Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2009

Quyền lực là gì?

 

"Quyền lực là một con dao hai lưỡi. Nó cho quan chức có thể thực thi những chính sách lý tưởng nhưng rồi chính nó lại khiến họ đi ngược lại mọi quy định, chà đạp lên những giá trị đáng có. Người nắm quyền lực lớn thì rất dễ cô đơn. Họ cô đơn ngay cả khi có rất đông người vây quanh vì hầu hết thời gian họ giành cho công việc. Cái đám người vây quanh xum xoe kia, có người nào thực sự là bạn hay chỉ đều nói ngọt lợi dụng cho mục đích của riêng mình?"

* Khương Đức TríCục Trưởng cục chống tham nhũng, Viện kiểm sát tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc 

-----

24 nhận xét:

  1. Sợ đứt tay thì đừng có chơi dao

    Trả lờiXóa
  2. Hông cho tay vào lửa thì làm sao bít lửa nóng...
    Như hông iu thì mần răng biết sung sướng và đau khổ..:)

    Trả lờiXóa
  3. Ờ ờ, con dao 2 lưỡi, nhưng lưỡi nào nó cũng dành để chém nhân dân. Ai đứt tay, ai chảy máu nhiều? Dân, chứ hong phải quan :)). Chịu khó 'chém đông dẹp bắc' và tung hoành khi tại chức, lúc về vườn tha hồ hưởng thụ, ai mà xử, có xử cũng nhẹ hều í mà :))

    Trả lờiXóa
  4. Mà cũng tại: "Chúng ta thường xuyên xĩa xói rằng tham quan sao mà nhiều thế nhưng rồi chính chúng ta lại không ngại xòe tiền cống nộp. Chúng ta tạo ra rồi vỗ béo quan tham thì kêu than phổng có ích gì..?"

    Trả lờiXóa
  5. Dạ, dạ, quan ơi là quan à. Quyền từ quan, luật cũng từ quan. "Phép vua và lệ làng" cũng từ quan, dân không can thiệp, không bình bầu được vì không được phép....do đó, không thể đổ thừa cho dân được...Nền tảng, nguồn gốc như vậy, dân chỉ có phải nghe theo thôi :))

    Chống lại quan thì lại phạm luật 'phản động','gây rối' hay 'âm mưu lật đổ' thì tội cho dân lắm lắm quan ơi, nhiều khi chỉ vì miếng cơm manh áo, rộng hơn là vì sự phát triển của dân tộc... Khổ lắm.

    (đang dàn dựng phim) :) Giống Tắt đèn hay mấy tác phẩm bi kịch quá chừng! :P

    Trả lờiXóa
  6. Tất cả các quan chức tham nhũng, nhận hối lộ đều có đặc điểm chung. Đa phần trong số họ đều có một thời thơ ấu lam lũ, cơ nhọc, một giai đoạn cống hiến tuổi xuân không mệt mỏi, một giai đoạn trung niên thành đạt thăng cấp liên tục. Nhưng rồi họ có kết thúc bằng những năm tháng bi thảm cuối đời.

    Trả lờiXóa
  7. Phần đầu thì có thể đúng, còn phần cuối cùng "Kết thúc bằng những năm tháng bi thảm cuối đời", kô có chắc chắn đâu nhe. Mình thấy họ sống rất sung sướng, đầy đủ và chả ai dám động đến cả, cho đến tận lúc qua đời. :))

    Trả lờiXóa
  8. Chí ít cũng bị dằn vặt lương tâm
    (Lúc gần đất xa trời í..)

    Trả lờiXóa
  9. Lương tâm thì cũng còn tùy, có khi cha mẹ không dạy cho có cái gọi là 'lương tâm' (12,13 tuổi đã tham gia cách mạng, đi bắn nhau trong rừng...v.v, ko được học, cũng chả có cha mẹ day..)

    ...Hoặc là cha mẹ đã dạy cho 'có lương tâm', nhưng trong quá trình phấn đấu, va chạm, học tập tư tưởng, lăn lộn...v.v thì dog nó ăn mất cái được gọi là 'lương tâm' đi rùi ^_^

    Trả lờiXóa
  10. Rất nhiều người bản chất vốn không xấu, đầy nghị lực trong gian khổ...Những người này đã gần một đời phấn đấu, vậy mà lên được một vị trí nào đấy lại sa ngã, hủ bại.
    Nguyên nhân chính vẫn là do sự tu dưỡng cá nhân nhưng cũng không thể phủ nhận đựoc yếu tố giám sát và quản lý trong hệ thống chính trị.
    Sự nới lỏng về quản lý cũng như việc để quyền lực quá tập trung vào tay một cá nhân khiến cho những sai phạm có cơ hội nảy sinh và càng trở nên nghiêm trọng. Có vị chua xót nói: "Khi tôi trở thành Chủ tịch tỉnh, chẳng có ai quản lý, giám sát, làm gì, muốn gì chỉ mình tôi quyết. Nếu như có người nào quản lý, ngăn chặn tôi từ đầu thì chắc không có ngày hôm nay!"

    Trả lờiXóa
  11. Ai mà dám 'quản lý' mấy pác chủ tịch, mấy pác bí thư đảng ủy, hìhì, lại càng không dám đụng đến UV bộ chính trị...Muôn đời cái cơ chế độc tài này sẽ làm cho quyền lực chỉ rơi lòng vòng vào tay 1 nhóm người, nội bộ quyết tất cả chuyện của 80 triệu dân VN, VN rồi sẽ đến ngày lụn bại , ngày tàn cuối cùng thôi ^_^
    Nếu có 80 triệu người như Lê Công Định, Công Nhân, nhà báo Hải, Chiến, Điếu Cày... hoặc chí ít thì 40 triệu người như vậy thì may ra vận nước mới chấn hưng được vận mệnh dân Việt.....Ngày càng xa tầm tay rồi...

    Trả lờiXóa
  12. Điều gì đã làm cho những con một thời từng phấn đấu như vậy trở nên sa ngã đến thế? Đó chính là mặt trái của QUYỀN LỰC. Sự tập trung thái quá quyền lực có thể thay đổi bản chất con người.
    Một đặ điểm nữa của tham quan là đều có những gia đình phức tạp mà con chẳng ngoan vợ chẳng hiền. Họ tìm đến người tình để khuây khỏa thì rồi rút cục gặp phải kẻ đào mỏ. Con cái thì mượn bóng cha mẹ để chơi bời trác táng, bòn rút đến khi nào cha mẹ thân bại danh liệt thì thôi...

    Trả lờiXóa
  13. Cơ chế - Bản chất và hiện đã trở thành hậu quả tất yếu rồi, nhiều thập kỷ trước thế giới dân chủ kêu gào 'chống cs,chống xhcn' vì những hậu quả có thể của nó..., nhưng cũng gần 1/2 thế giới bị 'lừa'. Sau này loài người đã nhận ra, tuy nhiên vẫn còn 1 số nước vẫn kiên trì đeo đuổi quyền lực, giữ vững ngôi vị của lãnh đạo và tập đoàn quyền lực cs....Tham quyền cố vị ấy mà, quyền vào tay, ngu gì bỏ? Kệ xác nhân dân và dân tộc, cứ mình nắm quyền , hưởng bổng lộc cái đã, gì gì tính sau :)

    Trả lờiXóa
  14. Văn háo đạo Nho đã khiến cho rất nhiều người luẩn quẩn trong những phấn đấu và tham vọng sáo mòn: học tập gian khó - phấn đấu không mệt mỏi - thăng quan tiến chức - làm giàu lộng quyền.
    HỌC GiỎI ĐỂ LÀM TO !!!

    Trả lờiXóa
  15. Làm to với mục đích hưởng bổng lộc, vinh hoa phú quý, để 'vênh mặt' với người khác...Tư tưởng là vậy. Chứ không phải là làm to là để gánh trách nhiệm với đất nước, dân tộc, cống hiến sức mình để nước nhà phát triển. Tuy phải hao tâm, tổn trí, nhưng sẽ được vào LỊCH SỬ , để lại tiếng vang cho dòng họ, gia đình và quan trọng nhất là ĐẤT NƯỚC - đối với thế giới.

    Nước Mỹ dạy học sinh về dân chủ và những điều như vậy. Ở VN thì từ nhỏ học sinh đã phải học tập cách 'thuần phục và trung thành' với đcs, đơn giản hơn nhiều :)) Nên đạo đức và các chuẩn mực văn minh trong XH ngày càng xuống cấp là vậy...

    Trả lờiXóa
  16. Chính vì thế, có quan đến ngày tử hình, viết lên tường biệt giam những con chữ bằng máu đấy đau khổ: "Sống cô đơn, chết cũng cô đơn".

    Trả lờiXóa
  17. Ở đâu có tử hình, tội gì không biết, chứ quan chức cao cấp & cả thấp cấp ở VN, tham nhũng và nhũng nhiễu, lạm quyền cỡ nào cũng KHÔNG BAO GIỜ CÓ ÁN CHUNG THÂN, TỬ HÌNH LẠI CÀNG KHÔNG ^_^ Chừng dăm ba năm, dư luận im ắng là được ân xá ngay í mà. Định hướng là bỏ hẳn án tử hình cho tội tham nhũng :) Quan là ra luật mà. Ta là luật, luật là ta :))

    Trả lờiXóa
  18. Câu này ai cũng biết mà chỉ đến khi sa cơ mới chịu hiểu!

    Trả lờiXóa
  19. Sa cơ mới chịu hiểu là nếu mình chỉ chức bé trong đcs thì rất dễ bị vào tù, làm tốt thí, phải ráng leo càng cao, leo vào UV BCT , và lên tới chức trùm là TBT thì yên tâm... ^_^ Sống phẻ ru, vì đã có cả Hiến pháp, Pháp luật trong tay và Lực lượng CA Nhân dân, QĐ Nhân dân, An ninh chính trị...v.v bảo vệ khỏi nhân dân và các thế lực 'ngoại bang' khác làm phiền... :P

    Trả lờiXóa
  20. Hơn 86 triệu dân mà chỉ có một ghế!

    Trả lờiXóa
  21. Ghế ai người ấy lo, đi đâu nhớ mang đi theo..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter