Воспоминания о коммунизме
Antonio Elorza
Tưởng
như thời đại của chủ nghĩa cộng sản đến hồi kết thúc cách
đây 25 năm khi Bức tường Berlin sụp đổ. Sự
tan rã của Liên Xô vào năm 1991 đã xác nhấn điều này. Tuy nhiên,
sau đó các chế độ cộng sản ngoài châu Âu đã đứng vững. Trong một số trường hợp các đảng cộng
sản cầm quyền đã đưa đất nước phát triển theo con đường
chủ nghĩa tư bản nhà nước (Trung Quốc, Việt Nam), trong những
trường hợp khác tiếp tục duy trì chế độ
độc tài toàn trị (Bắc Triều Tiên), trường hợp thứ ba - nhờ
tài trợ từ bên ngoài (Cuba).
Trong tất cả trường
hợp này, các công dân đã nhận thức rằng các sự kiện đẫm máu, chẳng hạn như những sự kiện diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn, sẽ lặp
lại. Nhờ sự can thiệp của Gorbachev, các phong trào nhân dân ở các quốc gia Đông Âu đã vất bỏ chế độ độc
tài cộng sản.
Các sự kiện tại Hungary năm 1956 và "Mùa xuân
Praha" năm 1968 đã cho thấy
rằng sự sống còn của chế độ cộng sản phụ
thuộc vào việc Liên Xô sẽ đàn áp
cuộc nổi dậy của nhân dân hay không. Brezhnev
đã giải thích điều này cho chủ tịch Tiệp
Khắc Dubcek vào năm 1968. Liên Xô đã không sẵn sàng để rút lui khỏi các đường biên giới, nơi họ áp sát vào năm 1945, từ chối bảo trợ đảng cộng sản của các nước phe xã hội chủ nghĩa và không cho phép các nước đó phát triển
theo con đường dân chủ.
Nhiệt
tình cách mạng của ý thức hệ cộng sản suy yếu, và chỉ có thể trông mong vào bạo lực. Tình đồng chí nhường chỗ cho hành động kẻ cướp,
như nhà khởi xướng tư tưởng của "Mùa xuân Praha" Zdenek
Mlynár đã nói. Khi Gorbachev bắt đầu cải cách, hy vọng lặp lại thí nghiệm của Lenin với NEP, thì ông đã không có bất kỳ cơ
hội nào để thực hiện điều này.
Nếu trở lại thế giới của "chủ
nghĩa xã hội hiện thực" của những
năm 80s, thì sự xơ cứng ý thức hệ và sự mong muốn của bộ
máy quan liêu đàn áp bất kỳ thế giới quan thay thế nào sẽ trở nên rõ ràng.
Lên án các nhà dân chủ-xã hội và những người cộng sản châu Âu, những người tán
dương của "chủ nghĩa xã hội hiện thực" đã tìm cách để
duy trì chủ nghĩa Maxism-Leninism. Và đã không thể làm được điều gì. Khởi xướng perestroika,
Gorbachev đã vô tình tạo điều kiện cho sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống. Điều này giải thích sự thù hận đối với ông, đặc biệt từ phía những người, như giới chức cao cấp, được hưởng đặc quyền
đặc lợi.
Theo mô hình do Stalin
vạch ra, Đảng CSLX đã lãnh đạo đời sống chính trị tại các nước dân chủ nhân dân,
bất chấp sự bất bình từ phía họ. Cần
nhấn mạnh rằng uy tín to lớn của "quê hương của chủ nghĩa xã hội"
trong những năm 30s, đã ăn sâu vào trái tim của giới trí
thức, chứ không phải của người lao động. Ở Italia, Pháp và Tây
Ban Nha sự tham gia của những người cộng sản
trong phong trào kháng chiến chống phát
xít đã mang lại một hào quang dân
chủ cho đảng cộng sản của những nước này. Chính lúc đó đã sinh ra chủ nghĩa
công sản dân chủ, hay là chủ nghĩa cộng sản châu Âu mà sau này Liên Xô đã bác
bỏ, trước hết, vì sau chiến tranh nền
kinh tế Tây Âu đã bắt đầu phát triển nhanh chóng. Không chỉ đảng cộng sản Pháp,
trung thành vô hạn với Kremlin, mà thậm ngay cả Santiago
Carrillo đã gắn chủ nghĩa cộng sản châu Âu của mình với
"đảng của mọi thời đại", với đảng của Stalin. Đảng Cộng sản còn lại một mình ở ngã ba đường, như lúc bấy giờ Giorgio
Napolitano nhận xét.
Những tài liệu lưu trữ được giải mật
sau sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi những quan điểm truyền thống từng tồn tại về chính quyền Xô Viết tốt đẹp của Lenin. Người ta cố gắng biện minh cho sự
tàn bạo bởi cuộc nội chiến, và
sau đó là bởi sự bạo hành của Stalin
và ông đã bị chỉ trích không thương tiếc tại đại hội
XX của Cộng sản
Liên Xô (1956). Bây giờ chúng ta
biết rằng sự khủng bố tàn khốc của
Stalin như sự chối bỏ hoàn toàn dân chủ đã bắt
đầu ngay dưới thời Lenin và là công cụ của chính sách
nhà nước. Đây đó Stalin thể hiện linh hoạt hơn: cho phép
khả năng thành lập các mặt trận nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít để
cứu nguy cho nền dân chủ.
Sau đó, thật vậy, ông đã phá hủy tất cả điều này bằng cách sử dụng "các nền dân
chủ nhân dân". Bắt đầu từ những năm
60s của thế kỷ trước, phong trào
cộng sản ở châu Âu co lại, như da
vân mềm và cuối cùng chỉ còn lại ở những nơi nó sinh ra. Vào giao thời của những năm 60s-70s, sự sùng bái Mao đã đạt đến đỉnh
điểm của nó, và sau đó, vào năm
1975, những người cộng sản chiến thắng tại Việt Nam và Campuchia. Nhưng khi họ bắt đầu hiểu tất cả nỗi kinh hoàng của "bước đại nhảy vọt" và "cách
mạng văn hóa", sự ngưỡng mộ
trước Người cầm lái vĩ đại đã chấm
dứt. Dòng máu đã đóng băng trong tĩnh
mạch, khi những tội ác của Khmer Đỏ trở nên nổi tiếng. Về hình thức và nguồn gốc, tội ác diệt chủng đã được gây ra bởi họ là sự tiếp nối của những hành động dã man của
những người cộng sản châu Âu.
Bất chấp những nỗi kinh hoàng
của các trại tù Xô Viết, của hàng triệu người chết trong "đại nhảy vọt" và bàn tay của Khmer Đỏ, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài toàn trị, đã tránh được sự lên án toàn
thể, như chủ nghĩa quốc xã và
chủ nghĩa phát xít. Và điều này
khá nguy hiểm bởi vì những nhân tố đàn áp của
nó xuất hiện trong các phong trào
cấp tiến đang nổi lên. Người ta thường nói rằng "chủ
nghĩa tư bản là tội ác", còn "chế độ Xô Việt" thật ngây ngô.
Bây giờ tầng lớp người dân sung
túc về kinh tế (giàu có) đang tác yêu tác quái khắc nơi, và họ
tuyên bố "người nghèo" (trước
đây là giai cấp vô sản) gần như những người phải chịu đau khổ, còn "người
giàu có" - nguyên nhân của
tất cả các tội lỗi. Và không chỉ vì họ là những kẻ bóc lột, mà còn bởi vì
rằng họ không hiểu sứ mệnh lịch sử quan trọng của đội quân tiên phong cách mạng. Chính Cheka và các tổ chức tiếp
theo hủy diệt con người đã xuất hiện như thế. Chỉ khi các đảng cộng sản chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít và vì dân chủ, đóng vai
trò là lực lượng tiên tiến,
họ có thể thay đổi quan điểm lịch sử này về bản thân mình.
* Аntonio Elorsa - chủ nhiệm khoa chính trị của Đại học Komplutense
(Madrid)
-----
--> Read more..