Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

Yêu người bên cạnh: đừng chờ đến khi thiên nhiên tức gận

YÊU NGƯỜI BÊN CNH: ĐNG CH ĐN KHI THIÊN NHIÊN TC GIN !

 

 

TRẬN ĐỘNG ĐẤT KHỦNG KHIẾP xảy ra ở Tứ Xuyên đã đi qua hơn mười ngày nay, nhưng dư chấn của nó vẫn đang là tâm điểm của sự chú ý. Mặc dù ở cách xa tâm chấn, rất nhiều người trong chúng ta đã cảm nhận được 10 giây kinh hoàng đó… Với mỗi chúng ta, tai nạn này là một bài học sinh mệnh chân thực hơn bất cứ bộ phim tái hiện thảm họa nào, đó cũng là một khảo nghiệm mà tâm hồn ta phải hứng chịu. Đối mặt với thiên tai, lòng ta có thể cứng rắn ra sao? Rốt cục, tai nạn dạy chúng ta điều gì?



1. Niềm tin có thể giữ gìn cảm giác bình an

Thảm họa đột ngột xảy đến, tàn phá mọi cảm giác yên ổn trong chúng ta. Cảm giác ấy chỉ có được khi ta có thể làm chủ sự vật, nhưng tai nạn thì vĩnh viễn là thứ bất ngờ, không thể khống chế, chỉ trong vài giây là sinh mệnh ta có thể bị đánh cắp. Bởi vậy, với mỗi con người, cái còn lại sau mỗi thảm họa, dường như chỉ còn là nỗi bất an ghê gớm.

Không ít người khi nghe tin Tứ Xuyên động đất, đã vội vã đi rút tiền từ ngân hàng, rồi gói ghém những thứ quan trọng, đặt những chai nước bên giường ngủ của mình… Đó là biểu hiện của trạng thái bất an, cũng là chút tự chủ còn sót lại hòng khống chế được phần nào tai nạn, nếu xảy ra. Chỉ có điều, làm như vậy có thật họ sẽ tìm lại được cảm giác bình yên mà tai nạn thảm khốc đã mang đi hay không? Đứng trước tai nạn, còn gì có thể thay thế cho sự chủ động, đem lại cho ta cảm giác an toàn?

Chúng ta hãy xem một ví dụ chân thực, trong trận động đất xảy ra năm 1976 cũng ở Trung Quốc, một người phụ nữ trung niên đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát 13 ngày, chị đã sống với niềm tin duy nhất “sẽ có người đến cứu mình”, cuối cùng chị đã chờ đợi được và một đội cứu hộ đã giúp chị thoát hiểm. Nhưng cũng trong cơn địa chấn đó, người ta phát hiện thi thể của một thanh niên ở nơi không bị vùi lấp sâu, bên cạnh anh ta có một chai nước nho vẫn còn nhiều, khi được kéo lên, người ta thấy trên thân thể anh ta, mọi thứ đều nguyên lành, trừ những ngón tay. Thì ra anh ta đã chết vì tuyệt vọng, vì mất đi đến kiệt cùng cảm giác an toàn, chết vì sự tan rữa của tinh thần.

Từ câu chuyện này, chỉ có thể nói: Đối mặt với tai nạn, niềm tin có thể cứu sống chúng ta. Cảm giác bình an của ta bị vỡ vụn khi tai nạn ập đến, thì chúng ta vẫn có thể được an ủi khi có “niềm tin”, tin vào sự cứu giúp của người khác, tin vào sức mạnh tập thể của nhân loại, tin vào cơ hội của sinh tồn, tin vào ý chí của chính ta – những niềm tin ấy sẽ hóa thành sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn để giữ gìn mạng sống, giữ chân chúng ta trong thời khắc tàn khốc nhất của cuộc đời. Tai nạn mặc dù không thể ngăn được, nhưng khi tai nạn cắt lìa sự bình an trong lòng ta, niềm tin chính là cứu cánh cho sinh mệnh.

Bởi vậy, đối với những người không phải chịu ảnh hưởng của trận động đất vừa qua, niềm tin cũng có thể đuổi đi những nỗi hoảng sợ lúc này, xua tan cảm giác vô vọng, trơ trọi, gọi bình yên quay về.

2. Học được sự xót xa và đồng cảm với người khác

Mỗi lần nghe con số người tử vong ngày càng nhiều lên mà các báo đài liên tục cập nhật công bố, mỗi lần chứng kiến những hình ảnh đau thương, tàn khốc cùng cực của những thây người không lành lặn dưới đống đổ nát từ máy thu hình, là mỗi lần lòng ta đau những cơn chấn động. Chúng ta nhìn thấy vô số người thương vong, lặng người trước những thước phim có thật đó – chúng ta đang âm thầm học được nỗi xót đau từ thảm cảnh, học được sự đồng cảm với người khác.

