phó ngoại trưởng Hoa Kỳ về Châu Âu và Âu-Á Philip Gordon nói về điều này. Toàn văn ( Текст ) phát biểu cả ông đăng trên website của Bộ ngoại giao.

Theo lời của ông, Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ những nguyên tắc của mình và tiếp tục phát triển dân chủ ở Nga. Một phần kinh phí được trích ra sẽ dành cho việc hỗ trợ các cơ quan báo chí độc lập của Nga, Gordon nói.

Người đại diện cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đồng thời bổ sung rằng vụ sát hại убийство người bảo vệ nhân quyền Chechenia, bà Natalia Estemirovia đã đặc biệt căng thẳng gây nên vấn đề thi hành quyền con người ở Nga.

Trong khuôn khổ đạo luật về ủng hộ tự do từ 1992 đến 2008, Hoa Kỳ đã trích ra cho Nga hơn 3,7 tỷ dollars. Những khoản tiền này đã chi cho những các hoạt động xã hội và nhân đạo, hỗ trợ cải cách thị trường và nhiều vấn đề khác. Trong năm 2008 đã chi cho những khoản này 50 triệu dollars. Vào năm 2003, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu hỗ trợ cho Nga 148 triệu dollars.--Kichbu--

----

США потратят почти 30 миллионов долларов на демократию в России

Госдепартамент США планирует в течение 2009 года потратить на развитие демократии и защиту прав человека в России не менее 29 миллионов долларов. Об этом заявил заместитель госсекретаря США по делам Европы и Евразии Филип Гордон (Philip Gordon). Текст его заявления размещен на сайте Госдепартамента.

По его словам, США не собираются отказываться от своих принципов и продолжат заниматься развитием демократии в России. Часть выделенных средств будет потрачена на поддержку российских независимых средств массовой информации, отметил Гордон.

Также представитель Госдепартамента добавил, что недавнее убийство чеченской правозащитницы Натальи Эстемировой особенно остро поднимает вопрос соблюдения прав человека в России.

США в рамках закона о поддержке свободы с 1992 по 2008 годы выделили России более 3,7 миллиарда долларов. Эти деньги были потрачены на гуманитарную и социальную помощь, на поддержку рыночной реформы и на многое другое. В 2008 году на эти нужды было потрачено 50 миллионов долларов, тогда как в 2003 году Госдепартамент попросил на поддержку России 148 миллионов.

Ссылки по теме
- The U.S. Security Relationship with Russia and Its Impact on Transatlantic Security - Department of State, 30.07.2009
- Джордж Буш рассказал чехам о российской демократии – Lenta.ru, 05.06.2007
- Госдепартамент США отчитался о мерах по поддержке российской демократии – Lenta.ru, 06.04.2007
- Госдеп США разглядел "эрозию демократии" в России – Lenta.ru, 06.04.2006

Сайты по теме
- Госдепартамент США


--> Read more..

Tham nhũng càng dễ cai trị

Tham nhũng càng dễ cai trị

TS Viktor Stepanenko
Phạm Minh Ngọc dịch

Lời người dịch: Ở những nước mà tham nhũng đã trở thành hiện tượng “quần chúng” thì phong bì và cửa sau là biện pháp giải quyết công việc riêng tư hữu hiệu nhất. Nhưng phong bì cũng là bằng chứng của tội hối lộ và tham nhũng. Vòng tròn ma thuật đã hình thành: người dân vừa không muốn vừa không dám đòi giải quyết công việc của mình một cách công khai nữa. Nhà cầm quyền vô lương tâm chỉ cần có thế. Bài trả lời phỏng vấn của Tiến sĩ Viktor Stepanenko được công bố từ cuối năm 2004, nhưng thiết nghĩ vẫn chưa mất tính thời sự và có thể coi là điểm nhìn tham chiếu cho những nước và những khu vực có “vinh dự” được đứng cùng hàng về mặt tham nhũng với những nước như Nga và Ukraine.

Đã 13 năm nay, ở nước Ukraine độc lập có dân chúng nhưng không có các công dân. Hầu hết các vấn đề phát sinh từ đấy. Như mọi người đếu biết, ổn định và thịnh vượng về kinh tế chỉ có thể xuất hiện ở những nước có xã hội công dân mạnh mẽ, đủ sức ngăn chặn những hành động quá lạm của chính quyến. Đây là bài trả lời phỏng vấn của ông Viktor Stepanenko, Trưởng phòng Viện Xã hội học thuộc Viện hàn lâm khoa học Ukraine, Giám đốc trung tâm phát triển chính sách xã hội, cộng tác viên khoa học Viện nghiên cứu mang tên Kenann của nước Nga, Tiến sĩ xã hội học Đại học Manchester, với hãng thông tấn Washington Profile về xã hội công dân ở Ukraine.

Câu hỏi: Xin cho biết tình hình xã hội công dân ở Nga và Ukraine hiện nay?

Stepnanenko: Chính quyền nhận thức được rằng xã hội công dân là một tác nhân nghiêm túc. Phổ quan hệ giữa chính quyền và sáng kiến của các công dân là tương đối rộng, nhưng chính quyền có thể không thích nhường bớt ngay cả một phần quyền lực của mình. Hoạt động mang tính lễ nghi thì được, thí dụ như cái gọi là “diễn đàn của các tổ chức xã hội”, tức là những diễn đàn giả vờ như có đối thoại giữa chính quyền và xã hội.

Có thể nhận thấy ba sách lược đối phó của chính quyền với xã hội công dân.

Thứ nhất, “sinh sản vô tính” các sáng kiến công dân, nghĩa là trong trường hợp thiếu vắng xã hội công dân thì nhà nước đóng luôn vai trò của nó. Tổ chức “Đi cùng nhau” ở Nga dưới trào Putin là một thí dụ. Sinh sản vô tính là biện pháp của chính quyền nhằm tạo ra các “ốc đảo” nơi diễn ra các hoạt động trung thành với chính quyền.

Thứ hai là chế nhạo. Đấy là biện pháp nhằm giễu cợt những sáng kiến của công dân, coi đấy như những việc làm thiếu nghiêm túc. Thí dụ như cách đây ba năm người ta đưa ra từ “xực tài trợ” (nhằm chế giễu những tổ chức sống bằng tài trợ của phương Tây) – nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực của tất cả những tổ chức xã hội có mạng lưới rộng khắp.>

Và cuối cùng là tấn công công khai vào các sáng kiến của công dân. Gần đây nhất là việc xem xét hoạt động của các tổ chức công dân, được nước ngoài tài trợ, trong quốc hội Ukraine. Người ta coi đấy là các “tác nhân gây ảnh hưởng” và biện pháp can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine . Ở Nga cũng có thái độ thiếu thiện chí như thế, trong Thông điệp, Tổng thống Vladimir Putin đã chia xã hội công dân thành tốt, tức là trung thành với chính quyền và xấu, tức là do các quĩ ở phương Tây tài trợ và có quan điểm đối lập với chính quyền.

Câu hỏi: Nguồn tài chính cho hoạt động của các tổ chức xã hội?

Stepnanenko: Ở Mĩ và Anh các doanh nghiệp rất có trách nhiệm xã hội và có truyền thống từ thiện. Ở Ukraine thì không có. Chính vì thế mà các tổ chức xã hội ở Ukraine mới phải sống bằng tài trợ phương Tây. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng 60% hoạt động của các tổ chức xã hội ở Ukraine là được tài trợ từ các quĩ ở phương Tây.

Nói về doanh nghiệp ở Ukraine và ở Nga thì tài sản vẫn là nặc danh. Gần đây mới xuất hiện thông tin về chủ của một vài sản nghiệp. Còn các ông chủ thì thường tránh “xuất đầu lộ diện”, họ sợ, họ không dám trở thành các nhân vật của xã hội. Gần đây một vài nhân vật đầu sỏ bắt đầu hoạt động tích cực trong đời sống xã hội. Thí dụ như họ đã thành lập mạng lưới trợ giúp pháp lí miễn phí. Nhưng Mạnh thường quân trong nước thường chỉ hào phóng trước các cuộc bầu cử mà thôi.

Doanh nghiệp phụ thuộc vào chính quyền, liên kết với chính quyền. Chỉ những doanh nghiệp trung thành với chính quyền mới phát triển được. Vì vậy mà chính sách của chính quyền và doanh nghiệp đối với xã hội công dân là tương tự như nhau.

Câu hỏi: Ở Mĩ và các nền dân chủ phương Tây khác, các tổ chức phi chính phủ thường đứng ra thầu các chương trình của chính phủ trong những lĩnh vực chính sách đối nội và đối ngoại. Tình hình ở Ukraine và Nga thì như thế nào?

Stepanenko: Cũng đã có một vài bước đi theo hướng này. Nhưng chính quyền sợ, không dám giao chức năng của mình cho bất kì người nào khác. Ba Lan hoạt động tốt hơn theo hướng này, thí dụ như trong chính sách trợ cấp xã hội, trợ cấp cho những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội.

Lại có những kiểu làm thế này nữa. Vì nhiều quĩ ở phương Tây không giao tiền cho các tổ chức nhà nước, thế là chính quyền lập ra các tổ chức giả vờ đóng vai tổ chức xã hội, nhưng trên thực tế đấy chỉ là cánh tay nối dài của các bộ của chính phủ mà thôi. Một số tổ chức kiểu đó hoạt động khá hiệu quả. Nhưng ngay cả trong những lĩnh vực mà nhà nước không giải quyết được thì họ cũng không chịu giao những chức năng đó cho các tổ chức xã hội.

Có một logic quái gở như thế này: xã hội công dân mạnh khi nhà nước mạnh, còn ở nước chúng tôi nhà nước còn yếu. Nhà nước yếu cho nên sợ người phản biện và tìm cách cản trở.

Câu hỏi: Thế còn sáng kiến từ bên dưới?

Stepanenko: Ở Ukraine hiện chưa có tầng lớp trung lưu, tức là chưa có tác nhân chính của xã hội công dân. Nước có độc lập, nhưng không có những con người độc lập – tức là không có những con người truyền bá các giá trị của xã hội công dân, không có cỗ máy tạo ra các truyền thống của xã hội công dân, không có người truyền bá những tính chất đặc thù của xã hội công dân.

Ở Ukraine có gần 50 ngàn tổ chức xã hội đã đăng kí, nhưng thực ra chỉ có độ 10% trong số đó hoạt động mà thôi. Vì sao? Nhiều tổ chức viện cớ là không có tiền, mà đôi khi có những tổ chức được hình thành nhân một dự án cụ thể nào đó hoặc ngay trước kì bầu cử.

Trong lĩnh vực này cũng đã xuất hiện một xu hướng rất rõ ràng: xã hội công dân đang đi theo lối thị trường hóa và chuyên môn hóa, đã xuất hiện các nhà quản lí chuyên nghiệp, họ sống bằng hoạt động xã hội. Nhưng họ lại thường phải làm theo tiêu chí của những Mạnh Thường Quân. Trong nhiều trường hợp những người này không cần chứng tỏ cho dân chúng thấy kết quả hoạt động của mình, báo cáo với quĩ còn quan trọng hơn.

Còn phần đông dân chúng đều bị đẩy ra rìa hoặc có tâm trạng lưu vong ngay trên quê hương mình. Dân chúng không cảm thấy sức mạnh của mình, không thấy được khả năng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội của mình.
Truyền thống tình nguyện đã bị phá tan từ lâu. Truyền thống tình nguyện dưới chính thể Xô Viết thực chât chỉ có tính chất lễ nghi (những ngày lao động thứ bảy, dân quân tình nguyện) đã biến mất, chỉ còn lại trong dân chúng thái độ thù địch đối với những hình thức hoạt động kiểu đó mà thôi.

Câu hỏi: Tại sao không thể coi các tổ chức ở Liên Xô cũ là “xã hội công dân”? Đã từng có những tổ chức quần chúng, các sự kiện ồn ào…

Stepanenko: Xã hội công dân là lĩnh vực xã hội, tác biệt với nhà nước; mặt khác, nó cũng vượt ra ngoài quan hệ của những cá nhân riêng lẻ. Đấy không phải là gian bếp, đấy là vũ đài xã hội. Có thể nói rằng ở Liên Xô đã từng có xã hội dân sự riêng tư. Nhưng ý tôi không phải là Bộ Thanh niên hay công đoàn hay là những hình thức kiểm soát khác của nhà nước đối với mọi khía cạnh khác nhau của đời sống của người công dân. Đã từng có những nhà in lậu, những người chống đối, những câu lạc bộ văn nghệ – giống như “một món đồ chơi giấu trong túi áo” vậy.

Như ông Valdimir Bukovsky từng nói: dưới trào Brezhnev đã có hàng trăm lời kêu gọi được đánh máy trên cùng một máy chữ, có thể tạo được tác động xã hội. Truyền thống này rất quan trọng cho việc hình thành lực lượng đối lập về mặt tinh thần, nhưng nó không thể phát triển thành một phong trào tự nguyện mang tính quần chúng, không thể thành một xã hội công dân độc lập được.

Chúng tôi thường xuyên tiến hành khảo sát từ năm 1994, gần 80% những người tình nguyện trả lời, mà đây là những người trưởng thành ở Ukraine, không phải là thành viên của một tổ chức xã hội nào. 20% còn lại, nếu trừ đi những tổ chức như chơi tem, cá cảnh, chó cảnh, thì chỉ có chừng 5% là có tham gia vào chính trị, có xu hướng chính tri mà thôi.

Cũng tương ứng với các chỉ số ở phương Tây, nhưng đừng vội mừng vì ở phương Tây, trong các nền dân chủ đã phát triển hoạt động chính trị của dân chúng có xu hướng giảm, đấy là vì hoạt động chính trị đã tập trung vào địa bàn dân cư, việc tham gia giải quyết các vấn đề chính trị đã không còn có tính hình thức nữa. Chỉ khi nảy sinh một vấn đề xã hội nào đó người ta mới thành lập ra những phong trào quần chúng mạnh mẽ mà thôi.

Còn ở Ukraine và ở Nga, cần phải xem xét cái 5% này với một hiện tượng nữa, đấy là, thí dụ như ở Ukraine chỉ có 12% dân số cảm thấy thỏa mãn với địa vị của mình. Nếu người dân cảm thấy không thỏa mãn thì họ sẽ phản đối hay sẽ tìm những hình thức tham gia chính trị khác nhằm thay đổi hiện tình của đất nước. Ở Nga và Ukraine người ta không làm như thế.

Câu hỏi: Tại sao lại như thế?

Stepanenko: Điều này có thể giải thích.

Thứ nhất, dân chúng không tin tất cả các hình thức tham gia chính trị. Sự bất tín xuất hiện ngay từ thời Xô Viết, đấy là giai đoạn của những hoạt động mang tính lễ nghi-bắt buộc.

Thứ hai, liên quan đến sự phản bội của giới tinh hoa chính trị, cuối những năm 1980 và 1990 họ tuyên bố chương trình cải cách nhưng sau đó lại gắn bó với chính quyền. Đã thế lại chẳng hề có một thay đổi tích cực nào hết.

Thứ ba, trong thời kì Xô Viết đã hình thành những hình thức quan hệ giúp người ta sống còn, sau này đã chuyển hóa thành những hình thức tương tự. Trong văn học phương Tây gọi là quan hệ bạn hàng – tiến trao cháo múc, tham nhũng, tức là những cái thay thế cho quan hệ công dân đích thực. Người ta không thích giải quyết các vấn đề trên bình diện xã hội mà thường nhờ một người có thế lực nào đó giúp thu xếp các công việc riêng tư bằng cửa sau, bằng đút lót.

Câu hỏi
: Nhưng nhiều xã hội đã sống như thế hàng trăm năm và bây giờ vẫn tiếp tục sống như thế. Tại sao như thế là không tốt?

Stepanenho: Xã hội công dân là vũ đài thảo luận công khai, đưa người dân tham gia vào việc giải quyết những vấn đề xã hội. Còn chúng ta lại đang nói về hiện tượng giả-xã hội. Nó cũng có những mặt tích cực – trong những giai đoạn chuyển đổi khó khăn thì đây chính là cái phao cứu sinh duy nhất: dựa vào họ hàng vào gia đình để mà sống.

Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lĩnh vực riêng tư-gia đình là rất quan trọng, nó là ốc đảo, nơi con người có thể ẩn náu, để vượt qua những giai đoạn khó khăn. Nhưng nó lại tạo ra xã hội công dân “xó bếp” thời kì Xô Viết, đấy là khi người ta không còn khả năng đồng cảm và thích giải quyết các vấn đề trong nội bộ gia đình.

Trong nhiều lĩnh vực, nền chính trị của Nga và Ukraine được xây dựng trên các mối quan hệ bạn hàng-băng nhóm. Đời sống xã hội, đa phần nằm trong tình trạng trì trệ. Người dân không thể nhận lương một cách công khai, phải dùng phong bì. Doanh nhân không thể hợp thức hoá thu nhập, họ luôn phải nhìn ngó ông thuế vụ, ông công an chữa cháy, ông chính quyền. Tham những là hình thức kiểm soát xã hội rất tiện lợi vì người dân bị dinh líu vào các mối quan hệ mang tính băng nhóm, nhiều tổ chức làm việc một cách bán công khai và luôn luôn có thể bị kiểm tra hoặc đàn áp. Một đất nước như thế thì dễ cai trị và dễ kiểm soát lắm.

Dân chúng có thái độ như thế nào? Đến 40% thanh niên cho rằng lối thoát duy nhất là di cư ra nước ngoài. Hay là thí dụ như hiện tượng lưu vong ngay tại quê hương mình, đấy là khi người ta vẫn sống trong nước nhưng hoàn toàn không coi mình là công dân của nước đó, họ sống trong nhóm riêng của mình, không thèm quan tâm đến bất kì ai hay bất kì cái gì nữa.

Câu hỏi: Trong những nước đã phát triển dân chúng thường không ưa chính quyền. Sự khác biệt của thái độ không thân thiện đó với thái độ không thân thiện ở Nga và Ukraine là như thế nào?>

Stepanenko: Vâng, người ta bảo rằng đặc trưng mang tính dân tộc của người Canada là không ưa chính quyền. Nhưng các công dân ở đó cảm thấy rằng họ có thể thay đổi chính quyền hoặc có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của nó, họ có những lựa chọn vì có những luật chơi rõ ràng và thường xuyên được điều chỉnh, có qui trình thay thế và gây ảnh hưởng đối với quyết định của chính phủ. Còn chúng tôi không ưa là vì bất lực. Anh không ưa chính phủ, anh có thể đập đầu vào tường nhưng sác xuất thay chính phủ thì rất nhỏ.

Nhưng tôi xin nói về những mặt tích cực. Về nhận thức và hành vi của người dân khi họ thu mình vào trong gia đình, vào công việc. Trong thời Xô Viết hiện tượng này chưa phát triển đến như thế. Bây giờ người dân cảm thấy rằng họ có một cuộc sống riêng. Có thể đến một lúc nào đó họ sẽ thấy chán cái tự do riêng tư này, một lúc nào đó sẽ xuất hiện nhu cầu có giải pháp và hành động mang tính tập thể.

Quan niệm xã hội công dân chỉ là những tổ chức phi chính phủ là các tiếp cận hẹp hòi. Xã hội công dân là các giá trị tinh thần, là quan hệ giữa người với người, là sự tin cậy lẫn nhau.

Nguồn: http://n-t.ru/tp/br/ks.htm

Kichbu theo http://bauxitevietnam.info/c/4927.html

--> Read more..

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Cần đồng thuận về Biển Đông

Cần đồng thuận về Biển Đông

Biển Đông hiện là vùng có nhiều tranh chấp về lãnh hải và các quần đảo

Có người hỏi tôi đồng thuận theo kiểu nào? Có phải theo kiểu chính quyền hiện nay nói hay không? Theo tôi phải theo kiểu đồng thuận của ông cha chúng ta từng làm khi có quốc biến.

------

> Cựu chiến binh gửi tâm thư cho Đảng

Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/4276.html

--------

Phải từ mọi phía và không thể áp đặt, do nhận thức của mọi người mà theo tôi phải là của toàn dân tộc trước hiểm hoạ chưa từng có trong ngàn năm qua. Phải bắt chước tiền nhân, gác bỏ thù riêng như ông cha chúng ta thường làm.

Không may sau Thế chiến II, Việt nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh rất dài ác liệt chưa từng có. Bắt đầu thập niên 50 thế kỷ XX, lại ở trong hoàn cảnh có cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối chính trị thù địch trên thế giới, Việt Nam đã bị cuốn hút và nhanh chóng trở thành nạn nhân của các thế lực quốc tế.

Song Việt Nam cũng đã tiếp nhận được truyền thống khôn ngoan của tiền nhân. Từ việc sửa sai kịp thời trong cải cách ruộng đất đến Cuộc cách mạng văn hóa long trời lở đất, nếu “địa chấn” ấy như lan mạnh đến tận Campuchia thì dường như bị chặn trước khi ảnh hưởng đến Việt Nam.

Quyết định đánh chiếm Trường Sa trước khi đánh chiếm Sài Gòn, theo tôi đã mang tính bước ngoặt lịch sử dân tộc.

Từ khi giải phóng Trường Sa đến nay, Việt Nam bắt đầu phải đối phó với thách thức chưa từng có trong lịch sử ngàn năm. Nhất là trước sự lớn mạnh của siêu cường mới nổi, lại tiếp tục truyền thống bành trướng đường Lưỡi bò “Đại Hán” ở thập niên 30 thế kỉ XX ở Biển Đông.

Bất chấp sự thật lịch sử rất rõ ràng ghi trong chính sử như Đại Nam Thực Lục Tiền biến, Đại Nam Thực Lục Chính biến, Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Đại Nam Hội Điện Sử Lệ hay sách địa lý Đại Nam Nhất Thống Chí, nhất là các văn bản nhà nước từ châu bản triều đình đến các văn bản của các cấp chính quyền tỉnh đã ghi chép rất rõ hoạt động của dân binh đòi Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải cũng như thủy quân triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1876 đi cắm cột mốc, dùng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa theo cách thức Phương Tây.

Các tài liệu Phương Tây cũng đã ghi chép đầy đủ các sự kiện xác lập chủ quyền rất cụ thể theo phong cách phương Tây từ năm 1816.

Đối với thách thức Biển Đông thì ngoài chính sách ngoại giao mềm dẻo theo truyền thống, có nhu có cương...

Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Bất chấp pháp luật quốc tế, đặc biệt Hiến Chương, các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm dùng vũ lực, Việt Nam luôn là nạn nhân của các hành động dùng võ lực như trong tháng giêng năm 1974 ở Hoàng Sa cũng như tháng 3 năm 1988 ở Trường Sa.

Bất chấp cả luật biển 1982 mà các nước đã kí , đã qui định rất rõ việc thềm lục địa, lãnh hải… Việt Nam đang là nạn nhân của thế lực quốc tế quá nhiều tham vọng và hung hãn.

Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách. Người dân rất bức xúc và thông cảm với những thử thách quá lớn lao mà chính quyền hiện nay đang phải đối phó.

Truyền thống Việt Nam luôn “trọng sỉ” hơn “trọng tước” nên trước quốc biến, thời Trần các bô lão đã họp tại hội nghị Diên Hồng để thể hiện sự đoàn kết dân tộc.

Thời nay, trước thách thức lớn lao chưa từng có từ Tây Nguyên đến Biển Đông ấy, các bô lão cách mạng có tầm nhìn xa, thấy hết các nguy cơ, thử thách và các bô lão trí thức kêu gọi cùng nhau đồng thuận từ chính quyền đến người dân, từ trong ra ngoài nước.

Muốn có sự đồng thuận thì trước hết chính quyền phải lắng nghe dư luận, nhất là những kiến nghị xác đáng của các bô lão cách mạng và bô lão trí thức.

Ngược lại, mọi người phải nhận thức rõ nguy cơ cùng mục tiêu chung, đường lối chung đối phó với những nguy cơ, mỗi người có kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực đất nước hùng cường đừng để thế nước suy yếu do mất đoàn kết mà ra.

TS Nguyễn NHã đọc tham luận tại Tọa đàm về Biển Đông 24/25 tháng 7 vừa qua ở TPHCM

TS Nguyễn NHã nêu ra đề tài đồng thuận tại Tọa đàm về Biển Đông 24/25 tháng 7 vừa qua ở TPHCM

Sẽ bớt khó khăn

Có sự đồng thuận thì rồi ra sự đối phó với thử thách vô cùng to lớn chưa từng có trong một ngàn năm qua sẽ bớt khó khăn hơn.

Đối với thách thức Biển Đông thì ngoài chính sách ngoại giao mềm dẻo theo truyền thống, có nhu có cương. Nhu cương nhuần nhuyễn đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ và nên linh hoạt có sự phân công cụ thể. Song phải nhất quyềt phải tổng hợp sức mạnh, đa phương hoá, trước mắt đoàn kết chặt chẽ với khối Asean cùng các nước cùng quan tâm đến các nguy cơ thách thức ấy.

Sự đoàn kết khối Asean, khó nhất là Philippines mà tranh thủ được là điều rất thuận lợi.

Các nước như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn khi đã thật sự quan tâm thì không dễ gì bất cứ siêu cường nào có tham vọng lớn khó mà có thể đạt mục tiêu của mình.

Về phương hướng đấu tranh trên mặt pháp lý quốc tế, trước hết phải chuẩn bị tốt hồ sơ pháp lý quốc tế nhất là chuẩn bị đội ngũ luật gia giỏi kể những luật gia tài ba Việt kiều ở hải ngoại. Nếu cần đưa ra tòa án quốc tế thì ắt phải có sự đồng thuận của các bên liên quan, mà điều này rất khó vượt qua.

Tốt nhất thì tất cả các diễn đàn quốc tế, như Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, có thể là diễn đàn tốt nhất để Việt Nam nên trình bày những sự thật lịch sử những tính hợp pháp của chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm cũng những yêu cầu cụ thể của Việt Nam.

Tôi rất mong những ý kiến trên được sự đồng thuận của mọi người từ trong ngoài chính quyền từ trong và ngoài nước, nhất là với các bô lão thời nay cũng như đội ngũ trí thưc trẻ ở trong cũng như ngoài nước.

Bài viết được tác giả gửi tới BBC và nhiều diễn đàn khác, thể hiện quan điểm riêng của một nhà nghiên cứu, hiện sống tại TPHCM, không nhất thiết trùng với quan điểm của Ban Biên tập.

---
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/07/090729_nguyenha_eastsea.shtml

--> Read more..

Biển, đảo Việt Nam và quy chế pháp lý của nó

BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA NÓ

LS. TS. PHAN ĐĂNG THANH

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đông từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển. Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị... Vì vậy, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của đất nước. Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đại hội Đảng lần thứ X (2006) chỉ rõ: “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế (...) nhanh chóng phát triển kinh tế-xã hội ở các hải đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Theo luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và các Tuyên bố, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước được ban hành trong mấy chục năm gần đây, Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán đối với những vùng biển và hải đảo của mình với các chế độ pháp lý khác nhau.
I. BIỂN VÀ ĐẢO: BỘ PHẬN LÃNH THỔ NGÀY CÀNG QUAN TRỌNG
Việc sử dụng, khai thác biển là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Ngay từ buổi hoang sơ, qua những truyền thuyết của thời đại Hùng Vương (Lạc Long Quân-Âu Cơ, Mai An Tiêm, Tiên Dung-Chữ Đồng Tử...) đã cho thấy nhân dân ta từ lâu đã biết khai thác, sử dụng lợi thế của biển và đảo. Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử mấy ngàn năm, dân tộc Việt Nam và các nhà nước kế tục quản lý đất nước luôn có ý thức bảo vệ biên giới lãnh thổ trên đất liền và ngoài biển, thể hiện chủ quyền trên biển và các hải đảo của đất nước mình.
Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích vùng biển gấp ba lần diện tích đất liền. Biển của Việt Nam nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, giải rộng từ phía Đông đến phía Tây đất nước với nhiều tên gọi khác nhau: biển Đông, Giao Chỉ dương, biển Nam Hải... Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới có diện tích khoảng 3.447.000 km2 tiếp giáp với các nước khác trong khu vực: Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Campuchia, đảo Đài Loan và lục địa Trung Quốc.
Biển Đông có tài nguyên biển phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên sinh vật, các đàn cá xuyên biên giới.
Ở biển Đông, Việt Nam có khoảng 3.000 đảo, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở hai khu vực vịnh Bắc bộ và Nam bộ. Những đảo, quần đảo ven biển có dân cư sinh sống như: Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Lớn, Hòn Tre (Khánh Hòa), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du (Kiên Giang)... Đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài khơi phía Đông tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận vào đến các tỉnh Nam bộ, bao gồm nhiều đảo nhỏ, nhiều bãi cát ngầm, bãi đá, bãi san hô. Thời gian qua, lợi dụng hoàn cảnh nước ta bị chiến tranh, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của ta từ năm 1974 và một số nước trong khu vực (như: Philippines, Malaysia, Trung Quốc và chính quyền Đài Loan) đã chiếm đóng một số đảo, bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa.
Ngày nay nước nào cũng quan tâm đến biển và các hải đảo, có xu hướng “tiến ra biển” vì lợi ích nhiều mặt, thành thử dễ dẫn đến các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo. Riêng Việt Nam thời gian qua đã có tới bảy trên 16 vụ tranh chấp biển ở biển Đông với các nước khác, trong đó thách thức to lớn, phức tạp nhất là tranh chấp chủ quyền trên các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để giải quyết mối quan hệ này, yêu cầu khách quan đòi hỏi có một hệ thống luật quốc tế ổn định và ý thức pháp luật rộng rải để cùng nhau thiết lập một trật tự pháp lý trên biển. Yêu cầu ấy đặt ra nhiều vấn đề mà chúng ta cần quan tâm.
II. LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN VÀ ĐẢO
Từ lâu đời, trong mối quan hệ bang giao giữa nước ta với các nước lân bang, chủ yếu là Trung Quốc và Chiêm Thành, coi như không có “luật pháp quốc tế” nào đáng kể. Cách xử sự chung giữa các nước là mạnh được yếu thua; chủ quyền lãnh thổ không có chủ được xác lập bằng sự chiếm hữu ngay tình và quản lý, sử dụng thực tế, như trường hợp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Trong giai đoạn này phạm vi của quy chế pháp lý của các vùng biển, đảo chưa rõ ràng. Biển đảo hoang là của chung ở đó ai cũng được hưởng quyền tự do; không ai phân chia biển với ai; đường biên giới biển được hình thành và tôn trọng theo tập quán.
Đến khi người Pháp xâm chiếm nước ta, từ hậu bán thế kỷ XIX trở về sau, chủ quyền tạm thuộc về chính quyền thực dân Pháp. Lúc đó việc đối ngoại do họ đại diện định liệu và họ có ký vài hiệp ước với các nước khác, liên quan đến nước ta. Đặc biệt có những văn bản pháp luật của Chính phủ Pháp ban hành liên quan đến biển nước ta. Thí dụ: Nghị định ngày 9-12-1926 quy định việc áp dụng Luật ngày 1-3-1888 cho các thuộc địa trong đó có Việt Nam. Luật này nghiêm cấm nước ngoài vào đánh cá trong các vùng lãnh hải thuộc địa được xác định là vùng biển xa bờ 3 hải lý (một hải lý (nautical mile) bằng 1.852 m) tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Nghị định ngày 22-9-1936 của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp nêu rõ: “Về phương diện đánh cá, lãnh hải Đông Dương có chiều rộng là 20 km tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất”.
Đến thời kỳ đất nước bị phân chia, Việt Nam bắt đầu thực sự tham gia vào đời sống pháp lý quốc tế. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam đã có mặt tại Hội nghị quốc tế về Luật biển lần thứ nhất tổ chức tại Genève (Thụy Sĩ) năm 1958. Nhưng đoàn Việt Nam không ký các công ước kết thúc hội nghị này. Hội nghị này thông qua 4 công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp, về biển cả, thềm lục địa, về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả. Từ Hội nghị quốc tế lần thứ nhất (1958) đến Hội nghị quốc tế lần thứ III (1973-1982) về Luật biển đã đánh dấu những bước tiến đáng kể: Với sự hiện diện của phái đoàn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất, nước ta trở thành thành viên chính thức của Công ước Luật biển năm 1982 (Công ước được Hội nghị thông qua ngày 10-12-1982, có hiệu lực từ ngày 16-11-1994 đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 23-6-1994 và nộp lưu chiểu Liên Hiệp Quốc ngày 25-7-1994). Nhờ Công ước này các nước trên thế giới cùng nhau vạch ranh giới trên biển; phạm vi vùng biển nước ta được mở rộng từ vài chục nghìn km2 lên cả triệu km2. Nước Việt Nam không còn hình cong chữ S nữa, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc và Campuchia mà cả với các nước khác trong khu vực.
Ngày nay, hệ thống pháp luật quốc tế về biển và hải đảo bao gồm những điều ước quốc tế, những tập quán quốc tế, những phán quyết của Tòa án quốc tế, các học thuyết pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia của các nước có liên quan. Tập trung nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea) năm 1982. Từ ngày ra đời đến nay Công ước năm 1982 được coi như một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế.
Trong quá trình phát triển của công pháp quốc tế về biển như nói trên, nhà nước Việt Nam cũng đã đơn phương ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đóng góp, bổ sung vào nguồn luật quốc tế. Cụ thể như Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30-6-1990; Luật Dầu khí ngày 6-7-1993; Luật Biên giới quốc gia ngày 17-6-2003; Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản ngày 28-7-1998; Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam ngày 28-3-1998; Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ngày 28-3-1997; Nghị định số 30/CP ngày 29-1-1980 của Chính phủ về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 242/HĐBT ngày 5-8-1991 ban hành Quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
III. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VEN BIỂN
Trên thế giới ngày nay, các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đã góp phần xây dựng ngày càng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề cơ bản về biển và đảo; việc phân định biển, bảo vệ môi trường biển, khai thác tài nguyên biển, giải quyết các tranh chấp biển v.v...
Nếu tính từ đất liền của quốc gia ven biển hướng ra biển khơi, tuần tự có các vùng biển sau đây: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và đáy biển, lòng đất dưới đáy biển quốc tế. Rải rác ven bờ hay ngoài biển khơi có các đảo, quần đảo nhô lên trên mặt nước. Về nguyên tắc, nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là ba vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Còn lại vùng biển cả xa xôi ngoài phạm vi ấy là biển tự do, không một quốc gia nào có quyền xác lập chủ quyền đối với bất cứ bộ phận nào của biển cả.
1. Nội thủy (Internal waters)
1.1. Xác định phạm vi:
“Nội thủy” (còn gọi “vùng nước nội địa”) là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở (baseline) để tính chiều rộng của lãnh hải (nói tắt là “đường cơ sở”) và giáp với bờ biển. Đường cơ sở này do quốc gia ven biển quy định vạch ra. Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi là lãnh hải.
1.2. Quy chế pháp lý:
Vùng nước nội thủy về mặt pháp lý đã nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.
Những năm gần đây, nhiều nước ven biển có khuynh hướng mở rộng nội thủy bằng cách xác định đường cơ sở của nước mình, để từ đó mở rộng nội thủy và lãnh hải. Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là những đường thẳng gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị). Trên đường cơ sở này, có điểm là mỏm đất liền nhô ra biển như điểm A8 (mũi Đại Lãnh, Phú Yên) cách xa bờ 74 hải lý; có điểm cách xa bờ hơn 80 hải lý... Trong khi đó Tuyên bố ngày 15-5-1996 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì đường cơ sở tiếp giáp với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) gồm 28 điểm nối liền các điểm nhô ra nhất là các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo. Tuyên bố “đường yêu sách lưỡi bò” đã gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực biển Đông, trực tiếp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Vì Hoàng Sa vốn là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc vạch đường cơ sở như vậy đương nhiên coi vùng nước bên trong các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa là nội thủy của Trung Quốc, không quốc gia nào có quyền qua lại.
2. Lãnh hải (Territorial sea)
2.1. Xác định phạm vi:
Lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 3 Công ước nêu rõ: “Mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng của lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được xác định phù hợp với công ước này”. Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định: “Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở” (điểm 1).
2.2. Quy chế pháp lý:
Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy. Nghĩa là quyền của quốc gia ven biển được công nhận như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp và tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, đấu tranh chống ô nhiễm, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên các tàu thuyền nước ngoài có “quyền đi qua không gây hại (right of innocent passage)”, cụ thể là nước khác có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại nào như sau đây:
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia ven biển.
- Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào.
- Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho nước ven biển.
- Tuyên truyền nhằm làm hại đến nước ven biển.
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay, phương tiện quân sự.
- Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy định của nước ven biển.
- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Đánh bắt hải sản.
- Nghiên cứu, đo đạc.
- Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc.
- Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
(theo Điều 19 Công ước về Luật biển 1982).
IV. CÁC VÙNG BIỂN QUỐC GIA VEN BIỂN CÓ QUYỀN CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN TÀI PHÁN
Đây là ba vùng biển nằm ngoài lãnh hải, bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
1. Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone):
1.1. Xác định phạm vi:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 33 Công ước về Luật biển năm 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 cũng nêu rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam” (điểm 2).
1.2. Quy chế pháp lý:
Vì vùng này đã nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, nên quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài mà thôi. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 33) quy định trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thể tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết nhằm để ngăn ngừa những vi phạm đối với luật lệ về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư; đồng thời trừng phạt những vi phạm đã xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình. Riêng đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ, Điều 303 Công ước về Luật biển 1982 quy định mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển thì đều bị coi là vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó và quốc gia đó có quyền trừng trị.
2. Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone):
2.1. Xác định phạm vi:
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật biển 1982 quy định.
2.2. Quy chế pháp lý:
Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng do Công ước về Luật biển 1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như quyền tự do của các quốc gia khác. Cụ thể như sau:
* Đối với các quốc gia ven biển:
- Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho mình và đặt dưới quyền kiểm soát của mình. Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định tổng khối lượng có thể đánh bắt, khả năng thực tế của mình và số dư có thể cho phép các quốc gia khác đánh bắt.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển (quyền tài phán quốc gia là quyền của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện và giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền của họ).
Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các quy định luật pháp của mình.
- Các quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức.
* Đối với các quốc gia khác:
- Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không.
- Được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Khi đặt đường ống phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển.
- Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.
3. Thềm lục địa (Continental shelf):
3.1. Xác định phạm vi:
Thềm lục địa nói nôm na là cái nền của lục địa. Nó bắt đầu từ bờ biển, kéo dài thoai thoải ra khơi và ngập dưới nước, đến một chỗ sâu hẫng xuống thì hết thềm. Thực tế ở nơi nào bờ biển bằng phẳng thì vùng đáy biển này trải ra rất xa. Ở nơi nào bờ biển khúc khuỷu, vùng này co hẹp lại gần bờ hơn (như ven biển miền Trung Việt Nam từ bờ ra ngoài khoảng 50 km (hơn 26 hải lý) thì thụt sâu xuống hơn 1.000 m). Các nhà địa chất học gọi vùng đáy biển thoai thoải đó là thềm lục địa. Vùng đó kéo dài đến đâu thì thềm lục địa của nước đó ra đến đó; không kể độ sâu là bao nhiêu. Vì thềm lục địa là sự mở rộng tự nhiên của lục địa đất liền ra biển, là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển, cho nên nó thuộc về quốc gia ven biển.
Về mặt pháp lý quốc tế, Công ước về Luật biển năm 1982 định nghĩa: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (khoản 1 Điều 76). Thí dụ như ở miền Trung Việt Nam thềm lục địa có thể kéo dài rộng ra tới 200 hải lý.
Thềm lục địa có thể được mở rộng hơn nữa nhưng không vượt ra khơi quá 350 hải lý cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m (2.500 meters isobath) là đường nối liền các điểm có độ sâu 2.500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý (khoản 5 Điều 76). Khi thềm lục địa được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở như vậy thì quốc gia ven biển phải làm thủ tục thông báo cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa (Commission on the limits of the continental shelf - CLCS) (khoản 8 Điều 76) và gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc các bản đồ, chỉ rõ ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình (khoản 9 Điều 76). Các ranh giới do quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở kiến nghị của CLCS mang tính chất dứt khoát và bắt buộc.
Về mặt pháp lý quốc gia, Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Việt Nam nêu rõ: “Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (điểm 4).
Như vậy thường thì thềm lục địa là phần đáy biển và lòng đất đáy biển nằm dưới nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Có khi thềm lục địa rộng ra đáy biển khơi (trường hợp thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý).
3.2. Quy chế pháp lý:
- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên không sinh vật như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá, tôm...) của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì. Tuy nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác.
Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.
- Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó.
V. ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
1. Định nghĩa:
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định về đảo ở Điều 121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo (Phần IV - từ Điều 46 đến Điều 54 - quy định về quốc gia quần đảo chứ không phải quần đảo ngoài khơi thuộc nước lục địa). Theo đó, đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (khoản 1 Điều 121 Công ước).
Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thế về mặt lịch sử (Điều 46 điểm b).
Về địa lý, có những đảo và quần đảo gần bờ của nước ven biển và cũng có những đảo và quần đảo ngoài biển khơi cách xa lục địa như quần đảo Hoàng Sa cách bờ Việt Nam (Đà Nẵng) khoảng 350 km, quần đảo Trường Sa cách bờ Việt Nam (Cam Ranh) khoảng 460 km.
2. Quy chế pháp lý:
Về mặt pháp lý, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia được coi giống như đất liền. Trong trường hợp đảo hay quần đảo gần bờ, luật quốc tế cho phép kéo đường cơ sở đi qua các đảo ngoài cùng, để vạch đường cơ sở thẳng cho nước ven biển, từ đó định ra bề rộng của lãnh hải. Nhờ các đảo gần bờ, vùng nước nội thủy ở phía trong đường cơ sở được nới rộng và lãnh hải cũng mở rộng ra ngoài biển. Trường hợp đảo và quần đảo ở ngoài khơi, xa đất liền thì người ta áp dụng chế độ pháp lý đảo theo Công ước Luật biển quy định. Theo đó mỗi đảo đều có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của riêng nó như đối với quốc gia lục địa ven biển.
Hiểu như trên mới thấy ý nghĩa sâu sắc của việc Hiến pháp năm 1980 của nước ta quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo" (Điều 1); đến Hiến pháp năm 1992 thì sửa lại đoạn cuối như sau: "(...) bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời".
Như trên đã nói, Công ước Luật biển 1982 không dành quy chế riêng cho quần đảo xa bờ của quốc gia lục địa. Từng đảo của quần đảo có riêng quy chế của đảo. Nếu các đảo của quần đảo ngoài khơi ở gần nhau mà không xa hơn một khoảng cách gấp đôi lãnh hải (24 hải lý) thì các đảo ấy coi như hợp thành một thể thống nhất trên thực tế vì lãnh hải của các đảo ấy gắn liền với nhau và một quần đảo như vậy cũng có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của nó.
Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật biển 1982 quy định trường hợp “những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Như vậy đảo tồn tại dưới dạng tảng đất, đá hoang, không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải mà không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vùng biển nằm ngoài năm vùng biển và lãnh vực các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển như đã nói trên thì gọi là Biển cả (High sea) hay công hải, biển quốc tế, biển tự do. Trên biển cả tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do (tự do hàng hải, tự do lắp đặt dây cáp và ống ngầm, tự do xây dựng đảo nhân tạo, tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học biển...) Dưới đáy đại dương luật quốc tế gọi là “Vùng” (Area), tất cả tài nguyên ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của Vùng đều là di sản chung của nhân loại.
Không một quốc gia nào hay tự nhiên nhân (natural person) hay pháp nhân (juridical person) nào có thể chiếm đoạt bất cứ phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Việc thăm dò, khai thác tài nguyên của Vùng được tiến hành thông qua một tổ chức quốc tế gọi là Cơ quan quyền lực (the Authority).
*
* *
Nói chung, Việt Nam ở vào vị trí một nước có biển rộng, bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo, tiếp giáp với nhiều nước láng giềng có biển hay không có biển và ở vị trí ngã ba đường hàng hải quốc tế. Luật quốc tế về biển vạch ra những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ quyền lợi quốc gia ở các vùng biển, đảo của nước ta; đồng thời tạo điều kiện để phát triển sự hợp tác quốc tế. Nguyên tắc chung là các quốc gia giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến biển, đảo bằng phương cách hòa bình theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Cụ thể nếu có tranh chấp xảy ra thì giải quyết bằng con đường thương lượng, bình đẳng, theo đúng pháp luật quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng cho các bên liên quan, trước khi thông qua cơ quan tài phán quốc tế.
Trong những năm gần đây, nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để dần dần tổ chức quản lý biển, đảo có hiệu quả, đồng thời xác định chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển, đảo của nước ta. Các văn bản ấy về cơ bản phù hợp với những quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Nó đã góp phần xây dựng những quy chế pháp lý thể hiện quyền lợi chính đáng của nước ta; mở ra triển vọng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, các nước trong khu vực, xây dựng một cộng đồng nhiều quốc gia hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng.
HẾT
 -----
--> Read more..

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Luật các vùng biển Việt Nam: Công cụ thực hiện chính sách biển...

Luật các vùng biển Việt Nam: Công cụ thực hiện chính sách biển trong tình hình mới
Luật các vùng biển Việt Nam: Công cụ thực hiện chính sách biển trong tình hình mới
Vịnh Bái Tử Long - Ảnh: ST
Là một quốc gia ven biển, nằm dọc Biển Đông, trải dài qua 16 vĩ độ...

Đọc thêm:

> Các xung đột trên biển và tranh chấp chủ quyền tại châu Á

http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/7559/index.aspx

> Mỹ sẽ hạn chế tầm ảnh hưởng của TQ tại ASEAN

http://www.vietnamnet.vn/thegioi/2009/07/860083/

Là một quốc gia ven biển, nằm dọc Biển Đông, trải dài qua 16 vĩ độ, (giữa vĩ tuyến 230 và 70 Bắc), Việt Nam có lợi thế và khả năng để tiến ra biển, trở thành một nước mạnh về biển vào năm 2020 như mục tiêu mà Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 30/5/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đưa ra. Một trong những công cụ quan trọng thực hiện chính sách biển trong tình hình mới là Luật Các vùng biển Việt Nam, xác định khung pháp lý cơ bản cho việc tiến ra biển của đất nước, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, tạo điều kiện phát triển và xây dựng đất nước. Trong bài viết này, tác giả nêu một số quan điểm về những vấn đề mới phát sinh trong xây dựng Luật Các vùng biển Việt Nam.

1. Sự cần thiết ban hành Luật Các vùng biển Việt Nam

Vùng biển Việt Nam nằm trên tuyến đường thông thương huyết mạch giữa các đại dương, có nguồn tài nguyên hết sức đa dạng và phong phú, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, cũng là nơi chứa đựng nhiều vấn đề tranh chấp biên giới - lãnh thổ, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhất là khi hoạt động trên biển đang ngày càng tăng lên, đa dạng, mới mẻ trong một bối cảnh quan hệ quốc tế đan xen và cạnh tranh gay gắt.

Năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến triển các sự kiện trên Biển Đông. Với quy định ngày 13/5/2009 là thời hạn cuối cùng để các nước nộp hồ sơ xác định đòi hỏi ranh giới thềm lục địa của mình, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển 1982) đã làm nóng lên cuộc chạy đua khẳng định về mặt pháp lý và sự hiện diện trên thực tế của các nước ven Biển Đông. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam á ra Tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa bằng Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển Việt Nam ngày 12/05/1977 (Tuyên bố 1977). Tuyên bố 1977 và Tuyên bố của Chính phủ năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (Tuyên bố 1982) và Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội khoá IX phê chuẩn Công ước Luật biển 1982 là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về biển của Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trên biển từ trước đến nay. Năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trung Quốc ban hành Luật Lãnh hải và vùng biển tiếp giáp ngày 2/2/1992; Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 26/6/1998; Luật Quản lý và sử dụng các vùng biển của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 2/10/2001; Quy hoạch chức năng các vùng biển toàn quốc tháng 12/2002; Quy định về việc quản lý bảo vệ và sử dụng các đảo không có người ở tháng 7/2003, Quy định về quản lý sản xuất nghề cá “Nam Sa” năm 2004; Quy chế cho phép sử dụng các đảo không người ở năm 2008, Trung Quốc cũng đơn phương công bố đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa ngày 15/6/1996 vi phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 10/3/2009, Philipin thông qua Luật Cộng hoà RA 9522 xác định đường cơ sở của Philippin và quản lý Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham theo quy chế đảo. Malaysia cũng đã công bố bản đồ ranh giới thềm lục địa Malaysia năm 1979.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, Việt Nam cần sớm nâng cấp Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển lên tầm Luật quốc gia. Các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam mới chỉ nêu những nguyên tắc chung về xác định phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, chưa cụ thể hoá công tác quản lý nhà nước về biển, nên hiệu lực pháp lý còn thấp. Hơn nữa, Nhà nước ta chưa có một văn bản luật mang tính tổng thể xác định phạm vi, chế độ pháp lý của từng vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; quy định các nội dung quản lý nhà nước về biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; vấn đề bảo vệ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường biển. Các quy định tiến bộ của luật biển quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 mà nước ta là thành viên từ năm 1994 chưa được nội luật hoá. Tuyên bố 1977 và Tuyên bố 1982 mới chỉ là văn bản cấp Chính phủ và đã bộc lộ một số hạn chế so với nội dung của Công ước Luật biển 1982.

Biển là môi trường đồng nhất, đặc thù, liên quan đến hoạt động của nhiều chủ thể, nhiều bộ, ngành, địa phương khác nhau, mang cả tính đối nội và đối ngoại. Về nguyên tắc, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển nhưng trên thực tế, công tác quản lý nhà nước về biển của chúng ta còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản về biển hiện tại mới chỉ có tính cấp thời, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt. Một số quy định không còn phù hợp với các quy định của các điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Các văn bản do các bộ, ngành chuẩn bị, từ quan điểm của bộ, ngành, địa phương nên có nhiều quy định chồng chéo, trùng lặp và thậm chí mâu thuẫn. Năm 2008, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (1). Tuy nhiên việc ra đời của Tổng cục Biển và hải đảo khó có thể khắc phục được việc quản lý biển còn chồng chéo, chưa hiệu quả trên thực tế do chức năng, nhiệm vụ quản lý biển cũng được giao cho nhiều bộ, ngành khác nhau. Thực tế khách quan đặt ra yêu cầu cần phải sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống chính sách pháp luật về biển, đảo trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích giữa trung ương và địa phương, giữa trước mắt và lâu dài, giữa kinh tế và quốc phòng, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trong quản lý và phát triển kinh tế biển, tăng cường vai trò và quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và phát triển kinh tế biển. Để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên các vùng biển, đảo Việt Nam, triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tất yếu chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện một văn bản luật thống nhất, đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh về biển của Việt Nam, tạo thành một khung pháp lý cơ bản của Nhà nước về biển, để điều chỉnh các quan hệ pháp luật nảy sinh trên biển trong tình hình mới.

2. Các vấn đề chính của Luật Các vùng biển Việt Nam

2.1. Muc đích, nguyên tắc và cơ sở xây dựng Luật Các vùng biển Việt Nam

Luật Các vùng biển Việt Nam đã được tiến hành xây dựng ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật biển 1982. Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội phê chuẩn Công ước Luật biển 1982, đã giao cho “Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước Luật biển 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam”. Mục đích xây dựng Luật nhằm nội luật hoá Công ước Luật biển 1982, quy định các nguyên tắc thống nhất để xác định rõ phạm vi các vùng biển Việt Nam, điều chỉnh đối tượng và các hoạt động trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển, tăng cường sử dụng, khai thác, bảo vệ và quản lý nhà nước về biển, khuyến khích sự phát triển và hợp tác quốc tế, giữ gìn hoà bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Dự án Luật về Các vùng biển Việt Nam đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002 - 2007), Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007 - 2011).

Luật Các vùng biển Việt Nam được xây dựng tuân theo các nguyên tắc chỉ đạo sau:

- Bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam (Luật Biên giới quốc gia năm 2003, các Tuyên bố 1977 và 1982) và pháp luật quốc tế.

- Thể chế và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ đất nước và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc quản lý và phát triển các vùng biển trong tình hình mới (2).

- Nội luật hoá các quy định cơ bản của Công ước Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết với các bên liên quan cho phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của các vùng biển Việt Nam.

- Tổng kết kinh nghiệm quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo và quá trình đổi mới việc quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia trong thời gian qua, cũng như tham khảo và tiếp thu những kinh nghiệm tốt về quản lý, bảo vệ vùng biển và luật pháp của các nước tiên tiến.

Luật Các vùng biển của Việt Nam sẽ tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam, nhằm bảo vệ chủ quyền và các quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế trên các vùng biển Việt Nam, tạo môi trường hoà bình và ổn định trong khu vực.

2.2. Phạm vi điều chỉnh của Luật Các vùng biển Việt Nam

Công ước Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế liên quan đã mở rộng quyền và nghĩa vụ của các quốc gia không chỉ trong các vùng biển tiếp giáp mà cả ở biển cả, vùng đáy biển di sản chung của loài người cũng như tại vùng biển của các quốc gia khác. Với mục đích và tính chất như một luật khung của hệ thống pháp luật về biển của Việt Nam, Luật Các vùng biển Việt Nam chủ yếu điều chỉnh các hoạt động trong vùng biển Việt Nam, phù hợp với tên gọi của Luật. Đối với hoạt động của cá nhân, tổ chức và tàu thuyền Việt Nam ở vùng biển nằm ngoài phạm vi vùng biển Việt Nam, dự thảo Luật nên quy định nguyên tắc theo hướng Nhà nước bảo hộ hoạt động nêu trên và được thể hiện trong các điều về nội dung quản lý nhà nước về biển. Luật này cũng khẳng định một lần nữa lập trường nhất quán của hệ thống pháp luật và quan điểm của Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này là phù hợp với Hiến pháp năm 1992, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, các Tuyên bố năm 1977 và 1982 cũng như Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn Công ước Luật biển 1982.

 

Điều 76 Công ước Luật Biển xác định thềm lục địa của một quốc gia ven biển là đáy biển và lòng đất của phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển đến mép ngoài của rìa lục địa. Nếu rìa lục địa nhỏ hơn 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển, thì thềm lục địa của quốc gia ven biển là 200 hải lý. Nếu rìa lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý, thì quốc gia đó có quyền mở rộng thềm lục địa của mình ra quá 200 hải lý, nhưng tối đa không quá 350 hải lý.

Theo khoản 8 của Điều này, để xác định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, quốc gia ven biển phải nộp báo cáo lên ủy ban Ranh giới thềm lục địa với đầy đủ các thông tin đo đạc khảo sát, khoa học, kỹ thuật theo bản hướng dẫn của ủy ban để chứng minh. Các quốc gia ven biển có thể tự nộp báo cáo toàn diện hoặc báo cáo từng phần và cũng có thể phối hợp với nhau trình báo cáo chung cho ủy ban. Đối với các quốc gia ven biển đã trở thành thành viên Công ước trước ngày 13/5/1999, trong đó có Việt Nam, thì thời hạn cuối cùng để nộp báo cáo quốc gia là ngày 13/5/2009.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát toàn diện về tình hình địa chất, địa mạo của thềm lục địa Việt Nam, các cơ quan hữu quan của nước ta đã xây dựng báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Bắc và phối hợp với Malaysia xây dựng báo cáo chung về khu vực phía Nam Biển Đông và đã trình ủy ban Ranh giới thềm lục địa LHQ đúng thời hạn quy định. (BT)

Để xác định rõ phạm vi các vùng biển Việt Nam, đáp ứng cho việc thực thi các hoạt động và quản lý biển hiện nay của nước ta, vấn đề đầu tiên là cần quy định cụ thể tọa độ vị trí của đường cơ sở. Tuyên bố 1982 đã đưa ra những nguyên tắc và hệ thống 12 điểm cơ sở. Tuyên bố này đã đóng góp một vai trò lịch sử quan trọng trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam cũng như việc sử dụng và khai tác các vùng biển đó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, có một số hạn chế: 1) điểm đầu trong Vịnh Bắc Bộ và điểm cuối cùng trong Vịnh Thái Lan chưa được xác định do chưa giải quyết dứt điểm vấn đề phân định biển với Trung Quốc và Cămpuchia; 2) một số điểm cơ sở còn cách xa đất liền; 3) chưa quy định cụ thể đường cơ sở các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Văn bản này được ban hành trước khi Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực và Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ước. Đến nay tình hình đã có nhiều thay đổi. Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước về phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và Hiệp ước về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ ngày 30/12/2000. Để quản lý tốt các vùng biển và tài nguyên biển trong Vịnh Bắc Bộ cần thiết phải sớm bổ sung đoạn đường cơ sở trong Vịnh. Nghị quyết của Quốc hội, ngày 23/6/1994 phê chuẩn Công ước Luật biển 1982 đã giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nhiệm vụ nghiên cứu để có những sửa đổi bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước Luật biển 1982. Ngày 7/5/2009, Chính phủ Việt Nam đã trình ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc (LHQ ) báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Trước đó, ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia cũng đã phối hợp trình ủy ban Ranh giới thềm lục địa báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Việc trình các báo cáo này là để thực hiện các quy định liên quan của Công ước biển năm 1982.

2.3. Cơ chế quản lý biển

Môi trường biển là đồng nhất, không chia cắt nhưng đồng thời lại là nơi tập trung nhiều hoạt động biển đan chéo với những lợi ích ngành, địa phương cục bộ, thậm chí mâu thuẫn. Trong khi có nhận thức chung là Chính phủ cần phải thống nhất quản lý nhà nước đối với các vùng biển Việt Nam, lại có nhiều ý kiến trái chiều về thẩm quyền, phân cấp và cơ quan quản lý nhà nước về biển.

Trên tinh thần đổi mới, cải cách hành chính, phân cấp một cách mạnh mẽ cho các địa phương, một số ý kiến cho rằng Chính phủ nên giao quyền về quản lý, khai thác, sử dụng đối với một số lĩnh vực và trong phạm vi nhất định ở nội thuỷ cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển, tạo điều kiện cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tham gia quản lý nhà nước về biển. Trong một số văn bản luật hiện hành đã có nhiều quy định cụ thể quy định việc quản lý nhà nước về biển thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Do vậy, trong dự thảo Luật cần cân nhắc, xem xét sao cho đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Cũng có ý kiến cho rằng nên phân định cụ thể các vùng biển cho các địa phương quản lý. Các nước như Mỹ, Australia cũng giao cho các bang quản lý một số vùng biển. Tuy nhiên cần lưu ý, các vùng biển không chỉ là đối tượng điều chỉnh của nội luật mà còn cả các điều ước quốc tế, đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực trên cùng một không gian quản lý, cho nên việc giao quyền quản lý cho các địa phương, đặc biệt là trên lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, dễ dẫn đến tính địa phương chủ nghĩa trong quản lý, cản trở việc phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường biển của cả nước. Theo Tuyên bố năm 1977 và 1982 thì nội thuỷ tại một số vùng khá rộng và xa bờ trong khi năng lực quản lý, cơ sở hậu cần của các địa phương còn yếu. Vấn đề giao quyền cụ thể như thế nào cho cấp tỉnh ở trong vùng nội thủy sẽ cần được xem xét kỹ và giải quyết đồng bộ cùng với việc xác định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tham gia vào việc quản lý nhà nước về biển. Cơ cấu tổ chức quản lý biển của Việt Nam hiện nay khá phân tán, thiếu hiệu quả. Về nguyên tắc, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển nhưng các chức năng cụ thể được giao cho các ngành. Hiện có tới 15 Bộ, ngành liên quan trực tiếp và có chức năng về quản lý biển. Nhiều lực lượng hoạt động trên biển với các chức năng nhiệm vụ chồng chéo và mâu thuẫn nhau, nhưng lại chưa có một cơ quan chuyên trách nào giúp Chính phủ trong xây dựng, quản lý thống nhất các hoạt động trên biển đang ngày càng đa dạng và phức tạp. Việc thiếu quy hoạch tổng thể dễ dẫn đến sự xung đột lợi ích giữa các ngành hoặc không tận dụng được tiềm năng của biển để phát triển kinh tế, sự kết hợp giữa phát triển kinh tế biển và quốc phòng - an ninh, bảo vệ tài nguyên môi trường, sự kết hợp giữa các yêu cầu đối nội và đối ngoại cũng như tham gia giải quyết các vấn đề biển chung mang tính toàn cầu và khu vực. Để khắc phục điểm này, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Quốc hội khoá XI, năm 2008, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (3). Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đi đầu tiên theo hướng kiện toàn cơ chế quản lý biển. Chức năng quản lý biển của Tổng cục Biển và hải đảo được quy định khá rộng, mang tính tổng hợp, nhưng trên thực tế cơ quan này còn phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện chức năng chính của mình là điều tra và quản lý tài nguyên môi trường biển. Vấn đề quản lý tổng hợp điều hành thống nhất các hoạt động trên biển theo một quy hoạch, chiến lược phát triển biển chung, bao hàm cả tính đối nội và đối ngoại đã vượt quá khuôn khổ của một cơ quan Tổng cục của một ngành.

Quốc hội khoá XI cho rằng, cần thiết phải có một cơ chế hữu hiệu, đủ mạnh để tổ chức phối hợp thống nhất giữa các cơ quan trong việc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển ở nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến đề nghị xem xét các phương án:

- Thành lập một cơ quan tham mưu tổng hợp do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phụ trách, có thẩm quyền thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước và điều phối hoạt động của các bộ, ngành liên quan; các bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biển theo chuyên ngành; hoặc

- Thành lập một cơ quan ngang bộ hoặc Uỷ ban quốc gia về biển giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biển.

Kiện toàn cơ quan quản lý biển thống nhất còn liên quan đến vấn đề phân cấp lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biển. Hiện tại tất cả các ngành chuyên môn đều có lực lượng tàu thuyền kiểm tra, kiểm soát riêng của mình trên biển như Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Hải quan thuộc Bộ Tài chính. Nhiệm vụ kiểm tra tổng hợp được pháp luật hiện hành giao cho lực lượng Hải quân, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển. Hiện nay, đa số đều nhất trí quy định trong Luật, lực lượng Hải quân có chức năng chính là bảo vệ chủ quyền biển đảo, không trực tiếp tuần tra kiểm soát, duy trì trật tự an ninh, bảo đảm tuân thủ pháp luật trên biển mà chỉ hỗ trợ các lực lượng có thẩm quyền tuần tra kiểm soát trên biển thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu.

Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, ngày 28/3/1997 quy định Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển từ ranh giới ngoài của lãnh hải trở vào. Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, số 03/2008/PL-UBTVQH12, ngày 26/1/2008 quy định Cảnh sát biển chủ trì thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biển chung trên toàn bộ các vùng biển Việt Nam. Như vậy, đã có sự chồng lấn khu vực tuần tra kiểm soát giữa hai lực lượng trên vùng nội thủy và lãnh hải. Trong thời gian Cảnh sát biển đang xây dựng lực lượng, chưa đủ sức vươn ra, vùng nội thuỷ của Việt Nam lại khá rộng thì việc tồn tại mâu thuẫn chồng lấn trong pháp luật ảnh hưởng chưa nhiều. Song đã đến lúc cần khắc phục điểm yếu này, cần sớm phân biệt rõ khu vực tuần tra kiểm soát của hai lực lượng. Bộ đội Biên phòng chủ trì thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biển từ ranh giới ngoài lãnh hải trở vào và Cảnh sát biển chủ trì thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biển từ ranh giới ngoài lãnh hải trở ra. Từng bước đầu tư, xây dựng Cảnh sát biển thành một lực lượng mạnh đa chức năng, chủ trì thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên toàn bộ các vùng biển Việt Nam trong tương lai. Mặt khác, cũng cần đặt vấn đề tách lực lượng Cảnh sát biển khỏi Bộ Quốc phòng. Xu hướng trên thế giới, để giữ gìn hình ảnh hoà bình, giải quyết các vi phạm mang tính hành chính, dân sự, lực lượng cảnh sát biển thường được tổ chức trực thuộc một bộ dân sự. Cảnh sát biển của Mỹ thuộc Bộ Giao thông vận tải, của Trung Quốc thuộc Cục Hải dương Quốc gia. Trên một vùng biển phức tạp và nhạy cảm như Biển Đông, Cảnh sát biển Việt Nam nên từng bước chuyển thành lực lượng dân sự và trực thuộc cơ quan ngang bộ hoặc Uỷ ban quốc gia về biển. Mô hình tổ chức Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc có nhiều ưu điểm cho chúng ta rút kinh nghiệm xây dựng một cơ quản quản lý nhà nước về biển cho phù hợp.

2.4. Quyền sử dụng biển và vấn đề phát triển kinh tế biển

Với sự gia tăng các hoạt động sử dụng biển, việc quy định chế độ về quyền sử dụng biển là cần thiết, tạo cơ chế rõ ràng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển. Các quy định hiện nay về sử dụng biển theo từng lĩnh vực chuyên ngành đã dẫn đến việc hoặc là buông lỏng quản lý, hoặc là xung đột lợi ích giữa các ngành, ví dụ như giữa đánh cá và khai thác dầu khí, giữa nhu cầu quốc phòng và phát triển kinh tế... Luật Các vùng biển Việt Nam cần quy định cụ thể, chi tiết hơn về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức sử dụng biển; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các hoạt động sử dụng biển. Tuy nhiên, do là một luật khung và do vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành nên Luật Các vùng biển Việt Nam không thể quy định đầy đủ ngay các hoạt động cụ thể mà chỉ nêu ra các nguyên tắc chung. Chính phủ sẽ căn cứ tình hình thực tế để có quy định cụ thể, đúc rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tiễn, từ đó sẽ từng bước xây dựng và hoàn thiện chế định này tương tự như các quy định của Luật Đất đai, có tính đến đặc thù riêng của môi trường biển.

2.5. Quan hệ giữa quyền chủ quyền và tài phán của quốc gia ven biển và quyền tự do biển cả của tàu thuyền nước ngoài

Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là những vùng biển siêu đặc thù, trong đó quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về mặt kinh tế, về tài nguyên và các quyền tài phán về lắp đặt và sửa chữa các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị trên biển, về nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển, còn các quốc gia khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải, tự do đặt dây cáp và ông dẫn ngầm. Trong khi thực hiện các quyền của mình, các quốc gia phải tôn trọng các quyền của quốc gia ven biển và ngược lại. Tuy nhiên, Công ước Luật biển 1982 không quy định rõ một số điểm, đặc biệt là hoạt động huấn luyện và diễn tập quân sự của tàu thuyền quân sự nước ngoài. Vụ đụng độ giữa tàu thám sát của Mỹ với 5 tàu ngư chính của Trung Quốc trong Biển Đông ngày 8/3/2009 đã gây ra những tranh cãi. Phía Trung Quốc cho rằng các hoạt động thu thập tin tức của tàu Mỹ là vi phạm quy chế vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, trong khi Mỹ cho rằng tàu thuyền quân sự có quyền miễn trừ và được tự do hàng hải trong vùng biển này. Hoạt động của tàu thuyền quân sự nước ngoài trong vùng biển quốc gia ven biển, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam luôn là một vấn đề nhạy cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Một số người có quan điểm cứng rắn cho rằng, Công ước Luật biển 1982 không đề cập đến việc cấm các hoạt động diễn tập, huấn luyện quân sự trên vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, nhưng vì tính chất nhạy cảm đối với việc bảo vệ an ninh - quốc phòng của nước ta, đề nghị có quy định cấm các hoạt động này. Nghị định số 30/NNĐ-CP ngày 29/1/1980 của Chính phủ về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong các vùng biển Việt Nam quy định, tàu thuyền quân sự nước ngoài khi đi vào vùng tiếp giáp và lãnh hải Việt Nam phải xin phép. Quy định này được ban hành trước khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật biển 1982 và không phù hợp với nội dung của Công ước, vì vậy chúng ta nên điều chỉnh tàu thuyền quân sự nước ngoài được hưởng quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải Việt Nam không phải xin phép để tạo quan hệ tốt với các nước. Đối với các hoạt động diễn tập, huấn luyện quân sự trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, Công ước Luật biển 1982 không có quy định cấm, nhưng vì tính chất nhạy cảm đối với việc bảo vệ an ninh, quốc phòng của Việt Nam, cần có quy định cấm các hoạt động nói trên. Tuy nhiên, cũng cần để ngỏ khả năng chúng ta có thể có các hoạt động hợp tác với các nước trong tương lai về các hoạt động này.

Xây dựng Luật Các vùng biển Việt Nam là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Quá trình xây dựng khá dài và phần lớn các vấn đề đều đã có giải đáp thoả đáng. Tuy nhiên, những vấn đề lớn như phạm vi điều chỉnh, cơ chế quản lý biển vẫn còn có nhiều ý kiến. Đây cũng là việc bình thường, vì cơ chế quản lý biển đang trong quá trình hoàn thiện và không có một hình mẫu nào riêng biệt cho từng nước. Luật Các vùng biển Việt Nam cần sớm hoàn thiện ở mức cao nhất và sớm được thông qua.

Xây dựng Luật Các vùng biển Việt Nam là bước đi cần thiết phục vụ quá trình tiến ra biển, là công cụ để thực hiện chính sách biển trong tình hình mới nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Luật Các vùng biển Việt Nam sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các bước tiến của Việt Nam chinh phục biển và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên biển, vì một nước Việt Nam mạnh về biển trong tương lai gần. )       Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/3/2008.

(2)       Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Công ước Luật biển 1982; Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đại hội lần thứ X của Đảng; Các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của nhà nước về phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 30/5/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

(3)       Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 4/3/2008. 

 

TS Nguyễn Hồng Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguồn: http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/luat-cac-vung-bien-viet-nam-cong-cu-thuc-hien-chinh-sach-bien-trong-tinh-hinh-moi
--> Read more..

Steps


Flag Counter