Liên Xô giành được sự tôn trọng của Hoa Kỳ, nhưng mất Khrushev
СССР снискал уважение США, но потерял Хрущева
Ignasio Ortega
Khủng
hoảng Caribea năm 1962 đã bùng phát thành đỉnh cao của chiến tranh lạnh, buộc
Hoa Kỳ tôn trọng Liên Xô, nhưng hậu quả Nikita Sergeevich Khrushev phải trả giá
cho chức tổng bí thư Ủy ban TW ĐCS Liên
Xô*.
Bài liên quan:
.Khủng hoảng Caribea: những bài học của quá khứ
. 50 năm cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba
“Đây là thắng lợi chính trị nhỏ xét về bình diện đạo đức và chính trị. Từ thời điểm đó Hoa Kỳ công nhận rằng Liên bang Xô Viết là cường quốc hạt nhân mạnh”, - Nhicolai Leonov, trung tướng KGB hồi hưu trả lời hãng thông tấn Efe của Tây Ban Nha.
Theo
lời Leonov, tiến sĩ khoa học lịch sử, vào thời đó hoạt động tại tổng hành dinh
của KGB ở Mexico, nhận thức được của Liên Xô và Hoa Kỳ mối nguy hiểm của đối
đầu hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn là kết quả tích cực quan
trọng.
Các nhà sử học Nga quả quyết rằng cái gọi là chiến dịch “Mangust” – chương trình bí mật tuyên truyền, chiến tranh tâm lý và phá hoại chống Cuba để loại bỏ những người cộng sản do chính quyền Kennedy vạch ra đã trở thành điều kiện tiên quyết của cuộc khủng hoảng Caribea, gieo rắc những nghi ngờ về sự cần thiết giúp đỡ Fidel Castro.
Các nhà sử học Nga quả quyết rằng cái gọi là chiến dịch “Mangust” – chương trình bí mật tuyên truyền, chiến tranh tâm lý và phá hoại chống Cuba để loại bỏ những người cộng sản do chính quyền Kennedy vạch ra đã trở thành điều kiện tiên quyết của cuộc khủng hoảng Caribea, gieo rắc những nghi ngờ về sự cần thiết giúp đỡ Fidel Castro.
Khi
chính phủ Xô Viết nhận được thông tin tương ứng từ KGB vào tháng tư năm 1962,
Khrushev đã dễ dàng đạt được sự ủng hộ của Ủy ban TW ĐCS Liên Xô.
“Việc
bảo vệ cách mạng Cuba đã trở
thành luận cứ chủ yếu có lợi cho việc bố trí các tên lửa của Liên Xô ở Cuba.
Mưu đồ của các thế lực phản cách mạng Cuba
do Hoa Kỳ khởi xướng đổ bộ lên Plajya-Hiron (vịnh Konchinos) vào tháng tư năm
1961 cho thấy rằng Liên Xô không thể bảo vệ được Cuba nếu không triển khai trên hòn
đảo các căn cứ quân sự của mình. Ở Moscow lúc bấy
giờ nghi ngờ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các ý đồ xâm lược vũ trang Cuba”,
- Leonov nhận xét.
Trong suốt hai năm sau chiến thắng của cách mạng Cuba, Liên Xô từ chối hỗ trợ cho Cuba về kinh tế và quân sự, cho rằng chế độ cộng sản sẽ không thể tồn tại ở cách Hoa Kỳ một trăm hải lý.
Tuy thế, vào đầu những năm 1960, Khrushev đã đi đến kết luận rằng chế độ của Fidel Castro mang lại cho Liên Xô khả năng tuyệt vời cân băng tương quan lực lượng với Hoa Kỳ.
Trong suốt hai năm sau chiến thắng của cách mạng Cuba, Liên Xô từ chối hỗ trợ cho Cuba về kinh tế và quân sự, cho rằng chế độ cộng sản sẽ không thể tồn tại ở cách Hoa Kỳ một trăm hải lý.
Tuy thế, vào đầu những năm 1960, Khrushev đã đi đến kết luận rằng chế độ của Fidel Castro mang lại cho Liên Xô khả năng tuyệt vời cân băng tương quan lực lượng với Hoa Kỳ.
Kế
hoạch của chiến dịch “Anadyr” năm 1962 khi Liên Xô lần đầu tiên bố trí vũ khí
bên ngoài lãnh thổ của mình, đã tính trước trong đó bố trí tại Cuba các tên lửa
đạn đạo tầm trung với các đầu đạn hạt nhân R-12 (tầm hoạt động gần 2 nghìn km)
và R-14 (tầm hoạt động gần 4 nghìn km), có khả năng vươn đến lãnh thổ Hoa Kỳ.
“Khrushev
muốn thay đổi tương quan vũ khí hạt nhân không cân bằng. Liên Xô chỉ có trong
tay số lượng nhỏ tên lửa xuyên lục địa, và việc bố trí các tên lửa tầm trung
sát nách Hoa Kỳ đã thay thế tình hình cục diện. Sau vài năm sẽ xác lập sự cân
bằng chiến lược các lực lượng”, - Leonov giải thích.
Kế hoạch này đã có thành công. Tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy ra lệnh rút các tên lửa “Jupiter” của Mỹ ra khỏi lãnh thổ Thổ Nhỉ Kỳ và Italia đổi lại việc dỡ bỏ các tên lửa của Liên Xô khỏi Cuba.
Kế hoạch này đã có thành công. Tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy ra lệnh rút các tên lửa “Jupiter” của Mỹ ra khỏi lãnh thổ Thổ Nhỉ Kỳ và Italia đổi lại việc dỡ bỏ các tên lửa của Liên Xô khỏi Cuba.
Leonov
cho rằng Liên Xô đã giành được chiến thắng chiến lược, bởi vì 45 tên lửa này
của Mỷ với đầu đạn hạt nhân và tầm hoạt động 2,4 nghìn km có thể tiêu diệt các
mục tiêu trên phần lãnh thổ châu Âu của Liên Xô
không còn là mối đe dọa mang tính nguyên tắc đối với Moscow.
“Khrushev
đã đi bước phiêu lưu khi thông qua quyết định bố trí tên lửa tại Cuba.
Nhưng, như các tài liệu chính thức viết, ông không có ý định sử dụng chúng, mà
đơn giản muốn hù dọa Hoa Kỳ và buộc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tham gia đối thoại với
Moscow một cách bình đẳng”, - nhà sử học Alexander Furrsenko cam đoan.
Vào
lúc đó Khrushev thậm chí không đoán được rằng chỉ sau hai năm ông bị mất các
chức vụ trong đảng và chính phủ vì quyết định duy ý chí của mình. Tuy nhiên,
cho đến những ngày cuối đời của mình, Khrushev vẫn còn tin tưởng vững chắc rằng
Moscow đã giành
được chiến thắng trong cuộc khủng hoảng Caribea.
Giới chóp
bu quan liêu của Ủy ban TW ĐCS Liên Xô đã quyết định rằng thách thức do Hoa Kỳ
đưa ra đối với Khrushev, là biểu hiện thái độ duy ý chí vô trách nhiệm của nhà
lãnh đạo Liên Xô mà không chỉ đe dọa hòa bình trên Trái đất , mà còn gây
thêm những vấn đề kinh tế to lớn trong nước.
“Theo
ý kiến của các thành viên chính phủ Liên Xô, khủng hoảng Caribea là mối hiểm
nguy to lớn. Khrushev đã phải trả giá bằng chức vụ cho hành động của mình.
Khủng hoảng Caribea trở thành giọt nước cuối cùng. Người Mỹ sát hại Kennedy.
Chúng ta tuy không tước đi cuộc sống của Khrushev, mà đơn giải loại bỏ ông khỏi
chính quyền”, - Leonov nói.
Liên
Xô phải trả giá đắt cho khủng hoảng Caribea, bởi vì hầu hết tất cả vũ khí và
phương tiện kỹ thuật quân sự đã chuyển đến Cuba, đã để lại ở đó (xe tăng, máy
bay trực thăng, pháo phòng không).
“Tất
cả đã được tặng cho những người Cuba
để làm dịu tình hình căng thẳng. Fidef Castro được trao tặng danh hiệu Anh hùng
Liên Xô và trao Huân chương Lenin”, - tướng KGB, người bạn tốt của Raul Castro,
sau này thay thế Fidel trên cương vị lãnh đạo đất nước, nói.
Theo ý
kiến của ông, người Mỹ đã thua trong cuộc khủng hoảng Caribea, bởi vì “họ buộc
phải công nhận cách mạng Cuba và có nghĩa vụ tuân thủ quyền bất khả xâm phạm
lãnh thổ của hòn đảo, rằng về thực chất, chính thức công nhận thất bại to lớn
đầu tiên của mình ở Tây bán cầu và sự sụp đổ học thuyết Monro”.
Leonov không quá phóng đại nói rằng thế giới đã đứng “bên bờ vực của cuộc chiến tranh thế giới mới” bởi tại Cuba đã bố trí hơn một trăm quả bom nguyên tử và 42 nghìn binh lính Liên Xô, sẳn sàng hy sinh trong trường hợp tấn công Hoa Kỳ”.
Leonov không quá phóng đại nói rằng thế giới đã đứng “bên bờ vực của cuộc chiến tranh thế giới mới” bởi tại Cuba đã bố trí hơn một trăm quả bom nguyên tử và 42 nghìn binh lính Liên Xô, sẳn sàng hy sinh trong trường hợp tấn công Hoa Kỳ”.
“Trong
các báo cáo mà tôi gửi cho ban lãnh đạo Liên Xô từ Mexico,
tôi đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẳn sàng tấn công Cuba.
Nguy cơ rất lớn, và xung đột hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy vậy, tôi tin tưởng
rằng tư duy lành mạnh sẽ chiến thắng, và Cuba sẽ ngăn chặn được thảm họa hạt
nhân toàn thế giới” – Leonov trả lời tuyệt vời bằng ngôn ngữ Tây Ban Nha.
---
* Có thể tác giả nhầm chức danh Tổng bí thư và bí thư thứ nhất – Kichbu.
---
* Có thể tác giả nhầm chức danh Tổng bí thư và bí thư thứ nhất – Kichbu.
"“Tất cả đã được tặng cho những người Cuba để làm dịu tình hình căng thẳng. Fidef Castro được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và trao Huân chương Lenin”, - tướng KGB, người bạn tốt của Raul Castro, sau này thay thế Fidel trên cương vị lãnh đạo đất nước, nói." --> Xe có xem một bộ phim Trung Quốc, trong đó, vợ của một vị quan tri phủ đã ép chồng tặng cho một bà góa - nhân tình của vị quan tri phủ - danh hiệu người đàn bà tiết hạnh nhất trong vùng! Sau khi được ban tặng danh hiệu, người đàn bà góa này đã từ chối quan hệ với vị quan tri phủ - người có bà vợ cao thủ - để giữ lấy danh hiệu. :))
Trả lờiXóaHình như có một, vài vị tướng của Việt Nam cũng được phía Trung Quốc phong tặng chức tướng, được gọi là lưỡng quốc tướng quân?
Danh hiệu đôi khi thật quý giá, đôi khi chỉ là vớ vẩn bởi những toan tính mưu mô, hoặc toan tính chính trị!