Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết như khúc dạo đầu sụp đổ nước Nga

Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết như khúc dạo đầu sụp đổ nước Nga

Развал СССР как прелюдия к развалу России

 

Pavel Kuznhexov

Nguồn: newsland.ru

Kichbu posted on 07.04.2012

 

 

 

Bài liên quan:

 

Ø    "Tôi hạnh phúc vì dã sống ở Liên Xô"

 

 

 

Thường xem M. S. Gorbachev là cha để của cải tổ (perestroika), nhưng trên thực tế Yu. V. Andropov mới là người đã đề xướng nó. Khẩu hiệu hàng đầu của thời đại Breznhev, như tất cả đã biết, là ổn định, không có những thay đổi đột ngột. Vào thời kỳ trì trệ của Breznhev, giới thượng lưu  Xô Viết, cũng như  toàn thể nhân dân tin chắc chắn vào một ngày mai hạnh phúc của mình, đã vô cùng tức giận bởi buộc phải che giấu sự sung túc của mình và không phô trương những đặc quyền đặc lợi.

 

 

 

Vào năm 1982 Breznhev từ trần, Andropov ốm đau bệnh tật và già nua lên nắm quyền. Lần đần tiên trong lịch sử chúng ta, toàn bộ quyền lực trong nước chuyển vào tay của một chekist chuyên nghiệp. Andropov ngay lập tức bắt đầu cải tổ và bắt đầu nó từ việc thủ tiêu nạn sùng bái cá nhân Tổng bí thư Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Những lời tán dương quen thuộc dành cho lãnh đạo đảng trong thời kỳ trì trệ phút chốc biến mất trong những bài phát biểu chính thức. Tiếp theo sau việc thủ tiêu nạn sùng bái cá nhân là cuộc đấu tranh chống tham nhũng (nhận hối lộ). Nhiều vụ bắt bớ "những kẻ gian giảo và bọn trộm cắp" bắt đầu xảy ra trên khắp đất nước. Các vụ bắt bớ đụng chạm đến chính cả những nhân vật  bất khả xâm phạm cho đến nay - những bạn bè của Galina Breznheva. Một trong những người "đáng kính" nhất của đất nước - Yuri Sokolov, giám đốc hiệu thực phẩm Eliseevski, đã bị bắt và bị bắn. Nhưng trong cuộc cải tổ của Andropov có một chi tiết quan trọng mà nó cho đến nay người ta đang lờ đi: tiến hành cuộc thanh lọc đội ngũ cán bộ đảng, trong quá trình đó hầu như một phần ba các bí thư tỉnh ủy bị mất chỗ ấm áp, quen thuộc của mình.

 

 

 

Kết quả cuộc thanh lọc này: nỗi sợ hãi chí tử của giới thượng lưu Xô Viết về một ngày mai mà nó có thể trở thành ngày cuối cùng. Những nguyên tắc cơ bản của chính trị thực tiễn: thanh lọc đội ngũ kéo theo nó là sự hình thành phe đối lập với chính quyền. Hầu như tiếng sét nổ vang đối với giới thượng lưu Xô Viết mãn nguyện trong những năm trì trệ, nhưng lần này  may quá: ngày 9 tháng hai năm 1984 Andropov qua đời. K.U. Chernhenko thay thế vị trí của ông. Nhiệm vụ đầu tiên của Chenhenko là tạm dừng cải tổ, vỗ về giới thượng lưu, chấm dứt truy nả những kẻ gian giảo và những kẻ trộm cắp. Chernhenko đã giải quyết được nhiệm vụ của mình, cải tổ bị gác lại, các hoạt động điều tra chống bọn trộm cắp đã chấm dứt, Galina Breznheva đã trở lại với những buổi tiếp đãi của giới thượng lưu trong điện Kremlin. Giới thượng lưu Xô Viết thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngày 10 tháng ba năm 1985 K.U.Chernhenko bị phù thủng phổi và qua đời. Người ta thông báo cho cả nước tin này "với sự đau buồn sâu sắc", nhưng chỉ sau 4 giờ đất nước được thông báo: tân Tổng bí thư Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã được bầu - M.S. Gorbachev, lần này là một người trẻ tuổi, mạnh khỏe, năng động, tràn đầy những kế hoạch sáng tạo. Gorbachev đã hồi phục cải tổ của Andropov và tuyên bố mình là người sáng tạo nó. Ông không nổi bật bởi tính khác thường, bắt đầu theo kịch bản có sẵn: từ việc thủ tiêu tệ sùng bái cá nhân Tổng bí thư Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tiếp theo là thiết lập trật tự và kỷ luật. Giới thượng lưu, trải qua cơn kinh hoàng chết người dưới thời trị vì của Andropov, trở nên buồn rầu trong sự chờ đợi quyết định số phận của mình. Và sau đó Gorbachev đã phạm sai lầm ý thức hệ: bắt đầu hạ bệ thời đại Stalin một cách triệt để và liên tục với việc bôi nhọ lãnh tụ và người cha của các dân tộc. Đáp lại ông là bức thư nổi tiếng của Nina Andreeva, mà trong đó có lời kêu gọi: không được lay chuyển con thuyền chủ nghĩa xã hội. Ủng hộ cải tổ nói chung, Nina Andreeva ngừa trước việc lên án quá thái thời đại Stalin, "liên quan đến chiến công bất tử của những người Xô Viết". Sau khi công bố bức thư của Nina Andreeva tiếp theo trên báo "Nước Nga Xô Viết" là khoảng lặng kéo dài, ba tuần. Giới thượng lưu đã tập trung suy nghĩ. Và sau đó, sử dụng cơ hội cứu cánh vừa xuất hiện, cùng với tầng lớp trí thức liên kết với nó đã tấn công ồ ạt bằng việc chỉ trích bức thư này. Chính lúc bấy giờ giới thượng lưu cùng đã tách rời khỏi xã hội mà xã hội đó mong ước về những cải cách tổng thể trong nước, về xây dựng chủ nghĩa xã hội đổi mới với "khuôn mặt con người". Giới thượng lưu đã đứng về phía đối lập, nhưng không đối lập với chính quyền, nó đứng về phía đối lập với nhân dân. Giới thượng lưu đã không cần chủ nghĩa xã hội, nó muốn bứt khỏi sự kiểm soát của đảng cầm quyền, cuối cùng, tiêu diệt nó về ý thức hệ nhưng vẫn bảo vệ đời sống sung túc và các đặc quyền của mình. Sự cần thiết che giấu tài sản tránh xa những con mắt "đố kỵ" của nhân dân không vừa lòng nó, khả năng không nắm được tình hình làm nó sợ hãi. Đội ngũ đảng Xô Viết đã phản bội những lý tưởng chính trị của mình đã từng phụng sự, vứt bỏ những giá trị mà nhiều năm theo đuổi. Trong điều này giới trí thức, mà phần lớn cũng bám vào những giá trị này, đã giúp đỡ nó. Và, dĩ nhiên, các nhà neformal (неформалы-tiếng Nga - Kichbu), kiểu phong trào "Tưởng niệm" hiện đã bị lãng quên, ủng hộ nó. Ngày mồng 6 tháng năm năm 1987 , phong trào "Tưởng niệm" đã tiến hành cuộc miting đầu tiên của mình ủng hộ cải tổ trên quảng trường Manheznaya với khẩu hiệu: "Đá đảo những kẻ phá hoại (ngầm)cải tổ. Từ năm 1988 "các mặt trận nhân dân ủng hộ cải tổ" bắt đầu hình thành. Những mặt trận nhân dân này nhân dân đến mức nào, khó phán định lắm, nhưng giới thượng lưu rất khích lệ việc thành lập - điều này thì không còn nghi ngờ gì nữa. Sau bức thư của Nina Andreeva, xuất hiện  những người chống đối trong phe trước đây của những người Xô Viết - những bạn bè của cải tổ và công khai (glasnost) theo đường lối làm lay chuyển con thuyền chủ nghĩa xã hội. "Các mặt trận nhân dân" của những người theo cải tổ ở Nga chỉ là số ít và yếu để thực hiện đặt hàng xã hội của giới thượng lưu. Nhưng ở vùng Pribaltik và Kavkaz, các phong trào trào này đã chuyển thành những phong trào dân tộc đông đảo, mạnh mẽ với tất cả những hậu quả xuất phát từ đó. Vào năm 1988 những người ủng hộ cải tổ đã thành lập đảng của mình dưới tên gọi "Liên minh dân chủ". Đây thật sự là đảng "quần chúng", số thành viên gần nghìn người.

 

 

 

Trước đó Etlsin đã bước ra vũ đài và đề xuất nhân dân hỗ trợ giải quyết vấn đề cam gho đấu tranh với những đặc quyền đặc lợi. Vào tháng hai năm 1986 tại Đại hội 27 của Đảng CS Liên Xô nhà hùng biện cuồng nhiệt này tuyên bố: "Đau đớn thay khi ta nói về những quyền lợi đặc biệt của những nhà lãnh đạo. Bởi vậy ý kiến của tôi - ở nơi mà quyền đặc lợi của các nhà lãnh đạo không thanh minh được, thì chúng cần phải loại bỏ". Nhân dân tại sao đó không nhận thức được rằng giới thượng lưu không nói năng gì về những đặc quyền và bonus. Ngay sau đó Eltsin không còn đau khổ vì đất nước và vì nhân dân, bởi vì rằng từ thay đổi của ông, Liên bang Xô Viết  bắt đầu ngưng tồn tại, và cộng đồng lịch sử - nhân dân Liên Xô - cũng không còn. Ông đã xem quyền lực của mình là trọng tâm, và giới thượng lưu vì những quyền lợi tương lai và bảo vệ những đặc quyền lợi ích Xô Viết đã đặt ngân hàng vào nó. Và bắt tay theo chủ nghĩa tư bản mà giới thượng lưu mơ ước về nó như về một bến bờ lặng lẽ, vững chắc ngay từ thời kỳ trì trệ. Eltsin, vị tổng thống đầu tiên, sa hoàng và người cầm lái của công trình xây dựng chủ nghĩa tư bản vĩ đại đã để dân chủ như trò tiêu khiển đối với nhân dân. Và sau đó sa hoàng mới của chúng ta đã tước nó của nhân dân để họ không còn chơi với trò đùa đắt giá và ngoại bang. Và nhân dân còn xa mới đến dân chủ, nhưng nhân dân đang lớn lên, và điều quan trọng - nhân dân thông minh hơn…

 

 

 

Bây giờ ở đất nước chúng ta tuyên về cuộc cải tổ mới trong khuôn khổ đường lối của chủ nghĩa tư bản. Giới thượng lưu dường như cố hữu và mãi mãi tránh những ngang trái cuộc đời, sống rất bình an. Những thời xa xưa đang tái lại, nhưng tái lại không như thảm họa mà như trò hề rẻ tiền. Cũng như xây dựng đảng đối với những nhu cầu của giới thượng lưu, những lời kêu gọi nó không lật đổ con thuyền, những mặt trận nhân dân đối với những mặt trận cận giới thượng lưu, cũng như sự thổi phồng đề tài tham nhũng, nhưng không muốn chiến thắng nó, cũng như sự phân liệt trong xã hội. Ngay cả đội ngủ của Putin sợ hãi vì những đặc quyền và tiền/tư bản "trung thực" kiếm được bằng lao động quá sức đang cố gắng quảng bá  cho những thành tựu của chủ nghĩa tư bản "hiển hách" trên mặt trận kinh tế và chính trị. Đội ngủ này đang tạo  nạn sùng bái cá nhân tổng thống - người đảm bảo sự ổn định của bộ máy đảng mới - cũ xưa và những tài phiệt trong đội hình của họ. Và trong cốt cán của họ có "sự ủng hộ Putin hiển nhiên, đích thực toàn dân", một chế độ phi nhân đạo, chống nhân dân bằng phù phép của Churov. Chỉ mới ở dạng thụ động? Liệu trong tương lai Nga sụp đổ hay không?

 

---

 

Bản lược dịch của Kichbu chưa được hiệu đính..:)

5 nhận xét:

  1. Mỗi lần xin bài từ blog Kichbu, Kichbu luôn sẵn lòng. Vì vậy .. lần này Xe cũng theo thói quen : vừa xin và vừa bê về nhà mà không đợi sự đồng ý trước ! :)))

    Cảm ơn Kichbu trước. :))

    Trả lờiXóa
  2. Dạo này Kichbu ít dịch bài của Lenta.ru ... ?

    Trả lờiXóa
  3. Giửa THAM-NHŨNG và HỐI-LỘ hai động thái khác nhau.
    Hối lộ là hành động trao tiền cho một nhân viên chính quyền để những sự trở ngại,rắc rối được trôi qua,hoặc những hành động bấc hợp pháp được làm ngơ.Số tiền đó,người
    nhân viên đó bỏ túi riêng.
    Tham-nhũng là hành động của kẻ có quyền-lực trong guồng máy chính-quyền,cắt xén tiền bạc trong một công-trình nào đó mà ích nước lợi dân,thí dụ như...tiền trong ngân hàng mang ra là một triệu để giúp người nông dân có vốn mua giống thì người có trách nhiệm trong kế hoạch đó lấy bớt ra một số tiền bỏ túi riêng...thì số tiền bỏ túi riêng đó
    người nông-dân phải gánh chịu.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter