Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Kế hoạch bí mật của Việt Nam tại biển Nam-Trung Hoa (Biển Đông)

Kế hoạch bí mật của Việt Nam tại biển Nam-Trung Hoa (Biển Đông)

Секретный план Вьетнама в Южно-Китайском море

 

 

Nguồn: russian.people.com.cn

Kichbu posted on 30.08.2012

 

Trên thế giới hiếm khi có cảng biển mà dưới 100 năm có thể trở thành quân cảng của bốn nước: trong quá khứ ở đây đã từng là nơi đồn trú hơn một trăm tàu chiến của Nga Sa hoàng; một thời nó được Hoa Kỳ xây dựng căn cứ quân sự như "pháo đài hải quân xa xỉ nhất ở Châu Á"; quân cảng lớn nhất của Liên Xô vào thời của mình.

 

 

Đó là vịnh Cam Ranh nằm ở phía Nam Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược giữa Thái Bình dương và Ấn Độ dương, nằm cách quần đảo Nansha (Trường Sa-Việt Nam) vài trăm kilomet, nó được gọi là quân cảng đầu tiên ở Châu Á.

Sau khi binh lính Liên Xô rút lui vào năm 2002, vịnh Cam Ranh 10 năm nằm trong sự tranh giành của các nước, lại thu hút sự chú ý của dư luận. Thoạt đầu Việt Nam mời bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm, sau đó lại thể hiện sẵn sàng cho Nga xây dựng cơ sở hậu cần kỹ thuật tại vịnh Cam Ranh. Trong tình hình với những vấn đề phức tạp ở biển Nam-Trung Hoa (biển Đông - Việt Nam), các hành động của Việt Nam đã làm phức tạp thêm tình hình.


Sau thời gian dài im lặng, tại sao Việt Nam lại làm ầm ỉ tại vịnh Cam Ranh nằm cách quần đảo Nansha chỉ 600 km?



Nhà khoa học của Viện chiến lược thế giới và châu Á-Thái Bình dương thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc Syui Lipin cho rằng sức mạnh của  Việt Nam hạn chế, Hà Nội hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành điểm phòng ngự chống sự tấn công của Trung Quốc, và cũng như tăng cường đe dọa quân sự đối với Pekin.


Những mong muốn của Việt Nam trùng hợp với các lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ.



Tạp chí Mỹ "Các lợi ích quốc gia" nhận xét rằng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh là bộ phận cấu thành chiến lược "trở lại Châu Á", là một trong những chính sách của chính quyền Barack Obama" nhằm "kiềm chế" Trung Quốc.


Nói về Nga, các nhà bình luận nhấn mạnh rằng tiếp theo tình hình căng thẳng ở Syria, LB Nga, có thể, sẽ mất căn cứ quân sự duy nhất ở bên ngoài không gian hậu Xô Viết. Ở Đông -Nam Châu Á, Nga cũng hy vọng mở rộng ảnh hưởng của mình, chứ không đơn giản là người giúp đỡ và đối tác của Trung Quốc.


Tuy nhiên Lyui Lipin cho rằng khả năng mở căn cứ quân sự bởi Nga hoặc Hoa Kỳ tại vịnh Cam Ranh không lớn. Thái độ của Việt Nam với Hoa Kỳ rất "lịch sự", Hà Nội khi thì xích lại với Washington, khi thì lãng tránh. Đối với Nga, việc thuê cảng Cam Ranh sẽ kéo theo những chi phí đáng kể, bởi vậy ở đây không có ý nghĩa thực tế đặc biệt.



--> Read more..

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

9 cuộc chiến tranh vì nguồn tài nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử

9 cuộc chiến tranh vì nguồn tài nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử

9 самых известных войн за ресурсы в истории

Nguồn: newsland.ru

Kichbu posted on 28.08.2012

 Новость на Newsland: 9 самых известных войн за ресурсы в истории

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, loài người đã luôn ở trong trạng thái của các hoạt động chiến tranh cả  giữa những nhóm riêng biệt  và cũng như các cuộc xung đột toàn cầu.

Có khi các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo, có khi - cá nhân, và đôi khi cả tính thực dụng điển hình. Mong muốn đảm bảo cho nền kinh tế của riêng mình được tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy các quốc gia gây chiến tranh trên những cơ sở có tính chất bịa đặt. Theo mức độ các nguồn nhiên liệu được khai thác cạn kiệt như thế nào, các nước buộc phải đi tìm những nguồn mới, và không phải lúc nào những suy nghĩ lành mạnh và hoạt động ngoại giao là công cụ cho cuộc đấu tranh như thế.

9 cuộc chiến tranh vì các nguồn tài nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử

Cách mạng ở Mỹ và sự đối trọng của Vương quốc Anh và Pháp

Trong cuộc đấu tranh của Mỹ vì độc lập chống vương miện của Vương quốc Anh trong thế kỷ XVIII, Pháp đã hổ trợ Tân Thế giới một cách tích cực. Trong trường hợp này, nếu nhân dân Mỹ khát khao thoát khỏi sự phụ thuộc vào Anh, thì Pháp với hải quân của mình đã giúp đỡ với những ý đồ hoàn toàn tư lợi và muốn vây chặt các con đường và hải trình buôn bán cho mình. Các sản phẩm nông nghiệp mà London trước đó kiểm soát việc buôn bán chúng từ Mỹ làm Pháp quan tâm.

Trận đánh tại Plessi (Ấn Độ)

Trận đánh tai Plessi, hay là tại Palashi, đã trở thành cuộc chiến bên bờ sông Bhagirathi ở Tây Bengalia. Ngày 23 tháng Sáu năm 1757, quân đội Anh quốc đã đánh bại hoàn toàn binh lính của navag Siradz ud-Daul Bengalia được Pháp ủng hộ. Kết quả người Anh đã kiểm soát toàn bộ cơ sở nguyên liệu của Ấn Độ và các hải trình buốn bán.

Cuộc nội chiến ở Mỹ

Chính thức cuộc nội chiến ở Mỹ được giải thích như cuộc đấu tranh vì sự giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ nô lệ. Tuy nhiên không được quên rằng chính chế độ nô lệ là cơ sở sản xuất bông và đa số các sản phẩm nông nghiệp còn lại. Hậu quả của cuộc nội chiến là sự thiết hụt đột ngột bông ở châu Âu.


Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan

Một trong những lý do gây chiến giữa Liên Xô và Phần Lan trong nửa đầu thế kỷ XX là nhu cầu của Liên Xô đối với các nguồn nikel dự trữ quan trọng đối với công nghiệp quốc phòng. Phần Lan trong khi đó đang sở hữu mỏ nikel ở Petsamo; nói thêm, một trong những trận đánh lớn nhất trong suốt thời gian xung đột- trận đáng ở Petsamo gắn liền với tên gọi của chính khu vực này.

Quân đội Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng

Mặc dù tự thân cuộc tấn công của không quân Nhật Bản vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng và không thể gọi đó là cuộc chiến tranh, nhưng chính sự kiện này là điểm khởi đầu của Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới II. Tuy nhiên vị chắc Nhật Bản muốn bằng cách đó thúc đẩy Hoa Kỳ, nhưng mong muốn tiêu diệt hoàn toàn lực lượng hải quân tiền tiêu của Mỹ là mục đích. Ở Tokyo dưới sự bảo trợ của Berlin đã tìm cách để bảo đảm kiểm soát trữ lượng dầu khí lớn ở Đông Nam Á, cũng như các mỏ quặng và cung cấp thực phẩm.

Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại

Không muốn ghi nhưng năm tháng bi thảm của Chiến tranh thế giới II và hơn thế của Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại trong khuôn khổ của lý thuyết thuần túy của cuộc tranh giàn các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên trong bất luận trường hợp nào không thể loại bỏ mong muốn của Đức phát xít giành sự kiểm soát đối với các mỏ dầu, các vùng đất đai trồng trọt quan trọng và cũng như các mỏ và những tài nguyên khác của Nga Xô Viết.

Iraq xâm lược Kuwait

Vào năm 1990, xảy ra cuộc xung đột mà nó cho đến hôm nay là một trong những cuộc chiến gây tranh cãi nhất trong lịch sử cận đại. Chế độ Irag của Saddam Husein đã tiến hành xâm lược và cáo buộc Kuwait ăn cắp dầu mỏ. Với cái cớ ngụy tạo Bagdad muốn chiếm các mỏ dầu của quốc gia láng giềng, phá hủy nền công nghiệp dầu mỏ của chính Kuwait, tạo sự nhảy giá "vàng đen" và "bằng một tay" trả toàn bộ khoản nợ khổng lồ của mình tích lại trong thời gian chiến tranh với Iran. Kết quả Mỹ đã can thiệp vào cung đột giữa Irag và Kuwait,  trong đó có chia sẻ sự quan tâm của Mỹ đối với nguồn cung cấp ổn định dầu mỏ là không còn nghi ngờ gì nữa.

Các cuộc tranh cãi lãnh thổ ở biển Nam-Trung Hoa

Ở vùng biển Nam-Trung Hoa (biển Đông Việt Nam) cho đến nay tình hình vẫn còn hết sức căng thẳng, trong đó cơ sở của các cuộc tranh cãi như mọi lúc là dầu mỏ. Nước tham gia chủ yếu của cuộc xung đột là Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo tranh chấp. Đối lại Pekin trong vấn đề này là Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam. Xét đến các quyền đã tuyên bố Trung Quốc có các nguồn dầu mỏ không ít hơn Arập Saudi, bởi vậy quan điểm của CHND Trung Hoa trong trường hợp này hoàn toàn dễ hiểu. Và cuộc xung đột này sẽ kết thúc như thế nào, không thể biết được. Các chuyên gia quân sự và chính trị trong những năm gần đây ngày càng chỉ ra sự tăng cường mạnh mẽ của tập đoàn quân sự Pekin tại vùng biển Nam-Trung Hoa (biển Đông).

Các tranh chấp về các Falklands

Các đảo Falkland cho đến hôm nay vần là một trở ngại khác trong tranh chấp về dầu mỏ. Argentina khẳng định rằng những vùng lãnh thổ thuộc về nó, trong khi Vương quốc Anh đã tin tưởng ngược lại.

Trong năm 2010, các nhà công nghiệp Anh bắt đầu khoan giếng ngoài khơi bờ biển của một trong những hòn đảo, và cuộc xung đột cũ dẫn đến sự can thiệp quân sự, đã tiếp tục với sức mạnh mới.

 

Источник: vestifinance.ru

--> Read more..

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Vũ khí "chửi"

Vũ khí “chửi”

 

Trang Thái Hà

Nguồn: qdnd.vn

Kichbu posted on 27.08.2012

 

 

 

Đôi lời: Khi còn bé, Kichbu cũng đã nghe hàng xóm láng giềng chỉ vì mất con gà con qué mà chửi nhau. Chửi nhau đến độ nghệ thuật mà dân gian thường ví như "hát hay". Lâu rồi không nghe lại những bài "Chửi" như thế này nữa. Hiện thường nghe chửi ngắn hơn, hiện đại hơn (chửi bằng mồm). Còn chửi bằng văn bản thì không nói làm gì. Kichbu Copied và Posted bài này để nhớ loại" chửi foklor"  kẻo quên thì uổng lắm.

 

 

QĐND - Con gà là hình ảnh quen thuộc của mọi vùng nông thôn, là tài sản quý giá, “cỗ bạc lòng thành”, “mâm cao cỗ đầy” của người dân vốn sống bằng nghề nông, bốn bề rơm rạ. Kẻ nào ăn trộm, dù là con gà nhép cũng mang tội “tày trời”. Mỗi sáng sớm, vừa rải thóc, vừa “cúc cục cục” gọi gà về điểm danh, thấy thiếu, thấy vắng một chú thế là “của đau con xót” các bà, các “mệ” cứ ra sức chửi. Chửi tới khi cơn giận nguôi ngoai thì mới thôi.

 

Cứ như trời phú cho những người nghèo khổ, có một cơ quan phát thanh, đủ độ vang, phủ sóng khắp địa bàn cư trú. Phần giao đãi của “trường ca” mất khoảng mươi phút đã hoàn tất việc đặt vấn đề. Người nghe kịp nhận ra bài chửi liên quan đến vụ việc gì, nghi ngờ cho ai. Sau khi đã dạo qua, tổng quan vấn đề và đối tượng, chẳng cần gọi tên chúng ra, bà tức tốc vào thẳng phần chính việc chửi bới. Bà mạt sát đối thủ bằng những tư liệu rút ra trong gia phả, án tích, dư luận.  Bà chứng minh bằng những chứng cứ và suy luận đã quan sát, thu thập được, cuối cùng là hình phạt. Bà phạt kẻ bị tình nghi bằng phương pháp là cho ăn, cho uống, thực đơn gồm những thứ bà cho là kinh tởm nhất. Cứ như ngoài cái vốn tự có ấy bà chẳng có gì. Toàn bộ "cáo trạng" từ điều tra, luận tội và xử phạt bà đọc độ nửa giờ là xong. "Phiên tòa" không cần mời ai dự, vẫn được xử công khai. Thế mới biết kẻ ở thế yếu cứ luôn “vơ vào” như thế, trông đáng yêu, đáng thương, lại vừa tủi hổ làm sao.

 

Bài chửi là văn xuôi được viết theo lối biền ngẫu, rất nhiều đoạn rập theo công thức viết báo cáo của những anh không chịu đổi mới ngày nay. Văn xuôi nhưng lại có vần, có điệu như thơ, lên bổng xuống trầm như nhạc, rất có thể đây là tiền thân của loại thơ văn xuôi bây giờ. Đặc biệt là đoạn cao trào, người nghe là kẻ ăn cắp thật cứ phải là nghẹn đắng cổ, giận tím mặt, “tức hộc máu”, còn người vô can thì lắc đầu phì cười vẻ thông cảm, nghe một lần là nhớ mãi. Bài chửi mất gà mang màu sắc vùng miền, đặc trưng theo từng vùng quê khác nhau.

 

Hãy hình dung, ở miền quê miền Bắc, lúc này bà khẽ rướn người lên, hai đầu ngón tay nhúm lấy xống váy đụp nâng lên phía trước, lúc chỉ trỏ, khi chống nạnh, đứng một mình nhưng bà làm như đang diễn thuyết trước đám đông. Giọng ngoa ngoắt, chua chát, từng câu chữ tuôn ra tuồn tuột như được soạn thảo, thai nghén cả năm chứ không ít. “Bố thằng chết đâm, cha con chết xỉa kia! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con nanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy! Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau, chết mau, chết sớm, chết trẻ, đẻ ngang nhá. Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày…".

 

Khiếp thật! Cứ phải gọi là “ói ra gà”. Còn các “mệ” ở miền Trung mà điển hình là Xứ Huế “mộng mơ”, nhẹ nhàng, thanh cảnh “chơi chữ” có kém gì không? Chúng ta nghe thử: “... Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng... Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp? Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bây ăn lật đật, bây ăn ban đêm. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?” (“Dấu tích Văn hóa Huế” của Bùi Minh Đức, Nxb Thuận Hóa, 2010).

 

Chưa hết, cái độc địa, moi móc chuyển sang một dạng thức mới, tinh vi và thú vị hơn, đó là chửi mang âm hưởng “toán học”. Cụ thể: “Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào “ngoặc” bà “khai căn” cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Bà “khai căn” cả họ nhà mày xong rồi, bà “tích phân n bậc”, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà “đạo hàm n lần. Ái chà chà! Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à. Bà là trị cho “tuyệt đối” hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là “vô nghiệm”, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong “âm vô cùng”, sẽ gặp tai ương đến “dương vô tận”, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến “maximum” của sự “vô hạn” tối tăm...”.

 

Đành rằng, chửi “đã mồm” cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng cái "chửi" để hả giận, để đánh thức lương tâm, nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên, chặn tay bọn ăn cắp những “con gà vàng” thấm đẫm mồ hôi, nước mắt người lao động. Chửi là vũ khí của người nghèo.

--> Read more..

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Về vấn đề sụp đổ của Liên bang Xô Viết

Về vấn đề sụp đổ của Liên bang Xô Viết

К вопросу о распаде СССР


Nguồn: newsland.ru
Kichbu posted on  24.08.2012

Новость на Newsland: К вопросу о распаде СССР

Vấn đề về sự sụp đổ  Liên bang Xô Viết cần chia hai phần.
Phần thứ nhất – đó là sự phá sản của hệ thống kinh tế chủ nghĩa cộng sản mà hệ thông này cho thấy tính không hiệu quả và không có sinh lực của mình so với nền kinh tế tự do của các nước phương Tây. Liên Xô vào cuối giai đoạn tồn tại của mình đã không thể đảm bảo cho các công dân của mình những điều tối thiểu nhất: các sản phẩm ăn uống và áo quần. Bởi vậy các nhà lãnh đạo cộng sản buộc phải tự do hóa nền kinh tế.
Trong ý tưởng cần phải tiến hành tư hữu hóa hợp lý, giải quyết và  làm tất cả các hình thức sở hữu được bình quyền, giảm thiểu tối đa vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, tức là, chuyển sang một nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu phương Tây. Trên thực tế ở Nga xác lập chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền với sự điều tiết rất mạnh của nhà nước và các hàng rào hành chính rất cao đối với kinh doanh cá thể.
Phần thứ hai – đặc biệt đó là sự phân rã của Liên Xô thành 15 quốc gia.
Sự phân rã này đã được chương trình hóa bởi các nhà lãnh đạo cộng sản nhất, mà họ đã phân chia đất nước thành 15 cơ cấu gượng ép – các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
Biết rằng ở Nga trước cách mạng không tồn tại những cơ cấu nhà nước dân tộc, tức là, không có những Kazhakhstan, Ucraina, Belorussia, Uzbekistan, Kirghyzstan  như thế…. (ngoại trừ các nước tham gia vào đế chế Nga như Ba Lan và Phần Lan đã giành được độc lập sau năm 1917).
Những người cộng sản lên nắm chính quyền có ý tưởng luôn ám ảnh tâm trí: phổ biến chủ nghĩa cộng sản lên toàn thế giới và xây dựng trên Trái đất một nhà nước liên bang cộng sản to lớn. Để thực hiện điều này đã xây dựng mô hình liên bang các quốc gia cộng sản – Liên bang Xô Viết, được hình thành từ những quốc gia-cộng hòa xã hội chủ nghĩa dường như độc lập. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Kazhakhstan, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Uzbek, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Belorussia (thấy rằng những quốc gia như thế chưa từng tồn tại trong lịnh sử) và v.v…, một liên bang mở để gia nhập vào nó đối với các nước khác trên thế giới. Theo suy nghĩ của các nhà tư tưởng cộng sản, các quốc gia mới mà ở đó cách mạng cộng sản chiến thắng sẽ gia nhập vào Liên bang Xô Viết. Tư tưởng này hóa ra không tưởng, không một quốc gia nào trên thế giới tự nguyện gia nhập vào Liên bang Xô Viết. Dưới sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Xô Viết (đất nước thừa kế của đế chế Nga) đã bị chính những người cộng sản- các nhà sáng lập đã gài mìn nổ chậm và nó đã phát nổ vào năm 1991 và dẫn đến sự tan rã của Liên Xô thành các quốc gia và theo các đường biên giới mà những người cộng sản không nhìn xa thấy rộng vào thời của mình đã phân chia nó.
Bởi vậy những buộc tội các nhà tư do chủ nghĩa trong sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết hoặc ai đó theo mức độ ít nhất là không hợp lý.


--> Read more..

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Singapore. Pháp luật và cuộc chiến chống tham nhũng

  Конечная остановка для наркоманов, воров и взяточников в Сингапуре

Сингапур. Закон и борьба с коррупцией


Nguồn: newsland.ru
Kichbu posted on 21.08.2012


Hình như tất cả rất đơn giản và dễ hiểu. Điều quan trọng nhất - Singapore đã xây dựng  LUẬT PHÁP đơn giản, rõ ràng và tất cả mọi người hiểu được. Và thứ haichúng đã  và đang  buộc tất cả mọi mọi người phải hoàn toàn tuân thủ luật pháp không có trường hợp ngoại lệ. Tức là, Lý Quang Diệu luôn áp dụng nguyên tắc thượng tôn pháp luật và bình đẳng trước pháp luật, kể cả các quan chức cao cấp nhất và gia đình của họ. Đ luật pháp không biến thànhcái  càng xe” – không có bất kỳ mệnh lệnh, săc lệnh bổ sung nào, thậm chí cả cấp phép. (Cụ Lý kính mến đã về h ưu hôm nay sẽ buồn cười, nếu biết một cách chi tiết về các biện pháp của chính phủ chúng ta và Ucraina: lệnh qua điện thoại, chỉ thị và mệnh lệnh, vân vân và vân vân).
Tôi dẫn ra đây một số ví dụ. Tồn tại luật cấm bán narcotin. Vi phạm nó – án tử hình. Một vài năm trước quyết định của tòa án tử hình một công dân Úc 25 tuổi do vận chuyển vào Singapore 0,5 kg heroin đã được thực hiện. Sự bảo hộ của chính quyền Úc đã không thể giúp đ được. Về phía chính quyền Singapore câu trả lời về việc xin ân xá: “Ông ta biết luật pháp của chúng tôi. Và hôm nay những vụ trộm cắp, bạo lực, ma túy (thậm chí vì 15 g heroin), tham nhũng và kích động hận thù liên dân tộc bị xử tử hình bằng việc treo cổ. Từ năm 1991 đến 2004 đã thực hiện 400 án tử hình.
Ví dụ khác. Một người Mỹ đến Singapore, theo thói quen mà nó chưa bao giờ bị phạt trên lãnh thổ Hoa Kỳ, thể hiện đó nghệ thuật graffiti của mình: vẽ đầy cái gì đó. Bị bắt và đánh mười gậy vào mông trần và sau đó bị trục xuất ngay lập tức trên cáng, bởi vì đau anh ta không thể đi được. Khi các tổ chức quốc tế lên tiếngcâu trả lời là thế này: “Luật pháp duy nhất cho tất cả mọi người, kể cả các vị khách của đất nước.
Bước tiếp theo quan trọng nhấtchiến thắng tham nhũng. Bằng cách nào? Lại các đạo luật rõ ràng, đơn nghĩa, các nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người có công hiệu. Bước tiếp theoxử phạt thật nặng đối với các băng nhóm mafia. Nâng lương cho các thẩm phán. Vào năm 1990 lương của thẩm phán cao cấp là 1 triệu dollars Singapore. Lương của các công chức được nâng đến bằng mức của các nhà quản trị hàng đầu các doanh nghiệp tư nhân lớn. Các quan chức Singapore nhận được tiến lương cao nhất thế giới. Thủ tướng – 50 nghìn dollars Mỹ hàng tháng. (Đ so sánh: tổng thống Hoa Kỳ - 33 nghìn dollars).
Thoạt đầu Ủy ban độc lập chống tham nhũng chuyển cho tòa án hàng trăm vụ án, bao gồm cả những người thân thích của Lý Quang Diệu. Kết quả một loạt bộ trưởngvào tù, những người khácchạy ra nước ngoài. Họ viết rằng sau khi áp dụng đạo luật này đã ghi nhận được chỉ một trường hợp khi một quan chức cấp cao (bộ trưởng phát triển quốc gia De Tszinvan) bị bắt khi nhận hối lộ. Sau khi nói chuyện với Lý Quang Diệu ông ta... đã treo cổ tự vẫn.
 aldib.ru 
_____
--> Read more..

Steps


Flag Counter