Lịch sử nhân loại phát triển đến ngày nay đã trải qua vô số tai họa, loài người cũng từng trải qua biết bao nỗi bi ai chung. Chung nỗi oán hờn có thể giúp một dân tộc thêm đoàn kết, làm mọi người trân quý nhau, thương yêu nhau hơn.

Khi chúng ta may mắn ở cách xa nơi hoạn nạn, chúng ta lại càng phải chia sẻ nỗi mất mát, đau đớn với những người gặp nhiều hơn, cùng ghé vai gánh vác với họ, học cách an ủi, hy vọng, giữ niềm tin và trí sáng suốt.

Băng Tâm - nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc - từng nói: “Lễ truy điệu của nhân gian chính là tiệc cưới ở trên trời”. Chúng ta luyện cho mình cảm xúc “bi thiên mẫn nhân” (buồn cho thời thế và xót cho nỗi người) ngay khi ta đang trải qua những giờ phút đau đớn này, đồng thời, ta cũng giữ cho mình trí sáng suốt, để cùng nhau kiên cường vượt qua khổ nạn.

3. Học yêu những người bên ta

Tận mục cảnh vợ chồng con cái chia lìa, chúng ta thật sự thấm thía một điều: có thể sống cùng nhau đã là hạnh phúc. Tai nạn bất ngờ chính là cơ hội cho ta nhìn rõ đâu và cái gì là quan trọng nhất với bản thân. Trong cuộc sống dễ dãi hàng ngày, chúng ta có thể đã sớm quên đi những gì quý giá, quên đi vòng tay ôm siết mỗi ngày, quên đi những lời yêu thương… song tai nạn đã giúp chúng ta nhớ ra tất cả. Nó cũng thức tỉnh chúng ta rằng, sinh mệnh quý báu như vậy đó, bạn hãy yêu quý sự sống của chính mình, yêu quý sự sống của những người quanh ta. Tai nạn giáng xuống, ta sẽ thấy rất nhiều gia đình gắn bó với nhau hơn, rất nhiều bè bạn yêu thương nhau hơn… đó có lẽ chính là đạo lý “trong họa có phúc” – người ra đi dạy người ở lại biết yêu thương, cũng có thể coi đó là niềm an ủi vậy. Giống như một câu nói: “Thượng đế mang đi những gì ta cho là quý giá, đó là vì người muốn ban cho ta những điều quý giá hơn.”

4. Vứt bỏ những ưu phiền nhỏ nhặt

Trước cơn sốc sinh tử mà tai nạn đem đến, bạn có ý thức được những tình cảm nhỏ nhặt đã khiến bạn buồn rầu? Tất cả đột nhiên trở nên không đáng để tâm phải không? Chúng ta vẫn còn sống, đó là tất cả cơ hội và sự may mắn lớn nhất – so với nỗi đau đớn thê thảm của những kiếp người ra đi chỉ sau vài giây địa chấn, thì nào những “người tôi yêu không yêu tôi”, “lo lắng thi cử”, “tìm mãi không được công việc phù hợp”, “cảm thấy cô đơn”… thì có đáng giá gì?

Đôi khi, sự xuất hiện của tai nạn thật sự có thể làm thăng hoa sức chịu đựng của chúng ta, dạy cho chúng ta đức kiên cường chân chính. Bởi vậy, bạn thử dùng cảm giác đồng cảm với những người bị nạn để nghĩ mà xem, đặt mình vào vị trí của họ mà nghĩ, thoát ra khỏi cái vòng chật hẹp lâu nay bạn vẫn bị bủa vây với những phiền muộn vớ vẩn, để thấy chúng mới nhỏ nhặt làm sao! Có lẽ chúng ta thật sự đã bị cuộc sống dễ dãi của chúng ta cưng chiều quá hóa hư mất rồi. Bởi vậy, không nên tự tạo cho mình những nỗi buồn chán. Đứng trước một thảm họa thực sự, chẳng phải chúng ta “có phúc mà không biết hưởng phúc”?

Tai nạn dạy chúng ta coi thường sự yếu đuối của mình, bạn ơi, vậy thì hãy vứt bỏ những mẫn cảm nhỏ bé trong cuộc sống đi, hãy học chút kiên cường từ những người trong hoạn nạn.

5. Sự bình tĩnh bắt nguồn từ nhận thức

Một chuyên gia nghiên cứu khả năng tự cứu trong động đất nói: “Khi tai họa ập đến, về mặt tâm lý, có “phương pháp tự cứu 12 giây”, nói cách khác, đó là hành vi tránh nạn trong 12 giây khi tai nạn xảy ra, 12 giây có thể quyết định sự sống chết của một người. Phán đoán trong 12 giây này chủ yếu được rút ra từ sự tích lũy tri thức tránh nạn từ trước, cùng với sự bình tĩnh lúc đó.

