Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Tôi và đất nước tôi: những nạn nhân và kẻ đao phủ

Tôi và đt nước ca tôi: nhng nn nhân và k đao ph

Я и моя страна: Жертвы и палачи

Я и моя страна: Жертвы и палачи

Makxim Trudolyubov

Максим Трудолюбов

29.10.2010, 205 (2723)

Nguồn: Vedomosti

Kichbu post on thứ tư, 01/11/2010 

Ngày mai của một tù nhân chính trị - là một ngày khó khăn, đề tài thừa nhận những tội ác của quá khứ Xô Viết vần còn không hẳn hoàn tòan “của chúng ta”. Đề tài này cho đến bây giờ vẫn còn phải thắt nút: dường như một người nào đó rất thông minh hay là không thành tâm, tức là người trí thức hay là người nước ngoài muốn để đề tài này được thảo luận.

Nhưng đề tài này rất ít khi làm người nước ngoài quan tâm (một trong những ví dụ hiếm hoi đó – bài báo nghiên cứu về quá khứ trên trang này). Trong khi đó do những nhầm lẫn tâm lý nhiều người tiếp tục có cảm giác rằng đề tài này phân chia xã hội, chứ không phải thống nhất nó. Phân chia không phải vì trong số chúng ta còn nhiều người kiên định theo chủ nghĩa Stalin, mà vì rằng phần số đáng kể các công dân cảm giác rằng thảo luận những tội ác của chế độ Xô Viết  làm nhục họ. Hoặc là làm nhục bố mẹ của họ và những thế hệ đi trước, bôi đen những hồi ức, tước mất điều gì đó quan trọng. Và sự không tin tưởng mang tính chất truyền thống đối với giai cấp có học vấn, đối với “những người theo phái tự do”, “những nhà cải cách”, “những nhà hoạt động nhân quyền” mà đề tài này có liên hệ đến họ

Những tình cảm này sẽ biến mất, nếu chúng không được trau dồi đặc biệt. Rất tiếc,  thái độ của thế hệ trẻ đối với lịch sử theo nguyên tắc “họ nói cho chúng ta về chủ nghĩa Stalin, thì chúng ta kể cho họ về SS” một thời kỳ dài đã được giáo dưỡng bởi các nhà kỹ chính trị.

Hiện nay các chính khách phương Tây không phải răn dạy các nước khác. Mà nói chung những người từ phía bên kia nói gì  không quan trọng đến như vậy. Đề tài quá khứ - trước hết đó là vấn đề nội bộ của Nga. Phương pháp tốt nhất để tự khẳng định mình trong lĩnh vực này -  không tổ chức các các cuộc thức đêm bên ngoài các đại sứ quán, mà  bằng hành động chứng minh cho toàn thế giới rằng bằng lịch sử của mình xã hội Nga đang làm công việc mà họ chỉ có học tập chúng ta mà thôi.

Ký ức cần phải hoạt động. Nó cần phải rõ ràng – trong đời sống xã hội cũng như trong chính trị. Tất cả mọi điều xung quanh đều lạnh giá bởi kinh nghiệm cuộc sống Xô Viết. Các công trình về lưu danh những người đã mất và ghi dấu những địa danh liên quan với quá khứ đã đủ cho tất cả mọi người. Những tòa nhà, con đường, công đào, nhà máy, hầm mỏ được xây dựng bởi những người tù họa hoằn mới được đánh dấu bằng những bảng ghi nhớ. Ở đa số các thành phố của Nga các đường phố đều mang tên các thủ lĩnh Xô Viết, và đôi khi mang tên của những kẻ đao phủ (và cũng vẫn là những nhân vật đó), và điều đó cần thiết nếu nó không cần phải thay thây đổi vội vàng, thì đôi lúc cũng được chú giải trên các các bảng tên của các đường phố. Còn lâu mới có thể tìm thấy hết những vị trí của các các vụ tàn sát và những nới chôn cất. Hàng triệu người cho đến bây giờ không biết tổ tiên của họ được an táng nơi đâu. Ở Nga cho đến nay không tồn tại một bảo tàng khủng bố nhà nước cấp quốc gia –  chỉ có những bảo tàng khu vực và tư nhân. Còn lâu tất cả tên tuổi của những người bị trấn áp mới được biết điến. Trong bộ dữ liệu “Những nạn nhân của các vụ đàn áp chính trị ở Liên bang Xô Viết” được tổ chức “Memorial” tập hợp và công bố trên mạng internet  (http://lists.memo.ru/index.htm) có gần 2,6 triệu tên tuổi. “Để lập danh sách đầy đủ, nếu công việc này tiếp tục với những nhiệp độ như thế, sẽ còn phải tốn vài chục năm nữa”, - chủ tịch “Memorial” Arsenyi Poginsky nói tại hội nghị quốc tế “Lịch sử chủ nghĩa Stalin”.

Nếu xem nhiệm vụ hồi phục ký ức rộng hơn, thì nó cần bao gồm những  cam kết của chính phủ trước những người đang sống trong những điều kiện sinh hoạt nặng nề và đặc biệt trong các thành phố mono. Những điều kiện khó khăn cuộc sống riêng tư – đó là những hậu quả của đại đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh mà nó được tiến hành dựa vào các phương tiện mắc nợ của tương lai. Món nợ này mọi người buộc phải trả. Thêm một đề tài nữa: nạn tham nhũng cuae các cơ quan vảo vệ pháp luật và tòa án. Không thể chấp nhận việc sử dụng cơ chế bảo vệ pháp luật trong cuộc đấu tranh vì sự sở hữu trong một đất nước mà ở đó đã có biết bao người hy sinh vì các nguyên nhân chính trị khác nhau. Bởi vậy cải cách ngành bảo vệ pháp luật – đó là cống vật cần thiết của ký ức.

Sự tôn trọng phẩm giá con người cũng là cống phẩm của ký ức, bởi các vụ đàn áp bắt đầu chính từ việc tiêu diệt phẩm giá con người. Những người quản lý dựa trên nhục mạ cần phải xem là những kẻ không thể chấp nhận được.

Chúng ta dừng lại một phút: nói về những nạn nhân của các tội ác, và ai gây nên các tội ác? Đó không phải là bọn chiếm đóng hay là các thế lực bên ngoài nào khác. Những người của mình giết hại người của mình, và, như Proginsky đã chỉ ra trong phát biểu của mình, nhận thức rất khó chấp nhận thực tế này: “ Trong ký ức về sự khủng bố chúng ta không thể phân chia các nhân vật chính, không thể sắp xép theo các vị trí ngôi “chúng ta” và “họ”

Nhưng ở mỗi nạn nhân luôn có những “họ” hoàn toàn cụ thể - những người thừa hành mệnh lệnh, những người thực hiện “định mức” lần lượt nào đó, những người nghĩ ra hạn ngạch này, những người xây dựng chính sách này. Tội ác được thực hiện bởi những con người được kết hợi bởi một hoàn cảnh: họ là những thủ lĩnh chính trị hay là những kỹ nhân nhà nước. Nhà nước là kẻ phạm tội chính. Sự tính toán đầy đủ với quá khứ Xô Viết cần phải bắt đầu từ sự thừa nhận tính tội ác của nhà nước. Nhưng hệ thống chính trị đang bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của chính quyền nhà nước rất khó thừa nhận hoàn cảnh này (như Roginsky đã chỉ ra). “Sự mất ký ức” kỳ lạ của Nga cũng liên quan với điều này, bởi vì thế đã không có bảo tàng dân tộc, bởi vì thế các sách giáo khoa lịch sử đang viết lại và thực hiện chính sách nửa vời: các nạn nhân thì có, những kẻ tội phạm thì không.

Đây là một sai lầm. Việc thừa nhận các tội ác của nhà nước Xô Viết không có nghĩa là chấm hết của nhà nước Nga. Chính xác hơn đó là sự khởi nguồn. Sự thừa nhận có thể là cơ sở đạo đức cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng và cũng cho công cuộc cải cách sự quản lý, và cho sự lành mạnh hóa chung của đất nước. “Chúng ta” và “họ”, tức là chúng ta và nhà nước, như trước đây nằm trong cuộc xung đột mà nó không thể phá bỏ được nếu không giải quyết những vấn đề quá khứ Xô Viết.-Kichbu-

Bản dịch chưa được hiệu đính.

Đọc thêm:
http://www.vedomosti.ru/newspaper/article/2010/10/29/248634#ixzz3vhCDXGun

--> Read more..

"Đường lưỡi bò" và những nhóm lợi ích ở Trung Quốc

"Đường lưỡi bò" và những nhóm lợi ích ở Trung Quốc

 Đọc thêm

LTS: Tổng kết Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ hai, diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào 11-12/11/2010, Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng đã hứa với các học giả tham dự rằng ông sẽ báo cáo về những phân tích, đánh giá của họ lên các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Với mục đích, theo ông, là giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có những cách tiếp cận hợp lý hơn đối với tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Những phân tích dưới đây của Giáo sư Tonnesson về quan điểm của các nhóm lợi ích đối với cái gọi là "Đường lưỡi bò" hy vọng sẽ là một trong những điều Giáo sư Quảng đặc biệt nhấn mạnh trong báo cáo của mình. Bởi Việt Nam, trong khi triển khai tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của mình, với nội dung cốt lõi là phân hóa đối thủ, hay "tăng bạn bớt thù", sẽ có có thêm những cơ sở để vạch ra những đối sách "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".

Giải mã "lợi ích cốt lõi" và "đường lưỡi bò" của Trung Quốc

Theo Giáo sư, sự bất đồng quan điểm ở Trung Quốc liên quan đến yêu sách chủ quyền và cách giải quyết tranh chấp chủ quyền liệu có phải là điều thực sự đáng lo ngại ở Trung Quốc không? Nhất là đối với những nước muốn giải quyết ổn thoả tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vì mục đích thúc đẩy hợp tác vì phát triển.

Đúng vậy. Sự bất đồng quan điểm của Trung Quốc còn được thể hiện dưới cái gọi là "mâu thuẫn về chức năng" của từng nhóm lợi ích khác nhau. Đó là ngư dân, doanh nghiệp khai thác dầu khí, cộng đồng doanh nghiệp phi dầu khí, hải quân và ngoại giao.

Ngư dân là nhóm vốn quen với việc đánh cá ở bất cứ đâu họ thích. Ở bất cứ quốc gia nào, việc bắt ngư dân phải tuân thủ những qui định như lệnh cấm biển (cấm đánh cá) trong một khoảng thời gian nào đó đều là điều hết sức khó khăn. Hơn nữa, cá thì không tuân thủ đường phân định lãnh hải do con người đặt ra, mà ngư dân phải đi theo luồng cá, nên họ cũng chẳng thích thú gì với việc đường phân định lãnh hải. Có thể nói nhóm này là nhóm thiếu xây dựng nhất.

Thăm quần đảo Trường  Sa của Việt  Nam. Ảnh Lê Anh Dũng.

Nhóm lợi ích thứ hai là các tập đoàn dầu khí Trung Quốc, như CNOOC (Chinese National Offshore Corporation). Họ luôn muốn được khai thác dầu khí ở thềm lục địa, và chính vì vậy họ muốn thềm lục địa Trung Quốc càng kéo dài càng tốt. Họ phản ứng rất mạnh đối với những thoả thuận giữa PETRO Vietnam, chẳng hạn, với các đối tác bên ngoài (như BP hay Exxon Mobile), mà họ cho là khai thác dầu khí tại thềm lục địa của Trung Quốc.

Hơn nữa, lãnh đạo những doanh nghiệp này có quan hệ chặt chẽ với chính quyền, bởi doanh thu từ khai thác dầu khí thuộc về quốc gia. Phần lớn những nhà lãnh đạo doanh nghiệp này đều ủng hộ cho "đường lưỡi bò". Chính vì vậy đây cũng là nhóm có những ảnh hưởng tiêu cực.

Nhóm lợi ích thứ ba là hải quân. Và, theo tự nhiên, nhóm này rất ủng hộ đường lưỡi bò. Họ có một ý tưởng, hay thậm chí ảo tưởng, rằng toàn bộ khu vực Biển Hoa Nam (Biển Đông) là nơi hải quân Trung Quốc có thể thống trị, và ngăn chặn sự hoạt động của tàu hải quân nước ngoài mà họ gọi là lực lượng thù địch, theo luật về lãnh hải của Trung Quốc và tiềm lực quân sự.

Và vì tranh chấp ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) khó mà có thể giải quyết một sớm một chiều được, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, đều mong muốn chứng kiến sự hiện diện của hải quân các nước ngoài khu vực tại vùng biển này, chứ không nhất thiết chỉ là hải quân Mỹ. Chẳng hạn như hải quân Ấn độ, hải quân Nhật, hay hải quân Nga.

Riêng Trung Quốc không có lợi ích từ sự hiện diện này ở Biển Hoa Nam (Biển Đông), bởi còn phải mất nhiều năm xây dựng nữa, hải quân Trung Quốc mới có thể sánh ngang sức mạnh với hải quân Mỹ.  Mặt khác, sự cấp tập tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc vì mục tiêu này, nếu theo hướng khiêu khích, hay đối đầu, với các nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, và tất nhiên, cả Mỹ, họ chắc chắn sẽ thất bại.

Trung Quốc có thể nhìn thấy những tấm gương nhãn tiền của những thế lực nổi lên trước Đệ Nhị Thế Chiến như Quân phiệt Nhật, hay Đức Quốc Xã. Lãnh đạo Trung Quốc chắc ý thức được điều này. Và những người đứng đầu ngành hải quân Trung Quốc cũng vậy. Cuối cùng họ cũng hiểu ra rằng trong thời gian 20-30 năm tới việc tăng cường sức mạnh hải quân phải diễn ra bí mật.

Chính vì vậy, họ muốn ngăn những tàu khảo sát của Mỹ ở khoảng cách càng xa căn cứ hải quân Tam Á của họ càng tốt.

Nhóm lợi ích thứ tư ở Trung Quốc là bộ ngoại giao. Có lẽ đây là nhóm có sự hiểu biết luật pháp quốc tế tốt nhất, bởi họ có nhiều chuyên gia được đào tạo bài bản về lĩnh vực này.  Hơn nữa, đây là nhóm đã đầu tư rất nhiều công sức vào việc xây dựng quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng.

Và nhóm cuối cùng có thể quan tâm đến Biển Hoa Nam (Biển Đông) là cộng đồng doanh nghiệp phi dầu khí. Tuy không mặc quân phục, nhưng đội quân đông đảo này thực sự có sức mạnh. Họ quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao thương trên cơ sở thực hiện đầy đủ một khu vực thương mại tư do Trung Quốc - ASEAN.

Đây chính là nhóm mong muốn những tranh chấp trên biển được giải quyết ổn thoả, để cho những quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN trở nên suôn sẻ.

Như vậy, theo phân tích của Giáo sư, dường như chỉ có hai nhóm cuối là có thể có cái nhìn tích cực đối với những giải pháp cho tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, liệu lợi ích từ tự do hoá thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc có đủ lớn để đối trọng với lợi ích từ khai thác nguồn năng lượng biển vẫn là một dấu hỏi lớn. Cũng tương tự như vậy đối với mối quan hệ giữa giới ngoại giao Trung Quốc và giới quân sự, nhất là hải quân.

Như vậy, liệu có hy vọng gì cho một cách tiếp cận thống nhất và dễ chấp nhận hơn từ Trung Quốc đối với các nước trong khu vực không, thưa ông? Nhất là khi mà ông Đới Bỉnh Quốc chỉ là nhân vật đứng thứ 50 trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo như tạp chí Foreign Affairs.

Đúng là có chuyện đó. Nhưng vẫn có những dữ kiện khác để chúng ta có cách nhìn đỡ bi quan hơn.

Chẳng hạn, ngay đối với nhóm doanh nghiệp dầu khí, cũng đã có những dấu hiệu hứa hẹn của sự thay đổi thái độ về tranh chấp chủ quyền ở Biển Hoa Nam (Biển Đông). CNOOC hiện đang rất quan tâm đến việc quốc tế hoá hoạt động của mình, tức là muốn tham gia vào những hoạt động thăm dò - khai thác bên ngoài thềm lục địa Trung Quốc. Chính vì vậy, hoạt động của họ sẽ thuận lợi nếu khuôn khổ pháp lý liên quan đến thăm dò - khai thác dầu khí trở nên rõ ràng hơn, tức là có sự phân định rõ ràng về chủ quyền đối với các nguồn năng lượng biển.

Chúng ta cần nhớ rằng để hoạt động thăm dò dầu khí là rất tốn kém và mang tính rủi ro cao, vì vậy đây chính là lợi thế của CNOOC, với khả năng vay tiền ngân hàng với lãi suất thấp và dài hạn. Đó là chưa nói đến một ưu thế rất lớn khác của CNOOC là họ có một đội ngũ chuyên gia dầu khí rất giỏi.

Vậy tại sao với việc phân định rõ ràng về thềm lục địa, CNOOC lại không thể thắng thầu thăm dò khai thác ở các lô trên thềm lục địa của Việt Nam, hay Philippines, cơ chứ?

Lãnh đạo Trung Quốc cần học tập những người đồng chí, đồng cấp từ Việt Nam

Hơn nữa, những diễn biến trong khu vực trong khoảng thời gian một năm rưỡi qua đã khiến cho nỗ lực trong suốt hơn một thập kỷ qua của bộ ngoại giao có nguy cơ trở nên công cốc. Chính nguy cơ này khiến cho bộ ngoại giao cảm thấy lo ngại sâu sắc.

Tôi cho rằng bộ ngoại giao là nhóm mong muốn thay đổi quan điểm của Trung Quốc, theo hướng thực tiễn và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tôi hy vọng rằng khi vạch ra chính sách biển cho giai đoạn sau 2012, giới lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ tham vấn kỹ với các chuyên gia giỏi và có chính kiến riêng của họ để có những cách tiếp cận thực tế.

Những diễn biến trong khu vực trong thời gian một năm rưỡi vừa qua là quá đủ để cho họ hiểu rằng nếu chính sách của Trung Quốc được xây dựng theo hướng củng cố quan hệ láng giềng và hợp tác, trên cơ sở thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin. Và, nếu họ làm được như vậy, các nước ASEAN có liên quan cũng không cần trông mong vào sự can dự ngày càng mạnh mẽ của những thế lực ngoài khu vực như Mỹ.

Vả lại, trong trường hợp này, một nhóm lợi ích quan trọng là hải quân Trung Quốc cũng sẽ hưởng lợi. Họ có thể ít bị chú ý hơn trong việc xây dựng năng lực phòng thủ, như họ vẫn tuyên bố.

Tại sao Giáo sư lại có niềm tin như vậy vào giới lãnh đạo Trung Quốc? Nhất là theo thông lệ, khó có sự thay đổi chính sách từ nay đến khi đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào năm 2012.

Nhưng lại có một tiền lệ khác diễn ra ở một nước lánh giềng gần gũi của Trung Quốc. Đó là Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã có sự thay đổi khá mạnh về cách tiếp cận, nhất là trong chính sách đối ngoại. Và Việt Nam có thể tự hào rằng họ đã thành công trong cách tiếp cận mạnh dạn này.

Vậy tại sao các ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lại không học tập những người đồng chí và đồng cấp từ Việt Nam nhỉ? Nếu làm được như vậy, hai vị lãnh đạo này sẽ để lại cho hai người kế nhiệm, nhiều khả năng là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, một di sản cực kỳ quan trọng: Giới thiệu với khu vực, và thế giới nói chung, một Trung Quốc với cách nhìn mới, thực tế và thân thiện hơn.

--> Read more..

Nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc bị bắt vì bức ảnh Thiên An Môn

Фото с сайта china.org.cn

Photo từ site china.org.cn

Nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc bị bắt vì bức ảnh Thiên An Môn

Китайца арестовали за фото с площади Тяньаньмэнь в интернете

Nguồn: Lenta

Kichbu post on thứ tư, 01/12/2010

.

Các quan chức Trung Quốc đã bắt một nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền địa phương, người đã đưa lên mạng internet bức ảnh về cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn 1989. Tờ The Guardian có Trụ sở tại Vương quốc Anh đưa tin.

.

Theo lời kể của vợ của nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, Bai Dongping bị bắt từ thứ bảy, 27 tháng mười một. Trước đó, tờ báo viết, các quan chức đất nước đã áp dụng các biện pháp để cách ly ông trong thời gian các hoạt động quốc tế đang diễn ra tại Trung Quốc, tuy vậy ông chưa từng bị bắt lần nào.

.

Người bị bắt bị cáo tội xúi dục lật đổ chế độ. Nguyên nhân nào dẫn đến việc Bai Dongpin tung lên internet bức ảnh đoàn biểu tình, vợ ông không thể giải thích.

.

Theo tờ báo nhận xét, các vụ bắt giữ và trấn áp liên quan đến các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc xảy ra sau khi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình. Vào năm 1989 ông đã tham gia vào các sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn mà tại đó có đến sáu nghìn người đã bị chết.

.

Hiện nay Lưu Hiểu Ba đang thụ án 11 năm tù giam vì âm mưu lật đổ chế độ nhà nước. Bản án được tuyên vào năm 2008.

 

Xem thêm:

 

Tiananmen Square

http://www.guardian.co.uk/world/tiananmen-square-protests-1989

Ссылки по теме
-
Chinese activist held over Tiananmen picture - The Guardian, 30.11.2010
-
Жену нобелевского лауреата посадили под домашний арест – Lenta.ru, 10.10.2010
-
Нобелевскую премию мира получил китайский диссидент – Lenta.ru, 08.10.2010

--> Read more..

Lịch năm mới của CHDCND Triều Tiên

Phút quảng cáo: Lịch năm mới của CHDCND Triều Tiên

Рекламная пауза: Новогодний календарь из КНДР


Nguồn: juche-songun
Kichbu post on thứ ba, 30/11/2010
.
Quà lưu niệm từ Triều Tiên xã hội chủ nghiã: lịch 2011 "Phong cảnh Triều Tiên"
Khổ: 670 x 370mm
 
Хороший Новогодний сувенир из социалистической Кореи: календарь "Корейские пейзаж" на 2011 г.

Размер 670х370 mm


 
Dòng chữ tiếng Nga trên trang: "Đồng chí lãnh tụ Kim Nhật Thành vĩ đại luôn cùng chúng ta!" "Chúc mừng Năm mới!".
 
Tác phẩm nghệ thuật xuất sắc này sẽ tạo tinh thần sảng khoái và không còn nghi ngờ gì nữa, nó sẽ tô điểm cho căn hộ, xưởng máy, văn phòng, ngôi nhà ngoại ô, những nơi dành cho quảng cáo.
 

Tấm lịch sẽ luôn nhắc Bạn nhớ những ngày lễ và những ngày quan trong. Ví dụ "Tháng Mười" 

 

 
--> Read more..

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Tưởng niệm đồng chí Mao Trạch Anh

Tưởng niệm đồng chí Mao Trạch Anh

.

Nguồn : juche-songun

Kichbu post thứ sáu, 26 tháng mười một 2010  08:47

.

Hôm nay vừa tròn 60 năm ngày tang quan trọng – ngày hy sinh trong chiến đấu tại Triều Tiên của cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, của người chiến sỹ phương diện quân 2 Mao Anh (Sergei Mao), con đẻ của chủ tịch đảng CS Trung Quốc Mao TRạch Đông.

 

.

Sau khi mẹ qua đời do bị giết vì tham gia hoạt động cách mạng, Mao Trạch Anh đã sống ở Trung Quốc xa bố của mình bị thiệt thòi nhiều. Từ 1936 ông sống ở Liên Xô, trong nhà trẻ của thành phố Ivanovo. Bạn cùng thời gọi ông là “Sergei”. Trong cuộc chiến tranh với Đức, sau nhiều yêu cầu để cử ra mặt trận ông đã nhận được quyết định như thế này. Mao cùng trong một đội ngủ với những người Xô Viết đã chiến đấu trong đội hình của phương diện quân Belorussia, bảo vệ Liên Xô, và tại thời điểm đó, Mao Trạch Anh đang ở vị trí tiền tiêu.-Kichbu-

 

.

 

.

.

.

.

Khi còn nhỏ, Kichbu được nghe ông Mao Trạch Anh hô khẩu hiệu “TIẾN LÊN! Trung đoàn một chết, trung đoàn hai tiến lên". Và Mao Trạch Anh tiến lên và hy sinh.

Đúng là một tấm gương cao cả.

--> Read more..

Chiến tranh Tiều Tiên

Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên.

Kichbu chuyển ngữ theo: Nguồn:http://www.bbc.co.uk.russian/specials/1347_koerean_war/index.shtml

Kichbu post on thú năm 24/11/2010

Nhập đề


Vào năm 1950, khi cộng đồng thế giới đang khắc phục những hậu quả của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, thì ở một nơi xa xôi của Châu Á một cuộc xung đột bùng nổ.

Chiến tranh lạnh bất ngờ trở nên nóng bỏng - các nước Hoa Kỳ và đồng minh của nó, rồi cả Liên Xô, Bắc Triều Tiên và cả Trung Quốc cộng sản cũng bị lôi kéo vào cuộc chiến. Trong quá trình diễn ra cuộc xung đột, lúc phe bên này, lúc phe bên kia nắm thế thượng phong, còn trong tiến trình giao tranh hàng trăm nghìn người bị giết.

Theo các đánh giá khác nhau, chiến tranh đã cướp đi sinh mạng, ít nhất, của hai triệu người Triều Tiên (đến 1,5 triệu người từ phía Bắc và gần 400 nghìn người từ phía Nam), cũng như gần 30 nghìn người Mỹ và hàng nghìn người Anh.

Cần lưu ý rằng trong suốt hai năm của cuộc chiến tranh kéo dài ba năm, các bên tham chiến đã những mong muốn ký kết hiệp định hòa bình.

Ngày 27 tháng bảy việc ngừng bắn đã được tuyên bố. Lúc bấy giờ không một ai có thể nghĩ rằng sau 50 năm hai phía Triều Tiên về kỹ thuật vẫn còn nằm trong tình trạng chiến tranh với nhau.

Một hiệp định hòa bình vẫn chưa được ký kết giữa hai nước. Biên giới cho đến tận bây giờ đầy rẫy những mìn là mìn, các đơn vị pháo và hàng trăm binh lính.

Bắc Triều Tiên tấn công

Tháng sáu năm 1950

Những cội rễ của cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bắt nguồn sau xa trong quá khứ.

Trong suốt một thời gian dài Trung Quốc, Nhật Bản và Liên Xô đã có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Thắng lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-05 đã củng cố địa vị của Nhật Bản. Năm 1910 Nhật Bản chính thức thực dân hóa Triều Tiên và thống trị Triều Tiên cho đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc.

Chỉ đúng một tuần sau khi Nhật Bản quy hàng, Liên Xô đã lợi dụng tình hình và đưa quân tiến vào bán đảo. Sau đó, Liên Xô và Hoa Kỳ đã thỏa thuận chia đôi Triều Tiên thành hai  nửa theo vĩ tuyến 38. Phần phía Bắc theo Moscow, phần phía Nam theo Washington.

Liên Xô ủng hộ việc xây dựng ở Bắc Triều Tiên một chế độ cộng sản độc tài dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Sen, nguyên thủ lĩnh của phong trao du kích, người này về sau đã vẻ mình bằng ánh hào quang của chủ nghĩa sùng bá cá nhân.

Hoa Kỳ trong lúc ấy tiến hành các cuộc bầu cử ở Hàn Quốc, kết quả đã bầu được Singman Ry làm tổng thống. Các lực lượng quân chiếm đóng đã rút khỏi bán đảo vào năm 1949.

Liên Xô đã để lại một đội quân vũ trang Bắc Triều Tiên được huấn luyện tốt với 135 nghìn binh lính tại ngũ, các loại xe tăng và trọng pháo.

Để so sánh, các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc chỉ có đến 98 nghìn người và các đơn vị này giống như các hình thức của tổ chức cảnh sát nhiều hơn. Trong chừng mực nào đó, Mỹ muốn tước đi của miền Nam các phương tiện để tránh nước này tiến công miền Bắc.

Hai đất nước bắt tay vào khôi phục bán đảo, tuy nhiên phía Bắc mong muốn xây dựng một chế độ cộng sản trên toàn lãnh thổ Triều Tiên, trong khi đó, miền Nam muốn xây dựng một đất nước thống nhất, dân chủ.

Cán cân quân sự nghiêng về phía Bắc. Vào tháng năm 1950, với một tuyên bố thiếu tầm nhìn xa của ngoại trưởng Hoa Kỳ Din Acheson,  trên thực tế đã loại Hàn Quốc ra khỏi những kế hoạch phòng thủ của Hoa Kỳ.

Sáng sớm ngày 25 tháng sáu 1950, khi một nửa binh sĩ của Hàn Quốc đã cần nhận được giấy nghỉ, Bắc Triều Tiên đã bất ngờ mở cuộc tấn công được chuẩn bị rất tốt  lên toàn tuyến biên giới.

 

Bao vây

Tháng sáu - Tháng bảy 1950

Binh lính Mỹ bắt đầu chuyển quân khẩn cấp từ các căn cứ ở Nhật Bản. Tuy vậy, ngay cả người Mỹ và quan quân phía Nam rất lo ngại giao tranh với các lực lượng quân sự phía Bắc.

Khi rút lui, họ chỉ có thể giữ lại được vùng đất nhỏ bao quanh cảng Pusan nằm ở phía Đông-Nam bán đảo. Đồng thời Hoa Kỳ kêu gọi sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết kêu gọi tất cả các thành viên hội đồng giúp phía Nam đánh trả cuộc tiến công của phía Bắc. Nghị quyết được thông trong điều kiện đại diện Liên Xô chắc chắn phủ quyết  kế hoạch này đã không đến dự hội nghị vì chính sách tẩy chay mà Liên Xô theo đuổi cho đến khi nào mà Trung Quốc còn chưa trở thành thành viên của Liên hiệp quốc.

14 nước thành viên của Liên hiệp quốc - Áo, Bỉ, Canada, Columbia, Efiopia, Pháp, Hà Lan, Niu Di lan, Philippin, Cộng hòa Nam Phi, Thailand, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh - đã ký điều ước giúp đỡ miền Nam sau khi hứa sẽ đưa 300 nghìn binh lính đến miền Nam . Trong số đó có 260 nghìn quân  như Mỹ đã hứa, tuy nhiên Anh, Canada và Áo cũng đóng góp một phần đáng kể.

Trong khi các nước này chuẩn bị cho quân tiếp viện, số quân đang có mặt tại Triều Tiên đã cố gắng giữ vững vùng đất mà họ còn đang kiểm soát được. May mắn thay, địa hình chật hẹp tại các vùng ven cảng Pusan - chu vi 80 km chiều dài và 160 km chiều rộng đã giúp họ phòng thủ.

Đồng thời các đơn vị hậu cần Bắc Triều Tiên bị tổn thất vì tiến quá nhanh.

Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Mỹ, tướng Uolton Uoker  ra sức kêu gọi quan lính phòng thủ. Ông đã thốt lên một câu sau này trở nên nổi tiếng: “ Chống lại hay là chết”, và ông tuyên bố rằng binh lính không có quyền rút lui hơn được nữa.

Trong suốt tháng rưỡi, quân đội Hàn Quốc và bốn sư đoàn thiếu của Mỹ đã bám trụ vùng đất này. Trong chiến dịch phòng thủ số binh sỹ Mỹ đã bị chết nhiều đến mức mà không có một chiến dịch nào sau đó có số thương vong nhiều đến như vậy trong suốt cả cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Thời gian vàng ngọc đã phải mua bằng máu.

Tình hình thay đổi

Tháng chín - Tháng mười 1950

 Trong khi quân đội phía Bắc cố gắng đập tan sức kháng thủ tại Pusan, Tư lệnh trưởng liên quân LHQ, tướng Duglas Makartur đã tính đến chuẩn bị thay đổi tiến trình của cuộc chiến.

Ngày 15 tháng chín 1950, ông ra lệnh bắt đầu cuộc tấn công mạnh mẽ vào thành phố Inchhon ở phía Tây.

Much đích của cuộc đổ bộ vào Inchhon, thành phố nằm sâu trong hậu phương của miền Bắc đơn giản thế này: người Mỹ và quân đồng minh muốn chặn đường tiếp vận, cắt đứt liên lạc và xiết chặt quân chiếm đóng giữa các đơn vị đổ bộ và lực lượng phòng thủ ở Pusan.

Kế hoạch của tướng Makartur thật mạo hiểm, bởi các đơn vị đổ bộ cần phải vật lộn với những con song lừng ( chiều cao đến gần năm met). Hơn nữa, hòn đảo trong vịnh Inchhon được bảo vệ rất tốt, còn thành phố đang bị quân phía Bắc chiếm đóng.

Sau khi bố trí lực lượng pháo binh, hai tiểu đoàn tiến công vào thành phố, đánh lui cuộc phản kháng. Không có một cuộc phản kích nào trở lại của quân chiếm đóng. Đồng  thời, tập doàn quân số 8 của Mỹ đã phá vỡ sự vây hãm ở Pusan và bắt đầu tiến công ra phía Bắc. Quan quân Triều Tiên rối loạn và bắt đầu rút lui. Trước ngày 25 tháng chín quân liên minh đã giải phóng Seoul.

Các lực lượng đồng minh đã có thể dừng bước tại vĩ tuyến 38 bởi toàn bộ lãnh thổ phía Nam đã được giải phóng.

Tuy nhiên, tổng thống Trooman muốn làm sao để sau chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên chỉ tồn tại một quốc gia - thân phương Tây, dân chủ.

Bởi thế, tướng Makartur đã ra lệnh tiếp tục tiến quân tràn qua biên giới. Nhưng Trooman lo ngại cuộc chiến tranh sẽ mở rộng, đã cương quyết bảo vệ ý kiến buộc Makartur để Trung Quốc được bình yên.

Trung Quốc nhìn thấy  ở Bắc Triều Tiên một quốc gia làm vùng đệm. Pekin đã cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ tham chién nếu các lực lượng liên quân vượt qua biên giới phía Bắc. Tuy vậy, những cảnh báo này được xem như dự báo.

 

“Về nhà đón Giáng sinh”

Tháng mười 1950 - Tháng một 1951

Ngày 15 tháng mười Trooman và Makartur đã gặp nhau tại đảo Ueik trên biển Thái Bình Dương để thảo luận về tình hình và diễn biến tương lai của cuộc chiến tranh.

Theo các nguồn tin, Makartur thông báo cho Trooman biết rằng ông ta tin tưởng vào một thắng lợi sớm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên và rằng ông không lo sợ Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh này.

Chỉ mười ngày sau, quân đội Trung Quốc, sau khi áp quân sát biên giới, đã thực hiện những trận đánh nhỏ đầu tiên vào liên quân.

Trong suốt thời gian những ngày tiếp theo, các thông báo về việc các lực lượng Trung Quốc ẩn nấp trong những cánh rừng ở Bắc Triều Tiên bay về Bộ Tổng tham mưu liên quân. Tuy vậy, những thông tin đó đã không được quan tâm thích đáng.

Các đơn vị Trung Quốc rút lui, và quan quân liên minh cho rằng những trận đánh đầu tiên ấy chỉ là những hành động phòng thủ của Pekin. Ngày 24 tháng mười một, tướng Makartur ra lệnh tiếp tục tiến công vào phía Tây sông Jalutsian, là biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Với tinh thần lạc quan ông cho rằng trận tấn công này sẽ đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Triều Tiên và rằng binh sỹ “sẽ về nhà đón Giáng sinh”. Tuy vậy, cuộc tấn công này đã mở ra một chương mới trong trong lịch sử cuộc xung đột Triều Tiên. Đến ngày hôm sau, gần 18 nghìn quân “tình nguyện” Trung Quốc đã chuyển sang tấn công.

Makartur dường như không chờ đợi một sự phát triển của các sự kiện như thế, đã gửi về Washington thông báo: “Trước mắt chúng ta hoàn toàn một cuộc chiến tranh mới”.

Ông ra lệnh cho một cuộc rút lui nhục nhã và kéo dài diễn ra trong điều kiện nhiệt độ dưới độ không. Đến cuối tháng mười hai, binh lính liên quân buộc phải rút lui qua vĩ tuyến 38.

Trong lúc các lực lương Trung Quốc bắt đầu đợt tấn công mới, lực lượng liên quân buộc phải lùi về để bảo vệ Seoul trước tháng một 1951. Tại đây - trên một vùng đất đồng bằng của Hàn Quốc, các lực lượng liên quân đã được chuẩn bị phòng thủ tốt.

Sau một vài tháng của các trận giao tranh, mặt trận đã kéo dài trong khu vực của vĩ tuyến 38.

Những cuộc giao tranh vì đình chiến

Tháng một 1951 - tháng bảy 1953

Tổng thống Trooman đã thông báo LHQ sẵn sàng tuyên bố đình chiến. Tuy nhiên, tướng Makartur đã tỏ ra không tán thành với thỏa hiệp này.

Tướng Makartur cho rằng chiến tranh cần phải được tiếp tục - thậm chí kể cả với Trung Quốc. Ông không che giấu các quan điểm của mình và sau lưng tổng thống ông trực tiếp nhờ cậy đến nghị viện. Tháng tư năm 1951, tổng thống Trooman đã cho tướng làm loạn Makartur về hưu. Trong tư cách tư lệnh trưởng các lực lượng quân Hoa Kỳ và LHQ, Makartur bị thay thế bởi tướng Machiu Rigvee.

Rigvee trước đó đã từng chỉ huy tập đoàn quân số 8 sau khi tướng Uolton Uoker chết trong một tai nạn xe hơi.

Ngày 10 tháng bảy 1951 các bên tham chiến mở cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh, tuy nhiên vẫn chưa bàn đến một cuộc đình chiến triệt để. Những người tham gia đàm phán có nghi ngờ điều gì thì đó chính là các cuộc đàm phán sẽ kéo dài bao lâu.

Các cuộc đàm phán luôn bị đổ vỡ - lúc thì về các vấn đề trao đổi tù binh, lúc thì về ranh giới rút quân và vân vân và vân vân...Cuối cùng, việc ký kết hòa bình cũng phải chịu áp lực của nhiều điều kiện mà chúng chẳng liên quan gì đến các cuộc giao tranh.

Tháng một 1953 Duiat Aizenhauer, người công khai phản đối cuộc chiến tranh, thay thế Trooman trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ, Aizenhauer tuyên bố với các lực lượng cộng sản biết rằng ông sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử như biện pháp cuối cùng để chấm dứt chiến tranh.

Tháng ba 1953, cái chết của kẻ độc tài Iosif Stalin đã làm rúng động các cơ sở của thế giới cộng sản.

Ngày 27 tháng bảy 1953, hiệp ước về chấm dứt chiến tranh dù sao cũng đã được ký kết.  Và chiến tuyến được chấp nhận như đường biên giới mới giữa hai quốc gia. Sau sự kiện này tiếp theo là các đợt trao trả tù binh.

Việc chấm dứt chiến tranh thoạt tiên chỉ đựơc nghĩ đến như biện pháp lâm thời. Trong văn kiện cũng chỉ nói đến rằng đình chiến được xác lập cho đến “khi mà một hiệp ước hòa bình cuối cùng còn chưa được ký kết”.

Tuy nhiên, một hiệp định như thế vẫn không được ký kết cho đến tận ngày nay. Hiệp định Genever 1954 mà vấn đề Triều Tiên đã được đưa ra thảo luận, như vậy, đã không mang lại kết quả. Từ đó, biên giới giữa các Triều Tiên tiếp tục nằm trong tình trạng chiến tranh đối đầu cao nhất.-Kichbu-

---

Bài chưa được biên tập

--------------------------------------------

Вступление  

В 1950 году, когда мировое сообщество свыкалось с последствиями Второй мировой войны, на самом краю Азиатского континента разразился другой конфликт.

Холодная война внезапно стала горячей – в конфликт оказались втянутыми Соединенные Штаты и их союзники, а также СССР, Северная Корея и коммунистический Китай. В ходе конфликта то одна, то другая сторона брала верх, а в ходе боев погибли сотни тысяч человек.

По разным оценкам, война унесла жизни, по меньшей мере, двух миллионов корейцев (до 1,5 миллионов – с севера и около 400 тысяч - с юга), а также около 30 тысяч американцев и тысячи британцев.

Примечательно, что в течение двух лет в ходе трехлетней войны воюющие стороны пытались заключить мир.

27 июля 1953 года было объявлено о прекращении огня. Тогда и никто предположить не мог, что спустя 50 лет обе Кореи будут технически находиться в состоянии войны друг с другом.

Мирный договор между двумя странами так и не был подписан. Граница до сих пор напичкана минами, артиллерийскими батареями и сотнями военных.

 Щелкните на линки сверху, чтобы узнать о ходе войны подробнее.

--> Read more..

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Trung Quốc khiến Hoa Kỳ gia tăng tiềm lực quân sự

© Коллаж: «Голос России»

Trung Quốc khiến Hoa Kỳ gia tăng tiềm lực quân sự

Китай побуждает США наращивать вооружения

.

Tác giả: Vladimir Fedoruk

Nguồn: rus.ruvr.ru

Kichbu post on thứ ba, 23/11/2010 15:15

 .

Tiềm lực quân sự đang được tăng cường của đất nước Thiên tử khiến Hoa Kỳ gia tăng vũ khí. Thêm vào đó - ở ngay khu vực tiếp giáp trực tiếp với các đường biên giới của Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã đánh mất ưu thế quân sự ở Châu Á. Trong báo cáo về phát triển của các lực lượng vũ trang Trung Quốc viết về điều này và cuộc thảo luận báo cáo đã bắt đầu từ 17 tháng mười một tại quốc hội Hoa Kỳ.

Các tác giả của bản báo cáo cảnh báo: trong thời gian sắp đến Hoa Kỳ có thể mất vị thế cường quốc quân sự chủ yếu tại khu vực. Một trong những nguyên nhân – Trung Quốc đang có tiềm lực tên lửa đủ để trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự có thể tiêu diệt năm căn cứ không quân của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Kvaf không quân tầm xa của Trung Quốc – là mối đe dọa đang lên đối với căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại đảo Guam. Trong báo cáo nói rằng, Trung Quốc đã hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình. Hiện nay nó hoàn toàn có khả năng ngăn cản  các hoạt động tác tác chiến của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trong khu vực. Hiện nay người ta đã cảm nhận được mối đe dọa việc tự do di chuyển của các đơn vị quân đội Mỹ ở Đông-Nam Á, trong báo cáo nhận xét.

Chuyên gia Vadim Kozyulin đã phát biểu về nguyên nhân thầm kín sự xuất hiện của báo cáo của Mỹ và khả năng phản ứng đối với báo cáo này từ phía Trung Quốc như sau:

“Hoa Kỳ  nhắm hướng vào ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực quân sự. Họ xem các vùng lãnh thổ xung quanh Trung Quốc là vùng an ninh quốc gia của mình. Và những trường hợp riêng lẻ mà họ thường nó đến như là về mối đe dọa đối với các căn cứ quân sự của riêng mình và v.v…, tất nhiên, được Trung Quốc tiếp nhận như sự khiêu khích, bởi vì tất cả những điều này liên quan đến tình hình sát cạnh biên giới Trung Quốc. Có thể dự đoán tình hình các mối quan hệ giữa hai nước tại khu vực này sẽ trở nên căng thẳng”.

Việc thảo luận báo cáo tại quốc hội Hoa Kỳ về mối đe dọa Trung Quốc có thể đưa ra những luận cứ mới cho những người ủng hộ tăng cường cung cấp tài chính cho việc hiện đại hóa quân đội và vũ khí. Petagon đã đầu tư gần 8 tỷ dollars vào việc xây dựng các ụ tàu cho các hàng không mẫu hạm, xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa và mở rộng sân bay tại Guam. Cơ sở hạ tầng quân sự của Hoa Kỳ tại  Diego-Garsia trên Ấn Độ Dương đang được đổi mới. Chưa bao giờ kể từ thời Chiến tranh thế giới thứ II Washington lại đổ những khoản kinh phí to lớn như thế để tái kiến trúc các căn cứ quân sự tại khu vực.

Báo cáo chống Trung Quốc mới có thể là một nguyên nhân mới để mở rộng sự hợp tác quân sự của Hoa Kỳ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Đã có thông báo rằng, trong tuần sau Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận, trong quá trình đó các binh lính thủy quân đánh bộ sẽ hoàn thiện kỹ chiến thuật đổ bộ lên bờ tây biển Hoàng Hải. Tức là ở khu vực tiếp giáp trực tiếp với Trung Quốc. Các cuộc diễn tập quân sự giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản sát các đảo trên biển Đông Trung Quốc sẽ nằm trong chương trình nghị sự.

Các đảo này là đối tượng của cuộc tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ giữa TokyoPekin. Trong tuần trước tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ủng hộ Nhật Bản trong những vấn đề tranh cãi với Trung Quốc. Washington khẳng định rằng hiệu lực của hiệp định về an ninh với Tokyo cũng áp dụng cho cả ngay đối với các đảo đang gây tranh cãi này. Các phát biểu này đã gây sự phản đối mạnh mẽ ở Pekin. Pekin cho rằng các cuộc tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ trong khu vực cần được giải quyết không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Các vị trí địa chiến lược của Trung Quốc đang được tăng cường. Trung Quốc muốn chơi không theo các nguyên tắc của người khác, mà theo các nguyên tắc của mình. Trong đó có hạm đội hải quân mạnh để đảm bảo an toàn việc cung cấp dầu mỏ từ vùng Cận Đông. Hoa Kỳ có thích điều này hay không..-Kichbu-

Bản dịch chưa được hiệu đính.

--> Read more..

Nga sẽ cấp hạn ngạch cho lao động nhập cư ít hơn

Новость на Newsland: Россия будет привлекать на 200 тысяч трудовых мигрантов меньше

Nga sẽ thu hút ít hơn 200 nghìn lao động nhập cư

Россия будет привлекать на 200 тысяч трудовых мигрантов меньше

 Nguồn: newsland

 

Kichbu post on thứ ba, 23/11/2010

Chính phủ Nga đã phê chuẩn hạn ngạch nhập cư cho năm 2011, theo văn bản của tài tiệu được công bố trên “Báo Nga”, nhu cầu thu hút đến đất nước lao động nước ngoài được xác định là 1745584 người. Đây số lượng lao động ít hơn so với năm trước, khi nhu cầu lao động là 1944356 người.


Hạn ngạch cấp cho các công dân người nước noài được nhập cảnh vào đất nước với mục đích thực hiện hoạt động lao động năm sau là 499650 người (năm trước – 611080 người). Hạn ngạch cấp phép cho lao động - 1745584 người (năm 2010 - 1944356).

---

Россия будет привлекать на 200 тысяч трудовых мигрантов меньше

Правительство России утвердило миграционные квоты на 2011 год. Согласно тексту документа, опубликованному в «Российской газете», потребность в привлечении в страну иностранных работников определена в 1745584 человек. Это меньше, чем в прошлом году, когда потребность составляла 1944356 человек.

Квота на выдачу иностранным гражданам приглашений на въезд в целях осуществления трудовой деятельности на следующий год составила 499650 человек (год назад - 611080 человек). Квота на выдачу разрешений на работу — 1745584 человек (в 2010 году — 1944356).

 

--> Read more..

Hungary bán đấu giá các bức tượng Lenin

Кадр из фильма "Гудбай, Ленин!"

Cảnh trong phim “Goodbye Lenin!”

Hungary sẽ tổ chức bán các tượng bán thân Lenin

Венгрия устроит распродажу бюстов Ленина

Nguồn: Lenta

Kichbu post on thứ ba, 23/11/2010

 

Xem thêm:

> Hungary đấu giá tác phẩm nghệ thuật thời Cộng sản

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/12/101205_hungary_communists.shtml

K

Chính phủ Hungary hôm thứ hai, 22 tháng mười một, đã thông báo chuẩn bị bán đấu giá các di vật của thời đại chủ nghĩa cộng sản, hãng  Agence France-Presse đưa tin. Tất cả các khoản tiền thu được sẽ dùng đền bù cho các nạn nhân của vụ thảm họa xảy ra cách đây không lâu tại nhà máy hóa chất.

.

Cuộc bán đấu giá này sẽ được tổ chức vào ngày 6 tháng mười hai.

.

Bộ tư pháp hy vọng  sẽ thu được vài triệu forrints (vài nghìn euro) từ việc bán hàng trăm bức tượng và chân dung của Lenin và các vị lãnh tụ khác của chủ nghĩa cộng sản. Theo lời của đại diện chính phủ, tất cả các di vật này tại thời điểm hiện nay đang bị phủ đầy bụi bặm trên các trần thượng và hầm chứa của các tòa nhà của các bộ.

.

Sự cố tại nhà máy sản xuất ô-xít nhôm Ajka Timfoldgyar nằm ở phía tây cách Budapesht 160km xảy ra hôm 4 tháng mười. Do vỡ đập chứa hơn 700 nghìn m3 bùn đỏ - một trong những sản phẩm phụ của ô-xít nhôm- đã chảy tràn ra ngoài. Một vùng lãnh thổ 40 km2 đã bị hủy hoại. Hóa chất này đã chảy vào sông Dunai và các nhãnh nhỏ của nó.

.

Do vụ tràn bùn đỏ mười người thiệt mạng. Hàng trăm người dân của các vùng phụ cận đã bị mất nhà cửa và phương tiện sinh sống.

.

Tuần trước Budapesht đã hứa bồi thường hoàn toàn cho các nạn nhân của sự cố. Theo những tính toán mới nhất, thiệt hại do vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ là 203 triệu euro.

.

Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ II, Hungary đứng về phía Đức. Trong những năm 1944 - 1945 quân đội Hungary đã bị đập tan, và lãnh thổ của đất nước bị Hồng quân chiếm đóng. Những người cộng sản đã hoàn toàn nắm chính quyền trong nước vào năm 1949. Nước Cộng hòa Nhân dân Hungary đã tồn tại cho đến 1989 khi chế độ nghị viện được xác lập do sự thay đổi chính quyền một cách hòa bình.-Kichbu-

 

Вода, загрязненная красным шламом в Венгрии. Фото ©AFP

Nước bị ô nhiểm bởi bùn đỏ ở Hungary. Photo ©AFP
 
Ссылки по теме
-
Умер десятый пострадавший при разливе шлама в Венгрии – Lenta.ru, 05.11.2010
-
Аварийный завод в Венгрии возобновил работу – Lenta.ru, 16.10.2010
-
В Венгрии из-за разлива химикатов объявлено чрезвычайное положение – Lenta.ru, 05.10.2010
--> Read more..

Steps


Flag Counter