Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Thái Lan: Cuộc trình diễn cân bằng địa chiến lược xuyên ba thế kỷ



Thái Lan: Cuộc trình diễn cân bằng địa chiến lược xuyên ba thế kỷ

01/12/2012 - 00:01

Phạm Bích San
Nguôn: songmoi.vn
Kichbu posted on 01.12.2012

"Hình thù con quỷ không phải dữ như người ta tưởng".
(Ngạn ngữ châu Âu cổ)




Xem thêm:



 

Tại hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN trong tháng 11 vừa qua, có đủ mặt gần như tất cả các lãnh đạo cấp cao nhất của 8 nước đối tác cùng 10 nước chủ nhà. Nhưng người ta quan tâm nhiều đến hai ông lớn sẽ chi phối cục diện thế giới nói chung và châu Á-Thái Bình Dương nói riêng: Mỹ và Trung Quốc. Ông thứ nhất đứng đầu thế giới hiện nay, và có lẽ sẽ còn đứng đầu trong thời gian sắp tới. Ông thứ hai đã từng đứng đầu khu vực thủa xa xưa, và nay đang tìm cách gây dựng lại ảnh hưởng vang bóng một thời của mình. Cho nên câu chuyện cân bằng như thế nào giữa hai ông lớn trong khi vẫn bảo vệ được lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng ASEAN non trẻ là câu chuyện lớn.

Và người ta chợt nhìn thấy Thái Lan và nhớ lại sự cân bằng của họ với thành tựu nổi bật: là quốc gia duy nhất ở khu vực không bị trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Họ đã làm điều đó như thế nào?.

Khi Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Thái Lan ngày 18/11/2012, ông đã nhắc lại rằng Thái Lan là nước đầu tiên trong khu vực mà Mỹ, 180 năm về trước đã có quan hệ từ năm 1832. Thật là kỳ lạ vì thời điểm này sớm hơn rất nhiều khi Mỹ, với chính sách pháo hạm, đã buộc Nhật Bản phải mở cửa thông thương hơn 10 năm sau đó. Mối quan hệ đó chưa đưa đến được một kết quả cụ thể nào, nhưng ít nhất người Thái đã hiểu được rằng trên thế giới bao la của chúng ta không chỉ có mỗi quỹ đạo Trung Hoa quyền uy và cũng chẳng phải chỉ có quỹ đạo Ấn Độ đầy vẻ tâm linh. Còn rất nhiều sức mạnh khác.

Vì thế chăng mà tâm thế người Thái đã sẵn sàng đương đầu với một thử thách khắc nghiệt nhất của thời đại: xu thế thực dân hoá của các cường quốc châu Âu mà hai kẻ đang nhòm ngó trực tiếp là Anh và Pháp. Anh đã chiếm Miến Điện và đang định đông tiến. Pháp đã chiếm Việt Nam và sẽ tây tiến. Không đóng cửa lại để cố thủ như nhiều quốc gia khác, người Thái đã đủ sự khôn ngoan để mở toang cửa đất nước mình cho tất cả các nước nào muốn đến làm ăn và, trước hết, tạo ra các ưu đãi cho cả hai nước, Anh và Pháp, những kẻ đang nhòm ngó quốc gia họ. Chính nhờ sự cân bằng đó mà Thái Lan đã không hề hấn gì trong cuộc cạnh tranh giành thuộc địa.

Nhưng như thế chưa đủ, người Thái còn hiểu rõ rằng họ phải canh tân đất nước, từ trên xuống trong khi còn kịp. Nếu không, hoặc là họ sẽ mất nước cho các cường quốc phương Tây, hoặc sẽ bị lật đổ bởi một cuộc cách mạng từ dưới lên. Năm 1862, họ đã mời một người phụ nữ Anh sang làm thái phó dạy cho đám con cháu hoàng gia những điều về phương Tây, về tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln, trong đó có một người sau này là Chulalongkorn, người đã canh tân nước Thái theo mô hình Anh quốc. Một cuộc biến cải hoà bình rất thành công và họ đã cân bằng được các tư tưởng phương Tây với truyền thống phật giáo Tiểu thừa của mình.

