Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ và ăn
tối thân mật với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Malaysia tối 20-11 - Ảnh:
Q.Trung
Kichbu
theo tuoitre.vn
Hôm nay (21-11), Hội nghị cấp cao ASEAN
lần 27 sẽ khai mạc tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia với sự tham dự của các
quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước đối
tác.
Trong hai ngày 21
và 22-11 là một chuỗi hoạt động ngoại giao quan trọng với 10 phiên hội nghị cấp
cao gồm phiên họp toàn thể ASEAN lần 27 và chín phiên cấp cao giữa ASEAN với
các đối tác ngoài khối như ASEAN + 1, ASEAN +3, ASEAN + 6.
Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung, trưởng đoàn quan chức cấp cao ASEAN (SOM)
của Việt Nam, cho biết như thường lệ, chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao
ASEAN lần 27 sẽ bao gồm hai đề mục chính gồm định hướng phát triển của ASEAN
trong thời gian tới và tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển
Đông.
“Biển Đông có vị trí địa chính trị quan
trọng về mặt thương mại, kinh tế trong hòa bình, an ninh khu vực cũng như quốc
tế, do đó vấn đề Biển Đông không đơn thuần chỉ là tranh chấp mà còn có hợp tác
trao đổi giữa các nước
Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam,
Lê Hoài Trung
Đã hoàn tất 97% mục tiêu kế hoạch
Dự kiến tại các
hội nghị cấp cao này sẽ có khoảng 60 văn kiện, trong đó có ba văn kiện được ký
kết, 20 văn kiện được thông qua và số còn lại là văn kiện được ghi nhận.
Ba văn kiện sẽ
được ký kết bao gồm Công ước ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em, tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành cộng
đồng ASEAN 2015 và tuyên bố Kuala
Lumpur về tầm nhìn ASEAN 2025.
Trao đổi với nhóm
báo chí Việt Nam
bên lề hội nghị, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết ý nghĩa lớn nhất của hội
nghị cấp cao lần này chính là thành lập cộng đồng chung ASEAN.
Ông cho biết đến
nay ASEAN đã triển khai được khoảng 97% mục tiêu, biện pháp đề ra trong các kế
hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN, trong đó trụ cột chính trị - an ninh
đạt khoảng 100%, trụ cột kinh tế đạt hơn 90% và trụ cột văn hóa - xã hội đạt
khoảng 100%.
Cũng tại hội nghị
cấp cao lần này, ASEAN sẽ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ và New Zealand.
Trước đó ASEAN có quan hệ đối tác chiến lược với năm nước gồm Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc.
Có thể thông qua tuyên bố hàng hải ở
Đông Á
Trao đổi bên lề
với báo chí Việt Nam chiều 20-11, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết
trong những năm gần đây, diễn biến tình hình Biển Đông rất đáng quan ngại,
trong đó các hành động cơi nới, xây dựng các đảo nhân tạo đi ngược lại tinh
thần và quy định của Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Điều đó càng thúc
đẩy sự cấp thiết của việc thực hiện đầy đủ DOC cũng như sự cần thiết của việc
sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên
Biển Đông (COC).
“Đối với khối
ASEAN, COC sẽ là một bộ quy tắc có tính ràng buộc, đủ khả năng ngăn chặn và xử
lý các tình huống, tình hình đang diễn ra trên Biển Đông, góp phần duy trì hòa
bình, ổn định cho khu vực. Lập trường của ASEAN là quá trình tham vấn COC giữa
ASEAN và Trung Quốc cần có khoảng thời gian cụ thể” - Tổng thư ký Lê Lương Minh
nhấn mạnh.
Theo ông Lê Lương
Minh, hiện nay ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành một số vòng tham vấn chính thức
quan chức các cấp và trong cuộc tham vấn gần đây nhất, ASEAN và Trung Quốc đã
thỏa thuận trong đó hai bên sẽ bắt đầu tiến hành tham vấn tất cả các thành tố
của COC, kể cả các thành tố có tính nhạy cảm cao.
Tuy nhiên, Tổng
thư ký Lê Lương Minh thừa nhận hiện tại đang có một khoảng cách rất lớn giữa
cam kết chính trị và diễn biến thực tế khi nói về tình hình đang diễn ra trên
Biển Đông.
Tại cuộc họp báo
ngày 20-11, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman cho biết các ngoại trưởng
ASEAN vẫn giữ nguyên quan điểm “cực kỳ quan ngại” với các diễn biến gần đây
trên Biển Đông và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an
ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
“Các bộ trưởng
nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc tăng cường thực hiện đầy đủ và hiệu quả
DOC cũng như việc khẩn trương thành lập COC” - Bộ trưởng Ngoại giao Anifah Aman
nói.
Trong khi đó, trả
lời Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết tuyên bố về định hướng
hoạt động cho cộng đồng ASEAN đến năm 2015 nêu rất rõ rằng để có được sự phát
triển và hợp tác trong các lĩnh vực giữa các nước ASEAN cũng như các nước ASEAN
và đối tác khác thì phải có
điều kiện về hòa bình.
Theo ông Lê Hoài
Trung, các giải pháp khả dĩ bao gồm tăng cường xây dựng lòng tin, phát huy
những cơ chế hợp tác về cảnh sát biển các nước, lực lượng quốc phòng, vũ trang
các nước, khía cạnh thứ hai là liên quan đến hòa bình, an ninh và ổn định ở
Biển Đông.
Thứ trưởng Lê Hoài
Trung tiết lộ với Tuổi Trẻ rằng tại hội nghị cấp cao ASEAN lần này dự
kiến có thể thông qua tuyên bố hợp tác hàng hải ở Đông Á, trong đó đề cập rất
nhiều đến việc làm sao tăng cường an ninh và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông,
chẳng hạn như thực hiện đầy đủ DOC, sớm tiến tới xây dựng COC và ghi nhận các
báo cáo về tiến trình tham vấn DOC, COC giữa ASEAN và Trung Quốc.
QUỲNH TRUNG , (Từ Kuala lumpur)
Tin liên quan
- Nguy cơ khủng bố đe dọa Hội nghị cấp cao ASEAN
- Các Ngoại trưởng ASEAN lại “cực kỳ quan ngại” về Biển Đông
------
Mối quan tâm và là lợi ích, chủ quyền của biết bao nhiêu quốc gia. Đâu riêng gì Việt Nam chúng ta. Thế nên không thể không bàn tới nó được. Chung mục đích thì càng phải bàn nhiều và bàn kỹ hơn nữa
Trả lờiXóa