Trong cuộc điều tra được tiến hành trên 974 người sống sót từ trận động đất năm 1976, có 258 người vận dụng tri thức tránh hiểm, áp dụng các phương pháp tránh hiểm. Nghĩa là, trước khi tai nạn xảy đến, họ đã tìm hiểu về tri thức tránh nạn, chuẩn bị tốt kiến thức cho mình, để có thể duy trì sự bình tĩnh trong 12 giây sau khi tai nạn xuất hiện, đồng thời nhanh chóng tránh nạn, tất nhiên những hành động này làm tăng cơ hội sống sót của họ. Ở Nhật Bản, một nước hay xảy ra động đất, học sinh tiểu học không sợ động đất là bởi các em có trong tay tri thức về địa chấn rất đầy đủ. Bởi vậy, nếu chúng ta đang bất an vì những tai nạn có thể đột ngột xuất hiện, thì hãy mau chóng làm giàu kho tri thức của mình, đặng giúp mình thoát hiểm một cách bình tĩnh trong bất kỳ tình huống nào.

6. Hãy là người chấm dứt tin đồn

Động đất ập đến, các tin đồn không ngừng truyền đi trên mạng, cho tới khi Cục địa chấn Trung Quốc có phát ngôn chính thức thì những tin đồn mới được khống chế. Thật ra, lời đồn cũng bắt nguồn từ cảm giác bất an của đại đa số người không tin nổi tai nạn đã xảy ra, vì thế mà không ý thức hết được sự nguy hại của tin đồn. Đó chính là cái họa nhân tạo sinh ra sau thiên tai, cũng là thời điểm để kiểm tra tố chất tâm lý của chúng ta.

Cần biết rằng sự nguy hại của lời đồn là làm tai họa thêm nặng, sự khủng hoảng của lòng người sẽ tạo thành nỗi bất ổn của toàn xã hội – cướp gạo cướp nước, vật giá leo thang… đó là những điều mà chúng ta không hề mong muốn. Bởi vậy, xin hãy giữ lại những bất an ở trong lòng bạn, giữ chặt nó, gọi lý trí thức dậy, và hãy là người kết thúc tin đồn – khi nhận được những tin nhắn đáng sợ ấy, hãy loại bỏ nó, không nên tiếp tục chuyển tiếp nó từ máy của bạn sang các máy khác… Thật ra đây chỉ là động tác của một ngón tay, nhưng đó lại là thái độ tốt đối với tin tức về tai nạn. Nếu bạn có thể học làm người kết thúc tin đồn, bạn đã học được một phẩm chất quan trọng từ những tai nạn, đồng thời cũng góp phần khắc phục hậu quả trận thiên tai này.

7. Luyện tập cách nói đúng

Tai nạn đến, rất nhiều người lo lắng không yên, lòng như lửa đốt, rốt cục tai nạn là một trận công kích, chúng ta bị công kích, rất dễ từ chỗ đau buồn mà sinh ra mất bình tĩnh. Các diễn đàn trên mạng rất lộn xộn, 9 người 10 ý, ai cũng có lập trường riêng, gây hoang mang và rất nhiều hiểu lầm – nào là mắng nhiếc Cục địa chấn, chửi Chính phủ, chê trách đội cứu hộ… Sự đột ngột của tai nạn khiến chúng ta run bắn tay chân, điều đó có thể hiểu được. Nhưng nó cũng dạy cho ta một bài học về phẩm tính tâm lý: trong những mất mát đột ngột, phải xử lý những bất an của bản thân như thế nào để nó không lan truyền thành ảnh hưởng có hại tới người khác, đồng thời hãy thử học cách lý giải, học cách phối hợp…

Thật ra rất nhiều sai lầm đến từ sự hốt hoảng, thiếu sáng suốt của chúng ta, điều đó gây bất lợi cho công việc của người cứu hộ, ảnh hưởng cả đến tình yêu và sự đoàn kết trong xã hội. Tai nạn kéo chúng ta lại gần nhau hơn, để chúng ta học được lý trí, luyện cho ta cách suy nghĩ lý giải sáng suốt trong những thời điểm nguy nan nhất, nâng cao sức chống đỡ với sự can thiệp của thiên nhiên. Càng ít hiểu lầm, thì tai nạn càng bớt.

8. Những trợ giúp hiệu quả xuất phát từ tâm hồn

Sau thảm họa, phần nhỏ đóng góp của mỗi người đều là một cách để xoa dịu nỗi đau. Nhưng phần lớn chúng ta không thể đến tận nơi gặp nạn để đào đất cứu người, những nhân viên không được huấn luyện cứu hộ chuyên nghiệp rất có thể sẽ gây phản tác dụng. Vậy thì, ở những nơi xa xôi, chúng ta nên tương trợ như thế nào đây?

Đối với tai nạn, ảnh hưởng về tâm lý to lớn hơn nhiều so với sinh lý, vật lý. Vì vậy đóng góp của chúng ta cần xuất phát từ tâm hồn chúng ta, chỉ cần là những nỗ lực để tái thiết sau tai nạn, chúng ta đều có thể đi làm… Hiến máu, quyên góp tiền của… đó là những trợ giúp hết sức trực tiếp; Mỗi người có thể phát huy ưu thế chuyên môn, cung cấp những ủng hộ chuyên nghiệp,… những điều đó sẽ hữu ích hơn cho người gặp nạn.

Ví dụ chúng ta làm việc cho một tổ chức tâm lý, thì những ngày này nên nhanh chóng soạn sổ tay giúp bình ổn tâm lý sau tai nạn, đưa đến vùng bị nạn trao cho những người còn sống thông qua Hội Chữ thập đỏ. Những người làm báo thì viết về những câu chuyện cảm động, những câu chuyện thắp lên hy vọng, đưa đi những thông tin xác thực nhất từ vùng bị nạn… Nếu đang tới trường, bạn cũng có thể quyên góp sách vở cho các học sinh ở vùng đó… Những hành động giúp đỡ xuất phát từ tấm lòng, bất kể là nhiều hay ít, đều là cách ủng hộ hữu hiệu. Tai nạn không chỉ dạy chúng ta đoàn kết, mà còn có thể dạy chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà ra công tương trợ.

9. Khả năng sinh tồn không bao giờ mất đi

Địa chấn tàn phá những điều kiện sống của con người, nhưng không hủy hoại được năng lực sinh tồn của nhân loại. Năng lực sinh tồn bao gồm năng lực sáng tạo, kỹ năng sống và sản xuất, tất nhiên nó bao gồm ý chí, niềm tin, hy vọng. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên lạc quan trở lại, hãy coi tai họa này như một lần “lập trật tự mới của tự nhiên”, sự thay thế của tự nhiên chính là phát triển, năng lực sinh tồn của loài người cũng phát triển. Tự nhiên đã đưa ra những yêu cầu mới, và có lẽ chúng ta nên bình tĩnh đón nhận… Tai nạn, giống như một người thầy nghiêm khắc, dạy chúng ta vận dụng năng lực sinh tồn một cách sáng suốt và linh hoạt.

Tổ tiên truyền lại cho chúng ta khả năng sinh tồn, năng lực đó mạnh mẽ và sống dài lâu, sự kiên cường và tích cực của chúng ta cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nhuệ Anh (Dịch và tổng hợp từ QQ)

--------------------

@Kichbu: Đọc xong, làm ơn để lại cmmt .

 

21 nhận xét:

  1. Tem mau kẻo TNT với Shanmai giành mất :)

    Trả lờiXóa
  2. @ Kichbu: Đọc xong, làm ơn để lại cmmt

    @ Zun: Còm roài đấy nhé

    Trả lờiXóa
  3. Tai nạn, giống như một người thầy nghiêm khắc, dạy chúng ta vận dụng năng lực sinh tồn một cách sáng suốt và linh hoạt.
    Câu này hay nè huynh kickbu,đáng để học hỏi.

    Trả lờiXóa
  4. .. có thể sống cùng nhau đã là hạnh phúc ..

    Đúng thế ^^
    Vợ chồng con cái, ngừng cãi cọ, than vãn đi nhé :)

    Trả lờiXóa
  5. Giữ 1 khát vọng sống mạnh mẽ nhé Kinie :)

    Dù cho trời có sập xuống

    Trả lờiXóa
  6. Trời sập xuống thì có bít nửa chi mô

    Trả lờiXóa
  7. Không sao, đầu đội trời, chưn đạp đất :)

    Trả lờiXóa
  8. Vậy là thành tro bụi zùi...
    Con đâu mà đi thăm Các Mác với Lenin huhuhu...

    Trả lờiXóa
  9. Yêu nhau đi. Không thì ..ùm một cái lại ân hận !

    Trả lờiXóa
  10. Cái này posted ở 360, vưa lội zề..

    Trả lờiXóa
  11. Bài đắt nhưng giá đừng cũ...

    Trả lờiXóa
  12. Shanmai như ma xó, đi đâu cũng thấy. Blêu blêu ...

    Trả lờiXóa
  13. Zun không xó làm sao thấy SM ? Giống nhau cả mà.

    Trả lờiXóa
  14. Lấy bài Ma Xó post lên hen...:)

    Trả lờiXóa
  15. Hông được tuyên truyền dị đoan :)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter