МиГ-17 против F-105: первая победа в небе Вьетнама
Tác giả Sergei Antonov
Kichbu theo rusplt.ru
Lịch sử tham gia của các chuyên gia quân sự Liên
Xô trong Chiến tranh Việt Nam kéo dài gần mười năm - từ 1965 đến 1975 - phần lớn vẫn chưa
được khám phá. Lý do cho điều đó - tăng cường bảo mật, cho đến nay che đậy
nhiều tình tiết có liên quan đến hoạt động của Nhóm các chuyên gia quân sự Liên
Xô tại Việt Nam. Trong số đó có các lực lượng quân sự quốc phòng, cả sĩ quan
tình báo quân sự và thủy thủ - và tất nhiên, các phi công quân sự. Chính thức, các máy bay chiến đấu của Liên Xô đã
được tham gia vào việc chuẩn bị và đào tạo của các đồng nghiệp Việt Nam làm chủ
kỹ thuật hàng không của Liên Xô và Trung Quốc (tức là cũng của Liên Xô, nhưng được cấp phép). Và để trực tiếp
tham gia chiến, họ đã bị cấm. Tuy nhiên, cuộc chiến thường hủy bỏ tất cả hoặc
nhiều lệnh cấm chính thức. Vì vậy, không phải ngạc nhiên rằng trong thời gian
gần đây trong các nguồn tin chính thức của Bộ Quốc phòng xuất hiện những dữ
liệu mà trước đây chắc gì đã được công bố. Theo những tin tức này, chiến thắng
quan trọng đầu tiên của Không quân Việt Nam đối với máy bay Mỹ giành được vào
ngày 4 tháng Tư năm 1965 trên thực tế là nhờ bàn tay của các phi công Liên Xô.
Tuy nhiên, về chính thức, cho đến nay vẫn còn cho
rằng ngày 4 tháng Tư năm 1965 bốn phi công Việt Nam trên máy bay MiG-17 đã tấn
công tám máy bay chiến đấu F-105 "Thunderchief" trên bầu trời Thanh
Hóa. Người Mỹ đã xuất kích đánh bom cầu Hàm Rồng và nhà máy điện ở Thanh Hoa,
nhưng kế hoạch của họ đã bị lộ khi nhưng máy bay do thám bay qua đầu tiên nhằm
đến các mục tiêu. Khi xuất hiện thông tin về tám F-105 đến tấn công, hai biên
đội MiG-17 của trung đoàn không quân của Không quân Bắc Việt Nam đã cất cánh.
Kết quả cuộc không chiến, hai máy bay Mỹ "Thunderchief", đã bị bắn rơi
bởi máy bay Việt Nam, và ngày 4 tháng Tư từ đó được kỷ niệm như Ngày truyền thống của Không quân Việt Nam.
Chắc là, các thông tin chính xác rằng ai đã ngồi trong cabin của các máy bay
MiG-17, chỉ xuất hiện sau khi Nga mở tài liệu lưu trữ quân sự của thời đó. Nếu
điều này không được thực hiện, thì thậm chí bản thân những người tham gia Nhóm
các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam đôi khi cũng không thể được tiếp
cận với những dữ liệu của họ - thậm chí cả những báo cáo của riêng mình và
những ghi chép công vụ. Nhưng trong mọi trường hợp, cho dù ai là "tác
giả" đi chăng nữa của chiến thắng ngày 4 tháng Tư năm 1965, đó là chiến
thắng đầu tiên của máy bay chiến đấu của Liên Xô đối với Mỹ, giành được trên
bầu trời Việt Nam. Và chiến thắng này còn giá trị hơn bởi nó giành được bằng
máy bay chiến đấu cận âm thanh mà đối kháng nó là máy bay của kẻ thù có khả năng phát huy tốc
độ siêu thanh!
Phi công Việt Nam chuẩn bị xuất kích. Photo: http://acepilots.com
Người không thông thạo rất khó để tưởng tượng làm thế nào mà một máy bay cận âm có thể trở thành đối thủ đáng gờm đối với máy bay siêu âm: dù cố gắng thế nào, nói rằng, đúng là ngồi trên máy kéo đuổi theo chiếc xe con. Nhưng chỉ cần thay đổi các điều kiện - chẳng hạn, cứ cho là thế này và thế kia trên địa hình không đường sá - và tình hình sẽ thay đổi đáng kể: ưu thế của máy kéo sẽ được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, "máy kéo" này là MiG-17 của Liên Xô được chế tạo ra vào đầu năm 1950. Về hình thức, cho rằng nó có thể đạt được tốc độ của âm thanh, và cánh quét của nó cho phép điều này, nhưng trong thực tế "mười bảy" cơ động đến tốc độ cận âm. Điều này đảm bảo cho nó lợi thế trong chiến đấu ở cự ly gần khi chính khả năng cơ động, chứ không phải là tốc độ quan trọng hơn.
Người không thông thạo rất khó để tưởng tượng làm thế nào mà một máy bay cận âm có thể trở thành đối thủ đáng gờm đối với máy bay siêu âm: dù cố gắng thế nào, nói rằng, đúng là ngồi trên máy kéo đuổi theo chiếc xe con. Nhưng chỉ cần thay đổi các điều kiện - chẳng hạn, cứ cho là thế này và thế kia trên địa hình không đường sá - và tình hình sẽ thay đổi đáng kể: ưu thế của máy kéo sẽ được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, "máy kéo" này là MiG-17 của Liên Xô được chế tạo ra vào đầu năm 1950. Về hình thức, cho rằng nó có thể đạt được tốc độ của âm thanh, và cánh quét của nó cho phép điều này, nhưng trong thực tế "mười bảy" cơ động đến tốc độ cận âm. Điều này đảm bảo cho nó lợi thế trong chiến đấu ở cự ly gần khi chính khả năng cơ động, chứ không phải là tốc độ quan trọng hơn.
Đổi lại, các phi công Mỹ lái F-105 vào năm 1965,
hoàn toàn không hình dung được toàn bộ sự nguy hiểm của MiG-17.
"Thunderchief", trang bị tên lửa và có khả năng mang theo một số lượng
bom lớn, có tốc độ cao hơn - nhưng ít cơ động hơn. Ngoài ra, việc chuẩn bị của
các đơn vị đầu tiên, trang bị các máy bay này, được tiến hành trong điều kiện
hoàn toàn thao trường, mà không có bất kỳ nỗ lực nào để mô phỏng việc chống lại
kẻ thù. Và ngay cả sau khi F-105 đã được điều đến Việt Nam, chiến thuật bay đôi
chiếc, theo biên đội, duy trì chế đội bay thích hợp hơn để ném bom và hoàn toàn
không tính đến rằng nó hoàn toàn không phù hợp với không chiến đấu với máy bay
chiến đấu của đối phương. Còn đối phương, tức là, Không quân Việt Nam, mà các hành
động của họ được hoàn thiện đến mức tự động dưới sự giám sát nghiêm khắc của
các chuyên gia quân sự của Liên Xô và họ cũng phối hợp trực tiếp trong trận
chiến (ít nhất qua radio từ các đài quan
sát trên mặt đất, và hoàn toàn có thể,
trực tiếp ngay trên không, nếu các phi công Liên Xô thực tế tham gia trận
đánh), đã không quên tận dụng tính toán sai lầm này.
Nhận thấy rằng đuổi kịp "Thunderchief" ở phía
sau sẽ rất khó khăn, ngay cả khi đối thủ được nạp mang bom và về cơ bản bị mất tốc
độ, các phi công của máy bay MiG-17 đã sử dụng chiến thuật phục kích mặt đất và
áp đặt cận chiến trực diện. Sáng
sớm một hoặc hai biên đội "mười bảy" từ sân bay chính của chúng ở độ
cao cực thấp chuyển sang sân bay phụ, nằm gần từ đường bay mà người Mỹ sử dụng
(nói thêm, phi công Mỹ cũng đã trả giá đắt bởi thói quen bay bắn phá và ném bom
theo cùng hành trình).
Và ngay sau khi phát hiện máy bay F-105 đến gần, MiG-17 cất cánh và bắn "Thunderchief", toàn bộ ưu thế về tốc độ của chúng bị vô hiệu hóa. Chính trong những điều kiện như vậy thì ưu thế của
máy bay Liên Xô về cơ động thể hiện tốt hơn, cũng như súng của nó: ở tầm ngắn không chiến cơ động, tên
lửa "không-đối-không" của Mỹ thời điểm đó hóa ra là vô dụng.
Và không chiến ngày 4 tháng Tư năm 1965, trở thành
một đoạn mở đầu cho cuộc chiến bằng không quân lớn trên bầu trời Việt Nam đã
phát triển chính như vậy. Kết
quả là một bất ngờ khó chịu cho nước Mỹ: tổng số điểm cuối ủng hộ Không quân
Việt Nam. Và
với một lợi thế đáng kể: chỉ về máy bay MiG-17, tỷ lệ là 1- 15, tức là ít nhất
150 máy bay địch bị bắn rơi bởi "mười bảy", chỉ mất khoảng một trăm
MiG.
Và ở vấn đề này - là thành tựu to lớn của các
chuyên gia quân sự Liên Xô, đặc biệt là các phi công máy bay chiến đấu, những
người đã hào phóng chia sẻ với các đồng chí Việt Nam cùng chiến trận kinh nghiệm
và những kỹ năng chiến thuật của mình. Vì
vậy, nếu ngay cả cuộc không chiến ngày 4 tháng Tư năm 1965 được thực hiện đều
là phi công Việt Nam, "dấu vết của Nga" trong trận chiến cũng đáng kể
hơn nhiều. Tuy
nhiên, phải xem xét vai trò của công tác
tư tưởng trong những năm đó to lớn đến nhường nào, và bởi vậy, dễ dàng để thừa
nhận rằng ngay cả khi các máy bay MiG-17 vào ngày ngày đó được điều khiển bởi
phi công Liên Xô, Bắc Việt Nam chỉ đơn giản vì lý do công tác tuyên truyền,
không thể không gán chiến thắng đó cho phi công của mình - không đề cập rằng
điều này hoàn toàn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu bí mật, mà phia Liên Xô đã thực
hiện nghiêm ngặt…
Bản dịch chưa được biên tập.-Kichbu-
Đọc thêm:
Đọc thêm:
-----
Bác nên sửa “Tanderchif” thành “Thunderchief” (“Thần sấm” F-105). “Tanderchif” chỉ là cách phiên âm sang tiếng Nga mà thôi.
Trả lờiXóa