 

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Ai cần ai? - Nguồn: The Nation

Rồi đại chiến thế giới thứ hai và người Thái vượt qua cuộc chiến với tổn thất tối thiểu nhất: người Nhật chiếm hết Trung Quốc, Đông Nam Á và cũng có đến nước họ, nhưng không phải như những kẻ chiếm đóng mà là như một sự xâm nhập được cho phép vào một nước có chủ quyền. Để rồi khi Nhật thua, thì đương nhiên những cam kết của họ cũng chẳng còn giá trị.

Và rồi chiến tranh lạnh, vẫn là mốí quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ giúp Thái Lan vượt qua nhiều bất định trong các quan hệ quốc tế. Nhưng chẳng vì thế mà họ không kịp thu xếp được các quan hệ với Trung Quốc ổn thoả ở một mức độ nào đấy, đủ để những nhóm du kích có khuynh hướng cực tả ở trong nước dần dần giải giáp để hội nhập trở lại vào xã hội, sau khi đã có những cải cách xã hội cần thiết. Để ngay sau khi Mỹ thất bại tại Việt Nam, thì Thái Lan cũng mau mắn đưa ra đường hướng: biến Đông Dương từ chiến trường trở thành thị trường. Hòa bình là cái được mọi người dân Đông Nam Á trông đợi sau một thời kỳ chiến tranh quá dài.

Nay thì những gì chúng ta thấy trong tháng 11 này ở Thái Lan quả là ấn tượng. Chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama có chuyến thăm nồng ấm đến Thái Lan thì chuyến thăm của ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc diễn ra cũng nồng ấm không kém và cũng được trọng thị không kém. Báo The Nation đưa tin: người phát ngôn cảnh sát Thái Lan Piya Uthayo khẳng định an ninh dành cho thủ tướng Trung Quốc cũng ngang bằng với Tổng thống Obama. Ông Obama đã thảo luận với Thủ tướng Yingluck về an ninh, thương mại và đầu tư ở Thái Lan thì ông Ôn Gia Bảo cũng sẽ thảo luận với bà Yingluck về thương mại, đầu tư và an ninh. Với ông Obama vấn đề là vũ khí, hợp tác quân sự hai bên thì với ông Ôn Gia Bảo “Trung Quốc và Thái Lan sẽ trở thành đối tác kinh tế trong nhiều dự án quan trọng như vận tải, hệ thống tưới tiêu, nông nghiệp và hợp tác kinh tế dọc sông Mekong. Trung Quốc cũng sẽ tăng cường việc đào tạo tiếng Hoa ở Thái Lan” - Nhật Báo Trung Quốc dẫn lời ông Ôn Gia Bảo khẳng định. Đặc biệt, một bản ghi nhớ của Trung Quốc sẽ mua của Thái Lan 5 triệu tấn gạo trong ba năm tới đã được ký, đúng lúc khi thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan bị thu hẹp do chính phủ tăng giá mua gạo của nông dân!

Thế là thế nào? Theo đúng tư duy phương Tây báo Wall Street Journal nhận định sự cân bằng quan hệ Mỹ - Trung của Thái Lan đã đặt ra một câu hỏi khó trả lời cho vương quốc này là “đồng minh của họ đang ở đâu?”.

Chẳng thế nào cả. Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết: “Chúng tôi không cho Trung Quốc là một mối đe dọa. Chúng tôi cũng cho rằng việc Mỹ tái tiếp cận châu Á là tín hiệu đáng hoan nghênh, cho thấy họ đã nhận ra châu Á là động lực tăng trưởng của thế giới” - báo The Nation dẫn lời ông Surapong giải thích về thái độ của Thái Lan.

 

Ông Obama và Thủ tướng Thái Lan: Hình như rất đồng thuận

Chợt nhìn lại suốt ba thế kỷ, mới thấy cuộc cân bằng địa chính trị của nước láng giềng Thái Lan là một hình tượng quá đặc sắc. Quả là không có gì là ấn định trước được cho một chính sách đối ngoại của quốc gia trừ mỗi một nguyên tắc chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và được toàn vẹn lãnh thổ. Chính sách đó có thể lúc cứng lúc mềm nhưng giữ được hoà bình là thượng sách. Vị trí địa chính trị Thái Lan cho phép họ vận dụng sự mềm dẻo để giữ gìn hoà bình. Nhưng vị trí địa chính trị của những nước khác có thể buộc những nước này để bảo vệ được chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ  và độc lập dân tộc lại phải thi hành đường lối cứng rắn để giữ gìn hoà bình chăng.

Âu đây cũng là thử thách đối với những ai quan tâm tới vận mệnh dân tộc.

---
--> Read more..

Càng nhiều bạn trên Facebook bao nhiêu, stress càng lớn bấy nhiêu



Càng nhiều bạn trên Facebook bao nhiêu, stress càng lớn bấy nhiêu

Чем больше друзей в Facebook, тем сильнее стресс


Nguồn: gadgetstyle.com.ua
Kichbu posted on 01.12.2012

 Facebook = стресс

Toàn bộ ý nghĩa của Facebook là để giao tiếp với bạn bè, phải không? Rõ ràng một người nào đó thậm chí sẽ cho rằng kết bạn mới trên các mạng xã hội  - đó là niềm vui, nhưng, theo ý kiến của các nhà khoa học, điều này trước hết là sự căng thẳng (stress). Khẳng định điều đó là những kết quả nghiên cứu do các chuyên gia của Viện Kinh doanh tại Đại học Edinburgh tiến hành. Họ xác định rằng với sự gia tăng số lượng bạn bè, và đặc biệt các nhóm bạn bè khác nhau, sự căng thẳng cảm xúc cũng tăng lên. Phát hiện này liệu chăng gọi là giật gân, bởi vì trên Mạng luôn luôn có thể tìm thấy vô số thông tin phản hồi, ví dụ của bố mẹ hoặc những người sử dụng lao động,  về những ảnh hưởng thường là tiêu cực của mạng xã hội đối với tâm trạng của người sử dụng chúng, nhưng cách tiếp cận khoa học về truyền thống tạo nên nhiều tin cậy hơn.

 Стресс

"Trạng huống căng thẳng phát sinh bất cứ khi nào người sử dụng giới thiệu phiên bản của mình trên Facebook-e, phải đối mặt với sự bực mình từ phía của một số "bạn bè trực tuyến" của mình, nó có thể được thể hiện trong hình thức rất khó chịu". - trong báo cáo cho biết. - "Như vậy, số lượng của các nhóm xã hội trực tuyến mà người sử dụng kết nối càng nhiều bao nhiêu, sự căng thẳng mà nó nhận được từ các phương tiện truyền thông xã hội càng lớn bấy nhiêu".

Khảo sát hơn 300 người, chủ yếu là sinh viên ở độ tuổi khoảng 21, các nhà nghiên cứu thấy rằng người sử dụng Facebook  trung bình nằm trong 7 nhóm khác nhau của các mạng xã hội: "Nhóm phổ biến nhất - đó là bạn bè và người quen từ off-line (97% người sử dụng thêm họ vào bạn bè ngay cả trên Facebook), các nhóm phổ biến tiếp theo - đó là các nhóm "Gia đình" (81%), "Người thân" (80%), "Bạn của bạn" (69%) và "Đồng nghiệp" (65%). Phải thấy, tất cả các nhóm này thực tế nằm trong mỗi tài khoản Facebook".

Sau khi phân tích các số liệu điều tra, các nhà khoa học đi đến một số kết luận không kém phần thú vị: hóa ra rằng nhiều người sử dụng Facebook thường ưa thích "kết bạn bè" với các đối tác tình dục cũ của mình hơn so với những người yêu hiện tại, vợ hoặc chồng. Ngoài ra, chỉ một phần ba từ  tất cả những người được hỏi khẳng định rằng họ sử dụng các thiết lập riêng tư trong profile của mình để kiểm soát  mức độ công khai dữ liệu cá nhân và các post của mình trên mạng xã hội.

 Как победить стресс

"Trước đây, Facebook có ý nghĩa tương tự như các bữa tiệc bạn bè hoặc dạ tiệc cách đây vài năm, nơi có thể uống, khiêu vũ và tán tỉnh với bạn trai và bạn gái. Tuy nhiên, hôm nay,  khi trên mạng xã hội thật đúng là có mặt cả các ông bố, các bà mẹ và những người đứng đầu nơi làm việc,  trò tiêu khiển thú vị đang biến thành sự kiện xã hội quy mô lớn, đầy những điểm xã hội tiềm năng nguy hiểm, nơi không còn nghỉ ngơi được nữa". - Ben Marder - tác giả của báo cáo và là thành viên của Viện Kinh doanh tại Đại học Edinburgh - nói.





--> Read more..

Đài Loan nói về bộ phim không được trình chiếu ở Trung Quốc



Đài Loan nói về bộ phim không được trình chiếu ở Trung Quốc

Тайваньцы о фильме, который в Китае не покажут


Nguồn: ntdtv.ru
Kichbu posted on 01.12.2012

Video tiếng Anh xem tại đây.

Các nhà lập pháp Đài Loan xem bộ phim tài liệu mà Trung Quốc đại lục sẽ không trình chiếu. Bộ phim - về những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Họ cũng chia sẻ mối bất an của mình rằng  ở Đài Loan tự do ngôn luận ngày càng bị đe dọa vì sự khống chế  của các  phương tiện truyền thông thân Trung Quốc.

 

Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan tổ chức các hoạt động vào ngày 22 tháng 04 năm 2012 để kỷ niệm 13 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04. Chủ đề là “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ”.

Bộ phim được trình chiếu cho các ủy viên của Hội đồng thành phố Đài Bắc được gọi là "Trung Quốc: can đảm để tin". Nó được thực hiện bởi kênh truyền hình NTD cùng với đạo diễn Michael Perlman - tác giả của bộ phim nổi tiếng "Tây Tạng: vượt qua nỗi sợ hãi".

Bộ phim kể về câu chuyện của hai tín đồ thực hành tâm linh Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị trấn áp từ phía các cơ quan chính quyền của CHND Trung Hoa. Lấy hình mẫu từ những nạn nhân có thực, sự thật  của những vụ tra tấn và cưỡng bức lao động được phơi bày mà chúng, như ngay cả các nhà bảo vệ nhân quyền quốc tế khẳng định, đang được áp dụng đối với các tù nhân lương tâm trong các nhà tù Trung Quốc. Ngoài ra, trong phim nói rằng chế độ cộng sản đang giết các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng của họ.

Giang Zhiming, ủy viên của Hội đồng thành phố Đài Bắc:

"Các quyền con người bị chà đạp như thế, đặc biệt, việc mổ lấy nội tạng - - điều này rất tàn nhẫn. Các sự thật được nói đến trong phim ... Chúng tôi không thể tưởng tượng một điều như thế ở các nước dân chủ và tự do".

Giang Yuyan, ủy viên của Hội đồng thành phố Đài Bắc:

"Về vấn đề mổ lấy các cơ quan nội tạng cần có nhiều phim ảnh và tin tức hơn nữa để công chúng biết những sự thật. Nói về điều này đặc biệt quan trọng ở Đài Loan".

Việc trình chiếu bộ phim trùng hợp với tình hình khi tiếng nói của các phương tiện truyền thông độc lập ở Đài Loan đang bị đe dọa: mấy ngày gần đây các doanh nhân Đài Loan có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đại lục, đã chuộc một loạt các tờ báo độc lập - các chi nhánh địa phương của hãng Next Media của Hongkong. Những phương tiện truyền thông này nổi tiếng bởi chúng không bị ảnh hưởng bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc và không sợ chỉ trích họ. 

"Nhiều người không nhận thức được vấn đề. Chúng tôi, như ếch ngồi trong nước ấm và không hiểu ra rằng nước sôi từ từ giết chết nó. Họ không hiểu được rằng tự do của báo chí và nhân quyền ở đây đang suy đồi. Cần phải làm sao để các phương tiện truyền thông của chúng tôi thức tỉnh".

Nhắc lại, chính quyền của Trung Quốc đại lục xem Đài Loan là "tỉnh nổi loạn" của mình. Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou, nhậm chức năm 2008, bắt đầu tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với người láng giềng cộng sản. Nhiều người Đài Loan lo ngại rằng khu vực của họ đang trở nên mở của hơn cho "bành trướng đỏ".


--> Read more..

Ngạc nhiên Trung Quốc



Ngạc nhiên Trung Quốc
Китайский сюрприз

Nguồn: drugoi
Kichbu posted on 01.12.2012

 

Chủ nhân của ngôi nhà năm tầng Lyu Baogen ở tỉnh Chzetszyan nhìn con đường cao tốc vừa xây xong, nó vòng tránh ngôi nhà từ các hướng. Khi chính quyền tỉnh quyết định xây dựng con đường, họ đã dỡ bỏ cả khu dân cư, chuyển dân đến nơi ở mới. Gia đình Lyu Baogen tính toán rằng với số tiền đền bù, họ không  thể xây ngôi nhà mới và từ chối di dời. Điều kỳ lạ là ở đất nước cách đây không lâu còn đọc Mao tuyển, mang lồng ấp và săn đuổi những chú chim sẻ bất hạnh, ngôi nhà cản trở xây dựng đã không bị dỡ bỏ, không bị đốt, không tống giam các chủ nhân của nó, xử sự với sở hữu của người khác, như thích hợp trong xã hội văn minh. Tôi thử tượng tượng tình hình như vậy ở Nga: ví dụ, trên đường cao tốc Moscow  - Sankt-Peterburg có một ngôi nhà của ai đó, chủ nhân không muốn để xe ủi nghiền nát và những công nhân xây dựng đường sá phải tránh vòng nó. Thật viễn vong, phải không?

 


Trên thực tế, những vụ việc như vậy ở Trung Quốc, nơi đang xây dựng rất nhiều  và tất cả theo kiểu mới, không hiếm - vài năm trước tôi đã chỉ ra trường hợp tương tự (xem ảnh dưới). Tất cả, dĩ nhiên, đôi khi nom như sự tống tiền với mục đích đòi tiền bồi thường nhiều hơn, nhưng, tuy nhiên, ở đất nước, nơi hệ thống tòa án bình thường và chính quyền có năng lực chịu trách nhiệm, một người nhỏ bé luôn được pháp luật bảo vệ. Thậm chí ở Trung Quốc.




 

Tin cập nhật:



---

Đọc thêm:

- Trung Quốc tăng tiền bồi thường cho nông dân bị tịch thu đất (RFI). - Trung Quốc tăng đền bù đất đai (TN).

--> Read more..

Huanqiu: Nga quay trở lại Cam Ranh



 Залив Камрань с советскими военным флотом. Плакат 1985 года.

Huanqiu: Nga quay trở lại Cam Ranh

Huanqiu: возвращение России в Камрань

Li Jian
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 30.11.2012

Cách đây không lâu, thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm Việt Nam của ông đã nói với các phương tiện truyền thông rằng Nga và Việt Nam tại thời điểm hiện nay đang thảo luận xây dựng một điểm hậu cần quân sự của Nga tại vịnh Cam Ranh. Hợp tác quân sự của hai nước trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng, mỗi bên được nhận được gì mình cần, và cả những  kế hoạch chiến lược của hai bên  rõ ràng.

Đối với Nga, Kam Ranh là căn cứ hải quân ở nước ngoài quan trọng nhất và là tiền đồn chiến lược của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nó chưa bao giờ mất đi giá trị của mình, và chỉ để gác lại một thời gian do các vấn đề kinh tế. Bây giờ Nga có nguyên nhân xác đáng để trở lại Cam Ranh.

Trước hết, phía Nga bằng cách đó sẽ tuyên bố về những tham vọng của mình. Vladimir Putin, bây giờ là nhân vật chủ yếu trong chính trị Nga, đã làm hồi sinh đất nước như nhiệm vụ cá nhân của ông, trong chiến lược và chính sách đối ngoại ông thực hiến đường lối cứng rắn, và vì tại thời điểm hiện nay nền kinh tế Nga được phục hồi, và sức mạnh của quốc gia đang tăng lên,  lẽ tự nhiên nảy sinh hy vọng lấy lại uy tín một thời của nó. Một lý do khác nữa là sự mở rộng không gian chiến lược của đất nước. Trong bối cảnh hồi sinh nhanh chóng sức mạnh tổng thể của quốc gia, Nga mong muốn tìm kiếm cơ hội để mở rộng lực lượng của mình. Và lần này quay trở lại Cam Ranh - một trong những bước đi quan trọng trong quá trình tổng thể trở lại của Nga về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Có thể giả định rằng Nga sẽ tiếp tục theo đuổi một đường lối cứng rắn trong vấn đề quần đảo Kuril, bảo vệ lối ra  phía bắc Thái Bình Dương của mình. Đồng thời, căn cứ phía nam Cam Ranh sẽ khôi phục phạm vi ảnh hưởng trước đây của Liên Xô ở Đông Nam Á.


РИСОВЫЕ ПОЛЯ ВЬЕТНАМ 
Cánh đồng lúa ở miền Trung Việt Nam 
Phía Việt Nam để để bảo vệ và thu được các lợi ích kinh tế lớn từ biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam) đang tiến hành các thủ đoạn nhỏ nhặt như tích cực khuyến khích sự can thiệp của các nước khác vào các vấn đề khu vực, thu hút sức mạnh của các lực lượng nước ngoài, phá hoại trật tự hiện có, phô trương các mối quan hệ quân sự được củng cố trong những năm gần đây với các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Bắt đầu từ năm ngoái, quan hệ của Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực quân sự đã vượt qua thời kỳ nguội lạnh và thậm chí đã hồi sinh. Phía Việt Nam ngay lập tức cho hiểu rằng  có kế hoạch cho thuê vịnh Cam Ranh, và thậm trong năm nay đã mời bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm căn cứ. Việt Nam đã thành công trong việc cân bằng giữa Hoa Kỳ và Nga, và thu  lợi đáng kể từ tình hình này. Và hợp tác ngày càng mở với Mỹ giống như cố gắng để thảo luận ​với con hổ về việc làm thế nào để có được bộ lông của nó. Bất kỳ sự xích lại hơn nữa ở đây sẽ gây nhiều tác hại. Điều quan trọng là chớ khiến Trung Quốc phải bất an, nhưng Việt Nam một lần nữa cầu viện sự giúp đỡ của nước ngoài, vì điều đó Nga, khỏi bàn cãi, tiếp cận như không ai khác, thêm vào đó tuyên bố đã được đưa ra vào đúng thời điểm cần thiết.

Việc Nga trở lại Cam Ranh tiếp tục làm phức tạp hơn tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bất kể cho dù đó là  liên minh Philippines-Mỹ hoặc hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam, tất cả điều này khó nhận thấy làm cho yếu tố ảnh hưởng các xung đột ở biển Nam Trung Hoa có ý nghĩa hơn, và cũng làm tăng các chi phí của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích riêng của mình trong khu vực. Ngoài ra, nguy cơ của sự không chắc chắn đối với an ninh quân sự trên biển tăng lên.

Việc Nga trở lại Cam Ranh dẫn đến cũng chính điều đó. Một mặt, bất kể sự hiện diện nước ngoài, lực lượng lớn thứ nhất ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vẫn là Trung Quốc. Nga và Mỹ tiếp tục sự kình địch lâu đời ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và sự cạnh tranh của họ có thể tạo ra cơ hội chiến lược có giá trị. Mặt khác, khu vực này không có không gian to lớn, và sự can thiệp của bất kỳ lực lượng bên ngoài sẽ tạo ra những khó khăn khác nhau. Bởi ở đây xuất hiện ảnh hưởng của tất cả các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tham gia của thêm một nước lớn - Nga - hoàn toàn không có nghĩa là mối đe dọa của sự can thiệp hơn nữa. Cuối cùng, điều này đối với CHND Trung Hoa sẽ chỉ tạo ra không gian chính sách đối với Trung Quốc ở cấp độ của các cường quốc lớn.

Tác giả - nhà khoa học của Viện nghiên cứu khoa học hải quân CHND Trung Hoa.
--> Read more..

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Hộ chiếu mới của CHND Trung Hoa gây kinh hoảng ở châu Á



 

Hộ chiếu mới của CHND Trung Hoa gây kinh hoảng ở châu Á

Новые паспорта КНР вызвали переполох в Азии

Nguồn: asiareport.ru
Kichbu posted on 30.11.2012 

 

Design  mới hộ chiếu Trung Quốc gây ra một sự khuấy động châu Á. Trên các trang của hộ chiếu sinh trắc mới của người dân CHND Trung Hoa có một bản đ địa lý bao gồm trong nó những vùng lãnh thổ mà các nước khác tuyên bố chủ quyền.

Trong các hộ chiếu mới của Trung Quốc cho thấy một bản đ của đất nước bao phủ các vùng lãnh thổ tranh chấp Biển Nam Trung Hoa (Biển ĐôngViệt Nam). Việt Nam, Ấn Đ, Philippines và Đài Loan bày tỏ sự bất bình với design thiết kế mới của các trang hộ chiếu Trung Quốc.

Các quan chức Việt Nam đã từ chối đóng dấu và thị thực trong hộ chiếu mới của Trung Quốc, bởi vì sự hiện diện trong hộ chiếu của thị thực Việt Nam có thể  xem như sự công nhận tính hợp pháp của bản đ. Thay vào đó, người Việt Nam cung cấp thị thực cho người dân Trung Quốc trên một tờ giấy riêng.

Ấn Đ áp dụng một dạng đặc biệt của thị thực đối với hộ chiếu Trung Quốc, trên đó biên giới giữa hai nước chỉ ra theo cách của Ấn Đ. Ấn Đ tuyên bố rằng Trung Quốc kiểm soát hơn 41 nghìn km2 đất Aksai-Chin tại Kashmir. Trung Quốc cũng đáp lại rằng, bang Arunachal Pradesh của Ấn Đ tiếp giáp với Tây Tạng thuộc về Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario tuyên bố với chính quyền Trung Quốc rằng nước ông "bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ nhất ... bởi vì bản đ rõ ràng bao gồm một phần của lãnh thổ của Philippines và không gian biển của mình”.

Đài Loan kêu gọi Bắc Kinh "nhìn vào hiện thực" và, cuối cùng, từ bỏ tranh chấp lãnh thổ.

Các nhà chức trách Trung Quốc thông qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc thản nhiên trả lời rằng bản đ in trong các hộ chiếu mới không phải là biện pháp chống lại đất nước nào đó. "Chúng tôi hy vọng rằng các nước liên quan sẽ hành động hợp lý và lành mạnh ... và sẽ không gây cản trở sự đi lại của người dân”, - đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng vì các đảo Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã thể hiện tiêu cực tại hội nghị thượng đỉnh gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Campuchia. Lúc bấy giờ đã không phê chuẩn được Quy tắc ứng xử Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Gián tiếp, những phức tạp trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng của nó đụng chạm đến Nga. Theo Financial Times đưa tin, Việt Nam đã cấp cho "Gazprom" và Exxon Mobil giấy phép thăm dò dầu mỏ gần bờ biển Việt Nam. Trung Quốc gọi các khu vực này là của mình.

---
Đọc thêm:

- TQ sẽ khám tàu nước ngoài ở Biển Đông? (BBC).  – Trung Quốc tự cho quyền chận bắt và trục xuất tàu nước ngoài tiến vào Biển Đông (RFI).  – Tàu tuần TQ sẽ lục soát, trục xuất tàu nước ngoài ‘xâm nhập trái phép’ ở Biển Đông (VOA). - VN ‘chỉ đạo’ không đóng dấu hộ chiếu TQ (BBC). – Chính phủ chỉ đạo không đóng dấu lên hộ chiếu “đường lưỡi bò”  (VnEco).  - Vạch trần “hộ chiếu lưỡi bò” (NLĐ).  – Bài thử lửa của TQ với hộ chiếu ‘lưỡi bò’ (VNN).- Phạm Trần: Việt Nam có lâm nguy với hộ chiếu lưỡi bò? (DLB). – Hộ chiếu mới của TQ: Phản ứng của VN chưa xứng tầm (RFA- Hộ chiếu bá quyền Trung Quốc: Quả pháo khai chiến của Tập Cận Bình (RFI).– Về trò đánh nguội của Trung Quốc (NLG/ Quê Choa).- Indonesia: ‘Hộ chiếu TQ phản tác dụng’ (BBC).- Indonesia : Hộ chiếu “lưỡi bò” của Trung Quốc «là phản tác dụng» (RFI). – Hoa Kỳ trước việc Trung Quốc in bản đồ “lưỡi bò” lên hộ chiếu (RFA). – Chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc tại Biển Đông lại bị phê phán (RFI).



--> Read more..

Steps


Flag Counter