Cuộc đời và sự nghiệp nhóm “hạt giống đỏ”
Tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của họ, tôi cứ bâng khuâng nghĩ ngợi mãi. Họ đúng là những con người “vừa hồng, vừa chuyên” theo những tiêu chuẩn mà Bác Hồ mong muốn. Họ cũng chính là những người được gửi đến Liên Xô - lúc đó rất mạnh mẽ và “khỏe khoắn” để sống, học tập từ khi còn là những đứa trẻ. Họ đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước, nhưng đáng ra, họ còn có thể làm được nhiều hơn thế.
Ngôi nhà số 28 phố Kachalov - nơi ở của "hạt giống đỏ" màu đông 1954
Những "hạt giống đỏ" giữa bạn bè quốc tế
Tại sao họ được gọi là “hạt giống đỏ”?
Bởi vì họ chỉ có 100 người được lựa chọn kỹ càng trong số hàng ngàn con em của những chiến sỹ cách mạng đã từng được lựa chọn để đưa sang Trung Quốc học tập từ những năm trước đó. Cụ thể, rõ ràng là thế này: Ngày 10/9/1954, có một đoàn tàu chở 30 thiếu nhi Việt Nam, xuất phát từ Nam Ninh, qua Quế Lâm đón 70 em nữa, rồi chạy thẳng đến Bắc Kinh, sau đấy đến Moskva.
Cũng xin nói rõ thêm một chi tiết: trong số này có hai người Lào mang tên Việt. Người thứ nhất là Nguyễn Văn Quang, con Hoàng thân Xuvanuvong, sau này là Chủ tịch nước Lào. (Nguyễn Văn Quang đã hy sinh tại Sầm Nưa năm 1967, khi đang giữ cương vị Bí thư Trung ương Đoàn cách mạng Lào). Người thứ hai là Lê Văn Lợi, con một chiến sỹ cách mạng Lào, (sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô về, đã trải qua nhiều công việc. Năm 1990, là Vụ trưởng Vụ Ngân sách Quốc hội Lào; nay vẫn giữ chức vụ quan trọng ở đó). Như vậy là chỉ có 98 người Việt, nhưng năm 1958, 2 người Việt nữa được bổ sung, như vậy vẫn chẵn 100 người Việt (62 nam, 38 nữ) thuộc nhóm “hạt giống đỏ”!
100 người này là những thiếu niên ưu tú của Việt Nam . Họ là con của những người cộng sản đầu tiên, con của những chiến sỹ cách mạng và chỉ huy quân đội đã hy sinh, con của những nhà chỉ huy quân sự, những lãnh đạo đang nắm vận mệnh đất nước lúc bấy giờ và sau này như Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Đặng Việt Châu,Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Trần Huy Liệu, Nguyễn Xiển, Trần Duy Hưng, Lê Khắc… Điều quan trọng nhất ở đây: họ không chỉ là con của những người cách mạng, mà phải có những phẩm chất tốt về trí tuệ và nhân cách. Vào thời điểm đó, tuy là đất nước còn bộn bề sau chiến tranh, nhưng Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã chỉ đạo trực tiếp sự lựa chọn này.
Trước đó, Bác Hồ đã đặt vấn đề với Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô về việc đào tạo cán bộ lãnh đạo tương lai cho Việt Nam . Sau khi trao đổi kỹ lưỡng, Liên Xô đã dành một tòa biệt thự ngay trung tâm Moskva, số nhà 28, phố Kachalov để làm chỗ ăn (học ở chỗ khác, cùng với con em Liên Xô) ở cho 100 thiếu nhi Việt Nam. Nhìn bề ngoài, ngôi biệt thự này khá giản dị, nhưng nó có tầng ngầm và khuôn viên rộng tới 4000 m2 (trước đây là chỗ ở của Beria – nhân vật đầy quyền uy một thời ở Liên Xô) . Trong những năm sống và học ở đây, 100 người này được hưởng chế độ tạm gọi là “chủ nghĩa cộng sản”. Tuy không được giữ tiền, tiêu tiền nhưng hầu như họ muốn gì được nấy. 50 người Liên Xô phục vụ 100 trẻ em Việt Nam ăn ở, sinh hoạt, từ nấu nướng đến giặt giũ quần áo. Chi phí cho mỗi em một tháng là 100 rúp (trong khi lương tối thiểu của cán bộ, công nhân Liên Xô lúc đó chỉ 30 rúp/tháng).
Bù lại, những thiếu niên này đã học tập, rèn luyện với tinh thần cao nhất, vượt qua khó khăn xa nhà, xa Tổ quốc, học tiếng Nga không có từ điển. Trên thực tế, họ đã phát huy hết mọi khả năng của mình, từ những đứa trẻ từ 9 đến 14 tuổi, họ đã trở thành những thanh niên, hiểu biết nhiều thứ, làm được nhiều việc, yêu thương nhau như con một nhà.
Bác Hồ giữa "vòng vây" của "hạt giống đỏ" và bạn bè quốc tế
Những đóng góp quan trọng cho đất nước.
Đại học Tổng hợp Lomonosov - nơi rất nhiều "hạt giống đỏ" học đại học và NCS
Tôi đã gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người trong số họ. Khi hỏi, được đào tạo bài bản như vậy, vừa “hồng”, lại vừa “chuyên”, có bao nhiêu người thành đạt trên con đường quan lộ? Họ có vẻ lúng túng và chỉ đưa ra được vài cái tên như : Hoàng Đức Nghi, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề dân tộc; Hồ Anh Dũng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam .
Còn khi được hỏi về những đóng góp cho văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật thì họ có thể đưa ra một danh sách dài. Thật vậy, họ chỉ có 100 người, nhưng hầu như đều có những đại diện ưu tú của mình trong nhiều lĩnh vực.Trong âm nhạc: Cao Việt Bách, Đỗ Dũng; kiến trúc: Hoàng Đạo Kính, Đặng Việt Nga; văn học: Phạm Vĩnh Cư; toán học: Vương Quốc Cường, Phạm Phu; vật lý:Võ Hồng Anh, Ngô Quốc Bưu; hóa học: Lê Đông Hải, Nguyễn Quang Huỳnh; địa lý- địa chất: Phạm Khoản; sinh học – y học: Lê Thị Muội, Tạ Thúy Lan; tin học: Trịnh Đông A; kinh tế: Đỗ Trọng Thiều… Có thể kể nhiều thêm nữa vì trong số 100 người, có tới 38 người trở thành tiến sỹ, công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đều thuộc loại cán bộ khoa học đầu ngành.
Họ còn có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quân sự nữa. Tuy họ là “những hạt giống đỏ”, “lá ngọc, cành vàng” nhưng không ai ngại gian khổ hy sinh. Vào thời điểm chiến tranh ác liệt nhất, gần hai mươi người trong số họ gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu và có những đóng góp quan trọng. Được biết, trong số họ có người tham gia vào việc cải tiến tên lửa SAM của Liên Xô để bắn máy bay B.52 của Mỹ. Trong nhóm những người đưa ra sáng kiến tháo rời xe tăng T.54 ra từng bộ phận, đưa vào mặt trận trận rồi mới lắp lại để tạo sự bất ngờ, cũng có sự đóng góp của người thuộc nhóm “hạt giống đỏ”. Có ba “hạt giống đỏ” gia nhập binh chủng hải quân ngay sau “sự kiện vịnh Bắc bộ”. Sau đó có Phạm Quang Đẩu tham gia vào Đoàn tàu không số, tạo nên “Đường mòn Hồ Chí Minh” trên biển.
Trong số họ có người được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về “cụm vũ khí đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ”. Ngày ấy vì bí mật quân sự nên không nói cụ thể, còn bây giờ, có thể nói rõ hơn. Đó là chị Trịnh Tô Hợp (con ông Trịnh Đình Cửu, 1 trong 7 người cộng sản đầu tiên), nghiên cứu tên lửa, có cấp bậc Đại tá, trưởng phòng tại phân viện tên lửa.
Nhưng theo Tiến sỹ Phạm Phu, cái mà nhóm “hạt giống đỏ” để lại cho đất nước là hàng trăm công trình khoa học, đã, đang và sẽ phát huy hiệu quả.
Họ không là những nhà lãnh đạo, quản lý – Tại sao?
Họ đấy, sau khi gần như hoàn thành "sư mệnh" của mình
Đến nay đã có hơn chục người trong số họ đã đi xa vĩnh viễn, số còn lại đã nghỉ hưu. Họ hài lòng với cuộc sống hiện tại, không kêu ca, không trách móc; với họ, mọi thứ dường như đã an bài. Nhưng tôi nghĩ, cuộc đời và sự nghiệp của họ đáng để chúng ta suy ngẫm và rút ra những bài học có giá trị cho hôm nay và ngày mai.
Tài năng, đức độ, sức khỏe của những người trong nhóm “hạt giống đỏ” không có gì phải bàn cãi nữa. Chỉ có câu hỏi: Tại sao họ không trở thành những nhà quản lý, lãnh đạo có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nắm giữ những chức vụ quan trọng?
Nếu chúng ta trả lời thỏa đáng được câu hỏi này, sẽ có những bài học có ý nghĩa cho ngành giáo dục – đào tạo (mà hiện nay chúng ta đang loay hoay tìm phương hướng), cũng như công tác tổ chức cán bộ - lĩnh vực có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Có thể có ý kiến cho rằng, họ chỉ giỏi chuyên môn đơn thuần…
Không phải vậy. Họ có khả năng quản lý, lãnh đạo; thậm chí một số người trong họ có thiên hướng về chính trị, đã có sự chuẩn bị cho việc này. Theo như nhận xét của nhiều người, trong số họ có một số người như Trần Tam Ngạn (con ông Trần Văn Cung), Vương Minh Tường (con Trung tướng Vương Thừa Vũ), Hoàng Đạo Kính (con ông Hoàng Đạo Thúy), Nguyễn Bích Hà (con Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên), Trần Nguyệt Hồng (con Nhà sử học Trần Huy Liệu), Võ Hồng Anh (con Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và nhiều người khác đã tỏ ra có tư chất làm lãnh đạo ngay từ thời còn đi học. Họ đã được chuẩn bị khá kỹ càng, sẵn sàng đảm trách cương vị lớn, nhiệm vụ quan trọng. Nhưng trên thực tế, họ đã không được làm như vậy. Ví dụ, Trần Tam Ngạn chỉ làm Thư ký cho Giáo sư – Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, và nghỉ hưu vào năm 1995, khi mới 51 tuổi.
Trong lĩnh vực quân sự, chúng ta có thể thấy rõ hơn. Trong số những ông bố của 100 này có 4 đại tướng (Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn), 2 thượng tướng, 4 trung tướng… Nhưng tất cả những “hạt giống đỏ” công tác trong quân đội, cấp bậc cao nhất chỉ là đại tá. Có những trường hợp đáng tiếc và hơi khó hiểu. Văn Tiến Tình (con Đại tướng Văn Tiến Dũng), học tên lửa ở Liên Xô, chiến đấu bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, giữ cương vị tham mưu trưởng trung đoàn khi còn rất trẻ, nhưng năm 1990 đã về hưu với quân hàm đại tá khi mới 47 tuổi. Lê Đông Hải (con Đại tướng Lê Trọng Tấn) là Giáo sư – Tiến sỹ, được nhiều huân chương, trong đó có Huân chương Chiến công hạng nhất, giải thưởng quốc gia, phục vụ trong quân đội cho đến khi về hưu, nhưng cũng chỉ là đại tá. Rõ ràng, “con đã thua cha”. Thậm chí, cố GS-TS Võ Hồng Anh còn cho rằng, họ không làm nên “trò trống gì” theo cách hiểu chung của xã hội hiện thời.
Thử tìm cách lý giải
Có một loại ý kiến cho rằng, khi họ trưởng thành, có học vị và tri thức thì Bác Hồ - Người chủ trương gửi họ đi và có kế hoạch sử dụng họ, đã không còn nữa. Do vậy, họ không còn được quan tâm đúng mực nữa, họ không là trung tâm của sự chú ý nữa.
Quan điểm này ít có sức thuyết phục, vì tuy Bác Hồ không còn nữa, nhưng những cộng sự của Bác, những học trò xuất sắc của Bác vẫn tiếp tục sự nghiệp của Người. Mà họ lại là những người cha ruột của những “hạt giống đỏ”. Đó là các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Duy Hưng… Uy tín và quyền lực của những con người này sau năm 1975 là rất lớn. Và hơn ai hết, họ hiểu năng lực của các con mình. Vậy tại sao họ không đưa ra kế hoạch bố trí những người ruột thịt, tin cậy, xứng đáng cả về đức và tài vào những vị trí quan trọng của đất nước?
Trả lời câu hỏi này, chỉ có thể đoán rằng, cụm từ “con ông, cháu cha” được xã hội chủ yếu tiếp nhận nó với nghĩa tiêu cực đã phần nào tác động đến họ. Người ta ghét cái câu “con vua nối nghiệp làm vua”, vì vậy, vào thời điểm đó những ông bố có chức, có quyền, nhưng luôn luôn chí công, vô tư, không muốn, và cũng có thể là không dám dùng ảnh hưởng của mình để buộc tập thể, tổ chức sắp xếp có lợi cho con của mình. Thậm chí họ còn hy sinh quyền lợi của con để bảo vệ uy tín của mình. Điều này cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa mới kết luận được, nhưng rõ ràng một phần tư thế kỷ về trước, con cái của những cán bộ chủ chốt hầu như không được nối nghiệp cha. Có thể đây là điều thiệt thòi cho đất nước.
Nhưng thực ra, điều quyết định để những người của nhóm “hạt giống đỏ” không thể trở thành những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn nằm ngay trong chính con người họ, quá trình học được giáo dục, đào tạo. Có người nhận xét, họ gần như được đào tạo và giáo dục trong “môi trường chân không” - ở đó không có cái xấu, không có sự dối lừa, không có cách sống “hai mặt”, không có “cửa sau”. Chính GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính nói: Cha mẹ cho chúng ta cuộc đời. Tổ quốc cho chúng ta mảnh đất để yêu, để thương, để phấn đấu và chịu đựng. Nước Nga cho chúng ta sự sung túc của tâm hồn, cái cơ bản để làm người, để ta thực thi bổn phận của con người.
Nói tóm lại, họ tốt quá, trung thực quá, trong sáng quá và cũng …ngờ nghệch quá! Họ là những con người tốt, nhưng thiếu phẩm chất gì đó…Họ không thể trở thành người lãnh đạo, quản lý vì khái niệm “chạy chức, chạy quyền” với họ hoàn toàn xa lạ. Thậm chí, họ tỏ ra khó chịu, nếu ai đó tự quảng bá về mình. (Họ được đào tạo khá toàn diện, nhưng chắc là họ chưa biết đến bộ môn khoa học tương đối mới là Publish Relation, mà nay người Việt thường nói tắt là PR!?)
Như vậy, quá trình đào tạo và tự đào tạo của họ cũng có những chỗ xa rời thực tế, không đáp ứng được sự thay đổi của cuộc sống. Có thể, họ là những người hơi cứng nhắc và bảo thủ. Hoặc là xã hội ta có một điều gì đấy không phù hợp với họ? Họ đã lý tưởng hóa một xã hội còn lâu mới đạt đến mức lý tưởng.
Cuộc đời, sự nghiệp và số phận của 100 “hạt giống đỏ” là một phần trong lịch của nước Việt Nam hiện đại. Ở đây có nhiều điều để nêu gương, để học hỏi, để làm theo, để suy ngẫm. Sau khi suy ngẫm kỹ càng mới có thể rút ra bài học kinh nghiệm. Tôi chỉ mới tạm nêu những suy nghĩ của mình.
HBK
Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com
Và
Nhiều thông tin hay nhưng chính trị thì không chỉ là tài năng,đạo đức!
Trả lờiXóaĐường lối giáo dục như thế, nên có XH như của chúng ta bi giờ... :)
Trả lờiXóavậy tuyen976 muốn phải giáo dục mần răng? :)
Trả lờiXóaBỏ hết mấy môn triết học marx lenin, bỏ việc giáo dục tư tưởng hcm bằng văn chương- quá sức phục vụ cho chính trị và giáo điều, dạy cho cách sống thực tế, phát triển khoa học và dân chủ...Bỏ được mấy cái nho nhỏ đó là giáo dục tiến bộ trên 50% :)) Sửa lại lịch sử để thế hệ con cháu nhìn nhận đúng về dân tộc và các cuộc chiến...v.v và v.v :))
Trả lờiXóaĐang nói về vụ các "hạt giống đỏ" mờ... :D
Trả lờiXóaHạt giống ấy coi như đã chết, không mọc và nẩy mầm được trong mảnh đất hiện tại - với kiểu giáo dục ấy. Bàn để làm gì nữa? :)
Trả lờiXóaQuan trọng là những bước tiến, thay đổi mang tính 'cách mạng của thời đại', theo xu thế chung của thế giới để tồn tại và phát triển... ^_^
Hạt giống ấy coi như đã chết, không mọc và nẩy mầm được trong mảnh đất hiện tại - với kiểu giáo dục ấy. Bàn để làm gì nữa? :)
Trả lờiXóaQuan trọng là những bước tiến trong hiện tại, thay đổi mang tính 'cách mạng của thời đại', theo xu thế chung của thế giới để tồn tại và phát triển... ^_^
Lãnh đạo - chính trị chỉ là nhất thời, khoa học - nghệ thuật mới là vĩnh cửu, sao gọi là đã chết được :D
Trả lờiXóaChính trị không thể xem là chuyện nhất thời, vì nó ảnh hưởng đến cả khoa học, nghệ thuật...Có định hướng tốt và phù hợp thì nghệ thuật, khoa học mới phát triển tốt.
Trả lờiXóaChức cái kiểu NGHỆ THUẬT XHCN của CS VN thì rõ ràng nó phục vụ cho CHÍNH TRỊ chứ gì nữa? (Tranh vẽ, văn thơ, bài hát...đều phải tô hồng, nói tốt cho chế độ cả). Còn khoa học thì những tay làm chính trị chả cần quan tâm, nên chả mấy khi đầu tư, phát triển. Dân tộc với cái nền chính trị thế thì chả hỏng bét cả Nghệ thuật lẫn Khoa học là gì? ^_^
Đừng hỏi tại sao VN không có những tác phẩm , công trình khoa học được công nhận và mang tính thế giới. Mà đâu phải bản chất người VN làm kém thông minh? Đi học chung với sinh viên nước ngoài, kết quả lúc nào cũng rất tốt, nhưng về nước, trong cái môi trường như thế lại chẳng làm được gì...Điều này là quá bình thường! ^_^
Chính trị không thể xem là chuyện nhất thời, vì nó ảnh hưởng đến cả khoa học, nghệ thuật...Có định hướng tốt và phù hợp thì nghệ thuật, khoa học mới phát triển tốt.
Trả lờiXóaChứ cái kiểu NGHỆ THUẬT XHCN của CS VN thì rõ ràng nó phục vụ cho CHÍNH TRỊ chứ gì nữa? (Tranh vẽ, văn thơ, bài hát...đều phải tô hồng, nói tốt cho chế độ cả). Còn khoa học thì những tay làm chính trị chả cần quan tâm, nên chả mấy khi đầu tư, phát triển. Dân tộc với cái nền chính trị thế thì chả hỏng bét cả Nghệ thuật lẫn Khoa học là gì? ^_^
Đừng hỏi tại sao VN không có những tác phẩm , công trình khoa học được công nhận và mang tính thế giới. Mà đâu phải bản chất người VN làm kém thông minh? Đi học chung với sinh viên nước ngoài, kết quả lúc nào cũng rất tốt, nhưng về nước, trong cái môi trường như thế lại chẳng làm được gì...Điều này là quá bình thường! ^_^
Thế chế CHÍNH TRỊ, gần như quyết định toàn bộ những vấn đề khác về XH, khoa học, văn chương, kinh tế...v.v :)
Trả lờiXóaNền chính trị HỎNG BÉT, thì tạo ra toàn những thứ BE BÉT cả! Từ khoa học, XH, kinh tế, Giáo dục, Giao thông, Y tế đến cả Quốc phòng... :))
Trả lờiXóaNhưng nó vẫn cứ là nhất thời. Người ta chỉ yêu Newton, Einstein, Beethoven, Chopin, Hugo,... chứ chả ai yêu Lincohn, Churchill, De Gaulle... (bác Lê, bác Hồ, bác Mao là ngoại lệ há há)
Trả lờiXóaỜ mà mình lạc đề roài :D
Nhờ cái thời/chính trị và môi trường-nơi ở của Newton, Einstein, Beethoven nó hỗ trợ, họ mới phát triển được tài năng. Chứ ở VN không bao giờ có những người làm khoa học, nghệ thuật vĩ đại kiểu như vậy được...VN đẹp nhất tên người , chỉ có Hồ Chí Minh vĩ đại, tượng đài tùm lum. :)) Cứ đứa nào mà làm ra tượng đài nhiều, chế độ nào dựng ra tượng đài,hình ảnh nhiều là thế nào cũng dính tới độc tài, và độc ác: Hittler, Mao Trạch Đông, Stalin, Lenin, Chủ tịt Kim, Chủ tịt Fidel Castro, HCm, Saddam Hussein ..v.v và v.v. ^_^
Trả lờiXóaĐọc xong bài này bị ám ảnh, mất ngủ một đêm.
Trả lờiXóaCó rất nhiều câu hỏi tại sao ... và ngay cả một câu hỏi tại sao cho tác giả bài viết này :
Tại sao tác giả nói đến việc "về hưu non" của một số "hạt giống đỏ", nhưng tại sao không đưa ra, hay phân tích, hay thử tìm hiểu lý do tại sao ... ?
Tại sao những hạt giống đỏ sống lặng thầm đến thế, khi tuổi đời chưa quá già, trong khi những vị lãnh đạo cách mạng lão thành như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, dù rất già vẫn cố lê gót đến những sự kiện trọng đại ?
Tại sao không chỉ có 100 "hạt giống đỏ", mà Liên Xô cũ còn giúp ta đào tạo một lực lượng hùng hậu các nhà khoa học (có chất lượng) không thuộc số những hạt giống đỏ, mà nước ta vẫn kém phát triển đến thế ?
.
"Tại sao không chỉ có 100 "hạt giống đỏ", mà Liên Xô cũ còn giúp ta đào tạo một lực lượng hùng hậu các nhà khoa học (có chất lượng) không thuộc số những hạt giống đỏ, mà nước ta vẫn kém phát triển đến thế ?" => Mấy tay này học hành xong chả là được trò trống gì cả! Sửa chữa máy móc, thiết bị còn chưa xong nữa là chế tạo, sáng chế...Tiến sĩ XHCN đào tạo theo những chương trình hợp tác, hỗ trợ...Số lượng người Việt học ở Mỹ rồi cống hiến, sáng tạo-cống hiến cho quốc gia này được nhiều thứ hơn hàng chục ngàn tiến sĩ học ở Nga này... :)
Trả lờiXóaHọ là những con gà công nghiệp, rất to rất nặng, rất đẹp mả nhưng không có khả năng kiếm ăn. Nay thả họ vào giữa lũ gà kiến vốn nhanh chân nhanh mắt bươi đất nhặt cỏ thậm chí nhảy vào sân phơi lúa gạo đánh xoáy kiếm ăn. Bọn gà công nhiệp kia chỉ đứng nhìn, đói là phải.
Trả lờiXóaNgoài 100 hạt giống đỏ còn hàng ngàn hạt giống nâu nâu, vàng vàng nữa nhưng đất nước có phát triển lên được đâu? Thì ngay Liên xô, cái nôi đào tạo ra các loại hạt giống đó bệ rạc đến độ tan đàn rẻ nghé thì đám hạt giống kia làm gì tốt cho nước nhà. Vấn đề lỗi hệ thống chứ không phải lỗi file!
Trả lờiXóaHạt lép, giống kém, tính thích nghi kém...do qui trình chọn lọc sai khoa học... :))
Trả lờiXóaKichbu nằm trong 1001 hạt mầm..
Trả lờiXóaRăng Zunie hông còm chi cả..")
Trả lờiXóa@xedapdiahinh: Kichbu hông ngủ được lâu rồi...
Trả lờiXóaRăng thì hông còm được ^^
Trả lờiXóaĐang mải tìm xem trong số "hạt giống đỏ" kia có trái ớt xanh không :)
Tại sao họ không trở thành những nhà quản lý, lãnh đạo có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nắm giữ những chức vụ quan trọng?
Trả lờiXóa- Vì họ không muốn
- Vì họ không thể
- Vì họ sợ quyền lực làm người ta biến chất
- Vì ... nếu không thành lãnh đạo thì họ vẫn có thể cống hiến cho đất nước
Tại sao lại xem nhẹ thành công về văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật khi so sánh với thành công trên con đường quan lộ? Cơ sở nào đảm bảo rằng nếu đi theo quan trường thì họ sẽ đóng góp được nhiều hơn?
Nếu tác giả có thể phỏng vấn được các "hạt giống đỏ", hoặc bản thân cũng là "hạt giống đỏ", thì bài viết sẽ có giá trị hơn. Tuy nhiên, thực tế mang nhiều chủ quan cá nhân, áp đặt và hơi ... ích kỷ.
May mà chưa chín..:)
Trả lờiXóaLâu lắm mới đọc cái còm dài...:)
Trả lờiXóaTỷ lệ thuận với thời gian :)
Trả lờiXóaVừa hồng vừa Zunieem..
Trả lờiXóaTuy họ là “những hạt giống đỏ”, “lá ngọc, cành vàng” nhưng không ai ngại gian khổ hy sinh.
Trả lờiXóaĐÓ LÀ SỰ THẬT.
Đúng vậy :)
Trả lờiXóaNgại hay không ngại chả quan trọng, quan trọng là tài năng chả làm được gì cả...
Trả lờiXóaSao lại phủ định sạch trơn thế :) Không công bằng và khách quan gì cả
Trả lờiXóaLàm vậy đi cho nó sạch...
Trả lờiXóaNhư kiểu sau khi cách mạng, mấy pác vô sản ấy phủ định, cải cách , thay đổi và tiêu diệt 'hoàn toàn' tàn dư chế độ cũ :)
Trong âm nhạc: Cao Việt Bách, Đỗ Dũng; kiến trúc: Hoàng Đạo Kính, Đặng Việt Nga; văn học: Phạm Vĩnh Cư; toán học: Vương Quốc Cường, Phạm Phu; vật lý:Võ Hồng Anh, Ngô Quốc Bưu; hóa học: Lê Đông Hải, Nguyễn Quang Huỳnh; địa lý- địa chất: Phạm Khoản; sinh học – y học: Lê Thị Muội, Tạ Thúy Lan; tin học: Trịnh Đông A; kinh tế: Đỗ Trọng Thiều… Có thể kể nhiều thêm nữa vì trong số 100 người, có tới 38 người trở thành tiến sỹ, công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đều thuộc loại cán bộ khoa học đầu ngành.
Trả lờiXóaChỉ có TNT dám phủ định thoai chứ ai dám bác bỏ những đóng góp to lớn của họ chứ.
Ngòai 100 hạt giống đỏ, còn có hàng nghìn hạt giống nâu nâu, vàng vàng được đào tạo tại Nga, Đông Đức, Tiệp Khắc, ... Nhưng đóng góp của họ so với kì vọng dường như chưa đúng mức.
Trả lờiXóaChỉ có TNT dám phủ định thoai chứ ai dám bác bỏ những đóng góp to lớn của họ chứ.
Trả lờiXóaHông nên phủ định sạch trơn..:)
So với kỳ vọng của ai?
Trả lờiXóaPhan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, ... - những nhà cách mạng VN đúng nghĩa đều nhìn về cải cách và đầu tư giáo dục.
Trả lờiXóaHCM từng mơ ước xây dựng một quốc gia sánh vai với các cường quốc 5 châu, và ông đã thấy 10 năm trồng cây, 100 năm trông người. (kì vọng của HCM, em Zun ạ ... hì hì gọi là em tí nhá).
Sau HCM, đàn em của ông thường nhắc đến luận điệu "các thế lực thù địch", hay "âm mưu của Tư Bản" nhiều hơn là giáo dục. Ngòai ra, CNXH không chấp nhận kinh tế tư nhân, một trong só những lỗi hệ thống cản trở nhịp phát triển.
Kì vọng của tớ, và nhiều người VN nữa, không chỉ HCM. :))
Trả lờiXóaTại sao cứ phải theo kỳ vọng của người khác nhỉ :) Trách nhiệm à?
Trả lờiXóaKì vọng chung, của ngay cả những hạt giống đỏ, tớ nghĩ thế.
Trả lờiXóaAi mà chẳng muốn làm được những điều tốt đẹp cho bản thân, cho cộng đồng, khi các hạt giống nhận được ưu ái của cộng đồng, chắc họ cũng tự đặt trách nhiệm cho bản thân ! Zun có nghĩ thế không ? Có làm thế không?
Tớ thì nghĩ : chẳng ai muốn sống như cây như cỏ, sinh ra rồi chết đi chẳng để lại bất cứ lưu luyến gì, ngay cả những người gần gũi nhất với mình.
Trả lờiXóaBa mẹ kỳ vọng tớ thành kiểm toán viên. Tớ thích làm tài chính. Tớ sẽ làm tài chính. Những điều người khách kỳ vọng cho mình không hẳn đã là những điều mình muốn làm, không hẳn đã tốt nhất cho mình, và không hẳn là mình có thể làm tốt như mong muốn của họ.
Trả lờiXóaKỳ vọng ở mức độ hợp lý sẽ tạo động lực. Kỳ vọng không hợp lý sẽ tạo 1 áp lực nặng nề không cần thiết cho người khác. Nếu cậu có baby, nó muốn trở thành cầu thủ và có khả năng trở thành cầu thủ, cậu không thể kỳ vọng để nó trở thành bác sĩ được.
Em Zun trẻ người non dạ, không hiểu ý tứ của cái còm này X((. Phiền anh Xe nói rõ ra xí :)
Trả lờiXóaKichbu giữ sức khỏe. Đừng ngủ nháp nhiều nha. Giữ sức blog đường dài.
Trả lờiXóaTrong lực lượng cách mạng, có những người càng thuộc giới cùng đinh càng được cách mạng tin tưởng. Vì vậy mà họ cổ súy nhiệt tình cho việc xóa bỏ tàn dư chế độ cũ. Nếu mình cũng phủ nhận sạch trơn những đóng góp của giới tinh hoa thì mình không hơn nhóm người cùng đinh của VN lên nắm chính quyền. Đi từ cực đoan này sang cực đoan khác chả giải quyết được vấn đề gì.
Trả lờiXóaCó nhiều bài viết trên Vietnamnet (ví dụ như nói về ông Kim Ngọc), hay các thông tin về tổng cục II : vụ Sáu Sứ, T4, ... chị Zun thử tìm đọc xem ... còn nhiều, nhiều bài lắm, kể sao nổi. Hay là hôm nào off, để Xe Đạp kể thì thầm vào tai Zun ha.
Trả lờiXóaChỉ sợ lúc thì thầm vào tai thì lại lạc đề :)
Trả lờiXóaVậy cũng đủ vinh dự rồi.
Trả lờiXóaComment này và comment trước của tớ đã bắt đầu lạc đề. :))
Trả lờiXóaKhông biết khi thì thầm vào tai thì có lạc đề không.
Xu hướng là ... không =))
Trả lờiXóaXóa hết ! Xóa sạch, phủi cho sạch trơn!
Trả lờiXóaGiống y như cách mạng đã làm...
Quân lực VNCH đã từng bảo vệ Hoàng Sa, đổ máu, đánh nhau bị chìm tàu với quân Trung Quốc - bảo vệ đất đảo của ông cha...Thế mà CS VN có công nhận, nhìn nhận cho họ, những người đã ngã xuống hay không? ^_^
Hông đừng xóa hết...!
Trả lờiXóaHông nên đưa cầu thủ đi làm sinh đẻ có kế hoạch..:)
Trả lờiXóaFormat all :))
Trả lờiXóaCứ tưởng là chỉ cần Upgraded
Trả lờiXóaThời này mà máy tính PII, cài window 98 thì upgrade cỡ nào cũng thua rồi, rệu rạo hít.... ^_^ Mua máy mới dùng là chắc ăn nhất :)
Trả lờiXóaĐầu tư ác liệt nhỉ. Đúng là mạnh về gạo, bạo về tiền
Trả lờiXóaChỉ có đem vất cái PII thôi, chứ nó không theo kịp thời đại, nâng cấp cho nó hoạt động được thì cũng giống như thay mới toàn bộ :)
Trả lờiXóaTốt nhất là giật sập, làm cái mới, chứ upgrade không hiệu quả , lại khó tương thích...hehe ^_^
Thay CPU, tốc độ xử lý nhanh, nhưng bus truyền dữ liệu chậm, không kịp chuyển data tới cho CPU, và khi CPU xử lý xong, bus truyền dữ liệu cũng không kịp truyền kết quả đến màn hình, ghi lại vào ổ cứng ... Tức là có vấn đề hệ thống.
Trả lờiXóaCó thể thay toàn bộ hệ thống, kể cả đĩa cứng, nhưng những kết quả đã xử lý, đã lưu vào đĩa cứng thì phải chuyển qua thiết bị lưu trữ mới. Vậy khi thay hệ thống, vẫn có những thứ cần dữ lại : thông tin chưa xử lý và những kết quả đã được xử lý.
Chắc TNT không bắt buộc nhập lại data vào máy, xử lý lại data, dù biết chắc chắn data không thay đổi, và những kết quả đã xử lý là không sai ... dĩ nhiên những kết quả sai, hoặc nghi ngờ thì phải xử lý lại.
Trả lờiXóaEm thề là em không hiểu họ đang nói về cái gi gỉ gì gi nào !!!
Trả lờiXóaHạt giống ko nảy mầm, lại để hạt lép ngoi lên, kết quả là mất hết
Trả lờiXóaCó trường đào tạo làm Lãnh tụ, Hoàng đế ko nhỉ ?
Trả lờiXóaSúng đẻ ra chính quyền, làm chủ họng súng thì làm hòang đế.
Trả lờiXóaBài này nói về giáo dục, chưa thấy bộ trưởng tương lai của bộ giáo dục lên tiếng.
Trả lờiXóaxin lỗi, nói thêm, chứ không phải là chưa lên tiếng.
Trả lờiXóaĐang nói về máy tính , hạt giống...v.v và v.v... :)
Trả lờiXóaÀ há ...
Trả lờiXóaNhững hạt giống đỏ ngày xưa tuy không thể trở thành những cây đại thụ, nhưng đều là những cây cho quả ngọt !!!
Trả lờiXóaCó được ăn quả nào đâu mà biết ngọt, đắng !
Trả lờiXóaUầy, ai bảo không chịu ăn
Trả lờiXóa@quangdong:Nhiều thông tin hay nhưng chính trị thì không chỉ là tài năng,đạo đức!
Trả lờiXóa---
Vậy chắc còn thiếu nhiều điều kiện nữa lắm hông..:)
Còn chứ: còn phải quen biết, có cơ cấu, con ông cháu cha, thành phần cách mạng gốc để khỏi chống đối, gây rối đảng :))
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaThành phần Ban Co Nong nhiều lắm chứ...
Bần cố nông giờ cũng nhiều lắm, dzìa quê đầy, đang nằm trong diện xóa đói giảm nghèo và 80% dân nghèo của VN...có phải ai cũng làm lãnh đạo, có cơ cấu để vào chính quyền đâu? Nếu vào được đảng, vô được bộ máy NN thì thế nào cũng thoát nghèo...Thành ra phải gắng mà 'phấn đấu': hi sinh đời cha, củng cố đời con-đời cháu, nếu cờ vào tay, có gió thuận chiều thì củng cố được đời chắt-đời chít lun ... :))
Trả lờiXóa