Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Ý kiến về một nhà nước pháp quyền

Ý kiến về một nhà nước pháp quyền

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành

Kiều bào Mỹ

.Kichbu Copy & Post

Trong bài góp ý mới đây về tiến độ hội nhập của Việt Nam thời hậu WTO, chuyên gia từng họat động lâu năm trong ngành ngân hàng và tài chánh ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam là ông Bùi Kiến Thành nhận định rằng pháp lý, kiến thức về luật quốc tế và một nhà nước pháp quyền là những điều kiện then chốt để Việt Nam hội nhập tích cực với khu vực và thế giới.

Ông Bùi Kiến Thành hiện là cố vấn cao cấp trong tập đòan tư vấn AIG American International Group của Hoa Kỳ tại Hà Nội, kỳ này ông Bùi Kiến Thành trình bày ý kiến xây dựng về những điều cơ bản và những vướng mắc Việt Nam cần thóat ra để tiến tới một nhà nước pháp quyền

Thưa ông Bùi Kiến Thành, trong chính sách đổi mới ở Việt Nam, lãnh đạo đảng và nhà nước thường nhắc đến việc xây dựng một “Nhà Nước Pháp Quyền”. Vậy nhà nước pháp quyền là gì, nó khác gì với chế độ “Nghị Quyết” trước thời kỳ đổi mới?

Nhà nước pháp quyền là cả một hệ thống tư tưởng về vấn đề quản lý đất nước dựa trên luật pháp chứ không phải dựa trên những quyết định có tính chất chủ quan. Vì vậy cho nên nhà nước pháp quyền là dùng luật pháp để quản lý. Cái này khác hơn rất nhiều so với chế độ trước là chế độ tạm gọi là nghị quyết.

Thực ra chế độ trước kia trong thời kỳ chiến tranh là một chế độ rất cam khổ mà mọi người chấp nhận với cái sự quản lý dưới quyền hòan tòan ở trong tay của một tổ chức đảng mà mọi người đều phải tuân theo.

Vì vậy cho nên khi đó luật pháp không phải là vấn đề quan trọng mà vấn đề ở đấy là làm thế nào để thắng được chiến tranh và mọi người đều chấp nhận điều có thể nói là chuyên chế vô sản của đảng cộng sản. Từ một cái tổ chức chuyên chế quyền lực đến một nhà nước pháp quyền nó có một khỏang cách rất là xa. Cái chế độ nhà nước pháp quyền mà hiện nay lãnh đạo và đảng muốn xây dựng lên hòan tòan khác với chế độ chuyên chế vô sản trước kia.

Theo ông hệ thống nhà nước pháp quyền tại Việt Nam có gì đặc biệt so với nhà nước pháp quyền của các nước tiên tiến?

Nhà nước pháp quyền là cả một hệ thống tư tưởng về vấn đề quản lý đất nước dựa trên luật pháp chứ không phải dựa trên những quyết định có tính chất chủ quan. Vì vậy cho nên nhà nước pháp quyền là dùng luật pháp để quản lý. Cái này khác hơn rất nhiều so với chế độ trước là chế độ tạm gọi là nghị quyết.

Một nhà nước pháp quyền thì cơ chế quyền lực dồn vào trong ba cơ quan chính tức lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lập pháp thì có quốc hội để có thể viết ra luật áp dụng cho tất cả nhân dân, hành pháp là thi hành những đạo luật ấy thế nào cho phù hợp và tư pháp để xử những vụ kiện liên quan giữa các cá nhân với nhau hay giữa nhà nước và nhân dân.

Vì vậy nhà nước pháp quyền phải có ba cơ quan quyền lực ấy và nó phải phân lập ra, tức là phải độc lập. Có thể nói lập pháp không cưỡng chế hành pháp và chính phủ, chánh phủ cũng hòan tòan độc lập để có thể thức hiện những cái quyền của mình, và tư pháp phải độc lập để có thể xét xử một cách nghiêm minh.

Cả ba cái đấy ở Việt Nam chưa có hòan tòan thức hiện được vì lập pháp của Việt Nam trong đấy có tất cả những ông quyền cao chức lớn trong hành pháp ngồi vào đó, đồng thời cũng có những ông chánh án tòa án nhân dân tham gia vào trong quốc hội.

Vì vậy cho nên quốc hội cũng đã là không có độc lập với lại hai quyền kia, và những quyền kia cũng chưa hòan tòan độc lập. Nói thực tế ra tư pháp Việt Nam còn ảnh hưởng rất nhiều sự chỉ đạo của nhà nước. Chế độ tam quyền phân lập ở Việt Nam là chưa có.

Ông vừa đề cập đến tam quyền phân lập, Việt Nam có áp dụng khai niệm này trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền hay không?

Tam quyền phân lập là làm sao để có thể phân quyền ra giữa những cơ quan của nhà nước hầu đảm bảo quyền tự do của dân chúng. Tam quyền phân lập là quốc hội không được áp chế chánh phủ và chánh phủ không bị ảnh hưởng của các bộ phận kia. Nhà nước không được tham gia vào trong vấn đề gọi là xử kiện.

Các vị chánh án thì được quyền độc lập để có thể nghiêm minh xử án. Ba cái quyền đó phải tách ra. Bên Mỹ hay bên Pháp không khi nào có một ông bộ trưởng của chính phủ ngồi trong quốc hội vì nếu như vậy thì khi làm ra luật thì những ông bộ trưởng hay những ông chánh án ngồi đấy thì làm sao mà sau này có thể đánh giá cái luật ấy hợp hiến hợp pháp để mà xử kiện được thí dụ như vậy. Tam quyền phân lập là để tổ chức này giám sát tổ chức kia mà đừng có để cho bất kỳ quyền nào ở trong ba quyền ấy lấn át quyền khác, dẫn tới sự bất công trong xã hội.

Có ba điều cần làm rõ ở đây, trước nhất xin hỏi về Lập Pháp/Quốc Hội: Luật Pháp Việt Nam được xây dựng như thế nào?

Quốc hội Việt Nam có cái đặc bệt có thể nói là trên thế giới ít thấy. Trong quốc hội Việt Nam chỉ có 25% chuyên, tức là 25% các đại biểu thật sự làm việc hết thời gian cho quốc hội.

Quốc hội Việt Nam không làm hết vai trò làm luật của mình mà lại giao phần dự thảo luật cho phía bên hành pháp. Đấy là vấn đề cực kỳ đặc biệt của Việt Nam, nó thực sự không hợp lý vì bên làm luật phải riêng và bên hành pháp phải riêng.

Còn lại 75% gọi là không chuyên, tức là làm việc này việc khác, có thể là thiếu tướng nơi một cơ quan nào hay bộ trưởng trên một cơ quan của nhà nước hay làm bất kỳ cái gì nhưng mỗi một năm họ chỉ làm việc quốc hội một thời gian ngắn là thời gian quốc hội có họp.

Vì vậy cho nên cái khả năng làm luật của quốc hội rất là eo hẹp, quốc hội ủy quyền cho bên hành pháp bên chính phủ tạo dựng lên sọan thảo lên những bộ luật và bên chính phủ tức hành pháp lại chuyển những dự thảo đó qua cho quốc hội xem và từ đấy quốc hội nghiên cứu, bàn bạc và bỏ phiếu thông qua.

Quốc hội Việt Nam không làm hết vai trò làm luật của mình mà lại giao phần dự thảo luật cho phía bên hành pháp. Đấy là vấn đề cực kỳ đặc biệt của Việt Nam, nó thực sự không hợp lý vì bên làm luật phải riêng và bên hành pháp phải riêng.

Về lãnh vực Hành Pháp/ Chính Phủ: Luật Việt Nam được triển khai và áp dụng như thế nào?

Hành pháp của Việt Nam hiện nay có một vấn đề cũng rất đặc biệt nữa, tức là luật của quốc hội làm ra phải chuyển qua cho chủ tịch nước ký và ban hành. Nhưng ký và ban hành xong luật vẫn chưa áp dụng được nếu không có nghị định của bên chính phủ hướng dẫn vấn đề áp dụng luật.

Vì vậy hiện nay Việt Nam có rất nhiều luật, hàng chục đạo luật đã được quốc hội thảo luận thông qua và đã được chủ tịch nước ký ban hành nhưng không đi vào hiện thực không đi vào áp dụng vì bên chính phủ không ra nghị định để mà áp dụng. Cái này là một cái đặc thù không chỉ riêng cho Việt Nam mà bên nước Pháp cũng có vấn đề này.

Vì vậy cho nên hành pháp lại có quyền gần như là phủ quyết những đạo luật của bên quốc hội bằng cách không lập ra nghị định hướng dẫn cần thiết. Thậm chí đi tới một mức thấp hơn nữa là có những trường hợp mà nếu không có thông tư hướng dẫn của một bộ một ngành nào thì luật đó thành như là vô hiệu. Vấn đề thi hành luật ở Việt Nam cần phải được xem lại và chỉnh đốn cho tốt hơn nữa.

Về mặt Tư Pháp/ Tòa Án : Hệ thống tư pháp Việt Nam có độc lập hay không? Việc thụ lý và xử án được coi là công minh đến mức nào?

Có thể nói trên nguyên tắc tư pháp Việt Nam và tòa án là một cơ quan độc lập nhưng thực tế mức độc lập đó rất là giới hạn. Vì trước khi bất kỳ một vụ án nào được mang ra xét xử, nhất là những vụ án lớn, thì lại có những ban gọi là ban chỉ đạo trung ương để xem xét những trường hợp ấy trước khi tòa án được quyền xử.

Nếu có một vụ án lớn cần đem ra xử thì bộ trưởng Bộ Công An là một, chánh án Tòa Án Nhân Dân là hai, viện trưởng Viện Kiểm Sát là ba và một vị nội chính của trung ương đảng gởi đến là bốn. Như vậy là có sự tham gia vừa của công an vừa của viện kiểm sát vừa của tòa án nhân dân vừa đại diện của đảng để xem xét trước vụ án đấy có nên xử hay không và xử như thế nào.

Với một chiều hướng như vậy thì quyền hành xử án độc lập của tòa án rất là eo hẹp. Không một nước nào trên thế giới thụ lý một vụ án qua một ban chỉ đạo trung ương trước khi tòa xử cả. Nếu bên Mỹ một cuộc họp như vậy là hòan tòan bất hợp pháp.

Xin được hỏi tiếp một câu là quyền của ngừơi bị xử án ở Việt Nam được bảo đàm đến mức nào với người bị xét xử ở những nước tiên tiến?

Nó chỉ được bảo đảm trong phạm vi hạn hẹp của nó, không thể nào so sánh với Hoa Kỳ được. Thí dụ ở Hoa Kỳ khi một tội phạm tình nghi bị bắt thì cảnh sát phải đọc cho người tình nghi tội phạm đó biết quyền của ngừơi ta như thế nào, và nhắc rằng anh có thể có quyền không trả lời những câu hỏi của điều tra, anh có thể sử dụng cái từ chính hiến pháp số V để nói rằng câu trả lời của tôi có thể phương hại đến quyền của tôi trong vấn đề xử án.

Bên Việt Nam thì không hề có cái đấy. Hoặc là mỗi khi vào nhà ai để lấy bằng chứng thì cũng phải tuân thủ theo những qui định của luật pháp. Thí dụ bên Mỹ dầu rằng thấy một người tội phạm đấy chạy vào nhà để một cây dao đẫm máu trên bàn để rửa tay mà ùa vào bắt thì đấy là không được. Phải có án lịnh của tòa mới được vào bắt.

Nếu ùa vào bắt thì đưa ra tòa tòa sẽ hỏi trước khi ông vào nhà ngừơi ta ông có án lịnh của tòa không, nếu không có án lịnh thì vụ đó tòa không được phép xử vì cái vấn đề là cảnh sát không tuân thủ theo qui định của luật pháp. Những cái việc đấy đặc thù của xứ Mỹ thì Việt Nam không có chuyện đó. Quyền của người nghi phạm Việt Nam rất là hạn chế. Có lẽ đây là vấn đề mà tư pháp Việt Nam cần nghiên cứu thêm để bảo vệ đầy đủ cái quyền của tội phạm hay nghi phạm.

Nói một cách chung nữa thì quyền của luật sư bào chữa cho các nghi phạm vẫn còn hạn chế. Thức sự ra trong những vụ xử thì vai trò của luật sư còn rất hạn hẹp, có thể nói đấy đưa ra bao nhiêu việc đấy nhưng chưa chắc gì đi đến đâu.

Và cái quan trọng nữa là hiện nay ở Việt Nam việc xử án phần lớn dựa trên các tài liệu điều tra của cảnh sát và cơ quan điều tra là chính chứ không dựa trên những điều mà luật sư có thể biện chứng được. Vì dù sao đi nữa luật sư cũng không có phương tiện để tìm cách điều tra như luật sư ở bên Mỹ hay bên Pháp.

Thưa ông Bùi Kiến Thành, theo như ông phân tích thì rõ ràng một nhà nước pháp quyền hiện là điều cấp bách mà Việt Nam cần phải tiến tới trước khi đòi hỏi ngừơi dân tôn trọng luật pháp?

Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền là một công trình cực kỳ quan trọng và hệ trọng đối với đất nước. Đây cũng là công việc mà lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng hết sức để mỗi ngày xây đắp nó lên

Tuy nhiên xây đắp một nhà nước pháp quyền không phải ngày một ngày hai mà có thể thực hiện được vì nó có những nguyên lý mà cần phải dày năm mới có thể thấm vào trong tâm tư nguyện vọng trí óc của người xây dựng luật và xây dựng nhà nước pháp quyền. Thậm chí như ở Mỹ từ khi lập quốc cho đến những năm 1960 thì cái vấn đề kỳ thị chủng tộc và vấn đề bất công đối với người da đen cũng chưa thực hiện được.

Cần phải có thời gian và nếu nhà nước và lãnh đạo quyết tâm thì lần lần ta có thể đến được nhưng phải đòi hỏi những sự thay đổi rất là to lớn trong hệ thống quản lý nhà nước, trong hệ thống điều hành và nhất là trong vấn đề bố trị lại lực lượng chính trị xã hội ở trong nước để đi đến một nhà nước pháp quyền mà mọi ngừơi có thể nhận thấy rằng quyền của nhân dân của mọi ngừơi dân được hòan tòan bảo đảm.

Thanh Trúc

(I). Man convicted of stealing from toddler's piggy bank

SHEBOYGAN, Wis. (AP) — A man has been convicted of sneaking into a 2-year-old girl's bedroom and stealing $20 from a piggy bank while she slept and was sentenced to six years in prison. Four-time convicted burglar Ryan Mueller, 31, was convicted Thursday after a two-day jury trial of felony burglary as a repeat offender.

Nguồn:

. Tiếng Anh:

- Man convicted of stealing from toddler's piggy bank - Associated Press, 19.09.2008

. Tiếng Nga
- Американца посадили на семь лет за рассылку спама - Lenta.ru, 15.08.2008
- Британец получил срок за кражу 171 тонны рельсов - Lenta.ru, 04.08.2008
- Американцу грозит 30 лет тюрьмы за кражу пончика - Lenta.ru, 08.10.2007

hoặc:

....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter