Для КНДР Россия — "окно в Европу"
Lǚ Chao
Kichbu theo: inosmi.ru
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2014 trong chính
sách đối ngoại của Bắc Triều Tiên,
một
chính sách được gọi là tự
cô lập, bỗng nhận thấy những biến đổi. CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu thiết lập liên lạc với một số quốc gia có
ảnh hưởng. Dường như rằng Bắc Triều Tiên hy vọng với sự giúp đỡ của ngoại
giao đa phương để thoát khỏi hình
ảnh của "nhà nước bị lạc
lõng". Mặc dù Bắc Triều Tiên
cũng đang cố gắng để thể hiện mình
thân thiện, những thay đổi đột ngột
như vậy rõ ràng đang làm cộng đồng quốc tế dè chừng.
Trong quan hệ với Nhật Bản,
CHDCND Triều Tiên thực hiện chính sách đàm phán bí mật
và trao đổi các phái
viên đặc biệt. Nhìn chung,
các nước đang thảo luận về vấn đề
các công dân Nhật bị bắt cóc bởi Bắc Triều Tiên kể từ khi ông Shinzo Abe muốn
nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
Thái độ thân thiện của Bình Nhưỡng đối với Hoa Kỳ cũng
làm ngạc nhiên. CHDCND Triều Tiên
không những trả tự do cho hai công dân Mỹ bị kết án, mà còn thể
hiện sự hào phóng chưa từng thấy bằng
cách cho phép giám đốc tình báo
quốc gia đến Bình Nhưỡng bằng máy bay quân sự và tự thân
đón nhận họ. Nhưng một phái đoàn với ba quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên Hwang
Pyong So, Choe Ryong Hae, Kim Yang Gon đã bất ngờ thăm Hàn Quốc làm các phương tiện truyền thông quan tâm
hơn cả. Ngoài ra, sắp tới CHDCND
Triều Tiên dự định phái các đại
biểu cấp cao của họ đến châu Âu, Mỹ,
châu Phi và Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). Tất cả những
động thái này xác nhận mong muốn của Bắc
Triều Tiên càng sớm càng tốt thoát khỏi "bế tắc ngoại
giao". Tuy nhiên vẫn cần
phải xác định rõ "cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận" như vậy
dẽ đạt hiệu quả đến mức độ nào.
Cần chú ý rằng trong thời gian
gần đây các cuộc tiếp xúc giữa Bắc Triều Tiên và Nga diễn ra thường xuyên trong
thấy. Nga 8 tháng Mười một, bộ trưởng quốc phòng CHDCND Triều Tiên Hyon Yong-chol đã đến Nga, nơi ông hội đàm với
Vladimir Putin, và
trao cho ông bức thư của Kim Jong Un. Vào tháng Mười, bộ trưởng ngoại giao Bắc
Triều Tiên Lee Soo Young đến Nga với chuyến thăm dài mười
ngày. Ngày 17 Tháng Mười Một đặc phái viên của Kim
Jong Un là Choe Ryong Hae đã đến Nga để hội đàm với tổng thống LB Nga. Tại sao chỉ có Nga vui
vẻ tiếp nhận "nhánh ô liu" của Bình Nhưỡng?
Tôi cho rằng lý do nằm ở chỗ quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Vì cuộc khủng hoảng Ucraina, áp lực của phương Tây đối với Liên bang Nga đang ngày càng gia tăng. Và các tiếp xúc thường xuyên với Bắc Triều
Tiên sẽ cho thấy rằng Nga đang
sử dụng uy tín ở Đông Bắc Á và đang giữ
vị trí quan trọng trong khu vực này.
Dưới hình thức này, Nga có ý định đối đầu với Hoa Kỳ.
Về hợp tác kinh tế, Nga sẽ là nhà đầu tư chính
trong dự án tái thiết và xây dựng đường sắt ở
Bắc Triều Tiên. Liên bang Nga, về phía mình, sẽ
tham gia theo phần trong việc khai thác vàng và kim loại quý hiếm ở
CHDCND Triều Tiên. Moscow cũng có
kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí
đốt đến sẽ trải dài trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Tuy
nhiên, vẫn chưa xác định được như thế nào đó là hợp tác của Nga và Bắc Triều
Tiên sẽ dẫn đến những kết quả như thế nào. CHDCND Triều
Tiên xử sự khá e dè với các quyền
đối với tài nguyên, vì vậy không
rõ là họ sẵn sàng cung cấp cho Nga một phần như thế nào.
Bởi Hyon Yong-chol
và Choe Ryong Hae
trong chuyến thăm LB Nga mang lá thư từ Kim
Jong Un, có tin đồn rằng đối với chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể chọn Nga. Nhưng lời đồn ra tán
vào rằng cuộc gặp gỡ có thể có giữa
Putin và Kim
Jong Un sẽ mang lại điều gì đó
khó xác định cho tình hình ở Đông Bắc Á cũng gây ầm ỉ, tuy nhiên, tôi cho rằng những giả định như
thế chắc gì sẽ trở thành hiện thực.
Thứ nhất, đối với chính sách đối ngoại
của nhiệm vụ của
Bắc Triều Tiên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu - đó
là mối quan hệ với Mỹ, cũng như
việc họ cần thiết lập quan hệ với Nhật
Bản và Hàn Quốc. Nga cũng cần phải dành toàn bộ sự quan tâm của mình cho châu Âu,
nơi Ucraina là vấn đề then chốt. Các quan
hệ giữa Nga và CHDCND Triều Tiên
- đó là biện pháp bắt buộc, chúng không có tính chất chiến lược, không phải là toàn diện.
Thứ hai, Nga và Trung Quốc khá hiểu biết trong các vấn đề chiến lược của bán đảo Triều Tiên và trong vấn đề này họ muốn cùng nhau hành động. Ví dụ, cả hai nước đều chống lại chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và cho rằng cần thiết khôi phục lại cơ chế đàm phán sáu bên.
Thứ hai, Nga và Trung Quốc khá hiểu biết trong các vấn đề chiến lược của bán đảo Triều Tiên và trong vấn đề này họ muốn cùng nhau hành động. Ví dụ, cả hai nước đều chống lại chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và cho rằng cần thiết khôi phục lại cơ chế đàm phán sáu bên.
Thứ ba, các cuộc tiếp xúc giữa Nga và Bắc
Triều Tiên không thể thay đổi cấu
trúc địa chính trị hiện hành
ở Đông Bắc Á. Trung Quốc hy vọng rằng CHDCND Triều Tiên đi theo bước chân của họ và bắt đầu thực
hiện "chính sách cải cách và mở cửa", và đánh giá tích cực việc cải thiện quan hệ giữa Nga
và Bắc Triều Tiên. CHND Trung Hoa
và Bắc Triều Tiên - một là những láng giềng gắn bó bởi tình hữu
nghị truyền thống. Đối với Bình
Nhưỡng, Trung Quốc - đó là hậu phương vững chắc, bởi vậy,
Bắc Triều Tiên chắc gì sẽ thay đổi chính
sách liên quan của mình đối với Trung Quốc. Vì vậy, Peking có thể không phải lo lắng quá nhiều là Kim Jong Un sẽ chọn nước nào đầu tiên cho bài phát biểu
chính trị của mình.
* Tác giả của bài viết - nhà khoa học của Đại học Đông Liêu Ninh, tỉnh Liêu Ninh, chuyên về các vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Xem thêm:
* Tác giả của bài viết - nhà khoa học của Đại học Đông Liêu Ninh, tỉnh Liêu Ninh, chuyên về các vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Xem thêm:
- Ông Nguyễn Phú Trọng
sẽ thăm Nga (BBC). - Thống nhất hai miền
Triều Tiên tốn ít nhất 500 tỷ đô la (RFI). - Báo Hoàn Cầu: Tại sao
chỉ có Nga phản ứng tích cực với Triều Tiên? (GDVN).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét