Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

9 cuộc chiến tranh vì nguồn tài nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử

9 cuộc chiến tranh vì nguồn tài nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử

9 самых известных войн за ресурсы в истории

Nguồn: newsland.ru

Kichbu posted on 28.08.2012

 Новость на Newsland: 9 самых известных войн за ресурсы в истории

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, loài người đã luôn ở trong trạng thái của các hoạt động chiến tranh cả  giữa những nhóm riêng biệt  và cũng như các cuộc xung đột toàn cầu.

Có khi các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo, có khi - cá nhân, và đôi khi cả tính thực dụng điển hình. Mong muốn đảm bảo cho nền kinh tế của riêng mình được tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy các quốc gia gây chiến tranh trên những cơ sở có tính chất bịa đặt. Theo mức độ các nguồn nhiên liệu được khai thác cạn kiệt như thế nào, các nước buộc phải đi tìm những nguồn mới, và không phải lúc nào những suy nghĩ lành mạnh và hoạt động ngoại giao là công cụ cho cuộc đấu tranh như thế.

9 cuộc chiến tranh vì các nguồn tài nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử

Cách mạng ở Mỹ và sự đối trọng của Vương quốc Anh và Pháp

Trong cuộc đấu tranh của Mỹ vì độc lập chống vương miện của Vương quốc Anh trong thế kỷ XVIII, Pháp đã hổ trợ Tân Thế giới một cách tích cực. Trong trường hợp này, nếu nhân dân Mỹ khát khao thoát khỏi sự phụ thuộc vào Anh, thì Pháp với hải quân của mình đã giúp đỡ với những ý đồ hoàn toàn tư lợi và muốn vây chặt các con đường và hải trình buôn bán cho mình. Các sản phẩm nông nghiệp mà London trước đó kiểm soát việc buôn bán chúng từ Mỹ làm Pháp quan tâm.

Trận đánh tại Plessi (Ấn Độ)

Trận đánh tai Plessi, hay là tại Palashi, đã trở thành cuộc chiến bên bờ sông Bhagirathi ở Tây Bengalia. Ngày 23 tháng Sáu năm 1757, quân đội Anh quốc đã đánh bại hoàn toàn binh lính của navag Siradz ud-Daul Bengalia được Pháp ủng hộ. Kết quả người Anh đã kiểm soát toàn bộ cơ sở nguyên liệu của Ấn Độ và các hải trình buốn bán.

Cuộc nội chiến ở Mỹ

Chính thức cuộc nội chiến ở Mỹ được giải thích như cuộc đấu tranh vì sự giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ nô lệ. Tuy nhiên không được quên rằng chính chế độ nô lệ là cơ sở sản xuất bông và đa số các sản phẩm nông nghiệp còn lại. Hậu quả của cuộc nội chiến là sự thiết hụt đột ngột bông ở châu Âu.


Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan

Một trong những lý do gây chiến giữa Liên Xô và Phần Lan trong nửa đầu thế kỷ XX là nhu cầu của Liên Xô đối với các nguồn nikel dự trữ quan trọng đối với công nghiệp quốc phòng. Phần Lan trong khi đó đang sở hữu mỏ nikel ở Petsamo; nói thêm, một trong những trận đánh lớn nhất trong suốt thời gian xung đột- trận đáng ở Petsamo gắn liền với tên gọi của chính khu vực này.

Quân đội Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng

Mặc dù tự thân cuộc tấn công của không quân Nhật Bản vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng và không thể gọi đó là cuộc chiến tranh, nhưng chính sự kiện này là điểm khởi đầu của Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới II. Tuy nhiên vị chắc Nhật Bản muốn bằng cách đó thúc đẩy Hoa Kỳ, nhưng mong muốn tiêu diệt hoàn toàn lực lượng hải quân tiền tiêu của Mỹ là mục đích. Ở Tokyo dưới sự bảo trợ của Berlin đã tìm cách để bảo đảm kiểm soát trữ lượng dầu khí lớn ở Đông Nam Á, cũng như các mỏ quặng và cung cấp thực phẩm.

Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại

Không muốn ghi nhưng năm tháng bi thảm của Chiến tranh thế giới II và hơn thế của Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại trong khuôn khổ của lý thuyết thuần túy của cuộc tranh giàn các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên trong bất luận trường hợp nào không thể loại bỏ mong muốn của Đức phát xít giành sự kiểm soát đối với các mỏ dầu, các vùng đất đai trồng trọt quan trọng và cũng như các mỏ và những tài nguyên khác của Nga Xô Viết.

Iraq xâm lược Kuwait

Vào năm 1990, xảy ra cuộc xung đột mà nó cho đến hôm nay là một trong những cuộc chiến gây tranh cãi nhất trong lịch sử cận đại. Chế độ Irag của Saddam Husein đã tiến hành xâm lược và cáo buộc Kuwait ăn cắp dầu mỏ. Với cái cớ ngụy tạo Bagdad muốn chiếm các mỏ dầu của quốc gia láng giềng, phá hủy nền công nghiệp dầu mỏ của chính Kuwait, tạo sự nhảy giá "vàng đen" và "bằng một tay" trả toàn bộ khoản nợ khổng lồ của mình tích lại trong thời gian chiến tranh với Iran. Kết quả Mỹ đã can thiệp vào cung đột giữa Irag và Kuwait,  trong đó có chia sẻ sự quan tâm của Mỹ đối với nguồn cung cấp ổn định dầu mỏ là không còn nghi ngờ gì nữa.

Các cuộc tranh cãi lãnh thổ ở biển Nam-Trung Hoa

Ở vùng biển Nam-Trung Hoa (biển Đông Việt Nam) cho đến nay tình hình vẫn còn hết sức căng thẳng, trong đó cơ sở của các cuộc tranh cãi như mọi lúc là dầu mỏ. Nước tham gia chủ yếu của cuộc xung đột là Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo tranh chấp. Đối lại Pekin trong vấn đề này là Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam. Xét đến các quyền đã tuyên bố Trung Quốc có các nguồn dầu mỏ không ít hơn Arập Saudi, bởi vậy quan điểm của CHND Trung Hoa trong trường hợp này hoàn toàn dễ hiểu. Và cuộc xung đột này sẽ kết thúc như thế nào, không thể biết được. Các chuyên gia quân sự và chính trị trong những năm gần đây ngày càng chỉ ra sự tăng cường mạnh mẽ của tập đoàn quân sự Pekin tại vùng biển Nam-Trung Hoa (biển Đông).

Các tranh chấp về các Falklands

Các đảo Falkland cho đến hôm nay vần là một trở ngại khác trong tranh chấp về dầu mỏ. Argentina khẳng định rằng những vùng lãnh thổ thuộc về nó, trong khi Vương quốc Anh đã tin tưởng ngược lại.

Trong năm 2010, các nhà công nghiệp Anh bắt đầu khoan giếng ngoài khơi bờ biển của một trong những hòn đảo, và cuộc xung đột cũ dẫn đến sự can thiệp quân sự, đã tiếp tục với sức mạnh mới.

 

Источник: vestifinance.ru

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter