Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Vì sao nước Mỹ phát triển nhan chóng

Vì sao nước Mỹ phát triển nhanh chóng ?

Ai cũng biết Mỹ là một nước tự do và giàu có nhất thế giới. Đó là một mảnh đất màu mỡ khiến cho nhiều người trên thế giới ao ước được đến làm ăn và định cư tại Mỹ. Trong khi đó quá trình lập quốc của Mỹ chỉ trải qua hơn 200 năm, vậy mà nước Mỹ phát triển một cách nhanh chóng, không có nước nào sánh bằng.

Nếu xét về địa lý, nước Mỹ cũng không có gì thuận lợi hơn Việt Nam, đa số là hoang mạc, nắng nóng và lạnh giá. Nước Mỹ không làm giàu bằng cách khai thác khoáng sản trong nước mà thường là đi mua và khai thác từ những nước khác. Vậy tại sao nước Mỹ lại mau chóng trở thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới ?

Cách mạng Mỹ thành công là nhờ vào những người mua bán vũ khí. Nhờ vào sự tôn vinh tự do, quyền cá nhân và buôn bán cho nên đã đập tan bất công, giải phóng nô lệ, xóa bỏ kỳ thị và tạo nên nước Mỹ ngày nay. Chính vì vậy mà hiến pháp Mỹ không cấm buôn bán và sử dụng vũ khí. Người Mỹ hãnh diện về nền tự do dân chủ nhất thế giới cũng như tự hào về sự giàu có của đất nước họ. Nước Mỹ rất tự do nhưng sự tự do đó được kiểm soát bởi luật pháp nghiêm, công bằng và minh bạch.

Không cần biết bạn là ai nhưng khi đến nước Mỹ bạn cũng có quyền tương tự như một công dân Mỹ, bạn được trọng dụng không phân biệt quốc tịch, hộ khẩu hay lý lịch con ông cháu cha. Bạn có quyền đi bất cứ đâu và mua bất cứ thứ gì trên nước Mỹ mà bạn muốn. Nước Mỹ chấp nhận cho những công dân nước khác có trình độ cao hay có khoản tiền đưa vào nước Mỹ trên 500 ngàn USD thì được định cư một cách dễ dàng. Mọi thủ tục đều có dịch vụ hay văn phòng luật sư lo cho từ A đến Z. Không cần bạn phải giỏi tiếng Anh, không cần bạn phải đi từ nơi này đến nơi khác hoặc phải đút lót mới có được các loại giấy tờ cần thiết. Chính sách thu hút nhân tài và người giàu có từ khắp nơi trên thế giới đã giúp cho nước Mỹ giàu lại giàu thêm.

Thử làm một bài toán tính xem nếu một người nước ngoài đem vào nước Mỹ 500 ngàn USD. Dĩ nhiên người đó là người biết làm ăn mới có khoản tiền như vậy. Khi đem vào Mỹ họ sẽ bỏ ra đầu tư và tạo thêm ít nhất là 15 đến 20 công ăn việc làm cho những công dân khác. Họ sẽ đóng thuế thu nhập cho quốc gia và làm giảm tình trạng thất nghiệp trong nước.

Hoặc đặt ra giả thiết, một chất xám "chảy" vào trong nước thì sẽ có thêm một phát minh mới. Một phát minh mới bán hàng chục triệu có khi hàng tỷ USD, và tạo thêm hàng trăm công việc làm cho đất nước. Đất nước có thêm hàng trăm người đóng thuế cho quốc gia. Quốc gia được giảm hàng trăm người ăn tiền trợ cấp.

Nước Mỹ thường kiểm tra rất kỹ những gì nhập khẩu vào trong nước coi có đủ tiêu chuẩn và hợp pháp hay không; còn khi xuất ra khỏi nước Mỹ thì dễ dàng hơn. Nhưng mọi thứ đều có form điền đánh dấu "yes or no" ("có" hoặc "không") rất đơn giản, dễ hiểu. Trường học tại Mỹ thì không bao giờ ca ngợi một đảng phái hay một cá nhân nào mà thường là ghi chép đầy đủ mọi thứ để học sinh tự nhận xét lấy. Trường học ở Mỹ không bắt buộc học chính trị, vì nói đến chính trị thì nói đến đảng phái, điều này thuộc về quyền tự do cá nhân mà bắt buộc là vi phạm hiến pháp; cho nên thường tập trung vào các môn chính về xã hội hay khoa học. Khi vào đại học thì ai muốn theo ngành nghề nào là do họ tự quyết định lấy.

Mỹ là một quốc gia tự do pháp trị cho nên không phải muốn làm gì thì làm mà phải tuân thủ triệt để quyền tự do đó theo luật pháp ; đó cũng là điều khiến nước Mỹ có một số lượng luật sư rất đông và mức lương cũng khá cao.

Lấy một vài ví dụ về nền tự do của nước Mỹ như là tự do mua bán và sử dụng vũ khí chẳng hạn. Mua vũ khí thì dễ nhưng sử dụng thì rất là phiền bởi vì luật pháp Mỹ cho phép mua vũ khí để trong nhà nhằm tự vệ mà thôi; không cho phép mang theo vũ khí đi ra đường hay nơi công cộng mà chỉ bỏ sau cốp xe đi tới chỗ tập bắn hay chỗ được phép săn bắn; đồng thời phải luôn mang theo giấy phép sử dụng vũ khí với mục đích gì thì mới được xem là hợp pháp. Với bia, rượu hay thuốc lá không phải ai cũng mua được như ở Việt Nam, mà phải là người trên 21 tuổi. Có nhiều tiểu bang sau 7 giờ tối là không được mua bán bia, rượu.

Luật pháp Mỹ bảo vệ người dân một cách triệt để bằng cách bắt buộc mua bảo hiểm. Vì sao vậy? Bảo hiểm giúp người dân được an toàn hơn khi có tai nạn xảy ra. Sự bồi thường từ các hãng bảo hiểm giúp người dân tránh được tình trạng mất trắng khi xảy ra sự cố. Tất cả mọi tài sản từ nhà cửa, xe cộ cho tới cơ sở thương mại đều phải mua bảo hiểm. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho cơ sở của mình, nhân viên và cho cả khách hàng. Những doanh nghiệp lớn thường lợi dụng ưu điểm của bảo hiểm như là một hình thức quảng cáo cho cơ sở của mình.

Lấy ví dụ như khách hàng nọ mua ly cà phê của một cửa hàng bán thức ăn nhanh; ông ta mang theo xe vừa lái xe vừa uống nhưng vô ý làm đổ ly cà phê đó lên người và bị phỏng. Vết phỏng được nhân viên bán hàng làm chứng và có giấy xác nhận của bác sỹ thì người bị phỏng được đền bù thiệt hại lên đến cả triệu USD. Tại sao vậy? Ở đây luật pháp bảo vệ người tiêu dùng tối đa cho nên ly cà phê quá nóng là do lỗi của cửa hàng đã để nhiệt độ giữ ấm ly cà phê quá cao. Khi người tiêu dùng được đền bù một cách hết sức thỏa đáng thì ngay lập tức các hãng truyền thông đưa tin suốt cả tuần về cái tin này, như vậy cơ sở đó lại nổi tiếng khắp cả thế giới mà không tốn một xu nào để trả tiền quảng cáo cả. Khách hàng càng yên tâm hơn khi mua thức ăn của doanh nghiệp đó vì sự đền bù rất lớn kia. Trong khuyết điểm có ưu điểm của nó, chính vì vậy các hãng không dại gì mà không mua bảo hiểm!

Những công trình xây dựng cho quốc gia cũng do tư nhân đấu thầu một cách công khai và mọi thứ phải có bảo hành lẫn bảo hiểm. Chính vì có bảo hành và bảo hiểm cho nên không có sự gian dối và cẩu thả. Công ty trúng thầu thi công xong phải đảm bảo kỹ thuật và thời gian sử dụng của công trình mà mình đã trúng thầu. Lấy một ví dụ: Tai nạn xảy ra trên một con đường mà nguyên do là đường gập ghềnh hay ổ gà; hoặc quá trơn thì người bị nạn có quyền kiện công ty lãnh thầu làm đoạn đường này. Chính vì vậy nước Mỹ không bao giờ có những công trình kém chất lượng.

Một khách hàng đi mua sắm trong siêu thị bị trượt té, nguyên do là sàn nhà có nước mà không có biển cảnh báo; điều tất nhiên là siêu thị đó sẽ phải bồi thường cho người bị té. Ngược lại, các công ty bảo hiểm sau khi thụ lý bồi thường cho khách hàng của mình thì sau đó họ sẽ tăng tiền bảo hiểm của cơ sở đã để xảy ra tai nạn.

Mọi thứ đều có sự ràng buộc chặt chẽ cho nên đã tạo thành một "ý thức hệ" cho người dân, không có ai dám làm sai hay lừa gạt, cẩu thả và gian dối được. Mọi việc tiến hành mau chóng đâu vào đó vì mọi chuyện đã có luật ràng buộc vào nhau cả rồi. Đó là tự do kiểu Mỹ.

Tất cả thông tin cá nhân hay cơ sở thương mại đều được lưu lại trong một hồ sơ gọi là “Uy tín” (Credit) của Chính phủ.

Một công dân bị đuổi việc thì thường khó xin lại được công việc thuộc về ngành nghề của mình đã làm trước đó; vì khi công ty đuổi việc một công nhân thì có nghĩa người đó đã phạm một tội rất là nặng (gian lận, trộm cắp hay thường xuyên vi phạm luật công ty). Khi các công ty khác tuyển người thì thường dựa vào lời khai và kiểm chứng lại qua hồ sơ “Uy tín” của chính phủ đã lưu lại (số An sinh xã hội và số bằng lái xe là cái "cổng" hồ sơ cá nhân của mỗi công dân đã được chính phủ và cảnh sát ghi nhận đầy đủ).

Chính phủ Mỹ "đánh" rất nhiều loại thuế: Thuế xuất nhập cảng, Thuế thu nhập cá nhân, thuế bất động sản, thuế tiêu thụ, thuế mua, thuế bán, thuế cầu đường, thuế độc thân, thuế an ninh khu vực, thuế cho cứu hỏa và cả thuế an sinh xã hội. Nhờ hàng đống tiền thuế này mà ngân sách Chính phủ Mỹ luôn đầy ắp tiền để chi tiêu cho đủ mọi thứ chuyện trên toàn cầu. Người dân Mỹ không mấy ai phàn nàn về thuế cho dù đóng thuế rất nặng.

Những thế hệ lãnh đạo Mỹ khi lên lãnh đạo đất nước đều phải đưa ra những dự luật tăng trưởng và tạo công ăn việc làm mới để tranh cử và thực hiện lời hứa sau khi đã đắc cử. Chính vì vậy mà luật pháp Mỹ không ngừng thay đổì và cập nhật để theo kịp sự phát triển tiến bộ của xã hội cũng như của thế giới. Những quan chức nào lên làm một thời gian mà không thực hiện lời hứa, làm cho kinh tế trì trệ và thâm hụt ngân sách thì lập tức được bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu không đủ tín nhiệm thì lập tức từ chức hoặc bị cách chức để đưa người khác lên thay thế.

Nước Việt Nam chúng ta đã trải qua 4 ngàn năm văn hiến, với nhiều ưu điểm về địa lý, văn hóa lâu đời nhưng chiến tranh nhiều hơn là hòa bình. Đã qua rồi một thời kỳ ấu trĩ, "đóng cửa", Việt Nam ngày nay không ngừng thay đổi và cải cách chính trị, và chính nước Mỹ với những chính sách quản lý xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ là một "tấm gương" tốt để Việt Nam chúng ta học tập.

Phạm Chí Quyết

Kichbu Copy and Paste

Comments

(23 total) Post a Comment

Thuế ở Mỹ nặng nhưng không bằng Canada.
Tác giả có một cái nhìn khá đầy đủ về nước Mỹ mà chỉ trong gần 2000 chữ. Rất thú vị.

Monday July 7, 2008 - 04:33pm (EDT) Remove Comment

VN chỉ cần học theo gương Mỹ la dc rùi: NNVN phải tôn trọng luật pháp-cho tự do báo chí-cho tu5 ưo bầu cử-ứng cử.Xóa bỏ điều 4 hiến pháp VN.Neếu cần photocopy bản tuyên ngôn độc lập và hiên pháp HK luôn đâu có gì trở ngại ???Biết đâu 100 naă VN trở thành siêu cuong DNA ????

Monday July 7, 2008 - 05:47pm (PDT) Remove Comment

T kho rõ việc đánh thuế ở VN như thế nào. Theo T nhận biết để quản lý người ta có gian lận thuế má ko, là dựa trên các thông tin tài khoản và thu nhập. Nhưng người Việt thường cất giữ tiền mặt riêng, thì làm sao để kiểm soát. Kích bu nếu biết hãy nói cho T voi

Tuesday July 8, 2008 - 12:29pm (EST) Remove Comment

Khi quyền lợi của các nhóm lợi ích xã hội được bảo vệ đúng theo luật pháp thì người dân cũng không ngần ngại đóng thuế để xây dựng xã hội.

Monday July 7, 2008 - 09:37pm (PDT) Remove Comment

Mỹ giàu vì họ chả dại gì đi làm cách mạng vô sản cả.... HIIIIIIII

Tuesday July 8, 2008 - 11:56am (ICT) Remove Comment

Hoa Kỳ là một quốc gia được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, giàu tài nguyên, nguồn nhân công dồi giàu, đặc biệt có nhiều tài nguyên quý tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế : vàng, than, dầu mỏ...

Về lịch sử, nhờ có Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc, lại cách xa trung tâm chiến tranh thế giới nên không bị tàn phá và thiệt hại, trong khi đó Mỹ lại thu được lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) nền kinh tế Mỹ nhảy vọt, nhất kà 1945 – 1950, đưa Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một của thế giới tư bản.

Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm tới việc phát triển khoa học – kĩ thuẩ, là một trong những quốc gia có đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học – kĩ thuật. Chính vì thế, Mỹ luôn luôn là nước đi đầu trong việc phát minh khoa học và áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, tạo ra sức phát triển mạnh mẽ và cường thịnh của nền kinh tế Mỹ.

Vấn đề giáo dục – đào tạo cũng được Mỹ đặc biệt chú trọng, đào tạo ra các thế hệ lao động có trình độ văn hoá – kĩ thuật để góp công sức vào việc phát triển kinh tế ngày càng vững mạnh.

Sự phát triển kinh tế giúp nước Mỹ có ưu thế về chính trị, quân sự trên toàn cầu. Ngược lại, ưu thế chính trị, quân sự giúp Mỹ có điều kiệt phát triển kinh tế mạnh mẽ và vững chắc hơn.

Tuesday July 8, 2008 - 12:48pm (ICT) Remove Comment

Hạn chế (khó khăn) của Hiệp chủng quốc Hoa Kì

Sự vươn lên nhanh chóng về kinh tế, tài chính của Tây Âu và Nhật Bản, các nước này đã trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt, nguy hiểm đối với Mỹ trên nhiều lĩnh vực ktế, tài chính (từ những năm 70 trở đi trên thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế, tài chính cạnh tranh gay gắt với nhau: Mỹ, Nhật, Tây Âu)

Mặt khác tuy vẫn dẫn đầu về sản xuất công nông nghiệp , tài chính nhưng ktế Mỹ ngày càng giảm sút so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, (năm 1949 sản xuất Công nghiệp là 56,4 %, đến những năm 90 chỉ còn 40 % dự trữ vàng và ngoại tệ kém Nhật Bản và Tây Đức)

Vì tập trung chạy đua vũ trang và quân sự hoá nền kinhtế cho nên sản xuất Công nghiệp dân dụng của Mỹ ngày càng trở nên sút kém so với Tây Âu, Nhật bản, hàng hoá tiêu dùng của Mỹ không cạnh tranh nôỉ với hàng hoá của Tây Âu, Nhật bản ngay cả trong thị trường nội địa của Mỹ.

=> Tuy phát triển nhưng kinh tế Mỹ không ổn định vì thường xảy ra suy thái kinh tế (1945-1990 diễn ra 8 lần suy thái kinh tế)

Sự giàu nghèo quá chênh lệnh giữa tầng lớp trong xã hội Mỹ là nguồn gốc tạo nên sự không ổn định về kinh tế , xã hội.

Tuesday July 8, 2008 - 12:50pm (ICT) Remove Comment

Xuất hiện tệ nạn xã hội của một “xã hội tiêu dùng’’

Tuesday July 8, 2008 - 12:52pm (ICT) Remove Comment

"Vì sao nước Mỹ phát triển nhanh chóng ?". Thực ra tác giả đã trả lời đây ddẩ, rõ ràng và nhất là rất giản dị với những thí dụ thực tế rất thuyết phục, mà không cầu kỳ lý thuyết!
Chế độ tự do dân chủ và phát triển kiểu Mỹ sẽ bị các quan chức đảng và nhà nước CSVN chê. Đơn giản chỉ vì với chế độ độc tài công an trị thì dân càng ngu dốt, đói nghèo, càng bị áp bức thì họ càng đễ tham nhũng, dễ trấn lột để làm giàu cho đảng ủy và cho quyền lợi riêng tư của gia đình thân thích và của bè nhóm trong đảng! Cho nên, kết luận của tác giả nói nhà nước CSVN hãy lấy gương nước Mỹ để học tập về "những chính sách quản lý xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế" là quá... lạc quan!

Tuesday July 8, 2008 - 07:37pm (NFT) Remove Comment

tớ đánh giá cao hệ thống quản lí chặt chẽ, tôn vinh nền tự do pháp quyền của Mỹ:D

Wednesday July 9, 2008 - 07:56am (ICT) Remove Comment

Chủ đề quá lớn nên không thể không nhìn xa hơn, đó là quá khứ cách đây 5-700 năm từ thời "khai thiên lập địa". Khi đó người từ Âu châu sang đã thừa hưởng được rất nhiều lợi thế: khoáng sản, phát triển nông nghiệp, nhân công (bản xứ, Phi châu), và quan trọng là không bị những trì trệ vốn đang làm khó cho Âu châu lúc đó. Tiếp đó là do lợi thế xa lục địa, nên Mỹ hầu như không bị quấy nhiễu ngoài cuộc cách mạng giành độc lập và cuộc nội chiến Bắc Nam. Một yếu tố quan trọng số một, đó là nền dân chủ đầu tiên trên thế giới nên đã có được cái nền tảng vô cùng quan trọng để phát triển nhân tài, tạo ra được thiết chế xã hội hoàn hảo.
Nhìn vậy để quay lại ta, chớ nóng vội. Các quan trên cứ luôn đưa ra những "mục tiêu" năm nào thì hoàn thành cái gì, theo kịp ai ... là quá ấu trĩ hoặc ngược lại. Chủ nghĩa tư bản cần tới 500 năm mới được như ngày nay, thế mà vẫn còn bao nhiêu nước sống giữa lòng Âu châu mà vẫn không hơn VN mấy (về kinh tế).

Wednesday July 9, 2008 - 07:59am (ICT) Remove Comment

Đề tài rất hay. Nhựng để trả lời câu hỏi nầy thì rất dài. 3 link ở cuối bài sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn khoảng 90%. Tui chỉ tóm tắt lại một số điều cơ bản dưới đây một số điều thực tế, cơ bản, dễ hiểu. (xin lỗi vì chưa có thời gian sắp xếp các ý cho rõ ràng)

1./ Hiến pháp công nhận mọi người có quyền bình đẳng, có nhân quyền, bao gồm các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, lập hội (đảng), biểu tình phản kháng, …

2./ Cách tổ chức 3 nhánh chính quyền lập pháp (quốc hội), hành pháp (tổng thống) và tư pháp (tòa án) được qui định và phân chia rõ ràng quyền hạn, và nhiệm vụ của mỗi nhánh.

3./ Luật pháp được quốc hội làm ra và luật pháp phải được soạn thảo sao cho không vi phạm hiến pháp. Luật pháp nhằm làm ổn định xã hội và các cấp chính quyền đều phải tuan theo luật pháp. Tất cả các đảng phái , nhân sự của đảng phái (tổng bí thư, chủ tịch đảng, ban chấp hành trung ương, bộ chính trị ) đều phải tuân theo luật pháp và phải được đối xử như một người dân thường nếu phạm tội.

Tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
(Ờ nước ta thì nếu các tỉnh ủy, thứ trưởng trở lên bộ trưởng nếu có bị tội tham nhũng, hiếp dâm, bắn người, bắt giam người trái phép, giết người…) thì chỉ có chính quyền trung ương xử lý, và chính quyền địa phương tỉnh, quận, huyện…không được quyền bắt bớ xử án. Nghĩa là nước ta có ít nhất 2-5 bộ luật khác nhau. Ngoài ra, nước ta có thêm bộ luật là nếu công an đánh người dân theo lệnh của cấp trên như tỉnh ủy, quận ủy, trưởng công an phường, quận, thì ngưới công an ấy không có tội. Nói sơ sơ là ta có 4-10 bộ luật chứ không phải chỉ có 1 bộ luật như thằng Mỹ thiếu dân chủ kia :)

Và có 3 điều quan trọng sau đây

_Ở Mỹ, chính quyền (liên bang, tiểu bang, quận hạt, thành phố, phường xã…) được bầu lên một cách dân chủ, mọi người có quyền ứng cử mà không thông qua đảng đề cử hay Mặt Trận Tổ quốc giới thiệu, chỉ cần đi xin chữ ký của 1000 người dân (hoặc hơn nữa tùy theo chức vụ ra ứng cử) là được quyền ra ứng cử. Tuy nhiên, nếu gia nhập đảng dân chủ hay công hòa thì có xác xuất trúng cử nhiều hơn vì có trợ giúp về tiền bạc nhiều hơn. Nếu không có đảng phái thì cũng được chính phủ cấp tiền cho ra ứng cử.

_Ở Mỹ, nơi mà sự phản kháng ôn hòa được xem là hợp pháp, và

_Ở Mỹ, nếu một người bị tội, thì được xử án, có luật sư biện hộ; có luật sư xuất hiện vào lúc cảnh sát điều tra chất vấn người bị tình nghi. Nếu không có luật sư xuất hiện, người dân có quyền không trả lời; và nếu có trả lời, thì các lời ghi chép của cảnh sát cũng không có giá trị luật pháp khi viên kiểm sát xuất trình trước tòa án. Tất cả người bị tình nghi có tội, đều được Tòa án xử công khai.

Mọi người đều được xem là vô tội trước khi bị xử án. Báo chí không được quyền xía vô loan tin theo lệnh của công an, đảng ủy, hay viện kiểm sát (đây là chiêu thức cơ bản ở nước ta :)

Báo chí loan tin thất thiệt cho người bị tình nghi là phạm luật và chắc chắn sẽ bị những luật sư (hàng mấy chục LS người sẽ liên lạc) xúi người ấy thưa ra tòa bất kể người ấy về sau có tội hay không có tội. Số tiền bồi thường có thề lên tới vài trăm ngàn đô đến vài triệu (LS lấy công 33% + ít phí tổn, nguyên cáo được 66%. Nếu thua kiện, LS không lấy 1 đồng nào hết, vì có hợp đồng ký kết, và đây cũng là 1 điều luật của luật sư đoàn thông qua và có chính quyền theo dõi).

Tuesday July 8, 2008 - 09:00pm (PDT) Remove Comment

4./ Nước Mỹ thành công vì có nền giáo dục đại học, trung học, tiểu học, mẫu giáo đều quá tốt.

Đặc biệt, các trường đại học được quyền tự trị mặc dù nhận tiền bạc trợ cấp từ chính phủ liên bang và tiểu bang. Chính quyền liên bang (như tổng thống) chính quyền tiểu bang như thống đốc (tỉnh trưởng), không có quyền ra lệnh cho hiệu trưởng trường đại học làm bất cứ điều gì (như nhận sinh viên nầy vào học, đuổi sinh viên kia vì nó tham gia hoạt động chính trị đảng phái phản đối chính quyền một cách ôn hòa. Bộ trưởng giáo dục tiểu bang cũng không phải là cấp trên của hiệu trưởng trượng đại hoc và cũng không có quyền ra lệnh cho hiệu trưởng (Công an, cảnh sát, viện kiểm sát, hay tòa án vì thế cũng chẳng có quyện hạn gì ảnh hưởng hay ra lệnh cho ông hiệu trưởng trường đại học phải làm gì).

Có trên 5600 trường đại học. Mỗi đại học nhỏ có chừng 4000-6000 sinh viên. Đại học trung bình có chừng 8,000 đên 16,000 sinh viền, các đại học lớn có chừng 20 ngàn- 50 ngàn sinh viên.

Tất cả các county (quận, hạt) đều có ít nhất 1, 2 đại học. Mỗi county có chừng 200,000 dân - 3 triệu dân.

Mỗi năm san xuất ra 51-56 ngàn tiến sĩ (Ph.D.), 16-18 ngàn bác sĩ y khoa (cho toa thuốc, chích thuốc, giải phẩu, điều trị bệnh nhân trong bệnh viện). Chưa tính đến số lượng các nha sĩ, dược sĩ, Chiropractor (nắn gân, xương), bác sĩ mắt (chuyên về đo độ cận thị, viễn thị, mắt kính, nhưng không giải phẩu và cho toa thuốc).

Nền giáo dục ấy mỗi năm nhận trên 120 ngàn sinh viên nước ngoài đến học, và thu về một số học phí lên đến 15 tỉ đô la. Có 6000 du sinh từ VN qua học, và trên 90 ngàn sinh Trung quốc qua học (2007)

Học sinh không cần phải thi tuyển vào đại học. Tất cả học sinh học xong lớp 12 đều có quyền ghi danh vào học 1 đại học nào đó mà không thông qua thi tuyển. Số lượng đại học quá nhiều và đủ chỗ cho tất cả học sinh lớp 12.

Hơn 80% sinh viên đều được chính quyền liên bang và tiểu bang trợ cấp tài chánh toàn phần hoặc một phần nào ấy để đi học đại học. 20% còn lại do gia đình có lợi tức cao (trên ) nên sinh viên tự đóng tiền, hoặc mượn tiền học, ra trường kiếm được việc làm rồi mới trả lại sau. Và tiền trả lại rất nhẹ, khoảng 1/10 số lương của mình, lãi suất rất thấp, khoảng 2.8 % - 5%, và có thể trả trong thời hạn 20 năm. Sau thời gian ấy, mà không trả cho xong, sẽ được cho. Không ai bị tù vì mượn tiền học mà không trả.


4./ Nhờ chính sách khuyến khích học hành, nên dân trí rất cao. Mỗi tiểu bang có hàng mấy chục county, mỗi county có chừng 3, 4 thành phố hoặc quận hat, mỗi quận hat có nhiều thị trấn (phường, xã) và mỗi thị trấn rất bình thường (không có nổi tiếng), nhưng có dân số tốt nghiệp : đại học là 20-37% (theo thống kê của báo chí của quận hạt ấy in ra đặt tại bưu điện, thư viện để giới thiệu cho quận hạt ấy cho dân chúng biết và giúp việc kinh doanh quảng cáo có hiệu quả.

Tham khảo thêm ở đây:
1./ http://www.law.cornell.edu/constitution/constitution.billofrights.html#amendmentiv

2./ http://www.law.cornell.edu/constitution/constitution.table.html#amendments
3./ http://www.law.cornell.edu/constitution/constitution.overview.html

Có bác Ba Sàm ghé thăm và có tui viết 2 comment là vui rồi nhé. Cám ơn bạn về mọi chuyện. .

Tuesday July 8, 2008 - 09:16pm (PDT) Remove Comment

Đính chính lại: số lượng đại học ở Mỹ năm 2006 là 4216 trường (không phải là 5600 như đã viết nhầm ở trên. 5600 bệnh viện thì đúng hơn:))

Có trên 4216 trường đại học. Mỗi đại học nhỏ có chừng 4000-6000 sinh viên. Đại học trung bình có chừng 8,000 đên 16,000 sinh viền, các đại học lớn có chừng 20 ngàn- 50 ngàn sinh viên. Có một số đại học cộng đồng 2 năm (community college hoặc county college) có sĩ số sinh viên khoảng 2800. Nhưng cũng có những county college có tổng số sinh viên 15-20 ngàn.

California có 399 trường Đại học, nhiều nhất nước, kế đến là New York có 307 trường ĐH, rồi Pennsilvania có 260 trường, Texas có 208, Ohio có 194. (Số liệu 2005)

Về mặt tiền bạc, 62 đại học có tiền vốn đầu tư trên 1 tỉ US dollars.

20 đại học hàng đầu của Mỹ có tổng số tiền vốn đầu tư trên 200 tỉ dollars.
Đầu năm 2008, Harvard có 35 tỉ, Yale 22,2 tỉ (tiền lời đầu tư của món tiền nầy vào 2007 là 28%), Stanford 17,2 tỉ, Princeton 16 tỉ, M.I.T 10 tỉ, Columbia University có 6 tỉ, và 9 đại học tiếp theo Columbia cũng có vốn đầu tư 5 - 6 tỉ
Tất cả số tiền vốn đầu tư nầy đều được báo cáo rõ ràng hàng năm và ai ai có computer cũng có thể biết. Đây là một chính sách minh bạch để quản lý tiền bạc, phô trương thương hiệu, và khuyến khích cựu sinh viên biếu tặng thêm tiền cho các đại học, câu sv vào học, và cho thấy hiệu quả hàng năm của việc đầu tư lời bao nhiêu. Các số liệu vốn đầu tư hàng năm, sự gia tăng, …được hội đồng quản trị và ban đầu tư của đại học đưa ra công khai và các công ty tài chánh, công ty đầu tư kiểm chứng và xem xét.

(Chính phủ Việt nam có tiền ngoại tệ để dành cho đến cuối năm 2007 là 23 tỉ đô la, theo báo cáo của Bộ Tài Chính VN. Hiện nay đang có khủng hoảng tài chánh, số tiền nầy không biết về sau sẽ còn lại bao nhiêu)

Số tiền endowment do cựu sinh viên, các mạnh thường quân biếu cho 62 đại học giàu nhất (billion dollar club) gia tăng trung bình hàng năm là trên 13%

Nguồn tham khảo ở đây:
http://cache.search.yahoo-ht2.akadns.net/search/cache?ei=UTF-8&p=endowment+of+University+of+California+2007&fr=yfp-t-501&u=www.nacubo.org/Images/All%2520Institutions%2520Listed%2520by%2520FY%25202007%2520Market%2520Value%2520of%2520Endowment%2520Assets_2007%2520NES.pdf&w=endowment+university+california+ca+2007&d=UQ0iVC72RBl1&icp=1&.intl=us

http://money.cnn.com/2007/01/22/pf/college/richest_endowment_funds/index.htm

http://www.infoplease.com/askeds/state-most-colleges-universities.html

http://www.infoplease.com/ipa/A0112636.html endowment of 20 big universities

http://www.google.com/search?hl=en&q=endowment+of+yale+university+2007&btnG=Google+Search

http://money.cnn.com/2007/01/22/pf/college/richest_endowment_funds/index.htm

(vào yahoo, type vào search box : endowment of University of California 2007)

Wednesday July 9, 2008 - 06:03am (PDT) Remove Comment

các bạn dường như đang cố quên 1 điều quan trọng :nước mỹ phất lên nhờ chiến tranh...nhìn thì phải kỹ chứ

Tuesday July 15, 2008 - 08:44am (EDT) Remove Comment

các bạn dường như đang cố quên 1 điều quan trọng :nước mỹ phất lên nhờ chiến tranh...nhìn thì phải kỹ chứ

Tuesday July 15, 2008 - 09:04am (EDT) Remove Comment

Sự bổ sung của TÔI YÊU VIỆT NAM rất đúng! Zui zui chút nhé: Tiền không tự nhiên sinh ra hay tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác, từ túi nước này sang nước khác

Wednesday October 29, 2008 - 12:33pm (ICT) Remove Comment

Quả là ở Mỹ có nhiều điều VN có thể học, nhưng học, làm theo mà không suy xét hoàn cảnh cụ thể của Mỹ, của VN khi đó, khi nay, liệu có được như mong muốn? hay lại xôi hỏng bỏng không, để cho ai đó đục nước béo cò?

Wednesday October 29, 2008 - 01:15pm (ICT) Remove Comment

ai nói Mỹ ko cần dùng nhiều đến tài nguyên trong nước thì tham khảo lại.Mỹ có nhiều thành tưu ko ai có thể phủ định nhưng điều kiện về tư nhiên vi trí đia lí và con người Mỹ thì có thể nói có 1 không hai,không có quốc gia nào thuận lợi hơn

Wednesday October 29, 2008 - 07:10am (EDT) Remove Comment

@TOIYEUVN có số liệu về ngành xuất khẩu vũ khí chiếm bao nhiêu % GDP không mà bảo là Mỹ giầu vì bán vũ khí. mạnh thì mới có thể gây chiến tranh chứ Việt Nam thì đánh được ai??

Wednesday October 29, 2008 - 06:42am (PDT) Remove Comment

Hay wa'!!! thanks mo.i ngu'o`i nhiu` !!!

Thursday October 30, 2008 - 07:43am (ICT) Remove Comment

Nuoc My!tren day la thuc te hay ly thuyet vay??

Thursday October 30, 2008 - 10:25am (ICT) Remove Comment

Đố học được Mỹ, học Campuchia trước đã.

Thursday October 30, 2008 - 02:49pm (ICT) Remove Comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter