Abidas по-русски
Аlexandra Volkova
Nga có cần các doanh nghiệp Trung Quốc ở Viễn Đông
Mong muốn của người Trung Quốc đưa các doanh nghiệp
của họ đến vùng Viễn
Đông chủ yếu liên quan đến chi phí
thấp của lao động ở Nga. Lương trung bình tại Trung Quốc đã tăng lên, và di chuyển một loạt cơ sở sản xuất sang lãnh thổ đất nước của chúng ta trở nên có lợi hơn đối với người Trung
Quốc. Liệu yếu tố lao
động giá rẻ có thể trở thành một tác nhân kích thích tăng trưởng kinh tế ở đất nước của chúng ta?
Cơ sở tăng trưởng
Thỏa thuận
trên nguyên tắc về việc chuyển các
doanh nghiệp Trung Quốc trong 12 lĩnh vực của nền kinh tế đã đạt được trong
chuyến thăm của bộ trưởng phát triển vùng Viễn Đông Alexander
Galushki đến Peking vào đầu
tháng Tư. Phía Trung Quốc
đã đưa ra sáng kiến xuất khẩu các
cơ sở sản xuất của 12 lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế: công nghiệp xây dựng, luyện kim, năng lượng, chế tạo máy, công nghiệp hóa
chất, công nghiệp dệt, công nghiệp xi măng v.v… Dự kiến bố trí các cơ sở này tại vùng
các khu vực ưu tiên phát triển (TOP) và tại cảng Tự do Vladivostok.
Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã sử dụng khéo léo các nguồn lao động giá
rẻ của riêng mình. Sự hiện diện lao động giá rẻ cho phép các nước
phát triển chuyển sản xuất của
họ sang Trung Quốc. Chính yếu tố này
phần lớn đã cho phép đất nước thực hiện cú bứtt phá kinh tế ngoạn mục. Nhưng vào năm 2015, trong bối cảnh khủng hoảng
nhà ở, nhu cầu trong nước giảm
sút và xuất khẩu không ổn định, nền kinh tế của Trung Quốc chỉ tăng 6,9% hàng năm. Đây là con số thấp
nhất trong 25 năm qua. Triển vọng trong tương lai cũng không thuận lợi. Do đó,
Ngân hàng thế giới, dựa
trên số liệu của chính phủ Trung Quốc, đã
dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lên 6,7% vào năm 2016. IMF - ở mức 6,5%.
Các nguồn tài nguyên cạn kiệt
Việc trông cậy vào nguồn lao
động giá rẻ đã thực hiện chức năng của nó đã đóng vai trò nhất định trong sự
suy thoái tình hình kinh tế của Trung Quốc. Tức là, tăng trưởng kinh tế tất yếu đã dẫn đến sự gia tăng tiền lương. Hôm nay, chẳng hạn, thu nhập bình quân
hàng tháng của người lao động có tay nghề thấp khoảng 360 dollars mỗi ngày. Chỉ riêng
năm ngoái, tổng chi phí trả lương ở Trung Quốc đã tăng 10%.
Việc
bố trí các cơ sở sản xuất trong nước - nhiều công ty đang chuyển các cơ sở sản
xuất ở các nước láng giềng, nơi có giá nhân công rẻ hơn đối với các nhà công
nghiệp Trung Quốc trong bối cảnh mức lương tối thiểu tăng tăng thường xuyên là không có lợi.
Theo các ngân hàng Pháp Natixis, trong bốn năm tới, giá sức lao động tại Trung Quốc sẽ
giống như ở Mỹ. Năm năm nữa, Trung Quốc sẽ đuổi kịp các nước EU, còn bảy nữa - Nhật Bản. Các
nhà phân tích của Tập đoàn tư
vấn Boston (BCG) chia sẻ dự
báo này - hồi tháng Tám năm ngoái, họ nói rằng chi phí sản xuất ở CHND Trung Hoa vào năm 2015 sẽ ở mức của Hoa Kỳ.
Gần hơn và rẻ hơn
Ở Nga, theo đánh giá của Bank of America Merrill Lynch, mức lương thực tế
theo đồng dollar ($565,4)
trong nửa đầu năm 2015 thấp hơn so với
Trung Quốc ($764,3) và Mexico ($636,6).
Năm 2014, mức
lương trung bình ở Nga là $839,7.
Cuộc khủng hoảng mà ngày nay nền kinh
tế Nga đang đối mặt đã tác động
tiêu cực nhất đến tiền lương
của người Nga. Và phía Trung Quốc, dường như, với lợi ích đã quyết định sử
dụng yếu tố này. Theo lời đại biểu Duma Quốc gia
Vladimir Pozdnyakov, thoạt
đầu người Trung Quốc nghĩ về việc chuyển
cơ sở sản xuất của họ sang các nước
nghèo nhất của châu Phi. Đồng thời đã đề nghị rút chính các cơ sở sản xuất độc hại ra khỏi
đất nước. Ngay hồi năm 2013,
Hội đồng Nhà nước CHND Trung
Hoa đã công bố kế hoạch cắt giảm các cơ sở sản xuất dư thừa trong một loạt ngành công nghiệp.
Theo kế hoạch này, cần loại
bỏ những cơ sở sản xuất độc hại như hóa chất, nhôm, xi măng, thủy tinh. Và bây giờ, rõ
ràng, họ đã quyết định
rằng tốt nhất chuyển sang Nga, bởi vì gần hơn và rẻ hơn.
"Theo quan niệm của
người Trung Quốc, ngay cả thỏa thuận với người Nga dễ dàng hơn, họ sẽ
thông qua tất cả và ký kết. Lợi ích thuộc phía Trung
Quốc", - Pozdnyakov cho hay.
Những viễn cảnh khác nhau
Vấn
đề chính là đất nước của chúng ta do bố trí các doanh nghiệp Trung
Quốc trên lãnh thổ
của mình sẽ nhận được gì? Các chuyên
gia có ý kiến khác nhau về những viễn
cảnh này. Vladimir Pozdnyakov, chẳng
hạn, cho rằng Nga thực tế
nhượng cho Trung Quốc vùng Viễn Đông để công nghiệp
hóa. Tuy nhiên, theo đại
biểu, chính các chuyên gia
Nga sẽ làm việc tại các
doanh nghiệp là một thực tế
xa vời.
"Trung Quốc, dĩ nhiên, sẽ muốn người Trung Quốc làm việc
tại các cơ sở này. Có lẽ chính
những người đã làm việc
tại các nhà máy này ở Trung Quốc. Điều này được hiểu rằng người
lao động sẽ chuyển đến Nga với gia đình của họ. Còn các gia đình ở Trung Quốc rất đông người. Buộc
phải xây dựng một loạt các khu phố cho
dân di cư đến, còn bảo vệ các doanh nghiệp của
Trung Quốc sẽ là các vệ sĩ Trung Quốc hoặc các
đơn vị quân đội Trung Quốc”, - Vladimir
Pozdnyakov nói.
Trong khi đó, Bộ Phát triển kinh tế đảm bảo rằng lợi ích của Nga sẽ
liên tục được tuân thủ. Theo lời cục trưởng hoạt động kinh tế đối
ngoại, thu hút đầu tư tư nhân và hỗ trợ xuất khẩu của Bộ Phát triển kinh tế Rustam
Makarov, sự hợp tác của Bộ với GRDC của CHND Trung Hoa (tiếng Nga ГКРР КНР) dựa trên sự
hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề sau đây: tuân thủ luật pháp Nga một trăm phần trăm, không ít hơn 80%,
- lực lượng lao động của Nga, ưu tiên vô
điều kiện đối đối với các nhà cung
cấp và nhà thầu Nga.
"Chúng tôi đã đề
nghị các nhà đầu tư Trung Quốc xem xét
Viễn Đông nước Nga như khu vực tiềm năng để đầu tư. Bây giờ họ đang nghiên cứu các khả năng khác nhau
", - Rustam Makarov nói. Từ
những tuyên bố này, có thể kết luận rằng quan điểm của đất nước chúng ta cho đến cùng như vậy vẫn chưa được xác định.
Yếu tố của sức hấp dẫn đầu tư
Dĩ nhiên, đó
không phải là vấn đề để tự hào, nhưng rõ ràng Nga, cùng với các
nước đang phát triển, đang
trở nên hấp dẫn đối với việc
bố trí các cơ sở sản xuất - không
phải cho các nước đang phát triển vì do lao động giá rẻ. Nhưng điều này chắc gì đủ để đầu tư, trong
trường hợp này của người Trung
Quốc? Thật vậy, lao động giá
rẻ - một trong những yếu tố quan trọng của sức hấp dẫn đầu tư của đất nước. Theo logis sự việc, tình hình hiện nay
cần phải mang lại cho đất
nước chúng ta lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu.
Nhưng, như các chuyên gia cho
biết, lao động giá rẻ chỉ là một
trong những yếu tố thu hút đầu tư.
Nhưng hoàn toàn không phải
là quyết định nhất. Trong số những nguyên
nhân cản trở đầu tư, đó là thiếu các cơ sở sản xuất tự do và nguồn lao động, các biện pháp trừng phạt quốc tế cản trở việc nhập khẩu các linh kiện và
công nghệ và v.v… Và những
vấn đề này hiện nay dường như không thể giải quyết được.
Một trăm lần đo
Trung Quốc, rõ ràng, có ý định giải quyết
các vấn đề của chính họ tại Viễn Đông. Chẳng hạn, loại bỏ các vấn đề
sản xuất thừa. Ngoài ra, Peking đã quyết
định giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề môi trường trong nước. Đặc biệt,
"dỡ bỏ" công nghiệp
phía Bắc, nơi tập trung một phần
tư sản xuất của đất nước,
và, như, kết quả là, tình trạng ô nhiễm không khí cao nhất ghi nhận được. Hoàn toàn không phải thực tế rằng giải quyết các nhiệm vụ này sẽ được dựa
trên các điều kiện hai bên cùng có lợi
cho đất nước của chúng ta.
Về môi trường sinh thái,
vấn đề nói chung là phức tạp. Chỉ cần
nhớ lại các thảm họa nhân tạo
thường xuyên ở Trung Quốc cũng đủ, chẳng hạn, ở Thiên Tân,
nơi mùa hè năm ngoái đã xảy ra những vụ nổ mạnh tại các kho hóa chất. Kết
quả, hơn 170 người thiệt mạng, nhà cửa bị phá hủy. Tuy nhiên, cục trưởng của Bộ
Phát triển Viễn Đông Rustam Makarov cam
đoan rằng ở vùng Viễn Đông không
và sẽ không có chỗ cho các cơ sở sản xuất bẩn. Tuy nhiên, chắc gì các nhà khoa học sinh thái xác
nhận rằng các tiêu chuẩn môi trường được xác lập ở Nga
là rất yếu và, như một quy luật, không được tôn trọng trên thực tế. Và điều quan trọng nhất, đó
là rất nhiều các hóa chất độc hại được sử dụng trong các nhà máy của Trung
Quốc, không phải chịu chuẩn
hóa tại Nga, và kết quả là, không
bị kiểm soát.
Có thể nhớ lại rằng "các
nhà đầu tư" Trung Quốc trong các khu rừng của châu Phi và Mỹ Latinh đã hành xử dã man như thế nào. Khả năng rằng một ngoại lệ sẽ được thực
hiện cho vùng Viễn Đông là ở
đâu? Tất cả điều này cho thấy rằng các nhà chức trách Nga nên rất thận trọng khi nói về các chi tiết của bản ghi nhớ.
Theo Vladimir Pozdnyakov, tình hình nguy hiểm chính là việc Nga có thể mất đi
Viễn Đông:
"Trung Quốc chẳng việc gì phải vội và đã sẵn sàng chờ đợi cả mười, cả hai mươi, và thậm chí năm mươi
năm. Sẽ chờ đợi
cho đến khi hàng triệu và hàng triệu người Trung Quốc sẽ đến sống ở vùng Viễn Đông".
-----