Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Úc chuẩn bị cho chiến tranh lớn

Úc chuẩn bị cho chiến tranh lớn

Австралия готовится к большой войне

 

Samsonov Alesander

Nguồn: newsland.ru

Kichbu posted on 06.08.2012

 

 Австралия готовится к большой войне в Азиатско-Тихоокеанском регионе

Một trong những quốc gia ổn định và phồn thịnh nhất hành tinh, “ốc đảo” đích thực – Úc, trong những năm gần đây đã tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang mà hiện nay  các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang tiến hành.

Đây là tiên triệu rất nguy hiểm, nếu thậm chí người Úc bắt đầu tăng cường trang bị quân sự. Có ý kiến rằng trong viễn cảnh trung hạn và dài hạn Thái Bình dương lại sẽ trở thành chiến trường đấu tranh gay gắt vì các nguồn tự nhiên, vùng ảnh hưởng và thị trường tiêu thụ. Bởi vậy các nước trong khu vực – Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Úc, Ấn Độ… đã và đang thực hiện các chương trình quy mô hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, và quan tâm đặc biệt không quân và hải quân (có tính đến đặc thù của chiến trường tương lai).

Các nhà phân tích Viện chính sách chiến lược của Úc đề xuất chính phủ tăng chi phí cho các lực lượng vũ trang và tái vũ trang. Theo ý kiến của họ, tổng chi phí cho quân đội và hải quân cần nâng đến 2,5% GDP (hiện chúng chiếm khoảng 1,5% GDP). Các nhà nghiên cứu của Viện đã tiến hành một nghiên cứu khu vực Châu Á và đưa ra một số kết luận thú vị. Theo lời của các nhà phân tích Úc, sự phát triển nhanh chóng của các nước khu vực Châu Á tất yếu dẫn đến việc xuất hiện các vấn đề địa chính trị mới. Các lược lượng vũ trang Úc bằng cách này hoặc khác sẽ bị lôi cuốn vào việc giải quyết những vấn đề này.

Rất khó để không đồng ý với nhận xét này. Tokyo thường nhắc Moscow về “các vùng lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản” – một phần của các đảo Kurils. Nhật Bản đã nối lại các tham vọng của mình đối với các đảo Tokto (đảo Liankur, theo tiếng Nhật Bản Takesima). Trong báo cáo hàng năm của Bộ quốc phòng Nhật Bản nói rằng những đảo này thuộc về Đất nước Mặt trời mọc. Theo ý kiến của giới quân sự Nhật Bản, những người Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới II đã chiếm đóng bất hợp pháp các đảo này (“Các đảo Tre” đã được tuyên bố là lãnh thổ của Nhật Bản vào năm 1905). Hàn Quốc đã phản đối kịch liệt. Seoul ở cấp Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đã yêu cầu Tokyo từ bỏ ngay lập tức các tham vọng đối với các đảo Tokto. Vào tháng Bảy đã bùng phát scandal giữa NHật Bản và Trung Quốc vì các đảo Senkaku (Dyayuitai) trên biển Đông-Trung Quốc. Thực tế các đảo này thuộc về Nhật Bản, nhưng hiện nay Trung Quốc đang có tham vọng đối với chúng. Vụ việc đi đến chỗ người đứng đầu chính phủ Nhật Bản Esihiko Noda đã tuyên bố sẵn sàng đáp lại các hành động “phi pháp” của CHND Trung Hoa liên quan đến các đảo tranh chấp bằng sức mạnh quân sự. Pekin đã gọi tuyên bố này là vô trách nhiệm và hứa “nhân dân Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ”.

Trong năm 2012, các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế đã một số lần nêu lên vấn đề các quần đảo Spratly và Parasel trên biển Nam-Trung Quốc (biển Đông Việt Nam – Kichbu). CHND Trung Hoa, Việt NamPhilippines hiện là những quốc gia tham gia tích cực hơn cả vào cuộc xung đột lãnh thổ này. Thật vậy, đã hai tháng nay diễn ra xung đột giữa Hà Nội và Pekin vì các mỏ hydrat cacbon trên thềm lục địa biển Nam-Trung Quốc, nơi dự đoán có đến 30 tỷ tấn dầu và 16 tỷ tỷ m3 khí tự nhiên. Tập đoàn dầu khí CNOOC của Trung Quốc đã mời trong số các công ty nước ngoài thầu khai thác 9 lô tại vùng biển tranh chấp. Tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động thăm dò địa chất trên thềm lục địa của Việt Nam bất chấp các đe dọa của Trung Quốc. Ngoài ra, người Việt Nam đã kêu gọi tập đoàn Exxon Mobil và “Gazprom” của Nga. Bộ Ngoại giao Việt Nam xem việc mời thầu các nhà đầu tư nước ngoài của Pekin như sự đe dọa chủ quyền. Giữa các nước đã có những trao đổi công hàm ngoại giao gay gắt. Ngoài Việt Nam, các đối thủ của CHND Trung Hoa tại khu vực là Đài Loan, Malasya, BruneiPhilippines.

Các nhà phân tích Úc thậm cũng cho thấy một thực tế rằng tại khu vực tình hình địa chính trị đang thay đổi và ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang giảm sút. Trung Quốc và Nhật Bản sẵn sàng đấu tranh vì vai trò thống lĩnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình dương. Hiện nay họ đang thể hiện sự tích cực ngày càng lớn hơn trong lĩnh vực kinh tế, nhưng điều này chỉ hiện tại. Sự phát triển sức mạnh của quân đội Trung Quốc đặc biệt làm các chuyên gia lo ngại. Được biết rằng Trung Quốc thực tế có những tham vọng công khai hoặc che đậy những tham vọng lãnh thổ đối với tất cả các nước láng giềng của mình. Ngoài ra, bành trướng ra nước ngoài có thể gây những vấn đề nội bộ trầm trọng của CHND Trung Hoa. Khủng hoảng hệ thống mà nó đã làm tổn thương nền văn minh phương Tây, chỉ gây tăng cường xu hướng củng cố vai trò của các cường quốc khu vực. Úc không thể đứng ngoài quá trình này. Chính phủ là một phần không tách rời của thế giới phương Tây, như Pháp hoặc Canada, như thường nói. Liên bang Úc dù không là thành viên của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây dương, nhưng nó tham gia vào Cộng đồng các dân tộc (Đế quốc Anh trước đây) và thường phái binh lính của mình đến các khu vực khác nhau của thế giới và thực hiện “nghĩa vụ quốc tế” trước “cộng đồng thế giới”. Phương Tây, thông qua Úc và Mỹ, đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn tại khu vực Châu Á-Thái Bình dương.

Bộ quốc phòng Úc đã tuyên bố muốn trích 155,5 tỷ dollars Hoa Kỳ để mua vũ khí. Giới quân sự Úc mong muốn hiện thực hóa hơn hàng trăm dự án. Trong số đó hiện đại hóa một nửa trong số 24 máy bay F/A-18F Super Hormet lên cấp EA-18G và một số máy bay trinh sát không người lái độ cao. Kanberra cũng dự kiến mua của Lockheed Martin 100 máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II. Trong tháng Sáu, Không quân Úc đã tiếp nhận máy bay cuối cùng trong số sáu máy bay Boing 737 Wedgetail phát hiện và điều khiển định vị tầm xa. Trong lĩnh vực hải quân, Úc sẽ thiết kế và xây dựng 12 tàu ngầm không nguyên tử (hiện tại Hải quân Hoàng gia Úc được trang bị 6 tàu ngầm). Người Úc dự kiến trang bị cho hải quân ba khu trục hạm chống tên lửa, tám chiến hạm chống tàu ngầm (chúng cũng có thể giải quyết các nhiệm vụ chống tên lửa), đến hai mươi tàu tuần duyên. Hải quân Úc sẽ tiếp nhận hai chiến hạm trực thăng lớp “Kanberra” tải trọng 27,8 nghìn tấn. Tám chiến hạm lớp “Anzak” đang được tái vũ trang và hiện đại hóa.

Vì lợi ích của hệ thống phòng chống tên lửa của Hoa Kỳ, Các lực lượng vũ trang của Úc tham gia xây dựng hệ thống định vị giám sát không lưu, phát hiện và cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Một phần của dự án thành lập hệ thống phòng chống tên lửa là việc xây dựng ba khu trục hạm với hệ thống chiến đấu đa năng “Ijis” và các tên lửa chống tên lửa lớp “Standar-2”, và trong viễn cảnh – “Standar-3”. Ngoài ra, việc tiếp nhận và xử lý đầu tiên thông tin từ hệ thống phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo là các trung tâm tiếp nhận trên mặt đất  Pain-Gep (Vùng phía Bắc Úc). Từ Úc thông tin về phóng tên lửa được chuyển đến  trung tâm cảnh báo tấn công tên lửa của sở chỉ huy NORAD.

.

 topwar.ru

 

4 nhận xét:

Steps


Flag Counter