Nga được lợi từ các cuộc xung đột trên biển Nam-Trung Hoa
Россия выигрывает от конфликтов в Южно-Китайском море
Can Lin ("Huantsji shibao", Trung Quốc)
Nguồn: newsland.ru và inosmi.ru
Kichbu posted on 09.08.2012
Cách đây không lâu
Trong lúc đó, Nga có các mối liên hệ chặt chẽ với Việt
Các hành động của Nga trên biển Nam-Trung Hoa không dừng lại ở điều này, Nga đang dần dần chuyển từ việc thuần túy cung cấp vũ khí sang xâm nhập vào lĩnh vực kinh tế và các nguồn lực. Ngay từ hồi năm 1981, hãng “Zarubezhneft” của Nga và “Petrovietnam” của Việt
Ở cấp độ chiến lược, Nga đã nhìn thấy những lợi ích có thể thu được từ sự đối trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ở Nga ít người thấy trong các quan hệ hiện nay giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga chính là những mối quan hệ từng tồn tại một thời giữa Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng chỉ lần này Trung Quốc đã thay thế Liên Xô và trở thành mối nguy hiểm chủ yếu trong con mắt của người Mỹ. Các nhà khoa học Nga cách đây không lâu đã công bố bài viết “Ngồi nhìn chiến tranh của Trung Quốc và Hoa Kỳ”, trong đó nói rằng trong thời gian sắp tới trung tâm chính trị chiến lược của Hoa Kỳ sẽ chuyển sang Châu Á, và các nước như Philippines và Việt Nam sẽ thống nhất để kiềm chế chiến lược của Trung Quốc. Để đối trọng với Hoa Kỳ và Trung Quốc, Nga sẽ “tọa sơn quan hổ đấu” (tiếng Nga “сидеть на холме и наблюдать за схваткой тигров» - “ngồi trên đồi và quan sát trận đánh nhau của các con hổ”) và sử dụng cơ hội này để thành lập Liên bang Á Âu càng nhanh càng tốt, và tăng cường quan hệ với các nước như Ấn Độ và Việt Nam vì lợi ích địa chính trị. Người Nga thấy cơ hội chiến lược đối với đất nước mình trong sự xung đối của Trung Quốc và Hoa Kỳ, và thực hiện những mưu đồ năng lượng để thu được lợi ích tối đa từ tình hình này.
Mục đích chung của Trung Quốc và Nga – đương đầu với sự trở lại Châu Á của Hoa Kỳ. Cả hai nước ở mức độ này và khác đang giúp đỡ nhau, củng cố khả năng đối phó với Hoa Kỳ và các đồng minh của nó. Điều mà hai nước sẽ khắc phục những bất đồng, tìm thấy nét chung trong những khác biệt hiện hành và xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn như thế nào là vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Nga trong các lĩnh vực như thương mại và kinh tế, năng lượng, và cũng như trong lĩnh vực an ninh trên biển Đông-Bắc Á. Tuy nhiên, trong vấn đề biển Nam-Trung Hoa, Trung Quốc sẽ gây áp lực nhất định đối với Nga trong khả năng thích hợp. Trong bất kỳ trường hợp nào, so sánh với Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác ở Đông-Nam Á chỉ là phần không đáng kể trong các lợi ích chiến lược toàn cầu của Nga. Đồng thời Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì đường lối “cho đến khi không xuất đầu lộ diện và che giấu những khả năng của mình trong khi gây ảnh hưởng nhất định” đã được khẳng định trước đây và bằng các hoạt động linh hoạt tùy cơ ứng biến giữ vững sự phối hợp với tất cả các bên.
---
Xem thêm:
- Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến (PN Today). - Tình hình chính trị Trung Quốc và vấn đề biển Đông (PLTP). – Mỹ giúp Philippines hiện đại hóa quốc phòng đối phó Trung Quốc (TQ). – Mỹ khiến Trung Quốc lúng túng (NLĐ). – Lựa chọn nào của Mỹ trong căng thẳng biển Đông – (RFA). - Mỹ bắt tay Philippines đối phó Trung Quốc (TP). - Mỹ bắt giữ tàu cá Trung Quốc (SGGP). - Đối đầu Trung – Mỹ, có khả năng trở thành một cuộc chiến tranh lạnh mới? US-China confrontations: Is a new Cold War likely? (Online Opinion). - Làm dịu Biển Đông (TVN). -Biển Đông dậy sóng đến bao giờ ? (DĐDN). - Căng thẳng Biển Đông ‘sẽ dai dẳng’ (VNE).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét