“Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”
Hiệu Minh
Sáng nay đi làm, đưa hai cu nhóc ra bến xe bus của trường đưa đón. Chúng chạy tung tăng, đuổi theo những lá vàng mùa Thu của Virginia đang đến. Chợt nghĩ đến e-mail của người bạn tuần trước.
Anh thông báo vừa nhận được thư mời về dự Hội nghị kiều bào toàn cầu lần thứ nhất, tổ chức tại Hà nội vào 20-24/11/2009. Dự kiến có khoảng 650 đại biểu đại diện cho các giới nhân sỹ, trí thức, doanh nghiệp, tôn giáo về dự và đóng góp những ý kiến tâm huyết cho đất nước.
Anh rủ tôi về cùng cho vui. Có lẽ do công việc làm ăn, tôi khó mà dứt ra được, trừ phi có chuyến đi của sếp lớn để bám càng.
Không hiểu sao cha này, thời những năm 1970 học ở Mátxcơva, lại lang thang sang tận xứ Mỹ làm ăn và đã có quốc tịch Mỹ hẳn hoi. Ở đây không ai hỏi thu nhập bao nhiêu, nhưng nhìn cái nhà gần triệu đô cũng đoán ra anh thu nhập thuộc loại cao.
Mới đây, nghe chuyện mấy vị trí thức IDS sắp bị đem ra “xử lý” vì những “phát biểu thiếu xây dựng”, anh và vài người bạn gọi điện hỏi tôi, thế này là thế nào, tại sao lại thế. Thông điệp này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh kêu gọi chất xám quay về xây dựng đất nước và lại xảy ra ngay trước thềm hội nghị kiều bào toàn thế giới.
Anh đang lo, bài phát biểu dự định tại hội thảo có vấn đề gì không. Khen xã giao dễ quá, nhưng tham gia chuyên đề “Chuyên gia, trí thức kiều bào, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”, đôi khi chủ nhà phải nghe những điều khó lọt tai, vai trò của trí thức vốn là phản biện mà.
Các bố Việt kiều này quen sống và làm việc với hệ thống pháp luật rõ ràng, chính phủ minh bạch, nên đôi lúc muốn “đi tắt đón đầu” thật nhanh để nước mình được như Tây. Áp dụng vào Việt Nam đâu có dễ. Cái gì cũng cần thời gian, nhất là con người cần được thay đổi trước.
Tôi khuyên anh, cứ yên tâm, chả có vấn đề gì đâu. Đất nước mình vẫn đánh giá cao sự đóng góp của kiều bào, máu thịt của Việt Nam. Quan trọng là sau hội thảo thì những ý kiến tâm huyết nào được đưa vào thực tế cuộc sống.
Nếu sợ xảy miệng thì thôi đừng nói gì. Tuy nhiên, nên mua vé máy bay về dự, được ăn ở miễn phí, đi du lịch, dành thời gian cho họ hàng, thấy đất nước thay da đổi thịt. Sống xa Tổ quốc, nhưng lòng vẫn hướng về cội nguồn, cũng là một đóng góp quan trọng.
Nghe tôi nói thế, anh có vẻ yên tâm. Không hiểu, anh đã đăng ký tham dự hay chưa.
Mấy hôm nay, anh gửi cho tôi những bài thơ của Olga Becgon qua lời dịch của Bằng Việt. Cha này vẫn không quên nước Nga huyền diệu thời trẻ, chắc cũng dăm mối tình vắt vai ở xứ bạch dương. Ngày trẻ, tôi cũng chép thơ của nữ thi sỹ lãng mạn này vào sổ tay. Tuy sai be bét, nhưng gửi cho bạn gái, vẫn được “thêm điểm”.
Theo anh, thơ Olga Becgon là một trong những kiệt tác của nền thi ca Nga. Nhưng thật buồn cười, anh lại dùng cho những lời bình về bản thân, về đời, rất độc đáo, chẳng liên quan gì đến tình yêu lứa đôi mơ mộng trong thơ. Có lẽ bác này hâm hâm kiểu mọt sách rồi.
Từng là một thanh niên đầy nhiệt huyết, làm khoa học, sau bao năm cơ chế, chẳng phát triển được gì, ngoài mấy đồng lương còm cõi, vừa đủ nuôi thân. Bỏ đi, lang thang bao xứ người, để rồi một hôm, anh nhận ra “Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn//Em mới hiểu bấy giờ anh có lý//Chuyện cũ xa rồi, mình cũng xa cách thế//Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa”. (Không đề)
Những đề án tâm huyết gửi cho sếp, nhưng lại bị xếp xó, anh phê lên trang đầu “Chỉ có một lần thôi//Em hỏi anh im lặng//Thế mà em hờn giận//Để chúng mình xa nhau”. (Câu chuyện mười năm).
“Mùa hè rớt” tả đúng tâm trạng người trí thức sống đời hiu quạnh ở nước người “Sao ơi sao, sao sắp lặn vào đêm//Ta biết lắm, thời gian đang vĩnh biệt//Nhưng chỉ mãi bây giờ ta mới biết//Yêu đương, giận hờn, tha thứ, chia tay”.
Ở Mátxcơva, thời của Olga những năm 1930, vào mùa Thu sẽ thấy những tấm biển trên các đại lộ “Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”. Không hiểu sau 70 năm, biển đó có còn không, nhưng bài thơ đi mãi cùng năm tháng.
Những người trí thức lúc xế chiều thì kho báu mới bắt đầu bộc lộ. Họ như những lá mùa Thu rực rỡ, đóng góp cho đất nước những chắt chiu giá trị như vàng ròng lúc cuối đời. Nhưng họ cũng mong manh, động vào, sẽ rụng xuống như lá thu kia.
Nguyên khí quốc gia, nhất là những cây cao bóng cả, cần được trân trọng, lắng nghe, như người Nga nâng niu những chiếc lá sắp rụng trên phố. Dân tộc ấy vĩ đại hơn người vì biết nghe hơi thở của cây khi Thu tàn Đông đến.
Xin kết thúc entry bằng khổ đầu của bài “Mùa lá rụng” mà anh e-mail cho tôi sáng nay. Bỗng thấy rất hợp với cảnh Thu vàng Virginia đang bắt đầu.
“Những đàn sếu bay qua//Sương mù và khói toả//Mátxcơva, lại đã Thu rồi//Bao khu vườn như lửa chói ngời//Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ//Những tấm biển treo dọc theo đại lộ//Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi//Nhắc cả những ai cô độc trong đời//Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng.”
H. M.
Nguồn: http://hieuminh.wordpress.com/2009/10/22/tranh-dung-dong-vao-cay/
Hay thế nhỉ!
Trả lờiXóaMình lại tưởng cái cây là các quan bác nhà ta, đụng vào thì trí thức sẽ rụng như lá :))
Trả lờiXóa“Những đàn sếu bay qua//Sương mù và khói toả//Mátxcơva, lại đã Thu rồi//Bao khu vườn như lửa chói ngời//Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ//Những tấm biển treo dọc theo đại lộ//Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi//Nhắc cả những ai cô độc trong đời//Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng.”- Ai dịch mà hay thế ?
Trả lờiXóaZun thích bài này lắm
Trả lờiXóaKubi cũng rất thích bày này lắm
Trả lờiXóa@ Shanmai: Minh Huệ viết..
Trả lờiXóa@muathuvang: Chắc Minh Huệ viết hộ cho nhiều người...
Trả lờiXóaOlga Berggolts sinh ngày 16 tháng 5 năm 1910 ở Sankt-Peterburg. Những năm 20 học ở trường phổ thông, tham gia nhóm Смена, làm quen với Boris Kornilov (sau này trở thành chồng đầu của Olga Berggolts). Năm 1930, tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Leningrad, Olga Berggolts đi Kazakhstan làm phóng viên của báo Советская степь (Thảo nguyên Xô Viết). Sau đó trở về Leningrad làm biên tập ở một số tờ báo và xuất bản các cuốn: Годы штурма (Những năm xung kích), ký; Ночь в Новом мире (Đêm trong thế giới mới), truyện; và tập Стихотворения (Thơ). Từ đây thơ của Olga Berggol bắt đầu được chú ý. Năm 1937 bị bắt giam vì liên hệ với "kẻ thù của nhân dân" (chồng của bà bị xử bắn năm 1938). Năm 1939 bà được trả tự do.
Trả lờiXóaThời kỳ Thế chiến II Olga Berggolts ở lại thành phố Leningrad bị bao vây, bà làm việc ở Đài phát thanh, hàng ngày kêu gọi người Leningrad dũng cảm bảo vệ thành phố thân yêu của mình. Thời gian này bà viết những trường ca nổi tiếng về những người bảo vệ thành phố Leningrad: Февральский дневник (Nhật ký tháng hai) và Ленинградскую поэму (Trường ca Leningrad). Câu nói nổi tiếng của Olga Berggolts "Никто не забыт и ничто не забыто” (Không ai bị quên và không cái gì bị quên) được khắc trên bức tường của nghĩa trang Liệt sỹ Leningrad, và trên blog của K/Z ..
Olga Berggolts mất năm 1975 ở Leningrad.
---
Nguồn: http://zuncon.multiply.com/reviews/item/25
MÙA LÁ RỤNG
Mùa thu! Giữa trời Matxcơva
Những đàn sếu bay về trong sương khói
Những chiếc lá màu vàng sẫm tối
Đang cháy lên trong những khu vườn.
Những tấm biển treo dọc theo con đường
Những tấm biển nhắc nhở cùng tất cả
Dù ai có lứa có đôi, ai người đơn lẻ:
"Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!"
Ôi, con tim của tôi sao mà cô đơn
Trên con đường xa lạ!
Buổi chiều lang thang bên những ô cửa sổ
Và khẽ rùng mình dưới những cơn mưa.
Tôi ở đây một mình có phải để cho
Một người mà tôi vui, một người mà tôi quí?
Không hiểu vì sao lòng tôi lại nhớ:
"Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!"
Lúc này đây đã không có gì cần
Thì cũng có nghĩa chẳng còn gì để mất
Ngay cả người thân yêu, người gần gũi nhất
Đã không còn có thể gọi bạn thân.
Thì tại vì sao tôi lại cứ buồn
Rằng đến muôn đời tôi đành vĩnh biệt
Một kẻ không vui, một kẻ không hạnh phúc
Một kẻ cô đơn.
Chỉ đáng nực cười hay thiếu cẩn trọng chăng
Hay phải biết đợi chờ, hay chịu đựng …
Không – thật vô cùng khiếp đảm
Vẻ dịu dàng khi vĩnh biệt, như mưa.
Cơn mưa tối sầm, mưa ấm áp nhường kia
Mưa lấp loá và mưa run rẩy thế
Mong anh hạnh phúc và mong anh vui vẻ
Trong phút giây này vĩnh biệt, như mưa.
… Tôi một mình đi bộ ra ga
Một mình thôi, không cần ai tiễn biệt
Tôi chưa nói với anh mọi điều đến hết
Nhưng mà thôi, không nói nữa bây giờ.
Con đường nhỏ tràn đầy trong đêm khuya
Những tấm biển dọc đường như vẫn nói
Với những kẻ cô đơn trên đường qua lại:
"Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!"
Không có ai bị lãng quên và không cái gì bị lãng quên :)
Trả lờiXóaTrong 1 số tình huống nào đấy, điều đó có nghĩa là thù dai ^^
Trả lờiXóaChịu Zunie đấy..:)
Trả lờiXóa"Никто не забыт и ничто не забыто” (Không ai bị quên và không cái gì bị quên)
Trả lờiXóaCâu này được khắc ở nhiều nơi...:)
Trong blog K và blog Z :)
Trả lờiXóaChộ zùi mà..:)
Trả lờiXóaÔi, Zun vẫn chưa chuyển nhà được Kinie à :(((((((((((
Trả lờiXóa