Cuộc tranh biện về Biển Đông | ||||||
Liên quan đến tranh cãi Biển Đông, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp đệ trình Ủy Ban về giới hạn của thêm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS). | ||||||
Bản tiếng Anh bài viết này của các tác giả đã đăng trên Opinion Asia Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/7771/index.aspx
Trước đây Việt Nam đã mời Brunei cùng đệ trình chung với Malaysia và Việt Nam một hồ sơ liên quan đến 1 vùng biển tại phía nam của Biển Đông, và Brunei đã chấp thuận. Tuy nhiên sau đó, Brunei đã không nộp hồ sơ. Nhưng Brunei cũng không phản đối hồ sơ do Malaysia và Việt Nam cùng nộp. Mặc cho những khác biệt có thể có về Trường Sa, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines đã cùng bàn thảo, cùng làm việc và tạo cơ hội cho nhau tham gia, cũng như kiềm chế không đưa ra những tuyên bố cực đoan nào có khả năng động phạm đến quyền lợi của các quốc gia khác. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Ngược lại với cách hành xử này, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp gởi. Theo như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), tất cả mọi quốc gia ven biển đều có quyền có một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng ra biển đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 76 của UNCLOS minh định các tiêu chuẩn trong đó một quốc gia ven biển cũng có quyền đối với vùng thềm lục địa kéo dài ra bên ngoài hai trăm hải lý. Các yêu cầu vượt ra ngoài các vùng này phải được đệ trình cho Ủy Ban về giới hạn của thêm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS) để được phê duyệt. Đối với hầu hết mọi quốc gia, thời hạn này là ngày 13 tháng 05 năm 2009. CLCS sẽ khảo sát các bản đệ trình của các quốc gia ven biển và sẽ đưa ra các khuyến nghị về các khoảng cách có hiệu lực của thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế. CLCS không có quyền hay quyền bảo trợ để giải quyết các tranh cãi về tranh chấp lãnh thổ, và CLCS cũng không thể đưa ra các đề xuất nào có thể làm thiên lệch việc giải quyết các tranh cãi ấy trong tương lai. Tuy nhiên, nếu một quốc gia ven biển xác lập các giới hạn vùng thềm lục địa ngoại vi trên cơ sở những khuyến nghị của CLCS, thì các giới hạn ấy sẽ là cuối cùng và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. |
Tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan trong tranh chấp biển Đông. |
Dù CLCS đóng vai trò trung lập đối với các tranh chấp về lãnh thổ, việc đòi hỏi rằng những yêu sách về khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi của các nước phải do CLCS phê chuẩn đã tạo nên một số các tác động liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Một là, các điều khoản của CLCS có tác dụng khuyến khích các quốc gia có tranh cãi với nhau rằng họ phải nêu ra cụ thể các giới hạn mà họ yêu cầu. Việc hiểu biết một cách cụ thể các yêu sách của các nước khác như thế nào là điều kiện tiên quyết để giải quyết các dị biệt đó.
Hai là, các điều khoản này có tác dụng khuyến khích các nước có tranh cãi với nhau nên cùng làm việc để có thể xác định khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi kết hợp của (các) đất nước họ với nhau. Việc phối hợp này sẽ gieo những hạt mầm cho sự hợp tác giải quyết tranh chấp trong tương lai.
Ba là, tiêu chuẩn của UNCLOS cho vùng thềm lục địa ngoại vi vốn dĩ trung lập và có tính khoa học, sẽ đặt các quốc gia có đòi hỏi quá đáng vào trong một vị thế bất lợi. Trừ phi những quốc gia ấy sửa đổi những đòi hỏi vô lý của họ để thỏa các tiêu chuẩn của UNCLOS, sẽ không có nhiều khả năng CLCS chấp thuận các yêu sách của họ.
Bốn là, trình tự đệ nạp hồ sơ cho CLCS sẽ không tạo điều kiện cho các quốc gia mạnh hơn lấn lướt các quốc gia nhỏ. Do vậy những trình tự này xiển dương nguyên tắc công bằng và công lý cho mọi quốc gia.
Không có một văn bản nào trong hai văn bản phản đối của Trung Quốc-một phản đối đệ nạp của Việt Nam, hai phản đối đệ nạp phối hợp của Malaysia và Việt Nam- có sử dụng đến những tiêu chí khoa học của UNCLOS về các giới hạn ngoại vi của thềm lục địa. Thay vì vậy, các phản đối của Trung Quốc bao gồm và đề cập đến một bản đồ hình chữ U của Trung Quốc, bao trùm vào khoảng 80% Biển Đông.
Cũng nên lưu ý rằng Trung Quốc không đệ trình bất kỳ hồ sơ nào cho CLCS liên quan đến Biển Đông. Lý do là quá rõ ràng: đường chữ U của Trung Quốc hoàn toàn không thể dùng các chuẩn của UNCLOS để biện minh cho vùng thềm lục địa ngoại vi của nó.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa đường chữ U ra một cơ quan của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh xác lập giới hạn về biển. Việc này làm thay đổi một cách định tính trạng thái của đường chữ U, từ một yêu sách mơ hồ và mập mờ sang một hình thái yêu sách về vùng biển, lòng biển và thềm lục địa trong vòng đường vẽ đó. Đông Nam Á và các quốc gia hàng hải chủ yếu trên thế giới cần phải quan tâm đến sự khai triển này.
Tựu trung, các hoạt động của các nước khác nhau liên quan đến những bản đệ trình cho CLCS đã thể hiện hai cách tiếp cận đối ngược trong tranh chấp ở Biển Đông. Cách hành xử của năm nước Đông Nam Á là gác lại các khác biệt về các đảo đang tranh chấp, sử dụng UNCLOS và cùng nhau làm việc hướng đến một sự phân chia lãnh thổ biển. Cách tiếp cận của Trung Quốc bao gồm việc bác bỏ UNCLOS và tiến hành ngày càng gia tăng để chiếm lấy 80%Biển Đông. Bởi hai cách tiếp cận này có những khác biệt cơ bản, rõ ràng khả năng giải quyết các bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình, hợp pháp và công bằng là rất mong manh trong tương lai gần.
- Dương Danh Huy – Trần Vinh Dự - Lê Vĩnh Trương
Xem thêm:
> Một "đường lưỡi bò" vô căn cứ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=334923&ChannelID=3
> "Đường lưỡi bò" phi lý
http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=21&categoryId=85&id=20256
> Chấn động từ phương Bắc
Các phản đối của Trung Quốc bao gồm và đề cập đến một bản đồ hình chữ U của Trung Quốc, bao trùm vào khoảng 80% Biển Đông
Trả lờiXóa----> đểu !!!
Trâng tráo!
Trả lờiXóaNó mà liềm tiếp thì ôi thôi cả Phú Quốc..!
Trả lờiXóaOánh bỏ mịa nó đê. :D
Trả lờiXóaNó oánh mạnh hơn minh thì sao anh bachduongm..:(
Trả lờiXóaTự dưng thấy nhớ câu này trên ttoln : Khựa tấn công mãnh liệt, ta chống trả điên cuồng
Trả lờiXóaHà hà
Nói vui một tý : Có thể xung đột vũ trang trên Biển Đông là cơ hội bằng vàng cho mình lấy lại Hoàng Sa (vấn đề là thời cơ thôi) hé hé
Trả lờiXóaQuá trình đấu tranh còn dài. Anh em ta thuộc những người "Giang hồ Đại Việt" như trong tác phẩm Giặc Bắc của Chu Sa Lan ấy. Mỗi người góp một chút sức lực, trí tuệ của mình để giúp Chính Phủ có những biện pháp hiệu quả đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa.Hi vọng rằng chúng ta sẽ lấy lại Hoàng Sa và mấy hòn đảo khác ở Trường Sa đang bị Khựa chiếm giữ mà không phải đổ máu. Mặc dù hi vọng mong manh nhưng chúng ta phải chiến đấu đến cùng ! Xin trích lại câu nói của nhà báo Nguyễn Bình : "Cần phải cho những kẻ đi xâm lược hiểu rằng đi cướp đất không phải là việc thò tay vào túi quần đùi" !
Trả lờiXóa"Cần phải cho những kẻ đi xâm lược hiểu rằng đi cướp đất không phải là việc thò tay vào túi quần đùi!" - nhà báo Nguyễn Bình.
Trả lờiXóaHic hic..
Ngày nào Kichbu cũng dòm báo Khựa xem có cái chi về HS-TS ...
Trả lờiXóaNgười lính biên phòng trên mặt trận báo chí ;))
Trả lờiXóaMỗi người dân là một chiến sỹ, anh Ku Kem àh...:)
Trả lờiXóaXem
Trả lờiXóa> Chấn động từ phương Bắc
http://bauxitevietnam.info/c/6997.html